Lời nói đầu tcvn 9152 : 2012 được chuyển đổi từ tcxd. 57-73


Hình A.6: a- Sơ đồ tính toán áp lực sóng xô (R



tải về 4.65 Mb.
trang23/51
Chuyển đổi dữ liệu23.06.2022
Kích4.65 Mb.
#52447
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   51
TCVN 9152-2012
TIN NHAN DINH KTTV THOI HAN MUA 12.2021-06.2022
Hình A.6: a- Sơ đồ tính toán áp lực sóng xô (Rx)
b- Sơ đồ tính toán áp lực sóng rút (Rr)
Bảng A.1: Giá trị hệ số K1 trong công thức (1-9, (110)



Giá trị K1 khi bằng

0,08

0,067

0,05

0,04

0,033

0,1

0,89

0,94

1,01

1,07

1,13

0,15

0,79

0,83

0,83

0,95

1

0,2

0,73

0,75

0,82

0,87

0,93

0,25

0,72

0,73

0,79

0,84

0,88

Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu xem TCVN 8421 : 2010.
A.1.2.3- Tải trọng do tàu thuyền tác dụng.
Tường chắn thuộc âu thuyền hoặc bến sông, bến cảng v.v… thường chịu tác dụng của tải trọng và tác dụng do tàu thuyền gây ra.
Tải trọng chủ yếu của tàu thuyền tác dụng lên tường chắn được kể tới là: Tác động va đập (hay chất đống) của chúng, sức căng của cáp néo tàu thuyền và thiết bị bến, tải trọng do sự chất đống vì gió của tàu thuyền đỗ, nhưng vì loại tải trọng sau nhỏ hơn nhiều so với tác động va đập của tàu thuyền nên thường bỏ qua khi tính toán.
Lực va đập của tàu thuyền lên kết cấu tường chắn (âu thuyền) phụ thuộc vào tốc độ và góc độ tiến của tàu thuyền đến công trình cũng như phụ thuộc biến dạng của chúng được coi như vật thể đàn hồi khi va chạm. Lực va đập Py của thuyền liên kết cấu âu thuyền được xác định theo phương trình va chạm của vật thể đàn hồi:

;

(A.12)

Trong đó:  - hệ số xét tới 1 phần động năng của tàu thuyền gây biến dạng của kết cấu khi va chạm, phụ thuộc vào vật liệu và kết cấu, thường lấy  = 0,4
M = ; (T/m/sec2)
W- trọng lượng nước do tàu thuyền choán khi chất tải hoàn toàn (T);
g- Gia tốc trọng trường (9,81 m/sec2);
V- vận tốc của tàu thuyền khi tới gần công trình (m/sec);
f- tổng độ võng của kết cấu công trình và biến dạng của vỏ tàu khi va đập.
Tuy nhiên, khi dùng công thức (A.12) để xác định lực Py, việc xác định tổng độ võng của kết cấu công trình và biến dạng của vỏ tàu khi va đập gặp nhiều khó khăn, do đó trong thực tế thiết kế, khi công trình không có thiết bị tiêu năng, có thể thay thế lực va đập động của tàu thuyền bằng lực tĩnh tính toán tương đương, có phương vuông góc với mặt trước của kết cấu.
Trị số những lực tĩnh này được xác định theo trọng lượng nước do tàu thuyền choán chỗ và theo điều kiện "chất đống" của chúng lên kết cấu âu thuyền (bảng A.2).
Bảng A.2. Giá trị lực tĩnh tính toán tương đương

Loại tàu

Trọng lượng nước lớn nhất do tàu choán chỗ Ws(T)

Chiều rộng buồng âu (m)

Tải trọng va đập tính toán

Đối với buông âu

Đối với đoạn dẫn hướng tàu về bến

Tính theo % của W

Tính theo T

Thẳng

Cong

Tính theo % của W

Tính theo T

Tính theo % của W

Tính theo T

Chở hàng khô

45005000

18



15



25



30

Chở đầu mỏ

13000

30



30



50



60

Đối chiếu kết quả thực đo với bản kết quả lấy theo bảng A.2, giá trị tải trọng va đập thực tế của tàu thuyền lớn gấp 1,8 lần giá trị cho trong bảng, vì vậy nếu xét tới điều đó, có thể dùng công thức sau đây để tính:

Py = 0,09.kc. (T);

(A.13)

Trong đó: W - trọng lượng nước do tàu choán chỗ (T)
kc - hệ số không thứ nguyên;
Đối với buồng âu kc = 1;
Đối với đoạn thẳng của công trình dẫn tàu kc = 1,67;
Đối với đoạn cong kc = 2.
Tải trọng va đập của tàu thuyền lên công trình bến được xác định theo biểu thức:

(T);

(A.14)

Trong đó:  - hệ số không thứ nguyên, lấy bằng 0,4 đối với tường thẳng đứng;
V,  - lần lượt là tốc độ (m/s) và góc độ (độ) của tàu thuyền tiến tới công trình.
Chú ý: Để đảm bảo an toàn cho công trình, tốc độ di chuyển của tàu chở hàng thường phải khống chế:
- Khi đi trong buồng âu: v  1 m/sec;
- Khi đi trong công trình dẫn tàu: v  1,2 m/sec.
Góc  để tàu cỡ lớn nhất có thể di chuyển trong phạm vi âu thuyền được xác định từ tỷ số giữa chiều dài tàu với chiều rộng công trình, cụ thể có thể lấy như sau:
- Khi đi trong buồng âu  = 3o đến 40;
- Khi đi trong công trình dẫn tàu:  = 8o đến 10o;
- Khi đi trong đoạn cong của chỗ cọc buộc tàu và bến:  = 15o đến 20o;
M- khối lượng nước do tàu thuyền choán chỗ (T); M =
c1, c2 lần lượt là hệ số biến dạng đàn hồi của công trình và của vỏ tàu.
Theo định nghĩa hệ số biến dạng đàn hồi bằng tỷ số biến dạng của công trình hoặc vỏ tàu tính bằng mét với lực va lấy bằng 1T; có thể xác định chúng như sau:
- Đối với kết cấu công trình liên tục của buồng âu và bến không có cấu tạo ngắt quãng:
Trong đó: dk - chuyển vị của tấm đặt tải trọng va đập (tình bằng m/T trên 1 mét dài), tác dụng vuông góc với mặt ngoài công trình;
lk - chiều dài đoạn công trình (giữa hai chân khay) trên đó lực va đập tác dụng:
- Đối với tàu đi trong hồ cũng như tàu biển có chiều dài lt;
Trị số lực Py tính theo biểu thức (A.14) không được quá trị số lực cho phép về cường độ đối với vỏ tàu trên sông, lực này được quy định như sau: (T);
(A.15)
Để tiện dùng, có thể các biểu thức (A.13), (A.14), (A.15) vẽ ra các biểu đồ tương ứng (Hình A-7).
Lực va đập tiếp xúc với mặt ngoài công trình được tính theo biểu thức sau: Ty = f.Py;
(A.16)
Trong đó: f - hệ số ma sát giữa vỏ tàu với kết cấu âu bằng bê tông, thường lấy bằng 0,6 (khi trên kết cấu không có thiết bị đệm bằng gỗ).
Khi thiết kế các kết cấu tường chắn (âu thuyền, bến v.v…), giá trị tính toán của sức căng, cáp néo tàu được xác định từ điều kiện ứng suất với tải ngẫu nhiên xảy ra khi đứt cáp hoặc đứt vòng néo cáp nhưng phần cố định vào thể xây không bị nhổ lên, còn ứng suất trong kết cấu công trình không được vượt quá giá trị cho phép.
Ứng lực do sức căng cáp néo tàu gây ra bởi tác động của gió lên tàu, sự chòng chành của tàu, bởi sự hãm lại lúc đến tới gần v.v… được xác định theo bảng A-3 đối với mọi loại tàu vận tải trên sông. Những ứng lực có thể lấy theo góc tác dụng bất lợi nhất trên mặt phẳng ngang từ 0 đến 90o, đối với tuyến bến và trên mặt phẳng đứng từ 0 đến 30o so với mặt nước.




tải về 4.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương