Mã môn học: fec321 được soạn với mục đích giảng dạy và tham khảo cho sinh viên ngành


Bảng 3.1 Loại co dãn ứng với các giá trị khác nhau về độ co dãn



tải về 0.68 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích0.68 Mb.
#32577
1   2   3   4   5   6   7   8

Bảng 3.1 Loại co dãn ứng với các giá trị khác nhau về độ co dãn


Loại co dãn

Giá trị của hệ số co dãn

Ý nghĩa

1. Hoàn toàn không co dãn

E=o

Sự thay đổi của giá lâm sản không làm ảnh hưởng đến cầu về lâm sản.

2. Không co dãn tương đối

0< E<1

Sự tăng lên về lượng lâm sản cầu nhỏ hơn so với sự giảm về giá

3. Co dãn một đơn vị

E=1

Sự thay đổi về lượng sản phẩm cầu đúng bằng với sự thay đổi về giá của sản phẩm

4. Hoàn toàn co dãn

E=

Giá sản phẩm không đối mà lượng sản phẩm cầu vẫn thay đổi

5. Co dãn tương đối

 > E>1

Sự thay đổi về lượng lâm sản cầu lớn hơn so với sự thay đổi về giá của sản phẩm đó

Các loại độ co dãn trên được thể hiện ở các đường cong dưới đây:

Giá

P1

P2



P2 P1

Q Q


Q1; Q2 Q2 Q1

a) Hoàn toàn không co dãn (E=0) b) Không co dãn tương đối (0

Giá Giá
P2 P2

P1 P1
Q Q

Q2 Q1 Q2 Q1

c) Co dãn một đơn vị (E=1) d) Co dãn tương đối (1

P2; P1

Q

Q2 Q1


đ) Hoàn toàn co dãn ( E= )

- Thu nhập của người tiêu dùng: Sự biến đổi của thu nhập sẽ tác động đến cầu. Thông thường nếu thu nhập thấp cầu vể các mặt hàng rẻ tiền sẽ lớn hơn. Khi thu nhập tăng người ta dùng nhiều hàng cao cấp hơn. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng đúng cho mọi sản phẩm lâm nghiệp. Sự biến động về thu nhập sẽ làm đường cầu dịch chuyển sang phải hoặc sang trái nếu giá cả không thay đổi (hình 02)

P.Giá cả

D''


D

D'

0 Q (khối lượng hàng hoá lâm sản)



Hình 02: Sự dịch chuyển của đường cầu theo thu nhập

- Giá của các lâm sản hàng hoá có liên quan: trong một số trường hợp, nhu cầu về sản phẩm sẽ tăng lên khi giá của hàng hoá khác tăng lên (các hàng hoá này có thể thay thế cho nhau). Trong trường hợp khác, nhu cầu về một lâm sản hàng hoá giảm đi khi giá của lâm sản khác tăng lên (các hàng hoá này bổ trợ cho nhau).

- Thị hiếu, tập quán tiêu dùng về lâm sản hàng hoá: Mỗi cộng đồng có tiêu chuẩn và tập quán riêng về tiêu dùng. Vì thế, cầu về một sản phẩm lâm nghiệp nào đó rất khác nhau tuỳ theo thị hiếu, tập quán tiêu dùng gỗ của người tiêu dùng. Thị hiếu cũng tác động đến cầu và làm dịch chuyển đường cầu.

- Cầu lâm sản còn được xác định bởi tính thời gian: Đối với hàng hoá lâm sản vấn đề này càng rõ nét (cầu về hạt giống, cây giống, tre, nứa...) chỉ xuất hiện vào những lúc nhất định theo quy trình sản xuất. Việc sản xuất và cung ứng có tính thời vụ về một số sản phẩm lâm nghiệp tạo nên thời gian tính của sự tiêu dùng lâm sản.

Cần phân biệt và hiểu kỹ sự dịch chuyển và di chuyển đường cầu. Sự dịch chuyển đường cầu biểu thị sự điều chỉnh với các yếu tố ngoại sinh (thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả hàng hoá có liên quan...). Ngược lại, sự di chuyển đường cầu biểu thị sự điều chỉnh của người tiêu dùng với sự thay đổi của yếu tố nội sinh (giá cả hàng hoá là yếu tố nội sinh).

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lâm sản luôn luôn thay đổi. Người ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cầu thị trường lâm sản với các yếu tố xác định cầu qua hàm số cầu, ký hiệu Qo

Qo = f(Px, Y, I, Qc, Qc, Pv...)

Trong đó:

Qo: Tổng cầu loại lâm sản

Px: Giá cả lâm sản hàng hoá X

Y: Thu nhập của người tiêu dùng

I: Thị hiếu và sở thích

Qc: Số người tiêu dùng trên thị trường

Pv: Giá cả hàng hoá lâm sản V có liên quan

3.1.2.2. Cung về lâm sản

a. Khái niệm cung và đường cung lâm sản

Cung lâm sản là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận được. Như vậy, cung lâm sản phải được xem xét trên cơ sở kết hợp đồng thời hai điều kiện chính là khả năng sản xuất và tính sẵn sàng cung ứng.

Khả năng sản xuất được quy định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất trong một thời gian và không gian nhất định. Tương ứng với khả năng sản xuất nào đó sẽ có kết quả sản xuất đó, tức là lượng lâm sản được tạo ra với chi phí nhất định là kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần nhận rõ rằng, cung và sản xuất có mối liên hệ với nhau, song không phải là một. Bởi vì có trường hợp người sản xuất không mang bán hết sản phẩm do mình sản xuất ra thị trường hoặc có những loại hàng hoá nhờ nhập khẩu cho nên cung lớn hơn sản xuất.

Cũng như cầu, cung không phải là một lượng cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về số lượng mà người bán muốn bán ở mỗi và tất cả các mức giá chấp nhận được. Đồng thời cung cũng có hai loại: cung cá nhân và cung thị trường. Chỉ có cung nào đáp ứng và phù hợp với cầu thị trường thì mới là cung của thị trường.

Đường cung là đường phản ánh mối tương quan giữa giá cả và lượng cung và được biểu diễn trên hình 3.3.

Giá P Đường cung

P1

A

P2



B

0 Q2 Q1 Q(khối lượng hàng hoá)



Hình 3.3: Đường cung về lâm sản

- Đường cung cho thấy số lượng lâm sản sẽ được cung ứng ở các mức giá cả khác nhau trong thời gian nhất định khi các yếu tố khác không đổi.

- Đường cung thông thường có độ dốc đi lên. Vì khi mức giá cả càng cao thì người sản xuất tăng cường sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá hơn bằng cách mở rộng quy mô sản xuất. Hơn nữa với mức giá cao như vậy sẽ lôi cuốn thêm các cá nhân khác vào việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá đó. Đường cung cong là đặc trưng chung của đường cung thị trường.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lâm sản

Có nhiều yếu tố tác động đến cung. Cụ thể:



- Giá cả hàng hoá lâm sản

Nhìn chung, khi giá cả hàng hoá lâm sản tăng lên sẽ kích thích tăng sản xuất, do đó, tăng cung và ngược lại. Như vậy, khi giá cả thay đổi sẽ dẫn đến đường cung di chuyển. Giá cả là yếu tố nội sinh. Tuy nhiên, cũng cần nhận rõ rằng, cũng như cầu, cung cũng co dãn dưới tác động của giá cả hàng hoá. Tuy nhiên, nó có những đặc điểm khác biệt với cầu. Theo đó, đối với cầu, khi giá cả thay đổi sẽ làm cầu thay đổi; còn đối với cung, điều này có thể chưa hẳn đã xảy ra. Sở dĩ như vậy là vì, ngoài tác động của giá cả hàng hoá lâm sản, cung còn đồng thời phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác, như: nếu mọi khả năng sản xuất của doanh nghiệp đã được tận dụng tức là trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì dù có giá tăng thế nào đi nữa thì chủ doanh nghiệp cũng không thể mở rộng thêm sản xuất để tăng cung. Ngược lại, nếu doanh nghiệp còn tiềm lực vốn, lao động, tài nguyên... khi giá tăng họ có khả năng khai thác để tăng cung.

Thước đo sự thay đổi về cung lâm sản của người sản xuất với sự thay đổi về giá của lâm sản đó là độ co giãn về cung (Ep). Đó là tỷ lệ phần trăm giữa sự thay đổi về cung lâm sản so với sự thay đổi phần trăm về giá của lâm sản hàng hoá đó.

Độ co dãn của cung phản ánh ứng xử của người bán đối với thay đổi của giá và được viết như sau:

Phần trăm thay đổi lượng cung về lâm sản X Q/Q

Ep = -------------------------------------------------------- = --------

Phần trăm thay đổi về giá lâm sản P P/P

Trong đó:

- Q: lượng lâm sản hàng hoá cung ra thị trường

- P: giá của lâm sản hàng hoá nào đó

- Q/Q: mức thay đổi về cung về lượng lâm sản

- P/P : mức thay đổi về giá lâm sản

Cũng như ở phần cầu, chúng ta gọi cung là không co dãn khi Ep nhỏ hơn 1, co dãn khi Ep lớn hơn 1.

- Giá cả đầu vào

Khi giảm các chi phí đầu vào (chi phí nguyên vật liệu, tiền công, tiền thuê đất, thuê tài sản...) sẽ làm cho các nhà sản xuất cung ứng nhiều hàng hoá hơn ở mỗi mức giá. Ngược lại, khi giá cả đầu vào tăng, làm cho người sản xuất kém hấp dẫn và lượng cung sẽ ít hơn.



- Công nghệ

Công nghệ là một yếu tố quyết định cung. Nhưng phải hiểu công nghệ với nghĩa rộng của nó, theo đó, gồm tất cả các bí quyết về phương pháp sản xuất chứ không phải chỉ có tình trạng máy móc. Khi công nghiệp thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng nhiều sản phẩm hàng hoá lâm sản hơn ở mỗi mức giá. Ví dụ: trong lâm nghiệp, việc tạo ra các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh cao hoặc thay đổi quy trình sản xuất nào đó đều là những tiến bộ công nghệ.



- Các chính sách kinh tế vĩ mô

Trong nền kinh tế thị trường, sự điều tiết của nhà nước có ảnh hưởng đến cung. Khi Nhà nước thay đổi thuế, giá cả một loại hàng hoá nào đó hoặc thay đổi về chính sách quản lý tài nguyên rừng thì cung hàng hoá lâm sản cũng thay đổi. Hay những quy định nghiêm nghặt của nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn lao động cũng tác động đến cung. Tuy nhiên, chính sách tác động

trong lâm nghiệp chậm phát huy tác dụng vì chu kỳ sản xuất dài.

- Nhân tố thu nhập cũng ảnh hưởng tới cung

Nếu thu nhập thấp, doanh nghiẹp ít vốn, ít tiền dự trữ, các chủ doanh nghiệp phải bán hàng trong mọi điều kiện. Trong trường hợp này, chỉ với một sự thay đổi nhỏ của thu nhập cũng sẽ làm cho cung co dãn lớn. Ngược lại, nếu thu nhập cao, doanh nghiệp trường vốn, sẵn tiền dự trữ thì các chủ doanh nghiệp chỉ bán hàng trong điều kiện có lợi cho mình. Trong trường hợp này dù có sự thay đổi lớn về thu nhập cũng không làm cho cung thay đổi nhiều.



- Đặc tính giá trị sử dụng của các lâm sản

Sản phẩm lâm nghiệp thường khó bảo quản hoặc khó dự trữ được như: hạt giống, cây con phải bán với mọi giá cả thì mặc dù giá cả có thể tăng lên song cũng không làm cung tăng được. Ngược lại, đối với hàng gỗ thì cung co dãn theo giá cả. Nếu giá hạ thì nhà kinh doanh sẽ kìm hàng lại chờ khi giá tăng sẽ tung ra thị trường. Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu dùng trong nước. Khi một quốc gia đã sản xuất ra được sản phẩm gỗ xuất khẩu nào đó như gỗ dán, ván nhân tạo, đồ mộc công nghiệp, bột giấy và giấy thì tiêu thụ trong nước về các sản phẩm đó cũng được mở rộng.



- Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên thuận lợi bất thuận lợi cùng ảnh hưởng đến cung…



Tóm lại: Các yếu tố kể trên, giá cả là yếu tố nội sinh, cho nên giá cả hàng hoá thay đổi dẫn đến đường cung di chuyển. Các yếu tố khác là ngoại sinh cho nên các yếu tố đó thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cung sang phải hoặc sang trái (hình 3.4).
Giá cả (P) S'' S S'

0 Q(khối lượng lâm sản)



Hình 3.4: Dịch chuyển đường cung

Hàm số của cung được thể hiện dưới dạng đại số như sau:

S = F(C, T, G,P...)

Trong đó: - S: Hàm số của cung

- C: Giá cả đầu vào

- T: Công nghệ

- G: Chính sách kinh tế

- P: Giá cả lâm sản hàng hoá



3.1.3. Cơ chế hình thành giá lâm sản

Sự hình thành giá cả một mặt hàng do sự tác động tương hỗ qua lại giữa cung và cầu về lâm sản đó quy định... Đường cung phản ánh ứng xử của người mua, đường cầu thể hiện sự trông đợi của người bán. Giao điểm của đường cung và đường cầu phản ánh sự kết hợp thoả thuận giữa người mua và người bán hình thành nên giá cả thị trường.



3.1.3.1. Trạng thái cân bằng thị trường

Thị trường lâm sản thường có nhiều người bán và cũng có nhiều người mua. Giá lâm sản sẽ do cả cung và cầu về lâm sản quy định. Sự thoả thuận giữa người mua và người bán sẽ hình thành nên giá cả thị trường mà tại đó hình thành nên giá cân bằng thị trường. Đó là giá mà tại đó lượng sản phẩm cung bằng lượng sản phẩm cầu. Tại giá này, người mua sẵn sàng mua một lượng sản phẩm mà người bán cũng đồng ý bán với một lượng như vậy.



(giá) P

D S


A

Po


0 Qo Q (khối lượng lâm sản)

Hình 3.5: Trạng thái cân bằng thị trường

Từ hình 3.5 cho thấy, đường D và S thể hiện đường cầu và đường cung về lâm sản trên thị trường. Hai đường cắt nhau tại điểm A có giá bán bằng Po và lượng sản phẩm bán và mua là Qo. Nghĩa là tại giá này, cả người bán đồng ý bán lượng sản phẩm đúng bằng lượng mà người mua cần. Trong tình trạng này sẽ không có sự thiếu hụt hay dư thừa sản phẩm trên thị trường. Đó là giá mà tại đó lượng sản phẩm cung bằng lượng sản phẩm cầu.



3.1.3.2. Sự mất cân bằng thị trường

Có hai nguyên nhân gây ra làm rối loạn trạng thái cân bằng cung cầu:

- Cung nhỏ hơn cầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hoá trên thị trường. Đây là tình trạng dư cầu. Do đó các nhà sản xuất thường nâng giá.

(giá)

P D S


P1

Po M N


P2 A

K H

0 Q2 Q1 Qo Q3 Q4 Q (khối lượng lâm sản)

Hình 3.6. Sự mất cân bằng thị trường

Cung lớn hơn cầu dẫn đến dư thừa hàng hoá trên thị trường. Đây là tình trạng dư cung. Do đó các nhà sản xuất muốn bán được hàng hoá thì phải giảm giá hoặc phải có sự điều tiết của Nhà nước.

Như vậy ta thấy, bất cứ lúc nào giá cả trên thị trường cao hay thấp hơn giá cân bằng thì đều dẫn đến tình trạng rối loạn cân bằng thị trường hay trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá. Từ hình 06 cho thấy, nếu với giá P1 sẽ dấn đến hiện tượng dư cung (đoạn MN; Q1- Q3), nếu với giá P2 sẽ dẫn đến hiện tượng dư cầu (đoạn KH; Q2-Q4)

3.1.3.3. Trạng thái cân bằng mới

Trong hình 07, cung về lâm sản không đổi nhưng cầu về lâm sản đó thay đổi. Đường cầu chuyển về bên phải làm tăng lên lượng lâm sản từ Qo đến Q1 có thể bán với giá P1.


Giá (P) S

D2 A


P1

B

P2



0 Qo Q1 Q(khối lượng lâm sản)

Hình 07: Thay đổi về cầu lâm sản

Trong nhiều trường hợp, giá thay đổi do kết quả của sự thay đổi về cung trong khi đó cầu không thay đổi (hình 08). Trong hình 08, khi đường cung dịch chuyển sang trái, giá sẽ tăng lên, đường cung dịch chuyển sang bên phải làm cho giá giảm đi.



(giá) P D

S1

P1 So



Po S2

P2

0 Q1 Qo Q2 Q (khối lượng lâm sản)



Hình 08. Thay đổi về cung lâm sản

Nói tóm lại, trong các trường hợp cầu hay cung thay đổi, sự cân bằng giá cả trên thị trường bị phá vỡ. Sự vận động của cung và cầu lại hình thành nên điểm cân bằng mới, nếu giá cao hơn mức cân bằng Po sẽ dễn đến tình trạng cung cao hơn cầu trên thị trường. Ngược lại, nếu giá thấp hơn so với điểm cân bằng, cầu sẽ lớn hơn cung, sự thiếu hụt thị trường lâm sản sẽ diễn ra.



3.1.3.4. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường thông qua kiểm soát giá cả lâm sản

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, do khuyết tật của nền kinh tế thị trường, cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước, trong đó có sự kiểm soát giá cả của nhà nước. Kiểm soát giá cả của nhà nước là ý đồ có chủ tâm can thiệp vào cơ chế thị trường, nhưng không có ý đồ trực tiếp điều tiết giá cả. Sự can thiệp của nhà nước có hai dạng"giá trần" và "giá sàn".

- Giá trần là giá mà Nhà nước xác định ở mức giá tối đa (giới hạn trên của giá). Giá trần làm cho người bán về mặt pháp lý không được phép đòi cao hơn giá tối đa và thường đưa ra khi thiếu hàng hoá để hạn chế không cho giá tăng lên mức quá cao (tức là giá cân bằng thị trường được coi là quá cao). Mục đích chính là giảm giá cho người tiêu dùng. Tại hình 09, ấn định giá trần của nhà nước thấp hơn với giá cân bằng (P1

(giá) P D S

E

Po


P1 A B

0 Q1 Qo Q2 Q (khối lượng lâm sản)



Hình 09: Hình thành giá trần

- Giá sàn là giá cả mà Nhà nước xác định ở mức giá tối thiểu (giới hạn dưới của giá). Giá sàn được đưa ra khi giá cả cân bằng trên thị trường là quá thấp. Mục đích chính của ấn định giá sàn là tăng giá cho người sản xuất và cung ứng (bảo hộ cho sản xuất).

(giá) P


D A B S


P1 E

Po


0 Q1 Qo Q2 Q (khối lượng lâm sản)

Hình 10: Hình thành giá sàn

Hình 10 mô tả việc ấn định giá sàn của nhà nước. Thoạt đầu, thị trường ở trạng thái cân bằng (E) với tổ hợp giá cả và lượng bán là Po,Qo. Nhưng để giúp đỡ các nhà sản xuất, cung ứng thì Nhà nước ấn định mức giá tối thiểu cao hơn mức giá cân bằng (Po). Ở mức giá này, mức cầu là Q1 và sẽ có lượng dư cung là AB (Q2 - Q1). Vì dư cung, do đó áp lực giá đẩy xuống. Nhờ ấn định giá sàn mà những người sản xuất, cung ứng bán được lượng hàng hoá với giá cao hơn nên thu nhập được nâng lên. Tuy nhiên, một số người không bán được hàng hoá, họ sẽ bị thiệt thòi. Để thoát khỏi tình trạng này, cách tốt nhất là dịch chuyển đường cầu về bên phải tức là tăng số cầu lên để tạo ra thế cần bằng mới. Nhà nước ấn định giá sàn trong một thời gian ngắn vì nâng giá cao lên cũng không kích thích được sản xuất.

Trong lâm nghiệp, vấn đề giá cả lâm sản có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiêu thụ lâm sản và tái sản xuất tài nguyên rừng. Thực trạng hiện nay, giá cả lâm sản (đặc biệt là giá gỗ) còn thấp, chỉ đủ bù đắp chi phí tái tạo rừng nên nghề rừng không được người dân hưởng ứng rộng rãi.

Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách bảo trợ giá lâm sản để những người tham gia kinh doanh rừng có đủ tiền để tái tạo lại rừng và tích luỹ tức là đảm bảo tỷ giá giữa hàng lâm sản và hàng công nghiệp hợp lý, bảo hộ sản xuất cho người làm nghề rừng. Tuy nhiên, việc vận dụng cơ chế giá sàn và giá trần phải hết sức linh hoạt, tùy vào hoàn cảnh kinh tế của đất nước. Nó cần được kết hợp với việc thực hiện quỹ bình ổn giá. Nhà nước dùng ngân quỹ của mình để hình thành quỹ bình ổn giá, dùng quỹ bán ra thị trường khi giá cao và mua vào khi giá lâm sản thấp.



3.1.4. Các kênh thị trường trong lâm nghiệp

Các kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất, tổ chức hay cá nhân thu mua với người tiêu dùng trong việc mua, bán một loại sản phẩm nào đó và sự lưu chuyển của hàng hoá đó từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng. Các kênh thị trường của sản phẩm do tính chất của sản phẩm đó quy định và tình hình phát triển thị trường ở mỗi vùng, mỗi quốc gia quy định.

Nhìn chung, các kênh thị trường có thể có các nhóm người hay các tổ chức sau đây tham gia: người sản xuất bao gồm nông dân, các doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước, tập thể và tư nhân, các công ty hợp tác và đầu tư với nước ngoài. Người thu mua có thể là các tổ chức thu mua của nhà nước hay của tập thể hoặc tư thương. Người chế biến bao gồm các tổ chức hay cá nhân tham gia vào việc chế biến hay sơ chế sản phẩm trước khi bán cho người bán buôn hay bán lẻ hoặc có thể bán trực tiếp cho ngưòi tiêu dùng. Người bán buôn là những người mua sản phẩm từ người thu gom hay từ người chế biến để bán sản phẩm cho người bán lẻ. Người bán lẻ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng....

Kênh thị trường phản ánh cơ cấu thị trường cũng như tỷ trọng sản phẩm do các nhóm người tham gia vào thị trường cũng như phản ánh đúng đắn thực trạng và dòng lưu chuyển của hàng hoá.

Với lâm sản hàng hoá các kênh thị trường rất khác nhau tuỳ theo tính chất của mỗi sản phẩm hàng hoá và tình hình phát triển của cơ cấu thị trường ở mỗi vùng và quốc gia.

Ví dụ: các kênh lưu thông chính gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc Bắc bộ có thể khái quát bằng sơ đồ 01. Từ sơ đồ 01 cho thấy: thị trường gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc có 4 kênh lưu thông chính sau:

Kênh số 1: người tạo rừng gỗ trụ mỏ, gồm các LTQD và hộ gia đình kinh doanh gỗ trụ mỏ bán gỗ trực tiếp cho các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh.

Kênh số 2: người tạo rừng gỗ trụ mỏ bán gỗ cho Công ty Lâm - Nông nghiệp Đông Bắc, Công ty này tiếp tục vận chuyển và bán cho các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh.

Kênh số 3: người tạo rừng gỗ trụ mỏ bán gỗ cho các doanh nghiệp dịch vụ,

thương mại, các doanh nghiệp này tiếp tục vận chuyển và bán gỗ cho các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh.

Kênh số 4: hộ gia đình kinh doanh gỗ trụ mỏ bán gỗ cho tư thương và họ tiếp tục vận chuyển tới các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh.

1

2

3



4


Sơ đồ 3.1. Các kênh lưu thông gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc Bắc bộ

3.1.5. Hiệu quả thị trường (độ cận biên thị trường)

Do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng lâm sản, thị trường lâm sản là thị trường đa cấp. Mỗi loại lâm sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt: không gian, thời gian, chất lượng, giá cả sản phẩm... Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia vào các kênh thị trường cần bỏ ra những chi phí nhất dịnh để đáp ứng những đòi hỏi trên của thị trường. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả. Khi thị trường chấp nhận giá, gồm giá mua lâm sản cộng với những chi phí liên quan đến tiêu thụ lâm sản thì chênh lệch giữa giá đó với giá ở cấp thị trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường. Hay độ cận biên thị trường là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua sau khi đã trừ đi chi phí liên quan đến tiêu thụ lâm sản ( chi phí thu mua, vận chuyển, phân loại, quảng cáo, chế biến...). Tuỳ theo vị trí của các thành viên tham gia vào thị trường mà việc tính hiệu quả thị trường (hay độ cận biên thị trường) có thể dùng các giá khác nhau. Với người bán lẻ, đó là chênh lệch giữa giá mua buôn và giá bán lẻ cho người tiêu dùng. Với người bán buôn, đó là chênh lệch giữa giá mua tại của rừng với giá bán buôn. Với các sản phẩm nhập khẩu hay xuất khẩu việc tính hiệu quả thị trường còn tính cả giá mua, bảo hiểm và chuyên chở (giá CIF) cho sản phẩm nhập khẩu và giá xuất khẩu tại cảng (giá FOB) cho sản phẩm xuất khẩu.

Nhìn chung, khi tính hiệu quả thị trường cần phải có các thông tin sau đây:

- Giá sản phẩm khi mua vào

- Các loại chi phí bao gồm chi phí vận chuyển khi thu mua, chi phí phân loại, chi phí chế biến hay sơ chế, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản...

- Giá bán sản phẩm ra

Từ sơ đồ 10 cho thấy:

Do quy định giá nguyên liệu gỗ công nghiệp tại điểm bán cho xí nghiệp chế biến lâm sản, nên người buôn bán, lưu thông gỗ căn cứ vào giá đó sau khi trừ các chi phí liên quan đến vận chuyển và một phần lãi, quyết định giá mua tại cửa rừng (bãi giao), dẫn đến những nơi vùng nguyên liệu xa nhà máy chế biến lâm sản, giá mua gỗ tại cửa rừng rất thấp, ảnh hưởng tới lợi ích của người trực tiếp tạo rừng, vì phần lớn người trồng rừng đều bán gỗ tại cửa rừng (bãi giao). Trong một số trường hợp, người tạo rừng bán gỗ nguyên liệu trực tiếp cho các xí nghiệp chế biến lâm sản sẽ tiết kiệm được chi phí liên quan đến vận chuyển, tiền lãi thu được cao hơn so với việc bán gỗ tại bãi giao (cửa rừng).




Khu rõng khai th¸c



Sơ đồ 10. Mô tả các điểm bán gỗ nguyên liệu công nghiệp

Như vậy, nghiên cứu hiệu quả thị trường (độ cận biên thị trường) giúp cho việc tìm biện pháp tiết kiệm chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá bán sản phẩm, giải thích rõ các dòng lưu chuyển hàng hoá và tìm các đối sách để giải quyết ách tắc trong khâu lưu thông lâm sản.



3.1.6. Dự báo thị trường

3.1.6.1. Đối tượng của dự báo thị trường

Để đưa ra những quyết định đa dạng liên quan đến chính sách sản phẩm và chính sách giá cả cần phải tiến hành dự báo về các phương diện khác nhau của thị trường. Vì vậy, đối tượng của dự báo rất đa dạng và thay đổi theo từng trường hợp cụ thể. Thông thường việc dự báo hướng vào các mục đích như dự báo sự thay đổi của thái độ, nhu cầu và động cơ của khách hàng, sự thay đổi của thói quen tiêu thụ, mua hàng và thông tin nơi khách hàng. Trên thực tế, một trong những đối tượng quan trọng nhất, cơ bản nhất của việc dự báo thị trường là dự báo triển vọng mua hàng của khách hàng hay dự báo việc tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp. Thông qua loại dự báo này, doanh nghiệp có thể giải đáp một số vấn để cụ thể như sau:

- Đánh giá những lợi ích và thiệt hại khi quyết định thâm nhập vào một thị trường mới, đánh giá khả năng và mức độ thâm nhập thị trường hay quyết định thay đổi khả năng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu thị trường.

- Phân tích và quyết định việc duy trì hay thay đổi chính sách bán hàng hoá hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá mức độ và hiệu quả của những thay đổi cần thiết. Trên cơ sở đó so sánh triển vọng bán hàng của doanh nghiệp tương ứng với những thay đổi trong các chính sách của doanh nghiệp.



3.1.6.2. Phạm vi của dự báo thị trường

- Để công tác dự báo thị trường có hiệu quả thì phạm vi, thời hạn dự báo mức độ chính xác của những dự báo có ý nghĩa quan trọng. Thông thường, người ta sử dụng có phân biệt các loại dự báo như: dự báo ngắn hạn (từ vài ngày đến vài tuần), dự báo trung hạn (từ vài tháng đến một hoặc hai năm) và dự báo dài hạn (trên 3 năm). Tuy nhiên, những giới hạn về thời gian thường mang tính chất tương đối và không giống nhau theo các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, khi xác định phạm vi của dự báo, nhất là khi lựa chọn loại dự báo nào thì căn cứ vào quy luật vận động của đối tượng dự báo, về chu kỳ phát triển của nó và căn cứ vào tình hình cụ thể của đối tượng dự đoán.

- Việc sử dụng 3 loại dự báo thị trường phân theo tiêu thức “thời hạn dự báo” thường đem lại những kết quả khác nhau.

Dự báo ngắn hạn thường có độ chính xác cao bởi vì thời hạn dự báo là quá ngắn để những người cạnh trạnh buộc đối thủ phải thay đổi chính sách sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của mình. Thông thường loại dự báo này được sử dụng để dự đoán những thay đổi về khối lượng lâm sản bán ra của doanh nghiệp nhằm làm cho khối lượng sản xuất và dự trữ luôn thích ứng với tình hình bán hàng.

Dự báo trung hạn thường xác đáng nhất khi dự đoán sự phản ứng của thị trường đối với những hoạt động thị trường của doanh nghiệp.

Dự báo dài hạn thường được sử dụng để dự đoán sự biến động tự phát của thị trường. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác lập chính sách chung của doanh nghiệp.

Rõ ràng, nếu xét trong một thời gian dài, vai trò của doanh nghiệp nói riêng và những hoạt động thị trường nói chung đối với tình hình thị trường là khó xác định và thường không quan trọng so với các nhân tố khác như tốc độ phát triển kinh tế, tiến bộ của khoa học- công nghệ và các nhân tố xã hội khác. Vì vậy, dự báo này thường được sử dụng để định hướng các chính sách đầu tư lớn, các chính sách thâm nhập thị trường và các chính sách khác. Bên cạnh yếu tố thời hạn, độ chính xác, tin cậy của vấn đề dự báo còn phụ thuộc khá lớn vào các phương pháp dự báo.

4.1.6.3. Phương pháp dự báo

Thông thường người ta sử dụng các phương pháp dự báo khác nhau sau:



a. Dự đoán loại suy (so sánh)

- Nội dung cơ bản của phương pháp loại suy là căn cứ chủ yếu vào những hiện tượng tương tự với hiện tượng cần dự báo để dự đoán sự vận động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng phổ biến đặc biệt trong những trường hợp mà doanh nghiệp ít biết về hiện tượng cần dự đoán nhưng lại biết rõ về hiện tượng tương tự.

- Tình hình này thường hay gặp khi doanh nghiệp muốn dự báo sự thay đổi việc bán lâm sản hoàn toàn mới trên thị trường xác định. Vì thế, doanh nghiệp cần tìm thấy sự giống nhau hoặc trong một thị trường khác mà nơi đó, sản phẩm này đã tồn tại một thời gian hoặc với một sản phẩm tương tự trên thị trường mới này. Khi sử dụng phương pháp loại suy, cần chú ý đến những nhân tố tác động đến sản phẩm mới và sản phẩm tương tự trên cùng một thị trường hoặc sự khác biệt của sản phẩm mới ở các thị trường khác nhau.

b. Các phương pháp dự báo thống kê

Các phương pháp dự báo thống kê được hình thành trên sự phân tích thống kê, những số liệu lịch sử theo quan điểm cho rằng tương lai có thể thấy trong quá khứ. Cơ sở của các phương pháp này là giả định về sự tồn tại tính “quán tính” trong sự phát triển và vận động của các hiện tượng, các quá trình kinh tế- xã hội. Tính chất “quán tính” này là kết quả tác động lâu dài của các nhóm nhân tố chủ yếu đang tác động trong thời gian hiện tại. Phương pháp dự báo này có thể được áp dụng rộng rãi và có kết quả tốt nếu hiện tượng cần dự báo đã có một lịch sử lâu dài và lịch sử này đã được biết rõ. Các phương pháp thống kê gồm 2 nhóm phân biệt nhau:

- Nhóm thứ nhất gọi là “ngoại suy theo xu hướng” dựa trên giả thiết cho rằng sự vận động tương lai của hiện tượng cần dự báo sẽ kéo dài xu hướng được nhận thấy trong quá khứ.

Phương pháp này còn gọi là ngoại suy theo thời gian. Xu hướng vận động của hiện tượng cần sự báo được xác định dựa trên chuỗi thời gian tức là tập hợp những quan sát bằng số biểu hiện sự thay đối theo thời gian của đối tượng dự báo. Vì vậy, việc xác định xu hướng có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả của dự báo ngoại suy. Khi xác định xu hướng cần dựa trên những phân tích về quá trình phát triển nội tại của hiện tượng, tính đặc thù và mối liên hệ của nó với các hiện tượng, quá trình khác và những điều kiện, hoàn cảnh chung. Để xác định “những xu hướng” đã qua và kéo dài chúng theo hướng tương lai, từ những số liệu thống kê đã có, người ta có thể sử dụng một số phương pháp sau:

+ Ngoại suy bằng đồ thị: trong một số trường hợp nhất định, việc quan sát và kiểm tra bằng mắt đường cong nối những điểm biểu thị sự vận động đã qua của một hiện tượng đủ để làm xuất hiện xu hướng đơn giản mà người ta có thể kéo dài một cách giả định.

K


Khối lượng bán
hối

bán   

 




Thời gian



Hình 11. Ngoại suy khối lượng bán theo thời kỳ

Để hình thành xu hướng phát triển của hiện tượng, cần thiết phải phân chia các nhân tố tác động đến hiện tượng đó thành 2 nhóm: nhóm các nhân tố tác động chủ yếu và thường xuyên, và nhóm các nhân tố tác động có tính ngẫu nhiên. Khi đó dãy số thời gian được chia thành 2 phần và biểu hiện dưới dạng toán học như sau:

Yt = F(t) + t

Trong đó: Yt: Hàm biểu thị xu hướng phát triển của hiện tượng

t : Thành phần ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng không và phương sai hữu hạn (biểu hiện những sai lệch so với xu hướng).

Trong phương pháp dự đoán bằng ngoại suy hàm xu hướng, những vấn đề cần lưu ý là lựa chọn dạng hàm xu hướng, xác định sai số dự đoán và khoảng dự đoán.

+ Ngoại suy bằng số bình quân di động (hay trượt) là một trong những phương pháp biểu thị xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng cần dự báo, trong trường hợp mà sự vận động của hiện tượng có những dao động mạnh mẽ theo hoàn cảnh từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, đôi khi khó xác định bằng mắt xu hướng của nó. Để san bằng những dao động ngẫu nhiên và làm xuất hiện xu hướng của hiện tượng, có thể thay thế những giá trị của mỗi thời kỳ bằng số bình quân của n thời kỳ gần nhất ( n là hằng số) trên đồ thị. Số bình quân di động này thường có hình dạng liên tục hơn so với bình quân thông thường và có thể làm xuất hiện và kéo dài một xu hướng đơn giản.

Trên đây là nguyên tắc ngoại suy đơn giản những xu hướng quan sát thấy trong quá khứ. Do đó, chúng chỉ được áp dụng nếu những số liệu lịch sử không làm xuất hiện những thay đổi rõ nét trong xu hướng và những dự báo được đưa ra trên sự giả định những xu hướng đã qua không bị thay đổi. Chính vì vậy những phương pháp này đặc biệt có giá trị đối với thời gian ngắn và chúng chỉ được áp dụng cho việc dự báo sự vận động tự phát, ngẫu nhiên của thị trường và không áp dụng cho dự báo những phản ứng của thị trường đối với những thay đổi trong chính sách của doanh nghiệp.

- Nhóm thứ hai gọi là “các mô hình toán kinh tế” không tìm cách làm rõ những “xu hướng” của quá khứ mà phát hiện “những nhân tố giải thích” các hiện tượng trong thời gian trước và dự báo sự vận động tương lai của nó.

Các phương pháp dự đoán kinh tế phức tạp hơn phương pháp ngoại suy theo thời gian. Nội dung cơ bản của các phương pháp này là “giải thích” những giá trị được nhận thấy trong quá khứ bằng phương trình hồi quy. Thực chất của phương trình hồi quy là phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng với nhau. Nó gắn hiện tượng cần giải thích (hay biến số phụ thuộc) với một số nhân tố giải thích (hay biến số độc lập). Phương pháp thống kê thường xuyên được sử dụng nhiều nhất là phương pháp hồi quy bội số. Mối quan hệ tương quan nhiều nhân tố được biểu diễn bằng mô hình hồi quy bội số có dạng tổng quát như sau:

Yt = A0 + A1Y t-1 + A 2 Y t-2 +….ApY t-p + t

Trong đó:

- Yt-1; Y t-2; Y t-p : là mức độ tác động của các nhân tố đến trị số của Yt

- A0: biến số gốc (hằng số)

- A1; A2; Ap : Hệ số hồi quy

- P : bậc của mô hình và phản ánh cả độ trễ thời gian

- t : Nhân tố ngẫu nhiên

Trong thực tiễn kinh tế hiện nay, người ta sử dụng rất phổ biến các “mô hình toán kinh tế” để dự báo sự vận động tương lai của các hiện tượng nghiên cứu. Như dự báo sự vận động tự phát của thị trường hoặc sự phản ứng của thị trường đối với những hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ: việc phân tích hồi quy bội số đã cho phép nhận thấy rằng việc bán giường ngủ hàng năm được giải thích tương đối rõ bằng phương trình sau:

Vi = Vo + M +C + R + T

Trong đó: Vi : Số lượng giường ngủ bán trong năm i

Vo: Số lượng giường ngủ bán của năm gốc (cơ sở) mà từ đó, những biến số khác thực hiện sự tác động của chúng (Vo = hằng số).

M: Số đám cưới của năm.

C: Số nhà được xây dựng trong năm

R: Thu nhập trung bình của các cặp vợ chồng

T: Thời gian (nó có giá trị =1 ở năm đầu tiên, =2 ở năm thứ hai…)

,,, : là những hệ số hồi quy biểu thị mức độ ảnh hưởng của từng biến số đối với số lượng bán.

Ngoài các phương pháp dự báo thị trường như đã đề cập ở trên, người ta còn sử dụng các phương pháp khác như: tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thăm dò ý định mua sản phẩm của người tiêu dùng, áp dụng phương pháp kinh tế lượng…



3.2. ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN RỪNG

3.2.1. Sự cần thiết phải định giá tài nguyên rừng

Các vùng rừng nhiệt đới trên thế giới và ở Việt nam đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp với tốc độ ngày càng lớn, hậu quả là làm mất đi khả năng cung cấp các dịch vụ về môi trường và nguồn lợi về kinh tế cho con người. Các nguồn lợi trực tiếp ở đây bao gồm cả các lâm sản như gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ. Hơn nữa, chức năng về cung cấp dịch vụ môi trường của rừng nhiệt đới cũng phong phú không kém do nó là điều kiện không thể thiếu cho các hoạt động nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng, ... cũng như là lá phổi xanh của hành tinh.

Tuy có giá trị về kinh tế và sinh thái cao như vậy nhưng rừng nhiệt đới nói chung và ở Việt nam nói riêng lại thường bị lợi dụng một cách bừa bãi và đôi khi mang tính chất huỷ diệt. Một trong những nguyên nhân chính đưa đến tình trạng trên là do sự bất lực của cơ chế thị trường khi mà các hàng hoá môi trường như không khí, sông hồ hay rừng tự nhiên không thể đo đếm hay giá cả của chúng khó có thể được xác định. Vì vậy, cũng giống như hàng hoá môi trường khác, tài nguyên rừng cũng cần phải được đánh giá một cách thoả đáng để làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý và sử dụng một cách bền vững. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải sử dụng cách tiếp cận và các công cụ/kỹ thuật đo đếm hợp lý.

3.2.2. Cơ sở khoa học và cách tiếp cận

3.2.2.1 Các khái niệm cơ bản


a) Tổng giá trị kinh tế của rừng

Vai trò và chức năng đa dạng và thiết yếu của rừng chứng tỏ giá trị của chúng lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nhận thức hiện nay. Thông thường, giá trị của rừng được thể hiện thông qua tổng giá trị kinh tế 1 của chúng. Tổng giá trị kinh tế này lại được phân loại thành giá trị sử dụng 2giá trị phi sử dụng 3 (Hình 1).



TV = UV + NV (0)

Munasinghe (1992)4 cụ thể hóa giá trị sử dụng thành giá trị sử dụng trực tiếp (DV), giá trị sử dụng gián tiếp (IV) và giá trị lựa chọn, và giá trị sử dụng gián tiếp thành giá trị để lại (BV) và giá trị tồn tại (EV) (xem Hình 1).



Hình 1. Sơ đồ phân loại tổng giá trị kinh tế của rừng

Nguồn: Theo Munasinghe (1992), Barbier (1993, 1994).

Giá trị sử dụng được tập hợp trên cơ sở chúng được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp. Giá trị sử dụng trực tiếp là những giá trị gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người mà rừng đem lại như đánh bắt cá, thu lượm củi đun, nghỉ ngơi giải trí, vv ... Việc sử dụng trực tiếp có thể mang tính chất thương mại và phi thương mại (gắn với cuộc sống tự cấp tự túc của cộng đồng địa phương). Giá trị phi sử dụng bao hàm những giá trị liên quan tới việc sử dụng hàng hoá môi trường hiện nay và trong tương lai (tiềm năng) trên cơ sở sự tồn tại của chúng và nhiều khi không liên quan tới việc sử dụng thực tế (Pearce và Warford, 1993). Giá trị phi sử dụng được chia ra thành giá trị thừa kế (để lại) và giá trị tồn tại.5 Giá trị phi sử dụng khi gộp lại có thể rất lớn. Tổng giá trị để lại và giá trị tồn tại, như được ước tính trong các nghiên cứu của Sutherland (1985), Walsh (1984) và Walsh (1985),6 dao động trong khoảng từ 35-70% tổng giá trị tài nguyên. Vì vậy, việc bỏ qua các giá trị này trong hoạch định chính sách quốc gia có thể dẫn đến các sai lầm nghiêm trọng trong phân bố và sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên, những giá trị phi sử dụng này rất khó có thể ước lượng.

Biểu thức (1) có thể được thể hiện như sau:

TV = DV + IV + OV + BV + EV ( 0 )

Giá trị phi sử dụng có thể nhận được bằng cách lấy tổng giá trị tài nguyên trừ đi giá trị sử dụng của nó:



NV = TV – UV ( 0 )

b) Mức bằng lòng (tự nguyện) trả (WTP)7

Trong lý thuyết kinh tế, giá trị kinh tế của một hàng hoá và dịch vụ thường được đo lường bởi những gì chúng ta bằng lòng trả cho hàng hoá đó, trừ đi chi phí để sản xuất và tiêu thụ nó, nghĩa là:

EV = WTP – C ( 0 )

Trong đó: EV: giá trị kinh tế

WTP: mức bằng lòng trả

C: chi phí

Tuy nhiên, chi phí cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của hàng hoá môi trường thường được coi là miễn phí (bằng không). Giá trị kinh tế của hàng hoá môi trường như rừng vì vậy bằng chính mức bằng lòng trả cho hàng hoá đó, không kể chúng ta có thực sự chi trả hay không, nghĩa là:

EV = WTP ( 0 )

Mức tự nguyện trả thức chất phản ánh sở thích tiêu dùng của khách hàng. Thông thường khách hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ mà họ tiêu dùng thông qua giá thị trường (market price). Nhưng cũng có trường hợp khách hàng tự nguyện hay chấp nhận trả cao hơn giá thị trường và mức họ tự nguyện trả cũng khác nhau. Có nghĩa là lợi ích mà họ nhận được cao hơn cả mức chỉ số thị trường. Mức "vượt" này thường được gọi là thặng dư tiêu dùng. Ta có thể thể hiện mối quan hệ này như sau:



WTP = MP + CS ( 0 )

trong đó: WTP: mức bằng lòng trả

MP: giá trị trường

CS: thặng dư tiêu dùng

Trong Hình 2, giá thị trường được xác định bởi quan hệ cung-cầu là P* và được áp dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên cá nhân A tỏ ra bằng lòng trả ở mức giá cao hơn (Pa). Tổng lợi ích nhận được ở đây thực tế là toàn bộ diện tích nằm dưới đường cầu ở hai phần đánh bóng là (a) và (b). Hình chữ nhật (a) chính là giá trị mà người tiêu dùng trả cho hàng hoá cụ thể, còn hình tam giác (b) là thặng dư tiêu dùng. Cả hai hình gộp lại sẽ cho giá trị tổng lợi ích.




Hình 2. WTP và thặng dư tiêu dùng

Đường cầu trong lý thuyết kinh tế vì vậy thường được gọi là đường “bằng lòng chi trả”, và những phương pháp xác định giá trị tài nguyên như phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) thường được gọi là phương pháp sử dụng đường cầu.



3.2.2.2 Cách tiếp cận định giá tài nguyên rừng

Thông thường, khi đánh giá kinh tế các dự án sử dụng tài nguyên trước khi đưa ra quyết định quản lý và sử dụng chúng, phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)8 thường được sử dụng. Tuy nhiên, do hạn chế về các thông tin cần thiết trong quá trình định giá tài nguyên cũng như xuất phát từ đặc điểm của tài nguyên rừng như đã trình bày ở trên, một phương pháp tiếp cận liên ngành trong đó có sự phối hợp của cả các nhà kinh tế lẫn sinh thái học có lẽ sẽ tỏ ra phù hợp hơn. Vì vậy, nội dung phần này sẽ tập trung vào việc giới thiệu một khung phân tích dùng cho định giá tài nguyên rừng.9

Theo khung phân tích này, quá trình đánh giá kinh tế tài nguyên rừng được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 xác định vấn đề và lựa chọn phương pháp tiếp cận đánh giá kinh tế chính xác; giai đoạn 2 xác định phạm vi và giới hạn phân tích cũng như các thông tin cần thiết cho phương pháp đánh giá kinh tế đã chọn; và giai đoạn 3 xác định phương pháp thu thập thông tin và kỹ thuật định giá cần cho đánh giá kinh tế. Việc hoàn tất cả 3 giai đoạn này sẽ đưa ra kết quả đánh giá kinh tế của tài nguyên rừng để giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ có nên tiếp tục chính sách đề ra hay không.





Hình 3. Khung phân tích trong đánh giá kinh tế tài nguyên rừng

Nguồn: Theo IIED (1994)


a. Xác định vấn đề và cách tiếp cận đánh giá

Giai đoạn đầu tiên của quá trình đánh giá tập trung vào việc xác định mục tiêu tổng quát hay vấn đề nổi cộm. Vấn đề được xác định ra sao sẽ quyết định cách đánh giá nào sẽ được lựa chọn. Những cách đánh giá chủ yếu được đưa ra trong khung phân tích này bao gồm phân tích tác động, định giá từng phần và định giá toàn phần.

Phân tích tác động bao hàm đánh giá những thiệt hại gây ra đối với rừng bởi tác động môi trường từ bên ngoài (ví dụ: tràn dầu tại vùng đất ướt ven biển). Cách đánh giá này tỏ ra phù hợp khi xáo động tại vùng rừng gây ra những tác động môi trường cụ thể.10 Với ví dụ tràn dầu ở trên, mục đích của phân tích tác động là đi ước lượng những giá trị mất đi của rừng do hệ sinh thái và tài nguyên bị thiệt hại. Những giá trị mất đi này có thể bao gồm lợi ích ròng về mặt sản xuất và lợi ích ròng về mặt môi trường bị mất đi do chất lượng môi trường (chất lượng nước, chức năng hệ sinh thái) suy giảm.

Định giá từng phần chủ yếu đi vào đánh giá hai hoặc nhiều hơn các phương án sử dụng rừng. Nghĩa là việc lựa chọn phương án sử dụng rừng phải dựa trên việc so sánh lợi ích ròng tạo ra bởi từng phương án. Trong cách đánh giá này, không phải tất cả lợi ích của rừng được đo lường, mà chỉ có những lợi ích sinh ra do kết quả của hoạt động dự án mới được quan tâm. Đó chính là lý do nó được gọi “định giá từng phần”.

Định giá toàn phần bao quát đánh giá tổng đóng góp về kinh tế, hay lợi ích ròng, của rừng cho xã hội. Trong trường hợp này, mục đích đặt ra là phải định giá lợi ích sản xuất và lợi ích môi trường ròng gắn với rừng càng nhiều càng tốt. Mục đích khác của định giá toàn phần là nhằm xác định xem có nên biến khu vực rừng nhất định thành khu bảo tồn với các hoạt động sử dụng có kiểm soát hay không. Khi đó tổng lợi ích ròng của rừng sẽ phải vượt trội các chi phí trực tiếp bỏ ra để xây dựng khu bảo tồn (bao gồm cả chi phí di dời và đền bù) cộng với các lợi ích ròng bị hy sinh do các phương án bị loại bỏ.

b. Xác định phạm vi - giới hạn phân tích và các thông tin cần thiết


Việc xác định phạm vi/giới hạn phân tích và thông tin cần thiết là bước đi tiếp theo sau khi đã chọn được cách đánh giá kinh tế phù hợp. Giai đoạn này bao gồm các bước sau:

  • Nhận biết diện tích rừng cần quan tâm, khoảng thời gian phân tích và ranh giới địa lý cũng như phân tích của hệ thống.

  • Xác định các đặc điểm cơ bản của vùng rừng đang được đánh giá, bao gồm các chức năng môi trường thông dụng (ví dụ: chu kỳ dinh dưỡng, chức năng tiểu khí hậu, luồng năng lượng, vv ...) cũng như các hợp phần/thành tố của nó (ví dụ: sinh khối, các loài động thực vật, ...) hay cả những thuộc tính khác (ví dụ: di sản văn hóa, ...).

  • Xác định giá trị gắn với mỗi thành tố, chức năng cũng như thuộc tính của hệ sinh thái rừng. Các phạm trù như giá trị sử dụng (trực tiếp và gián tiếp) và giá trị phi sử dụng được sử dụng để diễn dịch các đặc điểm của rừng sang thước đo kinh tế.

  • Xếp hạng các đặc điểm và giá trị chính của rừng (phụ thuộc vào cách đánh giá kinh tế).
c. Xác định các phương pháp thu thập số liệu và kỹ thuật định giá

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau được sử dụng trong định giá tài nguyên và hàng hóa môi trường. Các phương pháp này khác biệt về mức độ tin cậy lý thuyết và khả năng chấp nhận giữa các nhà kinh tế, về yêu cầu số liệu và mức độ dễ dàng sử dụng và cả mức độ phù hợp với các nước khác nhau. Để thuận tiện cho việc áp dụng, các phương pháp và kỹ thuật trên được chia thành 5 nhóm sau:

  • Phương pháp giá thị trường

  • Phương pháp thị trường thay thế

  • Phương pháp hàm sản xuất

  • Phương pháp bày tỏ sở thích

  • Phương pháp dùng chi phí

Phương pháp giá thị trường sử dụng số liệu và thông tin điều tra từ người sản xuất và tiêu dùng sau khi đã điều chỉnh theo mùa, giá trị gia tăng và các ảnh hưởng của chính sách công. Nó cũng bao gồm cả việc ước lượng lợi ích của sản xuất và tiêu dùng mang tính tự cấp tự túc.

Phương pháp này thường được áp dụng cho ước lượng giá trị sử dụng trực tiếp của rừng, bao gồm cả giá trị lâm sản ngoài gỗ được tiêu thụ một phần hoặc không công khai trên thị trường nhằm mục đích ước tính mức độ tiêu dùng tự cấp tự túc hoặc không được ghi chép. Giá thị trường phản ánh sở thích của người tiêu dùng, nhưng thường phải điều chỉnh do ảnh hưởng của chính sách công hoặc thất bại của thị trường.



Phương pháp thị trường thay thế sử dụng thông tin về hàng hóa được tiêu dùng để suy ra giá trị của hàng hóa phi thị trường liên quan. Nhóm phương pháp này bao gồm phương pháp du lịch phí, giá hưởng thụ (hedonic) và phương pháp dùng hàng hóa thay thế:

  • Phương pháp du lịch phí thường sử dụng số liệu điều tra về chi phí trực tiếp như tầu xe và nhà nghỉ, và cả chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra để đi du lịch được tính dựa trên một phần đơn giá tiền lương trung bình. Phương pháp du lịch phí thường được sử dụng để ước lượng nhu cầu giải trí của rừng tại một điểm cụ thể. Liên quan tới phương pháp này là phương pháp được sử dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển để xác định giá trị lâm sản ngoài gỗ phi thị trường thông qua chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra để thu lượm và sơ chế chúng.

  • Định giá hưởng thụ sử dụng phương pháp thống kê để xác định tương quan giữa biến động về giá của một hàng hóa thị trường với thay đổi về mức độ tiện nghi môi trường liên quan. Định giá hưởng thụ được dùng để đo lường ảnh hưởng của mức độ gần rừng hoặc nơi khai thác tới giá của đất làm nhà ở hay kinh doanh.

  • Phương pháp dùng hàng hóa thay thế sử dụng giá thị trường của hàng hóa thay thế để đo lường lợi ích phi thị trường. Phương pháp này có thể được dùng bất kỳ khi nào có hàng hóa thị trường gần gũi thay thế cho các lợi ích ngoài gỗ.

Các phương pháp thị trường thay thế nhìn chung là có thể tin cậy được nếu quan hệ giữa lợi ích cần xác định và thị trường thay thế được làm rõ và giá cả trong thị trường thay thế không bị bóp méo. Ngoài ra, phương pháp du lịch phí có thể phải tính cho nhiều mục đích khác nhau trong một chuyến đi đơn thuần. Định giá hưởng thụ thì lại đòi hỏi lượng thông tin lớn để tách riêng ảnh hưởng của lợi ích phi thị trường tới giá thị trường tương đối so với các yếu tố khác.

Phương pháp hàm sản xuất (hay thay đổi sản lượng) tập trung vào quan hệ sinh-lý giữa mức độ (hay chất lượng) của lợi ích phi thị trường và mức độ (hay chất lượng) đầu ra của một hàng hóa/dịch vụ nào đó. Phương pháp này được dùng để ước lượng cả tác động tại chỗ lẫn tác động ra bên ngoài của thay đổi về sử dụng đất, như ảnh hưởng của khai thác gỗ tới săn bắn, sử dụng nước vùng hạ lưu, nghề cá, khí hậu, vv…Nó đòi hỏi số liệu thỏa đáng về các quan hệ sinh-lý giữa đầu vào và đầu ra.

Phương pháp bày tỏ sở thích bao gồm phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) và xếp hạng ngẫu nhiên.

  • Phương pháp định giá ngẫu nhiên sử dụng thông tin điều tra người tiêu dùng để làm rõ mức tự nguyện (bằng lòng) chi trả cá nhân mang tính giả định cho một lợi ích nào đó hoặc mức tự nguyện (bằng lòng) chấp nhận đền bù phần lợi ích bị mất. Phương pháp định giá ngẫu nhiên thường được sử dụng để xác định các giá trị giải trí/du lịch. Đặc biệt, nó là một trong các phương pháp duy nhất được dùng để ước lượng giá trị phi sử dụng như giá trị cảnh quan hay đa dạng sinh học.

  • Phương pháp xếp hạng ngẫu nhiên sử dụng kỹ thuật có sự tham gia theo nhóm để làm rõ nguyện vọng/sở thích về các lợi ích phi thị trường dưới dạng cấp hạng hay tiền tệ. Nó đặc biệt hay được dùng khi các nhóm mục tiêu không quen với cách định giá bằng tiền.

Phương pháp định giá ngẫu nhiên thường được coi là phương pháp đáng tin cậy nếu tuân thủ quy trình định giá chặt chẽ. Ngược lại, phương pháp có sự tham gia lại mang tính thực nghiệm và ít được sử dụng rộng rãi để ước lượng các lợi ích phi thị trường. Chúng chỉ phát huy tác dụng khi thu thập thông tin định tính hay “bối cảnh”, nhưng lại gây ra hoài nghi về độ tin cậy khi ước tính mức bằng lòng chi trả.

Phương pháp dựa vào chi phí sử dụng chi phí cung cấp hay thay thế một hàng hóa/dịch vụ như là thước đo gần đúng lợi ích của nó. (ví dụ, chi phí cơ hội, chi phí cơ hội gián tiếp, chi phí khôi phục, chi phí thay thế, chi phí di dời, chi phí phòng ngừa, …). Phương pháp này có thể được sử dụng để định giá một lợi ích bất kỳ của rừng. Tuy nhiên, nó được coi là ít đáng tin cậy hơn so với các phương pháp khác và cần được sử dụng một cách thận trọng.

Như vậy, từng hợp phần trong tổng giá trị kinh tế của rừng có thể được định giá bằng một hay một vài phương pháp phù hợp. Mối liên hệ giữa các giá trị của rừng và các phương pháp phù hợp và ngược lại có thể được thể hiện như sau:



Biểu 3.1. Các hợp phần giá trị của rừng và phương pháp định giá

Hợp phần giá trị

Phương pháp định giá


tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương