Lời nói đầu tcvn 9152 : 2012 được chuyển đổi từ tcxd. 57-73


Trong những kiểu tường ngăn, nên cấu tạo khung bằng những bản dầm lắp ghép được mở rộng trong những khối hình hộp để dễ dàng lắp ghép. 7.5.3



tải về 4.65 Mb.
trang16/51
Chuyển đổi dữ liệu23.06.2022
Kích4.65 Mb.
#52447
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   51
TCVN 9152-2012
TIN NHAN DINH KTTV THOI HAN MUA 12.2021-06.2022
7.5.2 Trong những kiểu tường ngăn, nên cấu tạo khung bằng những bản dầm lắp ghép được mở rộng trong những khối hình hộp để dễ dàng lắp ghép.
7.5.3 Những khớp nối giữa những cấu kiện lắp ghép, nếu có thể, cần xác định theo hướng không làm việc hoặc tại những phần kết cấu ở đó cũng bảo đảm sự truyền lực cắt lên bê tông.
7.6 Đối với mặt trước của các tường chắn chịu tác dụng của sóng và lực va đập, chịu tác động của nước có tốc độ lớn cũng như chịu sự chà sát của bùn cát thì cần được cấu tạo có cường độ cao, trong trường hợp cần thiết dùng loại vật liệu có cường độ cao để phủ ngoài.
7.7 Khi chọn đất đắp sau lưng tường chắn, cần lợi dụng loại đất có ngay trên khu xây dựng, đồng thời cần chú ý đến những vấn đề sau:
a) Đất cát to hạt và cuội cũng như đá đổ thì đắp tốt hơn đất dính. Khi tăng độ lớn của các hạt đất rời thì áp lực đất và áp lực nước thấm lên tường giảm, điều kiện thi công đắp đất sẽ đơn giản đi rút ngắn rất nhiều thời gian cố kết của đất. Đất dính dùng để đắp tại những chỗ tiếp giáp với các công trình bên cạnh để đảm bảo được tính chống thấm thì hợp lý hơn.
b) Khi bố trí tường chắn trong phạm vi các đập đất hoặc đê thì đất để đắp cũng lấy cùng một loại đất của đập hoặc đê.
7.8 Khi không có yêu cầu gì đặc biệt thì cần dựa theo biện pháp thi công và yêu cầu sử dụng để xác định kích thước bên trên của tường chắn.
7.9 Độ nghiêng và hình dạng mặt ngoài của ngực tường chắn cần được xác định theo điều kiện sử dụng, các điều kiện về ổn định và cường độ.
Lưng các tường chắn cao nên tạo thành dạng đa giác để có thể sử dụng đầy đủ cường độ của vật liệu. Ví dụ: Nên sử dụng mái hố móng tạo cho kết cấu có dạng chịu nén để giảm thép đối với tường cao (H  10 m). Từ Hình 11a cho thấy khối lượng đất G đủ để làm cho kết cấu móng tường chỉ chịu nén chứ không chịu kéo như sơ đồ Hình 11b. Với cùng một chiều cao H thì sơ đồ (b) cho sẽ có khối lượng cốt thép lớn hơn sơ đồ (a).

Hình 11
7.10 Để đảm bảo khả năng lún tự do cho các tường chắn đặt trên nền không phải là đá và làm giảm nguy cơ hình thành những vết nứt do nhiệt độ gây ra theo chiều dài tường thì cần cấu tạo những khớp lún và khớp nhiệt độ cố định còn trong quá trình xây dựng tường thì nên cấu tạo những khớp thi công tạm thời.
Khi xác định khoảng cách giữa các khớp nối cố định bố trí trên những mặt phẳng tác dụng của tải trọng chính thì cần đề cập đến kích thước của tường, điều kiện khí hậu, trị số độ lún có thể của các đoạn tường và những đặc điểm làm việc khác cũng như "mác" bê tông và đá được sử dụng. Cũng cần cấu tạo những khớp nối cố định để chia tường chắn thành những đoạn có thể xảy ra trạng thái ứng suất khác nhau.
7.11 Các khớp nối cố định trong những tường chắn đặt trên nền không phải là đá cần phải có chiều rộng và kết cấu loại trừ được sự chèn đẩy lẫn nhau của các đoạn tường khi lún không đều. Do đó mặt cắt các khớp nối này tạo thành dạng bậc thang có chiều rộng tăng dần lên phía trên của tường. Bề rộng nhỏ nhất của khớp nối (không quá 1 cm) cần phải nằm trong phạm vi móng.
7.12 Khi quyết định các khớp nối thi công và trình tự đổ các khối bê tông cần đề cập đến các biến dạng co ngót trong giai đoạn thi công và bảo đảm được tính liền khối của công trình.
Để giảm khối lượng khớp nối thi công nằm ngang nên lấy theo chiều cao của các khối đổ bê tông là lớn nhất có thể có được, tùy theo điều kiện thi công.
7.13 Trong trường hợp mặt cắt cơ bản của tường chắn đã được chọn theo điều kiện độ bền mà không thỏa mãn điều kiện ổn định thì nên đề ra những biện pháp kết cấu đặc biệt nhằm nâng cao tính ổn định của tường (thí dụ xem những mặt cắt tường trên Hình 12).

Hình 12

a) Tấm móng mở rộng về phía sau;
b) Như trên, thêm chân khay ở phía sau;
c) Tấm móng có đáy nghiêng ngược;
Tường dạng b, d, e - đặt trên nền không phải đá;
Tường f - đặt trên nền đá;
Tường a và c - đặt cả trên nền đá và nền không phải đá.

d) Tấm móng mở rộng có bản neo ở phía sau;
e) Tựa trên đài cọc ở phía trước;
f) Dùng cốt thép neo tường vào nền.

7.14 Trường hợp cần làm giảm áp lực thấm lên đáy tường, giảm cột nước thấm qua nền và vòng quanh công trình đồng thời cần bảo đảm tính ổn thấm của đất nền tường và sự tiếp xúc giữa đáy tường với nền những tường chắn chịu tác dụng của áp lực nước ở phía đất đắp hoặc phía ngực tường, cần đề ra các biện pháp kết cấu chống thấm và thoát nước tại các công trình khác của đầu mối hệ thống thủy lợi.
Tùy theo điều kiện địa chất công trình của nền đất nên dùng các bộ phận chống thấm bằng những hàng cừ gỗ và thép, tường ngăn bê tông, màn chống xi măng (đối với nền đá v.v…).
7.15 Cần chống xói mòn dưới móng các tường chắn chịu tác dụng của dòng nước chảy dọc theo tường hoặc chịu tác dụng của sóng. Thông thường là các tường chắn đất mố trụ cầu, tường hướng dòng v.v…
7.16 Nên đề ra những biện pháp hạ thấp mực nước và thoát nước dưới đất nền trong nền đất đắp và nền tường chắn.
Đối với những tường chắn nối tiếp của mố đập và của nhà các trạm thủy điện được đặt về phía thượng lưu thì các bộ phận thoát nước cần gắn liền với đường chống thấm của những công trình khác thuộc đầu mối hệ thống thủy lợi nhưng không được phá hoại đường chống thấm đó.
Đối với những tường chắn đặt về phía hạ lưu, nên bố trí những đường thoát nước để dẫn nước từ đó qua các lỗ đục đặt thấp hơn mực nước thấp nhất. Những lỗ đục đó phải dùng để dẫn nước ra khỏi các ống đặt trong đất đắp. Phải cấu tạo bộ phận thoát nước như thế nào để có thể kiểm tra được sự làm việc của nó và khi cần thiết còn có thể theo dõi được. Các bộ phận thoát nước nên làm bằng những ống bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc những ống xi măng đục lỗ được bọc quanh bằng những tầng lọc ngược.
Khi thiết kế tầng lọc ngược cần tuân theo TCVN 8422 : 2010.
Đối với những tường chắn đặt trên nền không phải là đá chịu tác dụng của áp lực nước thì tùy theo điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn nên đặt những bộ phận thoát nước theo đáy tường dưới dạng những tầng lọc ngược hoặc dùng các giếng khoan để thoát nước cho nền.
7.17 Chiều sâu thiết kế và đặc trưng lấy đá trong nền tường chắn được xác định theo tài liệu khảo sát địa chất công trình.
Đối với nền tường thuộc loại đá chắc, đồng nhất thì phải bóc đến chiều sâu lớp đá bỏ đi (không nổ mìn).
Khi đặt tường trên nền đá yếu thì chiều sâu lấy đá phải làm cho tường được giữ chắc và tựa vào đá bảo đảm tính ổn định chống trượt.
Không nên làm phẳng bề mặt nền đá. Khi nền là loại đá yếu, nên nâng mặt đáy móng tường nghiêng về phía ngực tường - Xem Hình 12c.

tải về 4.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương