Lại Văn Hùng1 Lê Thanh Hà



tải về 0.57 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.57 Mb.
#9882
1   2   3   4   5   6   7

HỌC GIẢ NGUYỄN VĂN TỐ –

HỘI TRƯỞNG ĐẦU TIÊN

HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Trần Đức Cường

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến chống xâm lược, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất thành công trong việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân. Do có chiến lược và chính sách đúng đắn, Đảng đã tập hợp và động viên được đội ngũ đông đảo các nhân sĩ, trí thức yêu nước tham gia tích cực vào các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội với mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Nhiều người trong số các nhân sĩ, trí thức yêu nước đã trở thành những tấm gương tận tụy vì dân, vì nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Tùng… Nguyễn Văn Tố là một trong số những trí thức yêu nước ấy.

Nguyễn Văn Tố hiệu là Ứng Hòe, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1889 ở Hà Nội trong một gia đình nho học. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau chuyển sang Tây học. Sau khi đỗ bằng Thành chung, ông học trường Thông ngôn rồi vào làm việc tại Viện Viễn Đông Bác cổ ở Hà Nội. Ông là một học giả uyên thâm chuyên nghiên cứu những vấn đề về văn học, văn hóa, lịch sử và đã có nhiều bài viết in trên tạp chí của Viện Viễn Đông Bác cổ, của Hội Trí Tri, báo Đông Thanh, Tri Tân và một số tờ báo tiếng Pháp như Courrier de Hai Phong (Tin Hải Phòng), L’avenir du Tonkin (Tương lai xứ Bắc Kỳ)… Các bài viết của ông có giá trị về khảo cứu đồng thời thể hiện lòng yêu nước và tôn vinh văn hóa dân tộc.

Thời kỳ Nguyễn Văn Tố hăng hái hoạt động trên lĩnh vực khảo cứu và báo chí cũng là thời kỳ trên đất nước Việt Nam có những chuyển biến quan trọng. Đây là khoảng thời gian mà Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam sau này) kịp thời thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, đưa một bộ phận ra hoạt động công khai với chủ trương triệt để lợi dụng những khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp để tuyên truyền, tổ chức quần chúng, đồng thời củng cố và phát triển tổ chức bí mật của Đảng, kết hợp những hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp với những hoạt động không hợp pháp nhằm tuyên truyền, tổ chức quần chúng tham gia Mặt trận Dân chủ, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng…

Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, Đảng chủ trương chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, trước hết là công nhân, nông dân, dân nghèo. Ra đời từ trong một nước khoảng 90% nhân dân mù chữ, Đảng hết sức coi trọng việc chống nạn thất học cho người dân. Chính vì vậy, các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 9 năm 1937 và tháng 3 năm 1938 đều nhấn mạnh nhiệm vụ chống nạn thất học bằng việc mở các lớp dạy chữ, các hội đọc sách báo, hội văn hóa, bạn học tốt… và kết hợp việc chống nạn thất học với việc truyên truyền cách mạng .

Để thực hiện chủ trương của Đảng, trên báo chí công khai lúc ấy như Tin tức, Thế giới mới, Tiếng vang, Tân xã hội… nhiều bài viết đã đề xuất việc chống nạn thất học. Trong một số cuộc đấu tranh của quần chúng, khẩu hiệu chống nạn thất học đã gây được sự chú ý của quần chúng. Giữa năm 1938, một số đảng viên cộng sản hoạt động ở Hà Nội đã cùng một số nhân sĩ trí thức họp bàn để tiến tới thành lập một tổ chức công khai chống nạn thất học. Hồi ký của nhà sử học Trần Huy Liệu viết: “Theo quyết nghị của Đảng, để tiến tới một tổ chức chống nạn thất học, chúng tôi, một số đồng chí đã họp với một số nhân sĩ để bàn về việc này. Buổi họp ở tại nhà anh Phan Thanh, trong đó có các anh Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Võ nguyên Giáp và tôi cùng mấy nhân sĩ là Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Tố và Trần Trọng Kim… Hội nghị đi tới việc xin phép thành lập một hội, trước định là Hội chống nạn thất học” . Hội nghị cử Học giả Nguyễn Văn Tố, Hội trưởng hội Trí Tri đứng ra đảm nhiệm việc làm thủ tục, thành lập và trực tiếp làm Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ.

Sau khi nhận trách nhiệm do Ban vận động giao phó, Học giả Nguyễn Văn Tố cùng các thành viên khác trong Ban vận động xác định rõ mục đích, tôn chỉ, tính chất và chương trình hoạt động của Hội như sau:

“1. Dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình để dễ học được nhiều điều thức cần dùng cho sự sinh hoạt hàng ngày.

2. Cốt cho mọi người viết được Quốc ngữ giống nhau…

Chương trình hoạt động của Hội là:

1. Mở lớp học: có hai loại lớp học cho hai bậc học.

- Lớp học bậc sơ đẳng, dạng vỡ lòng cho học viên đọc, viết chữ Quốc ngữ và làm được hai phép tính: cộng, trừ.

- Lớp học bậc cao đẳng luyện cho học viên đọc, viết thông chữ Quốc ngữ và dạy thêm ít thường thức, phép tính.

Để việc truyền bá chữ Quốc ngữ được mau chóng, Hội yêu cầu những người đã được Hội dạy cho biết chữ phải cố gắng dạy lại cho một số người thất học khác xung quanh mình”.

Ngoài việc mở lớp học, Hội truyền bá Quốc ngữ còn chủ trương tổ chức các cuộc diễn thuyết, xuất bản sách, lập thư viện bình dân để phổ biến những kiến thức thường thức về sử ký, địa lý, vệ sinh, khoa học… cho nhân dân.

Sau khi đã xác định mục đích, tôn chỉ và chương trình hoạt động, Hội truyền bá Quốc ngữ đã cử Ban Trị sự lâm thời do Học giả Nguyễn Văn Tố làm Chánh Hội trưởng (Chủ tịch Hội), ông Bùi Kỷ làm Phó Hội trưởng, ông Phan Thanh làm Thư ký, ông Quản Xuân Nam làm Phó Thư ký, ông Đặng Thai Mai làm Thủ quỹ, ông Võ Nguyên Giáp làm Phó Thủ quỹ, các ông Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước làm cố vấn, ông Trần Văn Giáp làm giám sát.

Ngay sau khi thành lập, một số ủy viên Ban Trị sự được phân công phụ trách các ban chuyên môn, như ông Phan Thanh làm Trưởng ban Cổ động, ông Quản Xuân Nam làm Trưởng ban Khánh tiết, ông Võ Nguyên Giáp làm Trưởng ban Dạy học, ông Hoàng Xuân Hãn làm Trưởng ban Tu thư…

Trong quá trình vận động thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ, nhiều cuộc diễn thuyết, cổ động đã được tổ chức cùng với các hình thức viết bài đăng báo, diễu hành như cuộc diễn thuyết, cổ động lớn nhất cho Hội được tổ chức trọng thể tại Hội quán Thể thao An Nam ở phố Charles Coulier (nay là phố Khúc Hạo – Hà Nội) vào tối ngày 25 tháng 5 năm 1936 thu hút được sự tham dự của hàng ngàn người thuộc các thành phần xã hội khác nhau gồm các vị trí thức, thanh niên, học sinh, sinh viên, công chức… Một số diễn giả như Học giả Nguyễn Văn Tố, ông Phan Thanh, bà Hằng Phương, ông Trần Văn Giáp đã phát biểu ý kiến về tình trạng thất học của đồng bào ta lúc ấy là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của đất nước và vì vậy đã đến lúc phải bài trừ nạn thất học ở nước ta. Học giả Nguyễn Văn Tố đã giới thiệu về lịch sử Quốc ngữ và mục đích, tôn chỉ của Hội truyền bá Quốc ngữ đang trong quá trình thành lập…

Cuộc diễn thuyết có tiếng vang lớn trong cả nước và giành được sự ủng hộ của các giới đồng bào. Chính vì vậy, ngày 25-5-1938 được những người hoạt động trong phong trào truyền bá Quốc ngữ lấy làm ngày chính thức đánh dấu sự ra đời của Hội.

Trước sức ép của dư luận, trước những yêu cầu chính đáng của quần chúng và trước những hoạt động khôn khéo của Ban Trị sự lâm thời do cụ Nguyễn Văn Tố làm Chánh Hội trưởng, ngày 29-7-1938, nhà cầm quyền Pháp ký giấy chính thức công nhận sự hoạt động hợp pháp của Hội truyền bá Quốc ngữ. Ngay sau khi có giấy chính thức hoạt động, Hội truyền bá Quốc ngữ đã khai giảng được khóa học đầu tiên vào ngày 9 tháng 9 năm 1938 ở hai khu trường Trí Tri và Thăng Long (Hà Nội) với hơn 800 học sinh. Ngày 8 tháng 2 năm 1939, khóa học đầu tiên kết thúc. Sau khi rút kinh nghiệm và chuẩn bị thêm, ngày 10 tháng 3 năm 1939, Hội lại khai giảng hóa thứ 2 ở bốn khu trường (thêm 2 khu mới) với hơn 1.000 học sinh.

Các hoạt động Hội truyền bá Quốc ngữ đã tác động mạnh mẽ đến phong trào quần chúng trong cuộc đấu tranh đòi các quyền lợi về dân sinh và dân chủ theo chủ trương của Đảng trong thời kỳ Mạt trận Dân chủ Đông Dương. Nghị quyết của Xứ ủy Bắc Kỳ tháng 8 năm 1939 đánh giá về hoạt động của Hội truyền bá Quốc ngữ như sau: “Thật là một công cụ phát triển văn hóa quan trọng nếu thực hành đúng như bản điều lệ dự định của Hội. Đảng ta gắng sức lãnh đạo quần chúng và đòi hỏi chính phủ (thực dân) phải giúp sức thực hiện (…) nên dựa vào điều lệ của Hội đã được chuẩn y mà hoạt động” .

Mặc dù phải ký quyết định chính thức công nhận của Hội truyền bá Quốc ngữ, song nhà cầm quyền thực dân vẫn tìm cách kìm hãm sự phát triển của Hội. Chính vì vậy, ở Bắc Kỳ, trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài bốn khu trường mở được ở Hà Nội, Hội chỉ phát triển được hai cơ sở nữa ở Hải Phòng và Việt Trì.

Ở Trung Kỳ, Hội truyền bá Quốc ngữ cũng đã bước đầu phát triển từ đầu năm 1939. Riêng ở Nam Kỳ, trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Hội truyền bá Quốc ngữ chưa tổ chức được các cơ sở của Hội.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, bọn thống trị thực dân khủng bố phong trào yêu nước và cách mạng rất gay gắt, Đảng Cộng sản Đông Dương đã phải chuyển sang hoạt động bí mật. Song đối với Hội truyền bá Quốc ngữ cũng như với một số tổ chức quần chúng khác, Đảng tiếp tục lãnh đạo phong trào thông qua các nhân sĩ yêu nước trong đó có Học giả Nguyễn Văn Tố là Chủ tịch Hội truyền bá Quốc ngữ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chủ động, linh hoạt của Ban Trị sự, trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, Hội truyền bá Quốc ngữ vẫn tiếp tục phát triển ở cả ba miền đất nước. Ở Bắc Kỳ, các chi hội được phát triển ở một số địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Kiến An, Uông Bí, Quảng Yên, Hà Đông, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định… Ở Trung Kỳ, các cơ sở Hội phát triển mạnh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận. Ở Nam Kỳ, Hội phát triển ở Cần Thơ, Bến Tre, Mỹ Tho, Long Xuyên, Biên Hòa, Rạch Giá, Dĩ An, Thủ Dầu Một…

Có thể nói, kể từ ngày thành lập ở Bắc Kỳ tháng 7 năm 1938 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hội truyền bá Quốc ngữ phát triển được ở nhiều địa phương trong cả nước, đã góp phần tập hợp quần chúng theo chủ trương của Đảng, góp phần nâng cao trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết và sự giác ngộ về lòng yêu nước cho đông đảo nhân dân ta. Chính phần lớn những người tham gia vào phong trào truyền bá Quốc ngữ sẽ là những người tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong cả nước. Chúng ta ghi nhận những đóng góp của Hội truyền bá Quốc ngữ trong sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong đó có công lao đóng góp của Học giả Nguyễn Văn Tố, người tham gia sáng lập và là vị Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ ở Việt Nam./.

---------------------------------------------------------------------



PHILIPPHÊ BỈNH

NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN GHI NHẬT KÝ VỀ VĂN HOÁ, LỊCH SỬ VIỆT NAM

VÀ BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN VIỆT – BỒ BẰNG CHỮ LA TINH

TS. Đinh Bá Hoà

Hội sử học Bình Định

Trước khi có hội thảo này, năm 1990 tại Hội An Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là Quảng Nam) đã có cuộc hội thảo chuyên đề này rồi, chỉ có khác là hội thảo do Quảng Nam – Đà Nẵng tổ chức là mang tính quốc tế cách nay cũng đã 15 năm.Trong cuộc hội thảo này, Quảng Nam – Đà Nẵng cho rằng, chính Quảng Nam là nơi D.Rhodes truyền bá chữ quốc ngữ. Hôm nay, chúng ta ngồi lại đây cũng bàn về chữ quốc ngữ nhưng muốn kéo chính Bình Định là nơi Alexandre - Rhodes manh nha truyền bá chữ quốc ngữ đầu tiên.Và, trong năm 2015,mới đây thôi Viện Ngôn ngữ đã phối hợp với tỉnh Phú Yên lại tổ chức Hội thảo về chuyên đề này. Như vậy, riêng về chữ Quốc ngữ chúng ta đã có 3 cuộc hội thảo.

Trong bài này, tôi không bàn và không giám bàn về chủ đề đâu là cái gốc, mà chỉ nêu lên một vấn đề liên quan đến một nhân vật, một người tu hành ông là người Việt Nam từ thế kỷ 18 (1822) biên soạn từ điển Việt - Bồ bằng chữ la tinh, cũng là người ghi nhật ký về ngôn ngữ, lịch sử văn hoá Việt Nam bằng chữ la tinh.

1/ VÀI DÒNG TIỀU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP.

Theo sách “ SỔ SANG GHI CHÉP CÁC VIỆC” của ông tự thuật cho biết ông sinh năm 1759, quê Hải Dương, đi tu từ năm 17 tuổi (1775), lúc nhỏ học ở trường Kẻ Vĩnh, năm 1793 thụ phong linh mục, như vậy nếu tính (1775 -1793) đến khu được phong linh mục của ông là 20 chục năm. Theo nhật ký, ông, là người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong giáo hội hồi bấy giờ, sau khi được thụ phong Linh mục được giao phó những công việc quan trọng, gọi là chức giữ việc trong Giáo hội, tức là chức giữ Quản lý tài sản, tiền bạc của Giáo hội. Chính nhờ giữa các chức vụ quan trọng này mà thầy cả Philipphê Bỉnh có điều kiện đi lại rất nhiều giữa Việt Nam- Ma Cao – Goa . Ông cũng sang tại tân Trung hoa để lo việc cho giáo hội,vị thế của ông ngày một tăng.Giữa lúc ấy,có sự tranh chấp giữa 2 phe truyền giáo , một bên là Đông Đa Minh , một bên là Dòng Tên .Vì vậy, phe Dòng Tên liền cử một phái đoàn gồm toàn linh mục và thầy giảng Việt Nam do Philiphê Bỉnh cầm đầu sang Bồ Đào Nha yết kiến nhà vua xin nhà vua can thiệp với Toà Thánh, năm ấy là vào 1796, sau hơn sáu tháng vượt biển vào ngày ngày 20 tháng 6 âm lịch tức ngày 24 tháng 7 dương lịch 1796 các vị linh mục đã tới được châu Âu , nhưng vì phái Dòng tên đã bị bãi bỏ tại Việt Nam nên phải lưu vong hơn 30 năm tại lisbonne và hầu hết đã chết tại đây. Riêng thầy Philiphê Bỉnh trong thời gian lưu vong đã giành thời gian biên soạn, dịch thuật,sao chép rất nhiều sách vở được 20 bộ sách khác nhau trong đó có những cuốn rất có giá trị về các mặt chính trị, kinh tế,xã hội, nhân chủng, văn học, ngôn ngữ ,tiêu biểu như cuốn:

1. Quyển nhật trình kim thư khất kinh Chuá giáo (1817)

2. Truyện nhật trình ou Fenad Mendes Pinto (1817)

3. Truyện Annam Đàng Ngoài (1822)

4. Truyện Annam Đàng Trong (1822)

5. Sách sổ sang ghi chép các việc (1822)

Ngoài ra trong bộ sách của Philiphê Bỉnh còn có 4 bộ tự vị :

- Một bộ có vẻ là biên soạn lại bộ tự đển của giáo sĩ Đờ - Rốt , có bổ sung và sửa chữa ;

- Một bộ là mô phỏng cuốn từ điển của Đờ - Rốt, nhưng được sắp xếp theo ý riêng của Philíphê Bỉnh, không giống với từ đển của Đờ - Rốt và không có phần La - tinh ;

- Bộ thứ ba và bốn, một cuốn Bồ - Việt, một cuốn Việt – Bồ .Cả hai bộ này cách xếp đặt khác cách xếp đặt của hai cuốn trên. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là hai cuốn từ điển có sớm hơn cả tự điển của Alexandre – Rhodes biên soan vào năm 1651,của Pigneau de Béhaine và của Taberd.

1.VÀI NÉT VỀ CUỐN “ SÁCH SỔ SANG GHI CHÉP CÁC VIỆC”.

Là một tập Hồi ký, đúng hơn là một tập nhật ký – Sách Sổ sang ghi chép các việc đã được viết vào thế kỷ XVIII và năm 1822 là năm hoàn thành chứ không phải là bắt đầu thực hiện. Sách dày 628 trang, viết tay bằng một thứ chữ rất đẹp, sáng sủa, dễ đọc.Tác giả viết liên hồi, không chia thành chương mục.Tuy là dưới cách viết nhật ký, nhưng chách diễn tả là để cho người khác đọc chứ không phải cho riêng mình, cho nên ta thấy có thêm phần mục lục ghi chú từng trang ghi gì .Theo cách diễn đạt thì cuốn sách này chia làm 3 đề tài :đề tài thứ nhất nói về Dòng Tên; đề tài thứ hai nói về mình và bạn bè ; đề tài thứ ba là những vấn đề linh tinh .Trong phần mục lục ông đã viết :

“Tôi là thầy cả Bỉnh làm ở Kẻ chợ nước Portugal năm 1822 mà chép nhiều sự, cho nên gọi là Sách sổ sang ,sao chẳngcó từng đoạn như sách khác ,bởi đấy thì tôi chia làm ba đoạn mục lục, cho dễ tìm, mà ai muốn xem mục nào, thì tìm mục lục thuộc về đoạn ấy.Mục lục đoạn thứ nhất nói những việc thuộc về DòngTên.Mục lục đoạn thứ hai nói những sự thuộc về tôi cùng các bạn. Mục lục thứ ba chép các việc khác”

Cuốn sách này của Philíphê Bỉnh cho ta thấy ông gần như là một nhà văn hoá, một nhà văn, một nhà ngôn ngữ, bằng bút pháp của lối viết mới cho ta được chứng kiến một xã hội Việt Nam vào những năm của thế kỷ XVIII.

Khác với những nhà truyền giáo đương thời chỉ muốn dùng chữ để truyền đạo thuần tuý, trong khi đó Philíphê Bỉnh vừa làm thơ, làm Tự điển, ông viết Hồi ký kể những chuyên không liên quan đến tôn giáo, đến đời sống, cho nên có thể nói Sách sổ sang ... của ông là loại sách độc đáo thời kỳ đó chưa ai làm.Hồi ký của ông không phải là thứ ghi chép linh tinh mà theo một phỏng cách viết của phương tây một cách chép léo và khá thành công, ông quan sát tỉ mỹ những việc xẩy ra quanh mình .

Với lối viết văn xuôi,khác hẳn với lối viết văn xuôi kiểu Việt - Hán như Lê Quý Đôn mà giống như lối viết của Trương Vĩnh Ký, ông là nhà văn tả chân đầu tiên.Thực vậy, khi viết văn ông không có ý chép sử một cách khô khan mà nhằm gây cảm xúc cho người đọc. Một con người uyên bác biết chữ Nôm, thông thạo chữ Hán, giỏi tiếng Trung Hoa, La Tinh,biết tiếng Bồ Đào Nha để biên soạn tự điển Việt – Bồ trong thời kỳ đó hiếm người đạt được như ông .

2. PHILÍPHÊ BỈNH NHÀ NGÔN NGỮ HỌC.

Qua những công trình như sửa chữa, kiện toàn ...chữ quốc ngữ, từ xưa cho đến giờ người ta thường gắn cho Alexandre – Rhodes, hay Pigneau de Béhaine hoặc Taberd. Chưa có ai nói đến một người Việt Nam nào cả , đó là do đầu óc kỳ thị thực dân của các nhà nghiên cứu người Pháp trước đây, họ muốn xoá bỏ vai trò đóng góp của người “bản xứ”.

Trên thực tế, ngày từ những thế kỷ XVIII,người Việt Nam mà đại diện là Philiphê Bỉnh đã đưa ra những cải cách chữ quốc ngữ. Năm 1797,khi mới đến Lisbonne được một năm,ông đã biên soạn một bộ tự đển vừa Việt –Bồ , vừa Bồ - Việt , hai bộ này trước đây người ta cho là cuốn sao lục lại bộ tự đển của Alexandre – Rohodes,sau đó người ta cho là không phải như vậy .

Nó xem ra là một công trình biên soạn của Philiphê Bỉnh.Tên hai công trình khác nhau .

- Cuốn Alexandre – Rohodes có đầu đề: Dictionarium Annamiticum, Lisitanum et Latinum

- Cuốn của Philíphê Bỉnh đầu đề: Dicnationarium Annamiticum sen Tunkinenese Lusitana et Latinna Declaratione.

Cũng ở trang đầu,Philiphê Bỉnh viết “tôi là người Kẻ chợ nước Potugal th’ lisboa nam 1797 “Nội dung hai đàng cũng khác .

- Tự đển Đờ – Rốt là tự đển ba thứ tiếng thự sự: Tiếng Việt nào cũng dịch ra tiếng Bồ đào nha rồi ra La –tinh.

- Tự đển của Philiphê Bỉnh, tuy có chú thích La –tinh ( declaratione latina), mà thực ra chỉ là tự đển Việt – Bồ mà thôi không dịch ra Latinne .

- Cách Sắp xếp cách chữ ở hai đàng cũng khác nhau : Khác nhau nhất là việc sửa đổi thành phần phụ âm,nhất là các phụ âm khởi đầu :tất cả các chữ viết bằng phụ âm khởi đầu bê – ta hy lạp nay được viết bằng phụ âm V và xếp chung với chữ V chứ không xếp chung với chữ B như ở Đờ - Rốt. Các phụ âm khởi đầu như PL,trong Plăn, như TL trong Tle ...biến mất .

Đó là chỉ nói về phần Việt – Bồ.Sang đến phần Bồ - Việt là phần không có trong tự đển Đờ - Rốt, cái đó được xem như là sáng tạo của Philiphê Bỉnh, phần Việt-Bồ chiếm ba phần tư sách, còn phần Bồ - Việt chiếm một phần tư sách .Trong phần dịch ra Việt, thì Philíphê Bỉnh chỉ trang bắt độc giả đi tìm chữ Việt tương đương với chữ Bồ nơi trang dành cho phần Việt – Bồ.

Ngoài những thay đổi như trên, chữ quốc ngữ của Philíphê Bỉnh có phần hơi giống chữ quốc ngữ của Đờ - Rốt.Nhưng sau đó ít lâu,Philíphê Bỉnh đã có những cải cách lớn,nghĩa là từ cuốn tự điển Việt – Bồ ra,tất các sách vở của Philíphê Bỉnh đềo đã áp dụng theo cách mới.Tất các phụ âm khởi đầu như ML như trong Mlúc mlắc như trong Blả ơn, TL như trong Cây tle ... đều biến mất. Chỉ trừ một mình tên Thượng Đế thì còn viết là Blời, còn ngoài ra tất cả các phụ âm khởi đầu trong lối viết của Philíphê Bỉnh đều là những phụ âm khởi đầu như ngày nay.

Hệ thống nguyên âm trong lối viết của Philíphê Bỉnh cũng tương đối giống hệ thống nguyên âm thời đại ngày nay.Chỉ có những phụ âm tận cùng là còn giữ hình thức như thời Đờ - Rốt .Những tiếng như Edition, Consolidation trong tiếng Pháp hay Edizion,Consolidazione trong tiếng Ý, thì trong tiếng Bồ viết là Edicao,Consolidacao, nhưng kiểu đọc cũng giống như âm ong của Việt – Ngữ .Một đặc điểm nữa đó là lối viết tắt, Philíphê Bỉnh viết tắt rất nhiều .Các chữ người thành chữ ng’, thánh viết thành th’, được viết phải viết thành đc, chữ phải viết thành ph’, phép viết thành ph’.

Những nhận định trên đây cho ta thấy Philíphê Bỉnh đã có nhiều sáng kiến trong việc kiện toàn chữ quốc ngữ, chứ không phải đợi mãi đến Pigenau de Béhaine hay Taberd chữ quốc ngữ mới được thay đổi như các nhà nghiên cứu Pháp thường ngộ nhận bấy lâu nay.Với những cứ liệu trên có thể cho rằng Philíphê Bỉnh là nhà ngôn ngữ Việt Nam đầu tiên bắt tay vào việc sửa chữa chữ quốc ngữ.

3.PHILÍPHÊ BỈNH NHÀ SỬ HỌC .

Ông không chỉ là nhà truyền giáo nhà ngôn ngữ, nhà văn hoá, mà còn là một nhà sử học.Trong hai bộ sử “Truyện Annam Đàng Ngoài” và “Truyện An Nam Đàng Trong” cách viết của ông theo phương pháp chép sử của phương tây, ông không chỉ chép chuyên vua chúa .Mà ngay chép sử tôn giáo, ông cũng không chỉ nói chuyên tôn giáo, ông lồng đời sống tôn giáo vào trong đời sống trần thế và khi chép truyện đời,ông cũng đều gắn bó với đạo.Ông chú trọng nhất đến đời sống nhân dân,của quảng đại quần chúng. Ngay khi chép sử Việt Nam,ông cũng không tách ra khỏi lịch sử chung của nhân loại; lịch sử Philíphê Bỉnh bao giờ cũng là lịch sử Đông Tây đối chiếu.Thực vậy, mỗi khi ông viết về một biến cố nào ở Việt Nam, thì ông so sánh nó với biến cố trong lịch sử Tây phương. Điều quý nhất ở các bộ sử của Philíphê Bỉnh là hầu hết những điều ông đề cập đến đều không có trong chính sử Việt Nam, điều này giúp cho các nhà sử học Việt Nam bổ túc nhiều cho chính sử chưa đề cập đến. Nhiều sự kiện kể trong chính sử, cũng được ông ghi nhận, điều này giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu tham khảo, bổ sung cho các công trình của mình .

Tóm lại, các tác phẩm của Philíphê Bỉnh sẽ là kho tư liệu quý giúp cho giới sử học khám phá, so sánh đối chiếu rất có giá trị .

4.PHÍLÍPHÊ BỈNH NGƯỜI PHÁC HỌA BỨC TRANH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XVIII.

Bức tranh xã hội Việt Nam trong thế kỷ XVIII được phác hoạ trên một vài cuốn bằng chữ Hán như: Vũ Trung Tuỳ Bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương Ngẫu lục , hay Hoàng Lê Nhất Tống chí của Ngô Thời Sĩ nhưng chủ yếu đề cập nhiều đến triều vua phủ chúa và một phần tầng lớp trên của xã hội.Thời của Philíphê Bỉnh thuộc thời Lê mạt, Nguyễn sơ, một thời kỳ đen tối của xã hội. Phần mở đầu cuốn “Sổ sang ghi chép ...Ông đã nói đến cảnh giặc giã hoành hành, người phải ở lộn với trâu bò, giống với Vũ Trung Tuỳ Bút và Hoàng lê Nhất thống chí đã mô tả, cùng thời gian ấy ở phương tây ông so sánh họ sung sướng bao nhiêu thì xã hội ta cơ cực bấy nhiêu.Ông nêo những cuộc sống xã hội phương tây thời kỳ đấy hơn mình nhiều điểm :

- Ăn uống họ ăn lịch sựu sang trọng , nhiều chất bổ béo , người ta ăm một ngày ba bốn bũa , một bữa ăn ba bốn món .Khôngbì cho người mình quanh năm chỉ thanh đạm với dưa muối, tương ra ...

- Áo mặc thì mùa nào thú ấy, ông so sánh cả cơ nghiệp anh em nhà ông không đủ sắm lấy một bộ đàng hoàng ;

- Giường nằm lớn nhỏ ai cũng có giường riêng , chăm đệm trắng muốt ,không ăn nằm chung với ai như nước mình ;

- Nuôi trẻ sạch sẽ vệ sinh không ai mớm cơm như ờ nước mình ;

- Ra khỏi nhà họ có đủ phương tiện , và xe ngựa, xe máy,sạch sẽ lịch sự không phải đi bộ quanh năm như bên mình;

- Người phương tây làm ăn chuyên cần, họ làm việc một tuần chỉ có 6 ngày, chủ nhật đều nghỉ, không phải quanh năm đầu tắt mặt tối suốt tháng như dân ta,

- Khi ốm đau có bác sĩ, bệnh viện chăm sóc nên họ có sức khoẻ hơn dân mình vv...

Điều quan tâm nhất của ông khi đến phương tây đó là những công trình kiến trúc đồ sộ. Chẳng phải vua chúa, mà ngay cả người dân cũng ở cao ốc nguy nga.Đền đài nguy nga được xây dựng khắp nơi chứng tỏ họ giàu có hơn mình ;

- Một vần đề khác ông chú ý đó là cách cách dùng máy móc, đáng chú ý là nghề in ấn của họ;

Còn bao nhiêu hũ tục lạc hậu cần phải sớm sửa đổi như phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ ...ông mong muốn xã hội Việt Nam sớm bắt kịp với xã hội phương tây để bước sang xã hội văn minh.

Bức tranh sinh động nhất mà Philíphê Bỉnh vẽ về thời đại ông đó là bức tranh tôn giáo.Sự tranh chấp của các phe phái nào Lê, nào Trịnh , rồi Nguyễn , nào Hoàng đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh ,Vũ Văn Nhậm, Ngô văn Sở, nào Nguyễn Nhạc, nào Nguyễn Huệ ... sự đấu tranh xâu xé giữa các thế lực phong kiến gay gắt như thế nào thì sự tranh chấp giữa các phe phái truyền giáo Việt nam cũng như vậy, một phe là dòng Đa Minh, một bên là Dòng Tên, chẳng những các thế lực cầm đầu giao phái tranh giành chia rẽ nhau mà còn tìm cách thanh toán nhau.Philíphê Bỉnh đã vẽ lại sự tranh chấp đó bằng một màu sắc cực kỳ đen tối khiến người ta nhận thấy khi người tôn giáo đã không giải quyết vấn đề tôn giáo theo tinh thần tôn giáo mà theo tinh thần đời nhưng lại nhân danh tôn giáo.

Cũng vì sự tranh chấp mà một vị giám mục đã dùng mọi thủ đoạn để hai ông và ngăn ngừa cản không cho ông xuất dương,tìm cách trục xuất ông ra khỏi giáo hội, kết án ông làm lễ ở chủng viện nhỏ.

Thay lời kết : Với những công trình của ông để lại cho thấy thầy cả Bỉnh có lẽ là người Việt Nam đầu tiên vào thế kỷ XVII _XVIII có đủ trình độ dịch thuật,chỉnh sửa các tư liệu nước ngoài vào Việt Nam, ông còn là người tự biên soạn tự điển Việt - Bồ và Bồ - Việt Nam cho phù hợp với ngôn ngữ của người Việt Nam, cũng là người Việt Nam viết nhật ký về những điều mắt thấy tai nghe trong những năm sống ở nước ngoài “ Sách sổ sang ghi chép các việc” là một dạng như thế.Những ghi chép của ông từ ngôn ngữ, văn hoá và lịch sử sẽ là những tư liệu rất có giá trị để tham khảo và nghiên cứu .






Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương