Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang85/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
Tử Lộ, Tăng Tích, Nhiễm Hữu và Công Tây Hoa ngồi hầu ngài. Ngài bảo: “Các anh cho rằng ta 
có lớn hơn các anh một ngày mà ngại, nhưng đừng ngại gì cả. Ở nhà, các anh thường nói: 
“Chẳng ai biết ta”. Nếu có người biết thì các anh đem tài năng gì ra dùng?”. 
Tử Lộ vội vàng đáp: “Ví như một nước có một ngàn cỗ xe, bị ép giữa hai nước, lại thêm có nạn 
chiến tranh, nhân đó dân chúng đói khổ; Do tôi mà cầm quyền chính trị nước ấy thì vừa đầy ba 
năm, có thể khiến cho dân chúng dũng cảm mà lại biết đạo lý nữa”.  
Ngài mỉm cười. Rồi hỏi: “Cầu, còn anh thì thế nào?”  
Đáp: “Như có một nước vuông vức sáu, bảy chục dặm hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm 
quyền chính trị nước ấy thì vừa đầy ba năm có thể khiến cho dân chúng được no đủ. Còn về lễ 
nhạc thì xin đợi bực quân tử”.  
- “Xích, còn anh thì thế nào?”.  
Đáp: “Về lễ nhạc, tôi không phải giỏi song xin được học. Trong việc tế tự ở tôn miếu, hay trong 
hội nghị của các chư hầu, Xích tôi mặc áo lễ huyền đoan, đội mũ chương phủ mà xin làm một 
tiểu tướng”. 
- “Điểm, còn anh thì thế nào?”.  
Lúc đó Tăng Tích gẩy đờn sắt vừa ngớt, đặt đờn xuống, nghe reng một tiếng, mà đứng dậy, đáp: 


“Chí của tôi khác hẳn với ba anh đó”.  
Ngài bảo: “Hại gì? Cũng là ai nấy tỏ chí của mình ra mà thôi”.  
Thưa rằng: “Như bây giờ là tháng cuối xuân, y phục mùa xuân đã may xong, năm sáu người vừa 
tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, 
vừa đi vừa hát, kéo nhau về nhà”.  
Khổng tử ngẫm một chút rồi than: “Ta cũng muốn như Điểm vậy”. 
- Chỉ có một trang giấy mà tả rõ tính tình, chí hƣớng cùng sự tu dƣỡng của năm nhân vật, lại vén 
cho thấy một cảnh trời xuân, có suối trong gió mát, tiếng đàn tiếng hát. 
Tính tình Khổng tử hoà nhã mà thân mật: chỉ mỉm cƣời chứ không trách Tử Lộ. Đọc bộ Luận 
ngữ ta có cảm tƣởng nhƣ lúc nào ngài cũng đau đáu lo việc nhân quần, tới đoạn này ta mới thấy 
ngài cũng có lúc ƣa cảnh thanh nhàn, và nhƣ vậy ta càng mến ngài; ngài rất gần chúng ta, không 
cực đoan nhƣ Mặc Tử hay Trang Tử , đã đạt tới cái mức quân bình trong tâm hồn, đạt đƣợc cái 
đạo trung dung trong phép xử thế. 
Tử Lộ có chí làm một vị tƣớng, tính tình nóng nảy là phải (hai chữ “suất nhĩ” rất có ý nghĩa), lời 
lẽ tự phụ, nên Khổng tử nghe xong mỉm cƣời. 
Nhiễm Cầu muốn làm một nhà kinh tế, còn Công Tây Hoa muốn làm một nhà lễ nhạc, đều nhũn 
hơn Tử Lộ. 
Tác giả chú trọng nhất vào đoạn tà Tăng Tích: ung dung mà lễ độ. Từ đầu câu chuyện, Tăng Tích 
vẫn khoan thai bấm nhẹ cây đàn, nghe thầy hỏi mới đặt cây đàn xuống, (hai chữ “khanh nhĩ” thật 
linh động), rồi đứng dậy đáp, nhƣng không đáp ngay câu hỏi, còn rào đón trƣớc đã: “Chí của con 
khác ba anh đó”. Lời lẽ của Tăng lại văn hoa: cảnh dắt nhau đi tắm và hóng mát, nhƣ một bức 
hoạ vui tƣơi mà sáng sủa. Cái vui đó, duy bậc đạt quan mới biết hƣởng, nên chính Khổng tử 
cũng biểu đồng tình, rồi liên tƣởng đến đời bôn ba của mình mà hơi buồn. 
Phan Bội Châu, trong Khổng học đăng, đã phân tích ý nghĩa triết học của đoạn đó; chúng tôi 
không đồng ý hẳn với Cụ, nhƣng cũng xin chép lại dƣới đây vì lối giảng của cụ có chỗ mới mẻ. 
Cụ viết:
“Học giả đọc chƣơng (…) này, ngẫm nghĩ cho sâu, thiệt có thú vị. Chỉ thầy Tử Lộ làm một nhà 
tri binh; chỉ thầy Nhiễm Cầu làm một nhà lý tài; chỉ thầy Công Tây Hoa làm một nhà lễ nhạc, 
thảy là chăm về đƣờng thực dụng, đức Khổng tử há không phải lấy làm hay đâu! Nhƣng vì sao 
ngài biểu đồng tình với thầy Tăng Tích? Mà chỉ thầy Tăng Điểm có gì lạ đâu! Vì sao đức Thánh 
lại nói rằng: “Ngô dữ Điểm dã?”. 
“Cắt nghĩa bài này in nhƣ bài học triết lý. Nói rằng “một xuân giả” là theo về lý tự nhiên của 
trời; “Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân” là theo về lối tự nhiên của ngƣời; “dục hồ 
Nghi, phong hồ Vũ Vu” là theo lối tự nhiên của đất. Dục rồi phong, phong rồi vịnh, vịnh rồi quy, 
chỉ là thuận theo cái lý tự nhiên mà phát triển tinh thần khoái lạc của mình. Chỉ nghe trên lời nói, 


thật là bình thƣờng, mà dò tìm cho đến ý tứ tinh thần, thời bảo rằng tâm lý in nhƣ trời đất, cũng 
không phải quá đáng, nên đức Khổng tử chỉ biểu đồng tình với thầy Tăng Điểm”. 
Cụ Phan suốt đời hy sinh chiến đấu cho tự do và bình đẳng trong đời cách mạng cũng nhƣ trong 
việc trứ tác, thật đáng cho ta khâm phục. 
 
-------------------- 
Tăng Tích là cha của Tăng Sâm (Tăng tử), cả hai đều là ngƣời hiền, nổi tiếng nhất là Tăng Sâm. 
Lời nói nhũn. Trong số môn đệ đó, Tăng Tích chắc không nhỏ tuổi hơn Khổng tử bao nhiêu. 
Ý nói: có tài mà không đƣợc dùng. 
Các chƣ hầu thời đó chỉ đƣợc phép có ngàn cỗ chiến xa; Thiên Tử mới đƣợc có vạn cỗ. 
Tức Nhiễm Hữu. 
Tức là một nƣớc rất nhỏ. 
Nghĩa là bực tài giỏi hơn mình. 
Tức Công Tây Hoa. 
Áo Huyền đoan là lễ phục rộng, dài, màu huyền; chƣơng phủ là mũ lễ của sĩ và đại phu. (Phan 
Bội Châu cho đoan là mũ miện của vua chƣ hầu và dịch là: có ngƣời đội mũ miện, đội mũ 
chƣơng phủ thì Xích tôi xin làm một tiểu tƣớng). 
Tƣớng là chức quan nhỏ coi việc lễ. Tiểu tƣớng là một vị tƣớng nhỏ. 
Tức Tăng Tích. 
Nguyên văn: quán giả, nghĩa là ngƣời tới tuổi làm lễ đội mũ (lễ gia quan): thanh niên tới 20 tuổi 
thì làm lễ đó. 
Đồng tử là đứa trẻ con. 
Nghi là tên một con sông ở Lỗ - Vũ Vu là một cái đàn để tế, nơi đó cao, trống nên mát mẻ.
Các post ở trên còn khá nhiều lỗi. Tôi đang đọc lại và sửa chữa thêm trước khi làm ebook dạng 
.prc. Trong khi chờ đợi, xin mời các bạn đọc đoạn sau đây trong cuốn “Nhà giáo họ Khổng” 
(tôi chép lại từ trang ).  
Để tìm kiếm một bài trong cuốn Luận ngữ tương ứng với bài đó trong cuốn Nhà giáo họ Khổng 
(ví dụ bài Thuật nhi – 30), chúng ta nên đổi tên chương thành số thứ tự của chương đó (tức, theo 
ví dụ trên, thành: VII.30) vì trong ebook Luận ngữ, trước tên mỗi bài tôi đã ghi thêm số thứ tự 
của chương theo bảng kê sau đây:  


I. Học nhi, II. Vi chính, III. Bát dật, IV. Lí nhân, V. Công Dã Tràng, VI. Ung dã, VII. Thuật nhi, 
VIII. Thái Bá, IX. Tử hãn, X. Hương đãng, XI. Tiên tiến, XII. Nhan Uyên, XIII. Tử Lộ, XIV. Hiến 
vấn, XV. Vệ Linh Công, XVI. Quí thị, XVII. Dương Hoá, XVII. Vi tử, XIX. Tử Trương, XX. 
Nghiêu viết.  
Còn số thứ tự của bài có thể lớn hơn hay nhỏ hơn một chút vì trong cuốn Luận ngữ, có thiên cụ 
Nguyễn Hiến Lê đã “chia bài” lại. (Goldfish). 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương