Mã môn học: fec321 được soạn với mục đích giảng dạy và tham khảo cho sinh viên ngành


GDP = Tiêu dùng + Đầu tư + Thuế nhà đất + Lợi nhuận + Khấu hao



tải về 0.68 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích0.68 Mb.
#32577
1   2   3   4   5   6   7   8

GDP = Tiêu dùng + Đầu tư + Thuế nhà đất + Lợi nhuận + Khấu hao


+ Phương pháp tính theo thu nhập:

GDP = Tiền công, tiền lương + Lãi suất + Thuế nhà đất + Lợi nhuận + Khấu hao



- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP- Gross National Product)

GNP là toàn bộ sản phẩm dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thu nhập trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước. So với GDP thì GNP cộng thêm khoản thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài (E).

GNP = GDP + E

GNP = C + G + I + NX + E


Trong đó: C: chi tiêu của các hộ gia đình.

G: chi tiêu của chính phủ.

I: đầu tư.

NX: xuất khẩu ròng. NX = Ex - IM

Ex: xuất khẩu (Export).

IM: nhập khẩu (Import).

E: Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.

- Thu nhập quốc dân (Y) là tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất: lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý..của nền kinh tế hay đồng thời cũng là thu nhập của tất cả các hộ gia đình (các cá nhân). Thu nhập quốc dân (Y) là hiệu số giữa thu nhập quốc dân ròng (NNP) và thuế gián thu (Te)

Y = NNP - Te

Trong đó: NNP = GDP - A

A: khấu hao TSCĐ.

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên được phản qua sơ đồ


GNP

E

E

A







NX

GDP







C

NNP

TE




G

Y

TR

I

Y(D)

Trong đó: TR: thuế trực thu.

Y(D): thu nhập có thể sử dụng.



* Nhóm các chỉ tiêu phản ảnh thu nhập trên đầu người

Thông thường người ta sử dụng 2 chỉ tiêu:



- Sản phẩm quốc nội tính theo đầu người: GDP/người .

- Sản phẩm quốc dân tính theo đầu người: GNP/người .

b) Hệ thống chỉ tiêu phản ánh về cơ cấu kinh tế xã hội

Tỷ trọng (di) là tỷ lệ phần trăm giữa mức độ của một bộ phận nào đó (Yi) so với mức độ của tổng thể ()

Công thức: di =

Để phản ánh cơ cấu xã hội trong ngành lâm nghiệp ta dùng 2 chỉ số:



- Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội trong ngành lâm nghiệp

Trong đó: d(GDP): chỉ số cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội ngành LN

GDPLN, GDPTQ: tổng sản phẩm quốc nội của ngành LN và của toàn quốc

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá vị trí của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.



- Chỉ số phản ánh cơ cấu ngoại thương của ngành lâm nghiệp

Trong đó: d(NX): Chỉ số cơ cấu ngoại thương.

NXLN, NXTQ: Xuất khẩu ròng của ngành lâm nghiệp và xuất khẩu ròng của toàn quốc.

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá đánh giá kết quả xuất nhập khẩu của ngành lâm nghiệp so với xuất nhập khẩu của nền kinh tế quốc dân.



2.4.2.3. Các nhân tố phát triển kinh tế lâm nghiệp

Quá trình sản xuất là quá trình phối hợp các yếu tố nguồn lực (đầu vào) để tạo ra các sản phẩm có ích (đầu ra). Các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra luôn luôn có mối quan hệ nhân quả với nhau . Trong đó có những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, có những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp, căn cứ vào sự tác động đó người ta phân thành 2 nhóm nhân tố:



a) Các nhân tố trực tiếp:

Đây là những nhân tố thuộc luồng đầu vào mà sự biến đổi của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu ra như: đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học công nghệ.

Mối quan hệ trên được phản ảnh qua hàm sản xuất:

Y= F(Xi)


Trong đó: Y: sản lượng (đầu ra) là biến phụ thuộc

Xi: các yếu tố đầu vào là các biến số độc lập. Đây chính là các nhân tố tác động trực tiếp làm thay đổi kết quả đầu ra.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đòi hỏi phải tổ chức, quản lý khoa học các yếu tố sản xuất để đạt hiệu quả như mong muốn.

b) Các nhân tố gián tiếp

Ngoài những nhân tố ảnh hưởng tác động trực tiếp, trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn có những nhân tố tác động gián tiếp. Những nhân tố này tuy là sự tác động gián tiếp nhưng phạm vi ảnh hưởng của nó lại rất rộng, rất phức tạp và hiệu quả khôn lường, hiện nay chúng ta chưa thể lượng hoá mức độ ảnh hưởng của nó. Những nhân tố thuộc nhóm này đáng chú ý nhất là các nhân tố: thể chế chính trị xã hội, nó có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội theo lợi ích của cộng đồng thông qua hệ thống pháp luật, chế độ chính sách. Từ đó có thể tạo ra môi trường thuận lợi và kích thích sản xuất phát triển. Ngoài ra còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế lâm nghiệp: đặc điểm văn hóa xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu gia đình, khí hậu thời tiết, vị trí tự nhiên của đất nước...



2.4.3 Động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp

Trong khoa học quản lý người ta phân biệt 2 động lực: động lực vật chất và động lực tinh thần.



a) Động lực vật chất (kinh tế)

Động lực về kinh tế hiểu một cách chung nhất là thoả mãn nhu cầu “làm giầu” của con người trên cơ sở phát huy cao nhất mọi khả năng, tài năng của mỗi người. Lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân là tổng hợp các lợi ích cá nhân. Do đó, một khi nhu cầu vật chất của cá nhân được đáp ứng sẽ tạo ra động lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy phát triển. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chiến lược phát triển lâm nghiệp nói riêng phải đặc biệt quan tâm xây dựng và ban hành hệ thống chính sách đồng bộ, cởi mở, có khả năng kích thích để tạo ra động lực cho sự phát triển.



b. Động lực tinh thần

Động lực về tinh thần được hiểu như là lực lượng phát triển thông qua sự tác động vào ý thức, trách nhiệm, niềm tin, lòng tự hào, tính tự trọng... của con người trong quá trình hoạt động xã hội. Trong khoa học quản lý, đặc biệt là khoa học tâm lý người ta đặc biệt quan tâm đến động lực tinh thần để tạo ra các phong trào hoạt động xã hội.



2.5. Chiến lược phát triển LN (2011-2020)

CHƯƠNG 3. THỊ TRƯỜNG, ĐỊNH GIÁ

VÀ HẠCH TOÁN KINH TẾ RỪNG
3.1. THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN

3.1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm thị trường lâm sản

3.1.1.1. Khái niệm thị trường lâm sản

Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm thị trường. Ta có thể gặp một số khái niệm phổ biến sau:

Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.

Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó, họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.

Qua những khái niệm trên đây cho thấy trong một số trường hợp người mua và người bán có thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định (thị trường hàng tiêu dùng, rau quả…). Trong nhiều trường hợp khác các công việc giao dịch diễn ra qua điện thoại, vô tuyến hoặc các phương tiện từ xa khác (thị trường chứng khoán).

Như vậy, thuật ngữ thị trường được các nhà kinh tế học sử dụng với tính cách là một phạm trù kinh tế học trừu tượng, gắn liền với sự ra đời, phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Về nguyên tắc, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất, qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.

Thuật ngữ thị trường lâm sản, hiểu một cách chung nhất, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu lâm sản ở một thời điểm nhất định. Hay nói một cách khác, thị trường lâm sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi hàng hoá lâm sản. Như vậy, bản chất thị trường lâm sản chính là sự chuyển giao quyền sở hữu lâm sản từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thoả thuận định ra.

Từ quan niệm này cho thấy, mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần định giá, do đó sẽ có một hệ thống giá, dựa vào đó tạo lập sự cân bằng cung cầu trên thị trường. Như vậy, nghiên cứu cung cầu lâm sản và sự hình thành giá cả lâm sản là những nội dung quan trọng nhất khi nghiên cứu về thị trường lâm sản.


3.1.1.2. Chức năng thị trường lâm sản

Với tính cách là một phạm trù kinh tế, thị trường lâm sản có những chức năng cơ bản sau đây:

a. Chức năng thừa nhận

Trên thị trường, mọi yếu tố đầu vào và lâm sản sản xuất ra đều thực hiện được việc bán, tức là việc chuyển quyền sở hữu nó, thông qua một loạt các thoả thuận về giá cả, chất lượng, phương thức giao nhận hàng, phương thức thanh toán. Chức năng thừa nhận của thị trường thể hiện ở chỗ: người mua chấp nhận mua hàng hoá của người bán và do vậy hàng hoá được bán. Thực hiện chức năng này nghĩa là thừa nhận các hoạt động mua bán hàng hoá theo yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường.

b. Chức năng thực hiện

Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thị trường thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hoá, hình thành giá cả và thực hiện việc trao đổi giá trị. Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá hình thành nên các giá trị trao đổi của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ kinh tế khác trên thị trường.

c. Chức năng điều tiết kích thích

Thông qua nhu cầu thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển tư liệu sản xuất, vốn, lao động từ ngành này qua ngành khác, từ sản phẩm này qua sản phẩm khác để có lợi nhuận cao. Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng của mình. Do đó thị trường có vai trò to lớn đối với việc hướng dẫn tiêu dùng. Trong quá trình tái sản xuất không phải người sản xuất, lưu thông đưa ra chi phí như thế nào cũng được xã hội thừa nhận. Thị trường chỉ thừa nhận ở mức thấp hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết trung bình. Do đó, thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kích thích tiết kiệm chi phí.

d. Chức năng thông tin

Thị trường thông tin về tổng số cung và tổng số cầu, cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, đến mua bán, chất lượng sản phẩm, hướng vận động của hàng hoá. Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế, trong đó có vấn đề ra quyết định.

Nói tóm lại, các chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện bốn chức năng này. Tuy nhiên chức năng thừa nhận là quan trọng nhất, có tính chất quyết định.

3.1.1.3. Đặc điểm chung về thị trường lâm sản

a) Do đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ lâm sản, thị trường lâm sản là thị trường đa cấp.

Mỗi loại lâm sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt : thời gian, không gian, chất lượng. Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia kênh tiêu thụ cần bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả, thể hiện: trong thị trường tiêu thụ công nghiệp, các nhà máy mua nửa thành phẩm của ngành chế biến lâm sản rồi chế biến tiếp tục để tạo ra thành phẩm bán cho người tiêu dùng. Chẳng hạn các nửa thành phẩm như gỗ xẻ, ván nhân tạo, bột giấy... nếu tiếp tục được chế biến sẽ tạo ra các thành phẩm, như khung cửa, khung nhà, tà vẹt, giấy, bàn ghế...Mỗi sản phẩm chuyên dùng đều có những đặc tính và chất lượng riêng thể hiện qua các thông số như độ bền, độ co ngót, độ thẩm nước... , đặc biệt đối với sản phẩm chế biến cơ học, như gỗ xẻ, ván nhân tạo thì quy cách và sai số là những đặc tính quan trọng. Hoặc nguyên liệu có thể khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng cũng được các ngành mua và tiếp tục chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Những sản phẩm khác như hạt giống, cây con thì việc đóng gói bao bì có chức năng bảo quản để chuyên chở đến người tiêu dùng có liên quan đến chất lượng sản phẩm làm ra và việc trao đổi cần tiến hành nhanh gọn. Như vậy, cần có phương tiện vận chuyển kịp thời.

b) Người bán lâm sản là các doanh nghiệp lâm nghiệp, hộ nông dân, các tổ chức kinh tế khác. Lâm sản có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc thông qua những bộ phận dịch vụ tiêu thụ. Người tiêu dùng là các nhà máy, xưởng chế biến lâm sản, hộ nông dân, các cá nhân tiêu dùng tự do...

c) Trên thị trường lâm sản, có một số sản phẩm mà hộ nông dân, hoặc doanh nghiệp bình thường không sản xuất được như: hạt giống, cây cảnh... mà phải do các cơ sở nghiên cứu tạo ra.

d) Vấn đề vận chuyển là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc chế biến và thị trường tiêu thụ gỗ và lâm sản khác. Các lâm sản phải vận chuyển ra từ rừng đến các trung tâm dân cư lớn. Các nhà máy thường đặt tại các trung tâm đó và sau khi chế biến, sản phẩm lại được chuyên chở đến các trung tâm dân cư khác nhỏ hơn hoặc các vùng thị trấn, các đầu mối giao thông. Hoặc lâm sản thường được tiêu thụ ở các chợ nông thôn và tại các cơ sở sản xuất chế biến.

Tại chợ nông thôn, việc mua bán chủ yếu diễn ra giữa những người sản xuất nhỏ. Sản phẩm trao đổi phần lớn là sản phẩm dư thừa của từng người bán hoặc mua với số lượng nhỏ như: gỗ nhỏ, củi, tre, nứa, hàng tiểu thủ công, đồ dùng bằng gỗ. Tất cả hàng hoá trao đổi ở chợ nông thôn đều gắn liền với tính chất truyền thống của từng địa phương và việc trao đổi diễn ra một cách tự phát. Các sản phẩm gỗ thường ở mức độ chế biến thấp. Các loại sản phẩm thường nghèo nàn nên người mua bị hạn chế trong sự lựa chọn.

Tại các cơ sở sản xuất, sản phẩm mua bán thường thông qua hợp đồng kinh tế. Lượng sản phẩm trao đổi ở đây tương đối lớn và quan hệ kinh tế trở lên rõ ràng. Các hợp đồng ký kết hoàn toàn trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.



3.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường

Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường này cũng rất phong phú và phức tạp. Có thể khái quát các nhân tố chính sau đây:

a) Căn cứ vào sự tác động của các lĩnh vực thị trường, người ta chia ra các nhân tố thuộc về kinh tế, chính trị- xã hội, tâm, sinh lý, thời tiết khí hậu…

- Các nhân tố về kinh tế có vai trò quyết định. Bởi vì nó tác động trực tiếp tới cung cầu, giá cả, tiền tệ, quan hệ cung cầu…

- Các nhân tố thuộc về chính trị- xã hội cũng ảnh hưởng to lớn tới thị trường. Các nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, dân tộc, quan hệ quốc tế, chiến tranh và hoà bình…Nhân tố chính trị- xã hội tác động trực tiếp tới kinh tế và do đó cũng tác động trực tiếp tới thị trường.

- Các nhân tố tâm, sinh lý tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng và do đó tác động mạnh mẽ tới cầu trên thi trường.

- Nhân tố thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp to lớn tới người tiêu dùng, tới nhu cầu trên thị trường. Tuy nhiên thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất, tới cung của thị trường.

b) Theo tính chất của quản lý và cấp quản lý người ta chia ra các nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô và các nhân tố thuộc về quản lý vi mô.

- Các nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô là các chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước tác động vào thị trường. Thực chất những nhân tố này thể hiện sự quản lý hay điều tiết của Nhà nước đối với thị trường. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng thị trường, từng thời kỳ mà các chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước tác động vào thị trường sẽ khác nhau. Nhìn chung, những chính sách, biện pháp hay được sử dụng là: thuế, quỹ điều hoà giá cả, trợ giá, lãi suất…Mỗi biện pháp có vai trò khác nhau tới thị trường. Song nhìn chung, các biện pháp này tác động trực tiếp vào cung hoặc cầu và do đó cũng tác động gián tiếp vào giá cả. Đó là 3 yếu tố quan trọng nhất của thị trường.

- Những nhân tố thuộc về quản lý vi mô là những chiến lược, chính sách và

biện pháp của các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng trong kinh doanh. Những nhân tố này thường là các chính sách làm sản phẩm thích ứng với thị trường, phân phối hàng hoá, giá cả, quảng cáo, các bí quyết cạnh tranh…Đó cũng chính là những chiến lược, chính sách, biện pháp để các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận và thích ứng với thị trường.

3.1.2. Cung và cầu lâm sản

3.1.2.1. Cầu về lâm sản

a) Khái niệm cầu và đường cầu lâm sản

- Cầu về lâm sản là số lượng lâm sản hàng hoá mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá chấp nhận được. Nhu cầu về một loại lâm sản hàng hoá trên thị trường là tổng nhu cầu của tất cả người mua về lâm sản hàng hoá đó trên thị trường ở mức giá đó. Nói đến lượng lâm sản cầu, cần phải lưu ý hai điểm cơ bản sau:



Một là, lượng lâm sản mà người mua muốn mua với giá xác định.

Hai là, nhu cầu không phải là số lượng cụ thể mà là sự mô tả toàn diện về số lượng lâm sản hàng hoá mà người mua có thể mua ở mỗi mức giá khác nhau hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.

- Cầu khác với nhu cầu. Không phải bất cứ nhu cầu nào của người tiêu dùng cũng được thoả mãn. Người ta chỉ có thể mua hàng với túi tiền của mình, tức là cầu có khả năng thanh toán. Có cầu cá nhân và cầu thị trường. Cầu thị trường lâm sản được hình thành trên cơ sở tổng hợp mọi cầu cá nhân, tức là cầu có khả năng thanh toán của xã hội.

- Đường cầu phản ánh mối tương quan giữa giá cả và lượng cầu và được biểu diễn trên hình 01.

Giá cả (p)



Đường cầu
P1 A
P2 B

0 Q1 Q2 Q (Khối lượng lâm sản)



Hình 01: Đường cong cầu lâm sản

Đường cong cầu tổng quát (hình 01 ) biểu diển mối quan hệ giữa giá cả P và lượng cầu Q. Số cầu là cầu ứng với mỗi mức giá. Ở giá P1 thì số cầu là Q1. Ở giá P2 thì số cầu là Q2. Tổng hợp tất cả các số cầu ta có biểu cầu và minh hoạ bằng hình học ta có đường cong cầu. Quan hệ giữa lượng cầu và giá cả là quan hệ tỷ lệ nghịch. Việc sử dụng đường cong cầu lâm sản để phân tích mối quan hệ giữa lượng cầu với sự thay đổi của giá cả thị trường.

- Đường cầu có khuynh hướng chạy dốc xuống từ trái sang phải. Vì ở mức giá thấp hơn sẽ có nhiều cá nhân bị lôi cuốn vào việc mua lâm sản và người mua cá biệt có thể mua dôi ra loại hàng hoá đó.

- Đường cầu cho ta thấy số lượng cầu của người tiêu dùng ở các mức giá cả khác nhau, khi các yếu tố khác giữ nguyên.



b) Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

- Giá của sản phẩm hàng hoá đó: Thường thì giá của lâm sản hàng hoá đó càng cao, nhu cầu về sản phẩm đó càng ít và ngược lại. Trên thị trường lâm sản, sản phẩm chia ra làm 2 loại:

+ Nhóm sản phẩm tiêu dùng cuối cùng cho sinh hoạt đời sống (đồ gỗ gia dụng). Những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng sẽ cần một lượng hàng cho nhu cầu sinh hoạt tương đương với thu nhập của họ. Như vậy, khi giá cao sản phẩm được mua ít đi và khi giá hạ sản phẩm được mua nhiều hơn.

+ Những người tiêu dùng sản phẩm trung gian (hạt giống, cây con, gỗ tròn...) phải mua một lượng hàng nhất định căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật và quy mô sản xuất của họ.

Như vậy, nếu giá hạ người ta cũng không mua được nhiều hơn, còn nếu giá tăng người ta tìm mặt hàng thay thế và trong chừng mực nhất định phải giảm quy mô sản xuất hay chuyển hướng sản xuất. Nhưng nhìn, chung giữa giá cả và lượng cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi giá của lâm sản thay đổi, người tiêu dùng cũng sẽ có những ứng xử phù hợp với sự thay đổi đó.

Thước đo sự thay đổi về nhu cầu lâm sản của người tiêu dùng với sự thay đổi về giá của lâm sản đó là độ co giãn về cầu (Ep). Đó là tỷ lệ phần trăm giữa sự thay đổi về cầu lâm sản so với sự thay đổi phần trăm về giá của lâm sản hàng hoá đó. Vì cầu lâm sản tỷ lệ nghịch với giá sản phẩm đó nên độ co giãn của cầu theo giá mang gía trị âm, nó phản ánh quá trình trượt dọc theo đường cầu.

Phần trăm thay đổi lượng cầu sản phẩm A (Q/Q)x100

Ep= =

Phần trăm thay đổi về giá sản phẩm P (P/P)x100

Trong đó: - Q: Lượng cầu về lâm sản hàng hoá

- P: Giá của lâm sản hàng hoá đó

- Q/Q: Mức thay đổi về lượng cầu lâm sản

- P/P : Mức thay đổi về giá lâm sản

E có thể nhận giá trị từ 0 đến vô cùng và được thể hiện ở bảng 01



tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương