Mã môn học: fec321 được soạn với mục đích giảng dạy và tham khảo cho sinh viên ngành


Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá



tải về 0.68 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích0.68 Mb.
#32577
1   2   3   4   5   6   7   8

Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá

Thực hiện giám sát định kỳ tương ứng với quy mô và cư­ờng độ kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trư­ờng và xã hội của những hoạt động đó.

8.1 Tần số và cư­ờng độ giám sát tư­ơng ứng với quy mô và cư­ờng độ kinh doanh rừng cũng như­ mức độ phức tạp và độ bền vững của môi trư­ờng bị tác động. Các hình thức giám sát đ­ược lặp lại theo thời gian để có thể so sánh những kết quả và đánh giá được những thay đổi.

8.2 Hoạt động quản lý rừng bao gồm cả các hoạt động nghiên cứu và thu thập các thông tin cần thiết cho giám sát, ít nhất là những thông tin sau đây:

a. Sản l­ượng của tất cả những sản phẩm đã đ­ược khai thác;

b. Tốc độ tăng trư­ởng, tái sinh và tình trạng của rừng;

c. Thành phần và những thay đổi quan sát đư­ợc trong giới thực vật và động vật;

d. Những tác động về môi tr­ường và xã hội của hoạt động khai thác và các hoạt động khác;

đ. Chi phí, năng suất và hiệu quả của hoạt động quản lý rừng.

8.3 Công tác t­ư liệu đư­ợc thực hiện tốt để các tổ chức kiểm tra và chứng chỉ có thể theo dõi chuỗi hành trình của từng sản phẩm.

8.4 Những kết quả giám sát đ­ược sử dụng để thực thi và điều chỉnh kế hoạch quản lý.

8.5 Trong khi vẫn thực hiện quyền giữ bí mật thông tin, những người quản lý phải thông báo công khai bản tóm tắt kết quả giám sát các Chỉ số, kể cả các Chỉ số của Tiêu chí 8.2.
Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao

Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC) có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên quan đến RBTC luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở giải pháp phòng ngừa.


    1. Chủ rừng thực hiện khảo sát đánh giá để xác định những khu rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC) tương ứng với quy mô và cường độ kinh doanh rừng

    2. Phần tư vấn của quá trỡnh cấp chứng chỉ phải nhấn mạnh đến việc tham khảo ý kiến của các bên về các giá trị bảo tồn đã được xác định và việc duy trì các giá trị đó.

9.3 Trong kế hoạch quản lý có các biện pháp đảm bảo duy trì và tăng cường chức năng của RBTC phù hợp với các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả. Các giải pháp này được nói rõ trong phần tóm tắt kế hoạch quản lý để thông báo công khai.

9.4 Chủ rừng thực hiện giám sát hàng năm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp duy trì hoặc tăng cường các giá trị của RBTC.


Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng

Rừng trồng được quy hoạch và quản lý phù hợp với các Tiêu chuẩn và Tiêu chí từ 1 đến 9. Khi trồng rừng để đáp ứng các lợi ích về kinh tế, xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên.

    1. Mục tiêu quản lý của rừng trồng, kể cả những mục tiêu bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên, được ghi rõ trong kế hoạch quản lý, và phải được thể hiện rõ trong việc thực thi kế hoạch.

    2. Thiết kế và bố trí rừng trồng có tác dụng bảo vệ, phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên và không làm tăng áp lực lên rừng tự nhiên. Trong việc bố trí rừng trồng có dành ra các hành lang bảo vệ những động vật hoang dã, các vùng cận sông suối và các đám rừng rải rác có tuổi và chu kỳ khác nhau phù hợp với quy mô hoạt động trồng rừng. Quy mô và cách bố trí các khoảnh rừng trồng phù hợp với kiểu cấu trúc các lâm phần rừng như thấy trong phạm vi cảnh quan tự nhiên.

    3. Ưu tiên trồng hỗn loài để tăng cường tính bền vững về kinh tế, sinh thái và xã hội. Sự đa dạng loài như vậy có thể bao gồm sự phân bố kích thước và không gian của các khoảnh rừng được quản lý, số lượng và thành phần về loài, cấp tuổi và cấu trúc.

10.4 Loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa và các mục tiêu quản lý. Để tăng cường bảo tồn tính đa dạng sinh học chủ rừng ưu tiên chọn các loài cây bản địa để trồng rừng và phục hồi những rừng đã thoái hoá. Chỉ trồng những loài cây nhập nội có năng suất cao hơn những loài bản địa, trong trường hợp này phải giám sát chặt chẽ tỷ lệ sống, tình trạng sâu, bệnh và những tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái.

10.5 Tuỳ thuộc quy mô rừng trồng và trên cơ sở tiêu chuẩn vùng, chủ rừng dành một phần diện tích đất trồng rừng để quản lý vì mục đích phục hồi thành rừng tự nhiên.

10.6 Có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và cải tạo cấu trúc, độ phì và hoạt động sinh học của đất. Kỹ thuật và mức độ thu hoạch sản phẩm, việc thiết kế và bảo dưỡng đường giao thông, tời kéo gỗ cũng như việc chọn loài cây trồng không gây thoái hoá đất và không ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và dòng chảy.

10.7 Có những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh, cháy rừng và sự nhập nội tràn lan những loài cây mới. Phòng trừ tổng hợp dịch bệnh được xem là một khâu quan trọng trong kế hoạch quản lý, trước hết dựa vào biện pháp phòng ngừa và diệt bệnh bằng phương pháp sinh học hơn là hoá học và phân bón. Chủ rừng tìm mọi cách tránh dùng thuốc sâu và phân hoá học, kể cả trong các vườn ươm. Việc sử dụng các hoá chất cũng đã được đề cập đến ở các Tiêu chí 6.6 và 6.7.

10.8 Tuỳ theo phạm vi và cường độ hoạt động trồng rừng, việc kiểm tra đánh giá rừng trồng phải bao gồm việc đánh giá thường xuyên những tác động sinh thái-xã hội trong và ngoài khu vực (chẳng hạn như tác động đến tái sinh tự nhiên, nguồn nước, độ phì của đất, thu nhập, phúc lợi của người dân địa phương) ngoài những điểm như đã nói ở những Tiêu chuẩn 8, 6, và 4. Không được trồng bất kỳ loài cây nào ở phạm vi rộng nếu chưa có những thử nghiệm ở địa phương hoặc chưa có những kinh nghiệm chắc chắn cho thấy những loài cây đó thích nghi tốt với điều kiện lập địa, không xâm nhập tràn lan và không gây tác hại sinh thái đáng kể đến các hệ sinh thái khác. Cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề xã hội trong việc lấy đất trồng rừng, nhất là liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu hoặc sử dụng.

10.9 Rừng trồng trên đất chuyển hoá từ rừng tự nhiên sau tháng 11 năm 1994 thông thường sẽ không được chứng chỉ, trừ khi có đủ bằng chứng là chủ rừng không chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp về sự chuyển đổi đó.



Ghi chú: Đây là phiên bản thứ 8 của Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt nam theo FSC vừa được cập nhật tháng 7 năm 2004. Mỗi tiêu chuẩn còn được chi tiết hóa thành các tiêu chí (criteria) và chỉ số (indicators).

4.3.3 Các chính sách và hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản lý rừng bền vững

I Văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật Đất đai, số 13/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội

2. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, số 29/2004/QH11, ngày 3/12/2004 của Quốc hội

3. Luật Bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11, ngày 29/11/2005 của Quốc hội

4. Nghị định về Thi hành Luật Đất đai, số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính Phủ

5 Nghị định về Thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, số 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006 của Chính Phủ

6. Nghị định về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 của Chính Phủ

7. Nghị định về Sắp xếp, đổi mới và Phát triển Lâm trường quốc doanh, số 200/2004/NĐ-CP, ngày 3/12/2004 của Chính Phủ

8. Quyết định về việc Ban hành Quy chế quản lý rừng, số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ

9. Nghị định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính Phủ

10. Quyết định về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới

5 triệu ha rừng, số 100/2007QĐ-TTg, ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính Phủ

11. Quyết định Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015, số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ,

12. Nghị định về Nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng, số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính Phủ

13. Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính Phủ

14. Nghị định về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, số 05/2008/NĐ-CP, ngày 14/1/2008 của Chính Phủ

15. Quyết định về việc Ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, số 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT

16. Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày6/11/2006 của Bộ NN-PTNT hướng dẫn một số điều của Quy chế Quản lý rừng ban hành theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg; số 57/2007/TT-BNN, ngày 13/6/2007 của Bộ NN-PTNT

17. Quyết định Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2006, số 2503/QĐ/BNN-KL, ngày 27/8/2007 của Bộ NN-PTNT

18. Quyết định về việc Đóng dấu búa kiểm lâm và kiểm soát dấu búa, số 44/2006/QĐ-BNN, ngày 1/6/2006 của Bộ NN-PTNT

19. Thông tư vè Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, số 99/2006/TT-BNN của Bộ NN-PTNT

20. Quyết định về việc Ban hành Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản, số 59/2005/QĐ-BNN, ngày 10/10/2005của Bộ NN-PTNT

21. Thông tư hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, số 05/2008/TT-BNN, ngày 14/1/2008 của Bộ NN-PTN

22. Thông tư số: 38/2014/TT-BNNPTNT, về: hướng dẫn về Phương án quản lý rừng bền vững, Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2014.                         



II Quy trình kỹ thuật (Bộ NN-PTNT)

23. Quyết định ban hành Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng, số QPN6-84, ngày 1/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ NN-PTNT

24. Quyết định ban hành Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng rừng sản xuất gỗ và tre nứa; số 200/QĐ-KT, ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp (cũ) - QPN14-92

25. Quyết định ban hành Quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa; số 804/QĐ-KT, ngày 2/11/1993 của Bộ Lâm nghiệp (cũ)- QPN16-93

26. Quyết định về áp dụng kỹ thuật lâm sinh đối với tiêu chuẩn sản phẩm gỗ và tre nứa, số 200/QĐ-KT, ngày 31/3/1993 của Bộ NN-PTNT

4.4. CHỨNG CHỈ RỪNG

Tài nguyên rừng của Việt nam hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng do việc quản lý và khai thác không bền vững. Tình trạng xuống cấp thể hiện ở cả mặt số lượng và chất lượng của rừng. Tại nhiều khu vực ở Tây Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên, rừng đã và đang mất rừng chức năng kinh tế lẫn sinh thái. Suy rộng ra thì những thay đổi của tài nguyên rừng ở Việt nam cũng nằm trong xu thế suy giảm tài nguyên rừng toàn cầu. Xu thế này có thể dẫn đến khả năng sinh kế của thế hệ hiện tại và tương lai bị đe dọa.

Để phản ánh những quan tâm nổi cộm gần đây về số phận của rừng nhiệt đới, một loạt sáng kiến và công ước quốc tế như Nguyên tắc về Rừng (Forest Principles) tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc tế về môi trường và phát triển tại Rio de Janero 1992 được thông qua nhằm quản lý rừng thế giới một cách bền vững. Cùng với các nước khác, Việt Nam cũng đang nỗ lực trong việc quản lý rừng theo hướng bền vững nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về lâm sản đồng thời đảm bảo các chức năng sinh thái của rừng được phát huy tối đa.

Hơn nữa, quản lý rừng bền vững còn nhằm đảm bảo cho nguồn lợi kinh tế lâu dài từ rừng Việt nam được duy trì thông qua các hoạt động thương mại trên thị trường lâm sản thế giới. Xu thế hiện nay là thị trường tiêu thụ lâm sản sẽ chỉ chấp nhận những mặt hàng có xuất xứ hợp pháp, tức là được khai thác từ những diện tích rừng được quản lý bền vững. Thủ tục tiến hành nhằm khẳng định rằng một diện tích rừng nhất định được quản lý bền vững được gọi là cấp chứng chỉ rừng.



4.4.1. Khái niệm

Cấp chứng chỉ rừng là một quá trình theo đó một tổ chức cấp chứng chỉ độc lập đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản rằng rừng được quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn sinh thái, kinh tế và xã hội đã thống nhất. Một nhãn hàng sẽ thông báo cho người tiêu dùng rằng sản phẩm họ mua được khai thác từ rừng đã cấp chứng chỉ. Vì vậy, cấp chứng chỉ rừng là một công cụ thị trường nhằm thúc đẩy QLRBV vì chứng chỉ rừng liên kết nhà sản xuất và nhà tiêu dùng với nhau trong việc sử dụng có trách nhiệm của họ đối với tài nguyên rừng.

Chứng chỉ rừng khác với chuỗi hành trình sản phẩm (chain of custody) và nhãn sinh thái (eco-lebelling). Chuỗi hành trình sản phẩm là khả năng lần theo dấu vết của gỗ từ thời điểm rời khỏi rừng thông qua các kênh sản xuất và thị trường tới nhà tiêu dùng cuối cùng. Nó nhằm đảm bảo rằng những gì được dán nhãn dưới dạng một sản phẩm được cấp chứng chỉ đều có thể truy nguyên ngược về nguồn gốc đã được cấp chứng chỉ. Nhãn sinh thái là ký hiệu sở hữu dùng để nhận biết một sản phẩm đã được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường đã quy định.



4.4.2. Nguyên tắc và tiêu chí

Cấp chứng chỉ chính là hệ thống các chuẩn mực dùng để nhận biết xem rừng có được quản lý tốt hay không. Vì vậy, nó phải dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí nhất định, thường là của các tổ chức như FSC hoặc PEFC (Pan-European Forest Certification) đưa ra. Các tổ chức này lại ủy quyền việc cấp chứng chỉ cho các cơ quan khác nhau. Ví dụ, các cơ quan cấp chứng chỉ rừng theo nguyên tắc của FSC bao gồm Rainforest Alliance Smart Wood Programme (USA), Soil Association Woodmark Programme (UK), Scientific Certification Systems (USA) và SGS Qualifor Programme (UK).





Hình 4 . Những khu vực rừng trên thế giới được cấp chứng chỉ theo FSC, 5/2004

Nguồn: Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004. Bản tin ‘Quản lý rừng’, No 1 tháng 7/2004, Hà nội.

FSC đã đưa ra 10 nguyên tắc/tiêu chuẩn để áp dụng cho các loại rừng khác nhau trên thế giới (xem Hộp 1). Trong khi các nguyên tắc và tiêu chí này được xây dựng cho các loại rừng được quản lý nhằm sản xuất gỗ là chủ yếu thì chúng cũng phù với các loại rừng được quản lý cho sản xuất lâm sản ngoài gỗ và các chức năng dịch vụ khác.



4.4.3. Quá trình cấp chứng chỉ

Chứng chỉ rừng là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước khác nhau. Nó thường bao gồm cả việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn này vào việc đánh giá hoạt động quản lý rừng, theo dõi hành trình sản phẩm từ rừng cho đến sản phẩm cuối cùng, tiếp thị và dán nhãn.

Trong thực tế, chứng chỉ rừng bao gồm việc kiểm định các hoạt động của một chủ rừng để kiểm tra xem đất rừng có được quản lý phù hợp với các khía cạnh quản lý rừng về xã hội, môi trường và kinh tế không, các khía cạnh này được mô tả trong các nguyên tắc và tiêu chí của FSC.

Một đội ngũ có chuyên môn được thành lập gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau (lâm nghiệp, nhà sinh thái học, xã hội học, v.v...) sẽ tiến hành các đánh giá. Các chuyên gia này đánh giá từng khía cạnh quản lý rừng và chỉ ra các vấn đề và khía cạnh cần có sự cải thiện để việc quản lý đạt được chất lượng tốt và đạt được chứng chỉ.

Nếu rừng được cấp chứng chỉ thì chứng chỉ sẽ có giá trị trong vòng 5 năm và hàng năm sẽ có các lần đánh giá định kỳ. Lâm sản có nguồn gốc từ các khu rừng được chứng chỉ phù hợp với các tiêu chuẩn FSC có thể được mang nhãn FSC.

Quá trình chứng chỉ rừng cũng có thể được thể hiện chi tiết trong sơ đồ sau:



4
.4.4. Lợi ích và chi phí của chứng chỉ rừng


4.4.4.1. Lợi ích

* Lợi ích về kinh tế:

  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh;

  • Tạo điều kiện tiếp cận thị trường mới; và,

  • Xây dựng và nâng cao hình ảnh của công ty trước công chúng và sự hài lòng của nhân viên.

* Lợi ích về môi trường:

  • Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó: nguồn nước, đất, hệ sinh thái duy nhất và mỏng manh và cảnh quan;

  • Duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng; và,

  • Bảo vệ các loài đang bị đe dọa và đang có nguy cơ cùng với sinh cảnh của chúng.

* Lợi ích về mặt xã hội:

- Thúc đẩy sự tôn trọng đối với nhân viên, quyền của người dân bản địa và cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia của nhiều bên có liên quan khác nhau vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý rừng;



  • Đóng góp vào sự suy giảm tai nạn nghề nghiệp thông qua việc giới thiệu và tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn.

3.4.4.2. Chi phí

Chi phí cấp chứng chỉ rừng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cụ thể:



TC = Cd + Ci

trong đó: TC - tổng chi phí cấp chứng chỉ rừng

Cd - chi phí trực tiếp

Ci - chi phí gián tiếp



Chi phí trực tiếp của việc đánh giá rừng bao gồm chi phí đánh giá lần đầu, chi phí theo dõi hành trình gỗ và chi phí đánh giá-giám sát hàng năm. Chi phí trực tiếp của việc được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) bao gồm chi phí đánh giá ban đầu và hàng năm. Chi phí gián tiếp là chi phí cần thiết để đạt được điều kiện cấp chứng chỉ rừng như chi phí bỏ ra để cải thiện các hoạt động quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ rừng theo các nguyên tắc và tiêu chí đã thống nhất (Sikod 1996; Irvine 2000). Nó có thể gồm cả chi phí gia tăng cho nhân viên, chi phí gia tăng cho việc kiểm soát rừng, việc lập kế hoạch quản lý phụ thêm, chi phí kiểm kê gia tăng, và những thay đổi trong các phương pháp khai thác. Ngoài ra, chi phí gián tiếp có thể bao gồm khoản tăng thêm để phân loại sản phẩm, trang bị lại nhà xưởng, và đào tạo nhân viên để đảm bảo tính riêng rẽ của sản phẩm, vv ...

Chi phí trực tiếp, hay chi phí cấp chứng chỉ, cũng biến đổi phụ thuộc vào khả năng có sẵn của thông tin về điều tra rừng và mức độ đầy đủ của bản đồ lâm nghiệp. Theo Bass (2000), khoản chi phí này dao động trong khoảng US$0.3-1.0 cho 1 ha một năm. Tương tự, chi phí kiểm toán (đánh giá ban đầu) của FSC hay ISO có thể từ US$3,000 tới US$ 7,000 cho một khoảnh rừng 200 acre (tương đương 81 ha), tức là vào khoảng US$37-85/ha. Các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến biến động chi phí này, theo Bass (2000), bao gồm:



  • Quy mô của các hoạt động lâm nghiệp: các hoạt động quy mô lớn có thể dàn trải chi phí cố định trên diện tích và trữ lượng rừng lớn;

  • Tính cạnh tranh: khi cạnh tranh tăng lên cũng làm giảm chi phí xuống;

  • Chủng loại rừng và vị trí địa lý: chi phí cấp chứng chỉ rừng cho rừng mưa hỗn loài và ở xa có thể cao hơn so với chi phí cho rừng trồng thuần loài gần các nhà máy bột giấy.

Chi phí trực tiếp này sẽ được trả các cơ quan cấp chứng chỉ do đã tiến hành các thủ tục cấp chứng chỉ rừng. Thông thường, khoản chi phí này do chủ rừng hay doanh nghiệp lâm nghiệp phải trả, nhưng đôi khi lại do người mua gánh chịu.

Chi phí gián tiếp, hay chi phí quản lý rừng bền vững, dao động rất lớn tùy thuộc vào từng loại rừng. Ví dụ, một nghiên cứu của ITTO chỉ ra rằng chi phí cho 1 m3 gỗ vào khoảng US$60 ở Sarawak (Malaysia), US$38 ở Philippines, và US$70 ở Indonesia, còn chi phí ước tính cho các hoạt động sửa đổi vào khoảng US$0-13 cho mỗi m3 (Varangis, 1995). Nói một cách khác, chi phí quản lý rừng bền vững cho 1m3 gỗ dao động trong khoảng 10-20% của giá gỗ nhiệt đới bình quân hiện nay là US$350 trên thị trường thế giới (Sikod, 1996).

Thông thường, do chi phí chứng chỉ rừng được coi là tương đối cố định, các doanh nghiệp hay công ty lâm nghiệp quy mô lớn thường giải quyết chi phí tăng thêm dễ dàng hơn các chủ rừng nhỏ. Vì vậy, để các cộng đồng địa phương hay các chủ rừng nhỏ có thể tránh được các chi phí phát sinh khi tham gia cấp chứng chỉ rừng, nhiều khi phải có các thay đổi hay xắp xếp lại về đất đai. Vấn đề này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt nam nơi có nhiều diện tích rừng lớn đang được các hộ gia đình quản lý với quy mô nhỏ và tản mạn.

4.4.5. Những thách thức đối với chứng chỉ rừng

Mặc dù việc cấp chứng chỉ rừng đã được triển khai trên thế giới nhiều thập kỷ nay, nó mới chỉ được bắt đầu thử nghiệm ở Việt nam trong thời gian gần đây. Trong khi đó, môi trường pháp lý và thể chế của quản lý rừng ở Việt nam rất khác biệt so với các nước.

Sau một thời gian dài tài nguyên rừng được quản lý một cách kém hiệu quả bởi các lâm trường quốc doanh, quyền sử dụng rừng và đất rừng ở Việt nam đã và đang được chuyển giao cho các tổ chức và cá nhân để quản lý lâu dài trong khi quyền sở hữu đất đai chủ yếu vẫn thuộc về nhà nước.

Hiện trạng quản lý rừng của Việt nam được thể hiện bằng sự đa dạng các hệ thống quản lý, tình trạng thông tin thiếu chính xác, tản mạn và không nhất quán, sự dư thừa của các văn bản pháp quy kém hiệu quả và chồng chéo lẫn nhau cũng như sự yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

Tất cả những nhân tố này đều là những thách thức đối với quá trình cấp chứng chỉ rừng ở Việt nam.

Về mặt kinh tế, có vẻ như là chứng chỉ rừng sẽ làm cho suất đầu tư cho 1 ha rừng đội lên gấp 2 hoặc 3 lần. Đây là khó khăn lớn đối với không chỉ các lâm trường quốc doanh mà cả các chủ rừng tư nhân và hộ nông dân khi mà họ luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh và phải đi vay chịu lãi ngân hàng.




Hình 5. Tỷ lệ gia tăng diện tích rừng (ha)

được cấp chứng chỉ FSC, 12/1995-05/2004

Nguồn: Cục Lâm nghiệp, Bộ Bông nghiệp và PTNT, 2004. Bản tin “Quản lý rừng”, No. 1, 7/2004, Hà nội.

Mặc dù chứng chỉ rừng có thể mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, nhưng những trở ngại sau đây cũng cần phải được tính đến:



  • Thị phần “xanh” cho các lâm sản, đặc biệt là các loài ít được biết đến, từ Việt nam rất nhỏ bé. Vì vậy khó có thể biết rõ phạm vi mà các chủ rừng, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng địa phương sẽ được hưởng lợi từ việc cấp chứng chỉ rừng;

  • Chưa rõ là các sản phẩm từ rừng đã cấp chứng chỉ với chi phí cao hơn sẽ bán với được giá cao hơn và dễ bán hơn?

  • Nếu cấp chứng chỉ rừng là tự nguyện thì rất có thể đại đa số các chủ rừng nhỏ ở Việt nam có thể sẽ đứng ngoài việc cấp chứng chỉ rừng, chủ yếu do tình trạng khó khăn về tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

  1. Ngô Đức Cát, (2000), "Giáo trình: Kinh tế tài nguyên đất", Nxb Nông nghiệp.

  2. Ngô Đình Giao, (1997), "Kinh tế học vi mô", Nxb Giáo dục - Hà Nội.

  3. Hồ Xuân Phương, (1998), "Kinh tế vĩ mô", Nxb Tài chính - Hà Nội.

  4. Luật đất đai (sách tái bản), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội - 2007.

  5. Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004

  6. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006 của Chính Phủ về Thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

  7. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý rừng

  8. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020

  9. Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Ba hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

  10. Thông tư số 05/2008/TT-BNN, ngày 14/1/2008 của Bộ NN-PTNT về Hướn dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

  11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội - 1987, 1991, 1995, 1999, 2003, 2006, 2011

Tài liệu tiếng Anh

  1. Andreas Hausler, Micherer-Lorenzen, Sustainable Forest management in Germany. The Ecosystem Approach of the Biodiversity Conservatio reconsidered. Result of the R+D - Project 800 83 001

  2. Manish Tiwari, Lessons learnt from sustainable forest managemen initiatives in Asia, New Delhi, India, October 2004.

  3. IIED (1994), Economic Evaluation of Tropical Forest Land Use Options, (Draft), Environmental Economic Program, London.

  4. Pearce, D.W. and Warford (1993), World Without End: Economics, environment and sustainable development, Oxford University Press, New York.

  5. Tietenberg, T.H. (1992), Environmental and natural resource economics, Harper Collins Publishers Inc., New York.




1 Tên tiếng Anh: Total Economic Value.

2 Tên tiếng Anh: use value

3 Tên tiếng Anh: non-use value.

4 Munasinghe, M., 1992. 'Biodiversity protection policy: environmental valuation and distribution issues', AMBIO, 21(3):227-36..

5 Tên tiếng Anh: bequest value và existence value.

6 Sutherland, R.J. and Walsh, R.G., 1985. 'Effect of distance on the preservation value of water quality', Land Economics, 61(3):281-91, Walsh, R.G., Loomis, J.B. and Gillman, R.A., 1984. 'Valuing option, existence and bequest demands for wilderness', Land Economics, 60(1):14-29, Walsh, R.G., Sanders, L.D. and Loomis, J.B., 1985. Wild and Scenic River Economics: recreation use and preservation values, American Wilderness Alliance, Englewood, Colorado.

7 Tên tiếng Anh: Willingness-to-pay

8 Cost-benefit analysis.

9 Khung phân tích này được nhà kinh tế học Barbier xây dựng cho IIED năm 1994.

10


11 te còn được gọi là tuổi thành thục tự nhiên.

12 Trường hợp này người ta gọi là tuổi thành thục công nghệ, tức là tuổi cho sản phẩm phù hợp với mục đích kinh doanh.

13 tx chính là điểm uốn của đồ thị trong hình .

14 Tên tiếng Anh là current annual incrementmean annual increment

15 Tham khảo thêm Hartwick, J.M. and Oliwiler, N.D., 1998. The Economics of Natural Resource Use, Addison-Wesley Educational Publishers, Inc., Massachusetts để tìm hiểu các bước biến đổi toán học để đưa đến biểu thức này.

16 Xem các phương pháp định giá ở Chương 2.

17 World Bank’s World Development Indicators.

18 Trích trong Schmutzenhofer (1992:3).






tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương