Mã môn học: fec321 được soạn với mục đích giảng dạy và tham khảo cho sinh viên ngành


Bảng 01- Tình hình biến động diện tích rừng và độ che phủ qua các năm



tải về 0.68 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích0.68 Mb.
#32577
1   2   3   4   5   6   7   8

Bảng 01- Tình hình biến động diện tích rừng và độ che phủ qua các năm

Năm


Diện tích rừng (Tr ha)

Độ che phủ

(%)

Bình quân (ha/người)

Rừng


tự nhiên

Rừng trồng

Tổng

cộng

1943

14,300

0

14,300

43,0

0,70

1976

11,077

0,920

11,169

33,8

0,22

1980

10,186

0,122

10,608

32,1

0,19

1985

9,308

0,584

9,872

30,0

0,16

1990

8,430

0,745

9,175

27,8

0,14

1995

8,252

1,050

9,302

28,2

0,12

2000

9,444

1,491

10,915

33,2

0,14

2005

10,280

2,330

12,61

37,0

0,150

2010

10,305

3,038

13,388

39,5

0,151

2011

10,285

1,931

13,516

39,7

0,152

2012

10,424

3,438

13,862

40,7




2013

10,398

3,556

13,954

41,0



- Diện tích rừng phân bố không đều giữa các vùng:

+ Vùng có diện tích trên triệu ha gồm có: Tây Nguyên, vùng Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ.

+ Vùng có diện tích từ 1 đến 1,5 triệu ha gồm có: vùng Đông Nam Bộ và duyên Hải Miền Trung.

+ Vùng có diện tích dưới 1 triệu ha bao gồm các vùng còn lại.

Vùng tập trung nhiều nhất là vùng Bắc Trung Bộ.

- Diện tích rừng của Việt Nam thuộc loại thấp, chỉ đạt khoảng 0,16ha/người. Trong khi trên thế giới là 0,97ha/ người.

- Trữ lượng gỗ của Việt Nam bình quân đầu người còn ở mức độ rất thấp, chỉ đạt khoảng 9,8m3/người, trong khi đó mức bình quân của thế giới là 75m3/người.

- Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút. Đối với rừng tự nhiên, loại rừng gỗ loại rừng giàu và trung bình chỉ còn khoảng 1,4 triệu ha (chiếm 13% so với tổng diện tích có rừng) trong khi đó diện tích rừng gỗ nghèo kiệt khoảng 6 triệu ha chiếm 55% tổng diện tích có rừng).

- Đối với rừng trồng tỷ lệ thành rừng thấp chỉ đạt 60 - 70%, năng suất bình quân từ 8 đến 10m3/ha/năm và chất lượng kém.

- Diện tích đất trống đồi trọc còn khá lớn, khoảng 7.350.082 ha. Nạn phá rừng đang diễn ra với tốc độ 0,1 triệu ha mỗi năm, độ phì của đất giảm, xói mòn gia tăng.

- Độ che phủ dần dần được tăng lên nhưng còn ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. Ở Việt Nam đến 31/12/2010 độ che phủ là 39,5% trong khi đó ở Campuchia độ che phủ là 60%, Lào 50%, Singapo 70%. Đặc biệt ở các vùng xung yếu như: Lai châu 41,2%, Điện biên: 31,2%; Sơn la: 44,1%; Hòa Bình: 46,0%; Cao nhất là Quảng Bình đạt 66,9%; Kon Tum: 66,8%, Tuyên Quang: 64,1%, thấp nhất là Hưng Yên: 0,7%, Bến Tre, Bạc liêu, Hậu Giang đề đạt: 1,6%;



Bảng …: Tổng diện tích rừng phân theo 3 loại rừng (31/12/2013)

TT

Loại rừng

Tổng cộng

Thuộc quy hoạch 3 loại rừng

Ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Tổng diện tích rừng

13.954.454

2.081.790

4.665.531

7.001.018

206.114

1.1

Rừng tự nhiên

10.398.160

1.999.442

4.012.435

4.350.488

35.795

1.2

Rừng trồng

3.556.294

82.348

653.096

2.650.530

170.319

a

Rừng trồng đã khép tán

3.160.314

73.179

580.376

2.355.404

151.355

b

Rừng trồng chưa khép tán

395.979

9.169

72.720

295.126

18.964

2

Diện tích rừng để tính độ che phủ

13.558.474

2.072.621

4.592.811

6.705.892

187.150


Phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng

TT

Phân theo loài cây

Tổng diện tích

(ha)


Độ che phủ

(%)


(1)

(2)

(3)

(4)

1

Cây rừng

13.537.925

39,71%

2

Cây cao su, đặc sản

416.529

1,25%

 

Tổng cộng

13.954.453

41,0%


1.3.3. Nguyên nhân, hậu quả mất rừng và các bài học kinh nghiệm

1.3.3.1. Nguyên nhân mất rừng: Có rất nhiều nguyên nhân, có thể kể một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Mất rừng do chiến tranh, tình trạng gia tăng dân số nhanh.

- Mất rừng do du cư và di dân, xây dựng các vùng kinh tế mới

- Mất rừng do nhu cầu của con người về lâm sản gỗ, củi và tình hình khai thác lạm dụng vốn rừng.

- Mất rừng do khai hoang mở rộng diện tích và những cơn sốt về chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp.

- Mất rừng do cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý lâm nghiệp chưa phù hợp với mục đích bảo vệ và phát triển rừng...



1.3.3.2. Hậu quả của nạn mất rừng: Hậu quả do mất rừng là vô cùng to lớn, có thể tổng kết một số hậu quả chủ yếu như:

- Mất nước, mất nguồn thuỷ năng, gây hạn hán, lũ lụt và tàn phá các công trình kiến trúc, các khu đân cư, khu công nghiệp ... ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước và đời sống xã hội.

- Suy thoái về tính đa dạng sinh học của rừng.

- Suy thoái tiềm năng sinh học của đất đai, giảm sút khả năng phòng hộ của rừng.

- Khan hiếm gỗ, củi và lâm sản đã xảy ra nghiêm trọng ở nhiều vùng, đặc biệt là những vùng xa xôi, vùng có thu nhập thấp.

- Phục hồi và phát triển rừng rất khó khăn và tốn kém.



1.3.3.3. Những bài học kinh nghiệm từ thực tế

- Chính sách lâm nghiệp cần được xây dựng trên những tình hình chính xác và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

- Quản lý rừng, bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển rừng là nhiệm vụ cơ bản của ngành lâm nghiệp.

- Bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn dân.

- Cần phát huy cao nhất ưu thế của thiên nhiên nhiệt đới để kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.

- Phải xây dựng lâm nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất ngày càng phát triển, thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Cần xây dựng quan hệ liên ngành trong quá trình xây dựng và phát triển lâm nghiệp.

- Cần coi trọng việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp.

- Cần đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý lâm nghiệp.

- Cần ổn định tổ chức quản lý lâm nghiệp và xây dựng phát triển nguồn nhân lực lâm nghiệp.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.


Chương 2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ KINH TẾ LÂM NGHIỆP
2.1. Tổ chức quản lý lâm nghiệp Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành tổ chức lâm nghiệp Việt Nam

Ngày 28 tháng 10 năm 1946, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 508/BCN thành lập Nha lâm chính thuộc Bộ Canh nông với nhiệm vụ chính là: Quản lý lâm phần, thi hành lâm pháp, thi hành thể lệ săn bắn. Đồng thời, Nhà nước xoá bỏ những thể chế lâm nghiệp hà khắc của thực dân Pháp và nghiên cứu thể chế lâm nghiệp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Quốc hội khoá II kỳ họp thứ nhất ngày 14 tháng 7 năm 1960 đã quy định thành lậpTổng cục lâm nghiệp là cơ quan trực thuộc hội đồng Chính phủ. Ngày 29 tháng 9 năm 1961. Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định số 140 /CP quy định quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục lâm nghiệp.

Năm 1991 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VI đã thông qua nghị quyết về tổ chức bộ máy của hội đồng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trong đó Tổng cục lâm nghiệp được nâng lên thành Bộ lâm nghiệp.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX đã thông qua nghị quyết về việc “ thành lập Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Bộ thuỷ lợi”. Ngày 1/11/1995, Chính phủ đã ban hành nghị định số 73/CP “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ NN&PTNT”, quy định “ Bộ NN&PTNT là cơ quan chính phủ được thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn”

2.1.2. Nội dung tổ chức quản lý lâm nghiệp

Xét về nội dung tổ chức quản lý lâm nghiệp bao gồm 2 nội dung cơ bản là: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và quản lý sản xuất kinh doanh.



2.1.2.1. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp

a) Khái niệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp

Quản lý nhà nước (hay quản lý của nhà nước đối với đất nước) là toàn bộ các hoạt động với những phương thức nhất định (chủ yếu là thông qua các biện pháp về tổ chức và pháp quyền) của bộ máy quản lý nhà nước nhằm tác động lên toàn bộ mọi mặt của đời sống đất nước về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng...để định hướng, duy trì phát triển và bảo vệ đời sống mọi mặt của xã hội và đất nước một cách có hiệu quả nhất trong hoàn cảnh cụ thể nhất định về đối nội và đối ngoại.



b) Quản lý nhà nước về kinh tế lâm nghiệp

* Quản lý nhà nước về kinh tế: là toàn bộ các hoạt động, các phương thức của nhà nước tác động lên nền kinh tế quốc dân nhằm phát huy và liên kết mọi tiềm lực của đất nước vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế chung, đảm bảo các yêu cầu về công bằng, văn minh cho xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện tốt nhất đường lối kinh tế - xã hội và định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra cho từng giai đoạn, trên cơ sở nắm vững các quy luật khách quan, tình hình thực tế và tính chất của thời đại.

* Quản lý Nhà nước về kinh tế lâm nghiệp.

Quản lý Nhà nước về mặt kinh tế lâm nghiệp là nói Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế bằng pháp luật, bằng hệ thống chính sách, bằng các quy định điều hành các quan hệ vĩ mô của ngành lâm nghiệp. Hay nói cách khác, quản lý Nhà nước về kinh tế lâm nghiệp là sự quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô bằng những phương thức quản lý của Nhà nước tác động tới nền kinh tế lâm nghiệp ở tầm vĩ mô, những vấn đề có liên quan giữa các phân ngành trong nội bộ ngành lâm nghiệp và các mối quan hệ trong hệ thống tác động đến phát triển kinh tế trong lâm nghiệp, nhằm phát huy, liên kết mọi tiềm lực trong và ngoài ngành lâm nghiệp để phát triển nền kinh tế lâm nghiệp bền vững và góp phần vào sự phát triển bền vững chung của đất nước.



2.1.2.2 Sự tất yếu phải có quản lý Nhà nước về kinh tế lâm nghiệp

Quản lý Nhà nước về kinh tế xuất hiện và phát triển là một tất yếu khách quan. Trên thực tế không tồn tại một nền kinh tế nào mà không có sự can thiệp của Nhà nước theo nghĩa thuần tuý của nó.

- Theo quan điểm khoa học hệ thống nền kinh tế của một nước là một hệ thống phức tạp, hệ thống đó muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải có một chủ thể quản lý đó là Nhà nước làm chức năng điều khiển với mức độ và phương thức thích hợp.

- Nhà nước luôn luôn là một tổ chức có tính giai cấp và đại diện cho một chế độ chính trị nhất định. Muốn bảo vệ chế độ chính trị đó, Nhà nước nhất định phải nắm trong tay quyền quản lý kinh tế.

- Cơ chế thị trường có tác dụng giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng chứa đựng nhiều khuyết tật, luôn tạo ra sự mất ổn định và thường xuyên phá vỡ các cân đối trong nền sản xuất xã hội, dễ gây lạm phát và thất nghiệp, sản xuất thường lãng phí tài nguyên, xã hội phân cực, tệ nạn xã hội gia tăng, phân phối của cải xã hội thường bất bình đẳng, sản xuất thường ít chú ý đến các hoạt động công ích và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng lớn...Vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm điều chỉnh bằng quyền lực và thực lực kinh tế của mình để cho xã hội phát triển ổn định, trật tự và văn minh...

- Trong xu thế toàn cầu nền kinh tế, các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh để tồn tại và phát triển. Do đó, phải có vai trò Nhà nước chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin cực kỳ quan trọng. Hoạt động này phải được Nhà nước đứng ra thực hiện thì mới đảm bảo có hiệu quả.

- Trên thực tế cho thấy, nếu duy trì nền kinh tế mà cơ cấu kinh tế chỉ có quốc doanh và tập thể, cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì Nhà nước xem như là một cơ quan riêng chỉ huy trực tiếp các hoạt động kinh tế mà bỏ rơi chức năng quản lý vĩ mô của mình, không phát huy được tính sáng tạo của các chủ thể kinh tế mà còn kìm hãm sự phát triển. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế phát triển rất mạnh song cũng nảy sinh nhiều tiêu cực không chấp hành pháp luật. Vì vậy, vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế càng trở lên cấp bách.



2.1.2.3 Nội dung quản lý Nhà nước về lâm nghiệp

Đây là nội dung quản lý Nhà nước đối với tài nguyên rừng với tư cách là quản lý tài sản quốc gia. Theo Điều 2, Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ thì nội dung quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp bao gồm:

1. Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất lâm nghiệp trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; thống kê theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp.

2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.

3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

4. Giao đất lâm nghiệp và giao rừng, thu hồi đất lâm nghiệp và rừng.

5. Đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc chấp hành luật pháp, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; sử dụng rừng, đất lâm nghiệp.

7. Giải quyết các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp.

2.1.2.4 Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế lâm nghiệp

Có nhiều phương pháp phân loại khác nhau tuỳ theo giác độ xem xét khác nhau. Thông thường có hai cách phân loại sau:



a. Phân loại các chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp theo hướng tác động, bao gồm các chức năng sau:

- Tạo môi trường cho sản suất kinh doanh lâm nghiệp:

+ Tạo ra sự ổn định về kinh tế, chính trị- xã hội cho người lao động yên tâm sản xuất kinh doanh.

+ Duy trì luật pháp, trật tự an toàn xã hội, thi hành nhất quán các chính sách và thể chế, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, điều tiết thị trường.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống xã hội.

+ Tôn trọng tập quán canh tác và phong tục truyền thống của các dân tộc, khôi phục và thiết lập hương ước xây dựng quản lý, bảo vệ rừng theo hướng phát triển rừng bền vững.

- Dẫn dắt, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển thông qua công cụ kế hoạch và các chính sách kinh tế.

- Hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo thống nhất giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội nghề rừng.

- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.

b. Phân loại các chức năng quản lý Nhà nước theo giai đoạn tác động, bao gồm các chức năng sau:

- Lập chương trình phát triển xã hội nghề rừng.

- Bổ sung, hoàn thiện Luật bảo vệ và phát triển rừng và các bộ Luật có liên quan.

- Tổ chức thực hiện tốt các luật pháp đã ban hành.

- Cải cách hệ thống kinh tế trong ngành Lâm nghiệp.

- Kiểm tra, giám sát các hoạt động nghề rừng nhằm đảm bảo định hướng cho sự phát triển.

- Chỉnh lý và đề xuất các biện pháp cơ bản để phát triển kinh tế lâm nghiệp, mở rộng và khai thông môi trường kinh tế đối ngoại trên mọi lĩnh vực của ngành lâm nghiệp.

2.1.2.5 Phân biệt sự khác nhau giữa quản lý Nhà nước về lâm nghiệp với quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

Phân biết sự khác nhau giữa quản lý nhà nước về lâm nghiệp với quản lý sản xuất lâm nghiệp được tổng hợp bảng 2.2.



Bảng 2.2. So sánh giữa quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh

Tiêu thức phân biệt

Quản lý nhà nước về kinh tế

Quản lý sản xuất kinh doanh

Chủ thể quản lý

Nhà nước: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ và chính quyền địa phương.

Bộ máy quản trị doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, giám đốc, các phòng chức năng của DN.

Đối tượng quản lý

-Toàn bộ các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân (các ngành sản xuất và dịch vụ, các lĩnh vực kinh tế, các vùng các địa phuơng, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp là dơn vị kinh tế cơ sở).- Toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế quốc dân.

- Các bộ phận hợp thành doanh nghiệp.

- Các hoạt động của doanh nghiệp (hệ thống các yếu tố trong quá trình sản xuất ).



Mục tiêu quản lý

- Đảm bảo lợi ích chung và dài hạn của quốc gia và cộng đồng.

- Thừa nhận các lợi ích riêng hợp pháp.

(Đảm bảo trật tự, công bằng, ổn định và hiệu quả toàn xã hội).


- Đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp trong khuôn khổ của pháp luật.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và xã hội.



Phương pháp quản lý

Phương pháp điều tiết vĩ mô

Phương pháp điều tiết vi mô

Công cụ quản lý

- Bằng pháp luật (hiến pháp và các bộ luật cụ thể).

- Bằng các chính sách, công vụ, công chức, công sở, tài sản công: đất đai, NS nhà nước, ngân khố.



- Chú trọng các lợi ích vật chất.

- Các quy trình, quy phạm, các công cụ tài chính - kế toán.



Nội dung và phương thức quản lý

- Chiến lược và kế hoạch định hướng.

- Pháp luật và các văn bản dưới luật.

- Các chính sách kinh tế.

- Tạo môi trường cho kinh doanh.

- Kết hợp điều hoà theo góc độ vĩ mô.

- Bảo trợ, giúp đỡ trường hợp cần thiết.

-Giám sát và kiểm tra các hoạt động kinh tế- xã hội.

- Quản lý kinh tế đối ngoại.



- Chiến lược và kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp.

- Điều lệ và quy chế nội bộ doanh nghiệp.

- Các chính sách khuyến khích kinh tế của doanh nghiệp.

- Tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp.

- Hạch toán sản xuất kinh doanh.

- Giám sát các hoạt động trong doanh nghiệp.



Hệ thống quản lý

- Hệ thống chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Tổng công ty/ Công ty/ Các doanh nghiệp thành viên, các doanh nghiệp độc lập: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần...

Kinh phí

Từ ngân sách nhà nước, chủ yếu là thuế.

Tự hạch toán.

Đọc thêm: Quyết định Số: 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chỉnh: V/v thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp

2.2. Hệ thống kinh tế lâm nghiệp

2.2.1 Khái niệm và đặc trưng của hệ thống kinh tế lâm nghiệp

2.2.1.1 Khái niệm hệ thống kinh tế lâm nghiệp

- Hệ thống? Hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất để có thể thực hiện được các chức năng và mục tiêu nhất định.

Hệ thống kinh tế lâm nghiệp là những hình thức tổ chức sản xuất, phân phối trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm lâm nghiệp sản xuất ra phù hợp với cơ chế quản lý của Đảng, Nhà nước và ngành Lâm nghiệp.

Như vậy, thực chất của hệ thống lâm nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong ngành lâm nghiệp.



2.2.1.2 Đặc trưng của hệ thống kinh tế lâm nghiệp

- Mang tính hỗn hợp, đa dạng và đan xen của nhiều hình thức sở hữu.

- Tương ứng với các hình thức sở hữu đã hình thành và phát triển nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, công ty cổ phần... trong đó kinh tế hộ, kinh tế trang trại được thừa nhận là đơn vị kinh tế cơ sở, tự chủ của hệ thống kinh tế lâm nghiệp nhiều thành phần.

- Tất cả các chủ thể kinh tế trong hệ thống kinh tế đều tự chủ kinh doanh theo pháp luật, các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác phát triển.

- Cách điều hành các hoạt động kinh tế chủ yếu được tiến hành theo cơ chế thị trường, kết hợp với các kế hoạch định hướng và hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

- Một số các doanh nghiệp lâm nghiệp chủ yếu trồng và quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với tư cách là doanh nghiệp công ích, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của nguồn vốn ngân sách.

- Hệ thống kinh tế lâm nghiệp là những tổ chức kinh tế hoạt động trog lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nhưng chúng hoạt động không chỉ với tư cách là đơn vị kinh tế mà còn với tư cách là những tổ chức xã hội.

2.2.2. Hệ thống sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

* Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp là một tập hợp gồm phân hệ chủ thể quản trị (Tổng công ty, công ty và các doanh nghiệp thành viên) và hệ thống bị quản trị: các công ty (Nếu chủ thể quản trị là Tổng công ty), các doanh nghiệp (nếu chủ thể quản trị là công ty), các bộ phận của quá trình sản xuất kinh doanh (nếu doanh nghiệp là chủ thể quản trị)...

* Chủ thể sản xuất kinh doanh lâm nghiệp:

- Các doanh nghiệp (theo Luật doanh nghiệp) gồm có:

+ Doanh nghiệp Nhà nước

+ Các loại hình công ty

+ Doanh nghiệp tư nhân

- Các hợp tác xã (theo Luật hợp tác xã)

- Các hộ gia đình và cá nhân

- Các tổ chức kinh tế xã hội.



2.3. Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp

2.3.1. Phân công lao động xã hội và sự hình thành các ngành chuyên môn hoá trong lâm nghiệp

Sản xuất luôn luôn diễn ra trong không gian và theo thời gian nhất định. Nói đến không gian là nói tới sự phân công lao động xã hội.

Xét về hình thức, phân công lao động xa hội có 3 loại:

- Phân công chung: là sự phân chia nền sản xuất xã hội thành các ngành lớn: công nghiệp, nông nghiệp,lâm nghiệp, giao thông vận tải...

- Phân công đặc thù: từ những ngành lớn lại phân chia thành các ngành độc lập.

Ví dụ: ngành nông nghiệp: phân chia thành ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc đã hình thành các ngành chuyên môn hoá hẹp hơn. Ví dụ trong chế biến lâm sản đã hình thành các phân ngành như ngành chế biến bằng cơ giới, phân ngành chế biến hoá học.

- Phân công cá biệt, là sự phân công diễn ra ngay trong nội bộ doanh nghiệp.



2.3.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế lâm nghiệp

Cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ vị trí của các bộ phận (các phần tử) chiếm trong tổng thể nghiên cứu về một tiêu thức nào đó. Thông thường để phản ảnh cơ cấu ngành người ta dùng chỉ tiêu tỷ trọng. Tỷ trọng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh sự so sánh giữa các mức độ của bộ phận (hoặc phần tử) với toàn bộ mức độ của tổng thể nghiên cứu về một tiêu thức nào đó.

Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành của kinh tế lâm nghiệp và mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành đó trong quá trình tái sản xuất. Hay cơ cấu kinh tế lâm nghiệp là một phạm trù kinh tế gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành cấu trúc bên trong của nền kinh tế lâm nghiệp được sắp đặt theo một tỷ lệ nhất định, trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Với khái niệm trên, phạm trù cơ cấu kinh tế lâm nghiệp không chỉ phản ảnh mặt lượng mà còn phản ảnh mặt chất, đó là mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận hợp thành, nó tạo ra cấu trúc bên trong của nền kinh tế lâm nghiệp.

Xác định cơ cấu kinh tế lâm nghiệp chính là giải quyết mối quan hệ tương tác giữa những yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo từng thời gian và những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế lâm nghiệp phản ánh trình độ phát triển phân công lao động xã hội của quá trình chuyên môn hoá, hợp tác hoá.

+ Xác định cơ cấu kinh tế lâm nghiệp hợp lý quyết định đến sự thành bại, tốc độ và hiệu quả phát triển lâm nghiệp.

+ Xác định cơ cấu kinh tế lâm nghiệp hợp lý sẽ có quyết định đầu tư hợp lý, tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của ngành, khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng.

2.3.3. Nội dung cơ cấu kinh tế lâm nghiệp

Cơ cấu ngành:

Sự phân công lao động xã hội theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành kinh tế lâm nghiệp là số lượng các phân ngành hợp thành kinh tế lâm nghiệp và mối quan hệ tỷ lệ giữa các phân ngành trong ngành kinh tế lâm nghiệp. Cơ cấu ngành kinh tế lâm nghiệp được phân thành ba ngành:

- Phân ngành trồng rừng

- Phân ngành khai thác, vận chuyển.

- Phân ngành chế biến lâm sản.

Trong mỗi phân ngành lại có thể chia nhỏ thành các tiểu ngành như trong chế biến lâm sản, người ta lại có thể chia thành tiểu ngành chế biến cơ giới, tiểu ngành chế biến hoá học...

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá đặc điểm, vị trí của các ngành trong ngành lâm nghiệp:

- Tỷ trọng của mỗi phân ngành trong ngành lâm nghiệp theo các tiêu thức: giá trị sản xuất, vốn đầu tư, lao động...

- Tỷ trọng các loại rừng.

- Tốc độ phát triển của mỗi phân ngành.

- Tỷ lệ diện tích khai thác so với tái sinh.

- Tỷ lệ khối lượng gỗ khai thác so với khối lượng gỗ đã qua chế biến.

Ngoài ra người ta còn dùng cơ cấu liên ngành: nông-lâm - ngư...

Cơ cấu vùng lãnh thổ

Sự phân công lao động diễn ra trên các không gian vùng, lãnh thổ là cơ sở hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ của lâm nghiệp Việt Nam hiện nay đang theo hướng đi vào chuyên môn hoá, hình thành các vùng sản xuất tập trung hiệu quả cao, căn cứ vào lợi thế so sánh của mỗi vùng, đồng thời coi trọng phát triển chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp. Trong lâm nghiệp đã hình thành các vùng và tiểu vùng chuyên môn hoá sản xuất lâm sản hàng hoá: vùng nguyên liệu giấy sợi, vùng gỗ trụ mỏ ...



Cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế là nội quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, trong ngành lâm nghiệp đã có các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp như:

- Kinh tế quốc doanh

- Kinh tế tập thể

- Kinh tế tư nhân, kinh tế hộ

- Kinh tế tư bản nhà nước.

Trong đó, kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm lâm nghiệp.

2.3.4. Đặc trưng cơ cấu kinh tế lâm nghiệp

Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp bao gồm các đặc trưng:

- Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp mang tính khách quan và được hình thành do sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội chi phối. Vì vậy cần phải tôn trọng tính khách quan khi xây dựng cơ cấu kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên, vai trò của con người không thể vì thế mà mất đi khả năng chi phối quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp.

- Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Quá trình phát triển kinh tế thường trải qua và gắn với từng mốc thời gian (lịch sử) nhất định và quá trình giai đoạn phát triển thường tương ứng với nó là sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng.

- Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp không ngừng vận động, biến đổi, phát triển theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và có hiệu quả. Lực lượng sản xuất càng phát triển, khoa học công nghệ càng cao, phân công lao động xã hội càng tỷ mỷ và sâu sắc thì cơ cấu kinh tế cũng ngày càng hoàn thiện. Cần nhận thức rằng sự vận động, biến đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp luôn luôn gắn liền với sự vận động, biến đổi không ngừng của các yếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp là một quá trình đặc biệt phải coi trọng các giải pháp chính sách để định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải quyết:

- Xác định số lượng các phân ngành, vị trí, qui mô, tốc độ, bước đi và mối quan hệ giữa các phân ngành trong quá trình tái sản xuất. Tất cả các vấn đề đó phải được thể hiện trong chiến lược phát triển về quy hoạch, kế hoạch hoá định hướng và tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp.

- Cần chú ý phát triển những hoạt động có lợi thế so sánh nhằm phát huy các tiềm năng sẵn có và tạo cơ sở cho phát triển các hoạt động khác.

- Cần có chính sách và biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động và vốn có hiệu quả, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết, khuyến khích nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất...



2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp

Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên:

Thuộc nhóm này gồm có: vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu, tài nguyên rừng. Đây là các nhân tố trực tiếp quyết định đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp.



Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội

Thuộc nhóm này gồm có các nhân tố: Thị trường, hệ thống chính sách vĩ mô, vốn, kết cấu hạ tầng, sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị hóa. Đặc biệt trong lâm nghiệp các nhân tố tác động mạnh đó là chính sách vĩ mô và cơ sở hạ tầng (đường giao thông).



Nhóm các nhân tố thuộc về tổ chức và kỹ thuật

Thuộc nhóm nhân tố này bao gồm: Các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.



2.3.6. Phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Phương hướng chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp

Đẩy mạnh việc trồng, khoanh nuôi, phủ xanh và sử dụng đất trống, đồi trọc gắn liền với phân bố lao động vùng trung du, miền núi, thực hiện định canh, định cư, ổn định đời sống của các dân tộc. Mọi đất rừng đều có người làm chủ trực tiếp, kể cả rừng kinh tế, rừng phòng hộ và các khu bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, gắn với công nghiệp khai thác và chế biến, kinh doanh tổng hợp đất rừng.

Các giải pháp cụ thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp

* Chuyển dịch cơ cấu ngành:

- Phải xây dựng một hệ thống cây xanh (rừng và cây công nghiệp dài ngày) từ các vùng miền núi phía Bắc, dọc theo dải Trường Sơn và vùng ven biển.

- Hình thành và phát triển hệ thống lâm - nông - ngư phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

- Khuyến khích trồng cây đặc sản, cây ăn quả đan xen trong rừng phòng hộ.

- Khoanh giữ những thảm cỏ và cây bụi để chăn nuôi đại gia súc.

- Tìm loài cây trồng thích hợp để trồng rừng phòng hộ ven biển.

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng và nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến lâm sản.

- Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng để phục vụ sản xuất và đời sống (đường xá và phát triển dịch vụ nông thôn...).



* Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ

- Hình thành và phát triển các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung có tỷ lệ hàng hoá cao.

- Tập trung phủ xanh đất trống vùng phòng hộ đầu nguồn và ven biển. Thành lập các đơn vị sản xuất thích hợp để khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Chú trọng giao rừng cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ.

- Khuyến khích trồng cây phân tán, đặc biệt ở địa phương không có rừng.



* Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào việc xây dựng và phát triển tài nguyên rừng. Chuyển các đơn vị quốc doanh sang làm chức năng dịch vụ (đầu vào, đầu ra cho các thành phần kinh tế). Kinh tế hộ trở thành đơn vị cơ sở, tự chủ trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Trên cơ sở phát huy mạnh mẽ kinh tế hộ, khuyến khích các hình thức hợp tác giữa các thành phần kinh tế dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi.

- Từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

- Tổ chức lại sản xuất đối với các doanh nghiệp Nhà nước



2.4. Phát triển lâm nghiệp

2.4.1. Khái niệm về phát triển

Phát triển nói chung và phát triển lâm nghiệp nói riêng, hiểu theo nghĩa chung nhất là một quá trình nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người bằng cách phát triển sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất và phát triển các điều kiện văn hoá - xã hội.

Để làm rõ khái niệm về phát triển ta cần làm rõ phạm trù tăng trưởng và phát triển.

Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa nhưng thực ra chúng có liên quan với nhau và có nội dung khác nhau.

Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng là tạo ra nhiều sản phẩm hơn còn phát triển không chỉ phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải.

Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu sản phẩm hàng hoá dịch vụ của một quốc gia tăng lên nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế cũng được áp dụng để đánh giá tình hình phát triển của một quốc gia, vùng và ngành kinh tế.

Phát triển bao hàm nội dung rộng hơn, phát triển bên cạnh sự tăng trưởng về kinh tế còn bao gồm cả nội dung: sự thay đổi tiến bộ về cơ cấu của nền kinh tế, sự đô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên. Các tiêu trí phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển với nghĩa rộng hơn bao gồm các thuộc tính quan trọng và các liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng hơn về cơ hội tự do về chính trị và tự do công dân của con người.

Trong chương trình này, chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu về phát triển kinh tế lâm nghiệp, một bộ phận quan trọng trong nội dung phát triển lâm nghiệp.



2.4.2. Phát triển kinh tế lâm nghiệp

2.4.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế lâm nghiệp

Phát triển kinh tế lâm nghiệp là sự tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế lâm nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đó là quá trình tăng trưởng kinh tế và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội trong lâm nghiệp, là quá trình tiến hoá theo thời gian do những nhân tố nội tại của bản thân nền kinh tế lâm nghiệp quyết định.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

- Phát triển sức sản xuất trong lâm nghiệp.

- Phát triển phân công lao động xã hội trong lâm nghiệp.

- Phát triển quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất lâm nghiệp.

- Nâng cao trình độ dân trí.

- Giải quyết tốt vấn đề môi trường.



2.4.2.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp

Xuất phát từ nội dung phát triển kinh tế lâm nghiệp, các chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển kinh tế lâm nghiệp được hình thành hai hệ thống chỉ tiêu cơ bản là: hệ thống các chỉ tiêu phản ánh về tăng trưởng kinh tế và hệ thống chỉ tiêu phản ánh về kết cấu kinh tế xã hội.


a) Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế

* Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP: Gross Domestic Produtc)

Có nhiều khái niệm khác nhau về GDP, tuỳ theo cách nhìn nhận tác giả đứng trên góc độ nào. Có thể hiểu GDP là tổng mọi giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sáng tạo thêm của tất cả các ngành sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ trong quốc gia sau một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Bản chất của GDP là một chỉ tiêu kinh tế tổng nhất phản ảnh kết quả của mọi hoạt động sản xuất trên lãnh thổ kinh tế quốc gia (một địa phương, tỉnh, huyện...) trong thời kỳ kế toán (thường là một năm).

Trên giác độ xem xét GDP từ giá trị cấu thành, GDP là tổng giá trị gia tăng của các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân, ký hiệu là (VAi), ta có:



; Trong đó: VA= GO - IC

GO: Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ do các cơ sở sản xuất tạo ra. Trong ngành lâm nghiệp GO được xác định như sau:

+ Đối với kinh tế nhà nước trong lâm nghiệp:

+ Đối với các thành phần kinh tế khác:

IC: chi phí trung gian là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Bao gồm: Chí phí giống cây trồng, cây con, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, sửa chữa thường xuyên TSCĐ...(hay còn gọi là chi phí vật chất và chi phí dịch vụ như: bảo hiểm cây trồng, gia súc, vay vốn, chi phí vận tải, bưu điện, tuyên truyền quảng cáo, phòng chữa cháy... Trong IC không có khấu hao TSCĐ. Các phương pháp xác định GDP chủ yếu:

+ Phương pháp tính theo luồng sản phẩm:




tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương