Lời nói đầu tcvn 9152 : 2012 được chuyển đổi từ tcxd. 57-73


A.1.2. Xác định các lực tác dụng lên tường chắn. A.1.2.1



tải về 4.65 Mb.
trang20/51
Chuyển đổi dữ liệu23.06.2022
Kích4.65 Mb.
#52447
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   51
TCVN 9152-2012
TIN NHAN DINH KTTV THOI HAN MUA 12.2021-06.2022
A.1.2. Xác định các lực tác dụng lên tường chắn.
A.1.2.1. Áp lực nước tác dụng lên tường chắn và móng tường gồm có: áp lực thủy tĩnh (Wi), áp lực đẩy nổi thủy tĩnh và áp lực thấm thủy động.
Áp lực thủy tĩnh thường tác dụng lên lưng và ngực tường chắn, phân bố theo quy luật đường thẳng (Hình A.1).
Các áp lực đẩy nổi thủy tĩnh (Uđn) và áp lực thủy động (Utb) thường tác dụng lên đáy móng tường, tạo nên phản áp lực đẩy tường lên, làm giảm tính ổn định của tường. Nếu trong khối đất đắp sau tường hình thành dòng nước thấm đổ về phía lưng tường thì cũng sẽ phát sinh áp lực thủy động tác dụng lên lưng tường (Hình A.2), gây bất lợi cho tính ổn định của tường.
Muốn tính được giá trị (Uđn) và (Utb), cần vẽ được biểu đồ của chúng (Hình A.1).

Hình A.1: Biểu đồ phân bố áp lực thủy tĩnh, áp lực thủy động và áp lực thấm thủy động lên tường chắn
Nếu tường chắn xây dựng trên nền đất có tính thấm nước, có thể dùng các phương pháp lý thuyết tính toán về thấm hoặc các phương pháp thực nghiệm và đồ giải để vẽ biểu đồ áp lực thấm thủy động.
Đối với tường chắn cấp II và IV tiêu chuẩn thiết kế cho phép dùng các phương pháp tính toán lý thuyết gần đúng, giả thiết Građien thấm dọc theo đường viền dưới đất của tường chắn là một hằng số.

Hình A.2: Sơ đồ tính toán áp lực đất (đất rời) lên tường chắn khi có dòng nước thấm đổ về phía lưng tường.
Trong tính toán nói chung, tùy theo sơ đồ đường viền dưới đất của tường mà có thể dùng các phương pháp chính xác hơn dựa trên việc giải trực tiếp bài toán thấm dưới đáy công trình (N.N.PAVLOVXKI) khi sơ đồ đường viền đơn giản, hoặc dùng phương pháp phân đoạn (N.N.PAVLOVXKI) và phương pháp hệ số sức kháng (R.R.CHUGAEV) khi sơ đồ đường viền phức tạp hơn [3].
Khi đường viền phức tạp hơn nữa hoặc đất nền không đồng nhất có thể dùng phương pháp PTHH với các phần mềm ứng dụng. Trường hợp tường chắn xây dựng trên nền đá, có tính nứt nẻ đủ để nước thấm được, phản áp lực tác dụng lên đáy móng tường được xác định theo phương pháp gần đúng, giả thiết sự giảm cột nước thấm theo quy luật đường thẳng. Thực tế nước thấm trong các kẽ nứt của đá nói chung không theo đúng quy luật thấm chảy tầng. Nếu các kẽ nứt của nền đá rộng, sự chuyển động của nước trong đó có thể là chảy rối; chỉ khi khối đá nền có các kẽ nứt nhỏ và đều, hoặc trong các kẽ nứt lớn có đất lấp nhét thì sự chuyển động của nước trong đó mới có thể tuân theo định luật thấm, chảy tầng.
Chính vì sự thấm nước trong nền đá phức tạp như vậy, nên tiêu chuẩn thiết kế đã nêu công thức tính toán dựa trên giả thiết tỉ lệ đường thẳng của građient thấm có hiệu chỉnh theo tính nứt nẻ của nền. Rõ ràng đó chỉ là phương pháp gần đúng.
Hình A.3 cho biểu đồ phản áp lực khi không có thiết bị thoát nước và có thiết bị thoát nước.
Khi không có thiết bị thoát nước (Hình A.3a) phản áp lực được tính theo biểu thức sau:

Utp = Uth + Udn­ = 0,52.n.B.(Hmax - H­min)+ 2.n.BHmin;

(A.1)

Để tiện tính toán có thể viết lại biểu thức (A.1) như sau:

Utp = 0,52.n.B.(Hmax - H­min);

(A.2)

Điểm đặt của Utp được xác định cụ thể trên Hình A.3a.
Khi có thiết bị thoát nước (Hình A.3b), hoặc màn chắn xi măng, građient thấm tăng do đó áp lực thấm thủy động tác dụng nên mặt đáy công trình giảm đi trong trường hợp này, tiêu chuẩn thiết kế có nêu các công thức để tính toán.


tải về 4.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương