Luận văn Tính toán thiết kế hệ thống xử lý khí xi măng lò đứng công suất 1000 tấn clinke/ngày


IV.2./ Tính toán thiết bị xử lý khí



tải về 0.88 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.88 Mb.
#2040
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

IV.2./ Tính toán thiết bị xử lý khí :

IV.2.1./ Cơ sở tính toán quá trình hấp thụ :


Khí thải SO2 được hấp thụ bằng dịch sữa vôi Ca(OH)2 4%. SO2 sẽ phản ứng với sữa vôi để tạo thành CaSO3 hoặc CaSO4. Các chất rắn này (cùng với tro bay) liên tục được tách ra khỏi dịch sữa vôi và được chuyển vào bể lắng. Phần dịch còn lại, sau khi được bổ sung CaO, sẽ được bơm quay trở lại tháp hấp thụ.

Hấp phụ bằng huyền phù là nước vôi trong Ca(OH)2, với tỷ lệ pha loãng Ca(OH)2 và H2O là 1 : 24

Huyền phù Ca(OH)2 4% khối lượng :

kg/m3

kg/m3

Khối lượng riêng của huyền phù

x : khối lượng pha rắn trong huyền phù (x = 0,04)

Độ nhớt huyền phù : đối với dung dịch loãng có nồng độ pha rắn nhỏ hơn 10% khối lượng được tính theo công thức sau :

Trong đó :

 : nồng độ pha rắn trong huyền phù ( chọn  = 0,04 )

Khối lượng phân tử của huyền phù :


  • Phương trình cân bằng vật chất :

Điều kiện ban đầu :

      • Lưu lượng khí vào ở điều kiện chuẩn (00C, 1atm) : 102276 m3/h

      • Nồng độ SO2 ban đầu : 4494 mg/Nm3

      • Nhiệt độ khí vào : 1620C

      • Nhiệt độ khí ra : 500C

      • Nhiệt độ dung dịch vào : 250C

      • Nhiệt độ dung dịch ra : 450C

Ký hiệu :

Xđ : Nồng độ ban đầu của cấu tử cần hấp thụ trong dung môi (kmol/kmol dung môi)

Xc : Nồng độ cuối của cấu tử cần hấp thụ trong dung môi (kmol/kmol dung môi)

Yđ : Nồng độ ban đầu của cấu tử cần hấp thụ trong hỗn hợp khí (kmol/kmol khí trơ)

Yc : Nồng độ cuối của cấu tử cần hấp thụ trong hỗn hợp khí (kmol/kmol khí trơ)

GY : Lượng hỗn hợp khí đi vào thiết bị hấp thụ (kmol/h)

GX : Lượng dung môi đi vào thiết bị hấp thụ (kmol/h)

Gtr : Lượng khí trơ đi vào thiết bị hấp thụ (kmol/h).



Các thông số đầu vào thiết bị :

      • Nồng độ khí ban đầu :



      • Nồng độ SO2 trong khói lò :

= 7,74 kmol/h

      • Nồng độ phần mol của SO2 :



      • Tỷ số mol của SO2 :

Các thông số đầu ra thiết bị :

Nồng độ đầu ra của SO2 ở 50oC :

Nồng độ mol SO2 ở đầu ra :

Nồng độ phần mol của SO2 trong hỗn hợp khí ở đầu ra của thiết bị :

Tỉ số mol :

Hiệu suất của quá trình hấp thụ :



      • Lượng khí trơ được tính :

Phương trình đường cân bằng cho quá trình hấp thụ :

Với Y = Yđ thì X = Xcb

: hằng số cân bằng

Ở nhiệt độ làm việc 500C ta có :

Hệ số Henry ψSO2 = 65300 mmHg

p = 1at = 760 mmHg

Do đó :

Lượng dung môi đi trong tháp :



Giả sử ban đầu dung dịch hấp thụ sạch : Xđ = 0

Lượng dung môi cần thiết :

Lượng dung môi tối thiểu cần dùng :

Trong các thiết bị hấp thụ, nồng độ cân bằng luôn lớn hơn nồng độ thực tế nên lượng dung môi tiêu tốn thực tế lớn hơn lượng dung môi tối thiểu, thường lấy lượng dung môi thực tế lớn hơn lượng dung môi tối thiểu là 20%. [11.141]

Gxmin = 1,2Gx = 1,2 . 407466 = 488959 kmol/h

Nồng độ dung dịch ra khỏi tháp :

Phương trình cân bằng vật liệu cho phần trên của thiết bị


  • Tính toán lượng sữa vôi cần dùng

Lưu lượng khí thải ở t = 1620C :

Lượng SO2 có trong khói thải : 459,63 kg/h

Hiệu suất hấp thụ : 99,91 %

Trong tháp rỗng khí thải đi từ dưới lên, dung dịch đi từ trên xuống. Lúc này Ca(OH)2 phản ứng với SO2 tạo thành CaSO3. Sau đó CaSO3 bị oxy không khí oxy hoá thành CaSO4.2H2O

Phương trình phản ứng :

CaO + H2O  Ca(OH)2



Ca(OH)2 + SO2  CaSO3.H2O + H2O

CaSO3.H2O + O2 + 2 H2O  CaSO4.2H2O

Có thể viết lại thành phương trình tổng quát như sau:

CaO + SO2 + O2 + H2O  CaSO4.2H2O

Lượng SO2 cần xử lý : = 459,62 . 99,91 = 459,2 kg/h

Lượng CaO cần cho phản ứng :



  • Tính toán lượng nước cần bổ sung

Phương trình phản ứng : CaO + H2O = Ca(OH)2

Lượng nước cần để pha dung dịch Ca(OH)2 :



IV.2.2./ Tính toán tháp rửa

IV.2.2.1./ Tính chiều cao làm việc và đường kính tháp

Xác định chiều cao và đường kính của tháp :

Ta có lưu lượng khí qua tháp được tính theo công thức :

Trong đó :

LK : lưu lượng khí qua tháp, m3/h

K : tốc độ của khí qua tháp, m/s

D : đường kính của tháp, m

Chọn vận tốc của dòng khí đi trong tháp = 1,2 m/s ta tính được :

Thể tích của tháp rửa :

Trong đó :

V : thể tích tháp rửa , m3

H : chiều cao của tháp , m

Trong tháp rửa người ta thường chọn tỷ số = 2 ÷ 3. Để tính chiều cao tháp rửa ta chọn H = 2,5D

Thể tích làm việc của tháp :

Chiều cao xây dựng của tháp:

Ht = H + h

h : chiều cao đỉnh tháp

Chọn h = 0,25H = 0,25.18 = 4,5 m

Vậy chiều cao xây dựng của tháp : Ht = 18 + 4,5 = 22,5 m

IV.2.2.2./ Tính đường kính ống dẫn khí vào tháp và ra khỏi tháp

Ống dẫn khí vào tháp được nối với thiết bị lọc bụi là ống Venturi nên ta chọn đường kính ống dẫn khí vào tháp bằng với đường kính ống Venturi :

dv = dventuri = 1,6 m

Cho tháp làm việc ở áp suất 1atm, vận tốc của dùng khí vào bằng vận tốc của dòng khí ra : dv = dr = 1,6 m



IV.2.2.3./ Đường kính ống dẫn dung dịch hấp thụ
Theo bảng II.2 [10] ta có vận tốc dung dịch hấp thụ trong ống đẩy của bơm là :  = 1,5 – 2,5 (m/s). Chọn  = 1,5 (m/s).

Lưu lượng dung dịch hấp thụ đi vào tháp : V = 10,045 m3/h = 2,8.10-3 m3/s

Chọn đường kính ống ddd = 50 mm

IV.2.2.4./ Tính toán cơ khí [11]

a./ Tính chiều dày thân tháp

Thiết bị làm việc ở áp suất khí quyển, dùng để hấp thụ khí SO2, thân tháp hình trụ , được chế tạo bằng cách cuốn tấm vật liệu với kích thước đã định, hàn ghép mối.

Chọn thân tháp làm bằng vật liệu OX18H10T.

Chọn thép không gỉ, bền nhiệt và chịu nhiệt.

Thông số giới hạn bền kéo và giới hạn bền chảy của thép loại OX18H10T, tra bảng XII. 4 , ta có :

k = 550.106 N/m2

c = 220.106 N/m2

Độ giãn tương đối:  = 38%

Độ nhớt va đập: ak = 2.10-6 J/m2.

Chọn chiều dày của thân hình trụ, làm việc với áp suất bên trong P được xác định theo công thức:

Trong đó:

Dt : Đường kính trong tháp, m.

 : hệ số bền của thành thân trụ theo phương dọc.

C : hệ số bổ sung do ăn mòn, bào mòn và dung sai về chiều dầy, m.

[k] : ứng suất cho phép của loại thép OX18H10T.

P : áp suất trong thiết bị ứng với sự chênh lệch áp suất lớn nhất ở bên trong và bên ngoài tháp, N/m2.



  • Tính P:

P = Plv + Ptt

Với : Plv - áp suất làm việc, Plv = 1 at = 0,981.105 N/m2

Ptt - áp suất thuỷ tĩnh của cột chất lỏng:

Ptt = .g.H (N/m2)

Trong đó:

 : khối lượng riêng của chất lỏng(dung dịch nước vôi trong), kg/m3

= 997,73 kg/m3

g - gia tốc trọng trường = 9,81 m/s2

H : chiều cao cột chất lỏng, H = 18 m

Do đó: Ptt = .g.H = 997,73.9,81.18 = 176179 (N/m2)

Suy ra: P = Plv + Ptt = 0,98.105 +176179 = 274179(N/m2)



  • Tính  :

Hệ số bền của thành thân trụ theo phương dọc, ta tra theo bảng XIII.8

Với hàn tay bằng hồ quang điện, thép không gỉ, thép cácbon và 2 lớp nên chọn  = h = 0,95



  • Tính đại lương bổ sung C:

C = f (độ ăn mòn, độ mài mòn, dung sai)

C = C1 + C2 + C3 (m)



Trong đó:

C1 : hệ số bổ sung do ăn mòn.

Đối với vật liệu bền (0,05- 0,1 mm/năm) lấy C1 = 1mm = 10-3 m (Tính theo đơn vị thời gian làm việc từ 15 - 20 năm)

C2 : đại lượng bổ sung do bào mòn, có thể bỏ qua C2 = 0

C3 : đại lượng bổ sung do dung sai của chiều dày phụ thuộc vào chiều dày tấm vật liệu. C3 = 0,8 mm đối với thép X18H10T

Vậy C = 1 + 0,8 = 1,8 (mm)



  • Tính [k]:

Ứng suất cho phép của loại thép X18H10T được tính theo bảng XIII-4, ta có thể chọn giá trị nhỏ nhất tính theo 2 công thức sau :

      • Theo giới hạn bền khi kéo:

Trong đó:

: hệ số hiệu chỉnh,  = 1

k = 550.106 (N/m2)

nk - hệ số an toàn theo giới hạn bền khi kéo, k = 2,6



      • Theo giới hạn bền khi chảy

Trong đó:

 : hệ số hiệu chỉnh,  = 1

c = 220.106 (N/m2)

c - hệ số an toàn theo giới hạn bền khi chảy, c = 1,5

Ta lấy giá trị bé hơn trong hai kết quả vừa tính được của ứng suất :

Nên có thể bỏ qua giá trị P ở mẫu số trong công thức tính bề dày thân tháp

Hay ta chọn S = 10 mm.

Trước khi đưa vào sử dụng, thiết bị phải qua kiểm tra với mức độ tối đa mà nó có thể chịu được:

Kiểm tra ứng suất của thành theo áp suất thử (dùng nước)

Trong đó:

P0 : áp suất thử tính toán, N/m2. Tính theo công thức sau:

P0 = Pth + Ptt

Với : Pth - áp suất thử thuỷ lực

Ptt - áp suất thuỷ tĩnh của cột nước.

Vì Ptt=78302 nằm trong khoảng (0,07.106÷0,5.106)N/m2 nên ta chọn

Pth = 1,5Ptt

Do đó : P0 = Pth + Ptt = 2,5Ptt = 195755 (N/m2)

Do đó chiều dày thân tháp S = 10 mm là phù hợp.


b./ Tính nắp thiết bị:




Hình IV. 1 – Mặt cắt nắp thiết bị

Chọn nắp thiết bị hình elip có gờ, thiết bị làm việc chịu được áp suất trong = 274179 > 7.104 (N/m2) nên chiều dày S được xác định bằng công thức :

Trong đó:

P : áp suất trong của thiết bị, P = 274179 (N/m2)

hb : chiều cao phần lồi của nắp, chọn hb = 4,5 (m)

[(k] : ứng suất cho phép của thiết bị, [(k] = 146,7.106 (N/m2)

(h : hệ số bền của mối hàn hướng tâm. Với mối hàn tay bằng hồ quang điện, vật liệu thép cacbon không gỉ, 2 lớp ta chọn (h = 0,95

C - đại lượng bổ sung, C = 1,8 (mm)

k - hệ số không thứ nguyên. Chọn k=1 (đối với đáy không có lỗ hay có lỗ tăng cứng hoàn toàn).

nên đại lượng P ở mẫu trong công thức tính S có thể bỏ qua. Vì vậy, chiều dày của đáy và nắp được tính:

Vậy S = 5mm

Xét S - C = 3,2 mm < 10 mm

Vì thế phải tăng C thêm 2mm so với ban đầu, tức là C = 1,8 + 2 = 3,8 mm

hay S = 7 mm.

Kiểm tra ứng suất của đáy, nắp thiết bị theo áp suất thử :

Do đó S = 7mm là phù hợp.

Tuy nhiên, do tháp có đường kính 7,2m khá lớn nên để đảm bảo an toàn lâu dài khi sử dụng ta chọn S=10mm bằng với chiều dày của thân tháp.

Suy ra : chiều cao gờ h = 2,5.S = 25 mm


c./ Tính bích nối :

Mặt bích là một bộ phận quan trọng để nối các phần thiết bị, cũng như nối các bộ phận khác với thiết bị. Công nghệ chế tạo mặt bích phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mặt bích, phương pháp nối và áp suất của môi trường.

  • Bích nối thiết bị:

Ta dùng 4 bích nối để nối thiết bị, 2 bích nối nắp và đáy với thân, 2 bích còn lại nối đoạn giữa tháp.

Chọn loại bích liền bằng thép kiểu I là loại phù hợp với hàn, đúc, rèn...để nối thiết bị. Do thiết bị có đường kính trong khá lớn (D = 7200 mm) nhưng trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp chưa tính được bích nối cho thiết bị này, giả thiết chọn bích nối tương tự như đối với thiết bị có đường kính D = 3000 mm.



Bảng IV. 6 - Các thông số về bích nối thiết bị

Dt

Kích thước nối

Kiểu bích




D

Db

DI

Do

Bu lông

I

Mm

db (mm)

Z (cái)

h (mm)

3000

3180

3110

3070

3019

M48

64

40

Trong đó: Dt đường kính trong của tháp,

D0 đường kính trong của bích,

D đường kính ngoài của bích,

Db đường kính tới tâm bu lông,

DI đường kính mép vát,

db đường kính bu lông,

h chiều cao bích.


  • Bích nối ống dẫn với thiết bị:

Ta dùng kiểu bích liền bằng kim loại đen, kiểu I để nối ống dẫn với thiết bị

Bảng IV. 7 - Các thông số về bích nối ống dẫn với thiết bị

Dy




Kích thước nối

Kiểu bích




Dn

D

Db

DI

Bu lông

I

Mm

db (mm)

Z (cái)

h (mm)

1600

1620

1750

1690

1660

M24

40

40

Trong đó: Dy đường kính trong của ống,

Dn đường kính trong của bích,

D đường kính ngoài của bích,

Db đường kính tới tâm bu lông,

DI đường kính mép vát,

db đường kính bu long,

h chiều cao bích.



tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương