LỜi giới thiệU



tải về 1.23 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu24.11.2017
Kích1.23 Mb.
#34528
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

NHẬN xét


Selection 11 là một bài viết về lý thuyết kinh tế học tương đối hơi sâu và khó đối với những người không phải là chuyên môn. Bài này được trích trong một tuyển tập do David E. Novack và Robert Lakachman xuất bản ( Nhà xuất bản St. Martin's Press, New York, 1964) nhằm giới thiệu 3 lý thuyết của ba tác giả khác nhau nói về sự phát triển kinh tế. Lý thuyết của W. W. Rostow dựa nhiều vào lịch sử, lý thuyết của H. Bruton hoàn toàn căn cứ trên toán học, lý thuyết của Gottfried Haberler vừa căn cứ trên thực tế vừa căn cứ trên lý luận. Có một vài khái niệm cần được diễn giải rộng thêm.

1. Khái niệm " cất cánh" ( Take - off): Theo chính W.W. Rostow, sự phát triển kinh tế trải qua các giai đoạn như sau: xã hội truyền thống ( traditional society), những điều kiện mở đường cho giai đoạn cất cánh (preconditions for take - off),giai đoạn cất cánh ( take - off), giai đoạn đi đến trưởng thành (the drive to maturity), giai đoạn tiêu thụ hàng loạt với số lượng lớn (high mass consumption). Như vậy, theo định nghĩa của W.W. Rostow, giai đoạn cất cánh chủ yếu là sự phát triển thành công mau chóng trong một số khu vực kinh tế giới hạn được áp dụng các kỹ thuật công nghiệp hiện đại ( the take - off consists, in essence, of the achievement of rapid growth in a limited group of sectors, where modern industrial techniques are applied). Ðứng về phương diện lịch sử, các khu vực kinh tế chủ yếu là khu vực dệt vải (conton textiles) ở Anh, Mỹ, công nghiệp đường sắt (railroads) ở mỹ, Pháp, Ðức, Canada, Nga, khai thác lâm nghiệp hiện đại (modern timber cutting) ở Thuỵ Ðiển...

2. Khái niệm về "vốn cổ phần góp" (Capital stock). Một cổ phần (a share) (corporation) là một đơn vị sở hữu (nnit of ownership). Nếu một công ty cho phát hành một trăm cổ phần đồng hạng, thì mỗi cổ phần tượng trưng cho một phần trăm sở hữu công ty đó. Ðối với công ty trên, danh từ "capital stock" dùng để chỉ số vốn tính gộp lại tất cả các cổ phần đã được phát hành và giao cho công đông (stock holder) thì cổ đông có quyền bán cổ phần đó cho người khác. Một khi đã được phát hành, cổ phần toàn quyền được mua đi bán lại theo giá thoả thuận giữa người bán và người mua ( để hiểu thêm về vấn đề này, xin xem quyển Understanding Investment của Lucien F. Marion(Nhà xuất bản Washington University Press , 1967)

3. Khái niệm về " phát triển cân đối": (balanced growth) lý thuyết này theo Gottfied Haberler, cho rằng nếu một quốc gia kém phát triển muốn phát triển thì phải xông ngay về đằng trước thật nhanh thật xa, không có thể có kiểu phát triển nhỏ giọt và từ từ (There is no room for slow piecemeal improvement). Do sự thu nhập thấp và yếu kém về mãi lực lực ( sức mua) thị trường sẽ trở thành quá nhỏ nên không một ngành công nghiệp nào có thể phát triển nếu các ngành công nghiệp khác không được phát triển đồng bộ (Owing to the low income and lack of purchasing power, the market is too small to permit any one industry to expand unless all other expand at the same time)..

Gottfiels Haberler phê phán lý thuyết này. Ông cho rằng những người chủ trương nó quá đề cao tầm quan trọng của một vài nhà máy công nghiệp cơ khí khổng lồ và quên đi một sự kiện rằng sự tiến bộ trong công nghiệp thường là bị giới hạn do việc thiếu vốn, quản lý không đủ, thiếu nhân công và chuyên viên tài giỏi, chứ không phải do kích thước nhỏ bé của thị trường và hơn nữa có thể gia tăng kích thước này bằng ngoại thương. ( xin đọc bài Critical Observations on Some Current Notions in the Theory of Economic Development, Tr 70-79, trong tuyển tập đã trích dẫn).



4. Khái niệm " hiệu ứng do quảng cáo": (Demonstration effects) khái niệm này do J. Duesenberry đưa vào lý thuyết kinh tế học theo một số nhà kinh tế học khác, do tác động của việc quảng cáo, các nước chưa phát triển sẽ bị suy yếu trầm trọng (Underdeveloped countries are supposed to be seriously handicapped by the operation of the "demonstration effect") Yếu tố này tác động trong cả lĩnh vực sản xuất lẫn lĩnh vực tiêu thụ. Các nhà kinh tế học dùng khái niệm này để giải thích cho các chính sách lạm phát (inflationayry policies). Theo ý của Gottfried Haberler, yếu tố này tác động mạnh nhất trong các nước đã tiến bộ (most advanced countries), mọi người luôn luôn bị áp lực thường xuyên do quảng cáo quá độ (under constant pressure by high - power advertising) nên phải sống quá khả năng kinh tế cho phép của mình. Lại thêm có việc cho mua chịu trả góp (instalment credit) càng làm cho chúng ta sẵn sàng mua những cái chúng ta không thực sự cần thiết.

5. Khái niệm " tỷ lệ trao đổi suy thoái" : (deteriorating terms of trade) Một số nhà kinh tế học cho rằng tỷ lệ trao đổi (term of trade) có khuynh hướng suy thoái dần dần trong các nước kém mở mang, đặc biệt đối với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu nguyên vật liệu (raw material producing or rather exporting countries). Gottfried Haberler phản đối lý thuyết này, cho rằng nó hoàn toàn không có cơ sở (completely unfounded).

Selection 12

To take a position on myth

Có một quan niệm về vấn đề huyền thoại

Frankly intellectual

Nói thẳng ra là mang tính chất thuần trí tuệ

To lament

Than phiền

Modern predilection

Sự ưa thích của con người hiện đại

To attribute

Gán cho, quy cho

Powers

Những quyền lực

Affective life

đời sống cảm tính

confused emotions

Những cảm xúc hỗn độn

to criticize

Phê phán

phenomenology

Hiện tượng học

religion

Tôn giáo

unformed and ineffable feelings

Những cảm xúc bất thành hình dạng và không thể miêu tả được

intellectual phenomena

Những hiện tượng trí tuệ

apparently

Chỉ có bề ngoài

supposed opposition

Sự đối lập giả tạo

logical thought

Tư tưởng luận lý

mythical thought

Tư tưởng huyền thoại

to reveal

Tiết lộ, nói lên

ignorance

Sự ngu dốt

treatise of philosophy

Một luận văn triết học

made up of

được tạo thành

to occupy a place

Có một vị trí

phonemic system

Hệ thống âm vị

the plurality of myths

Sự đa dạng của huyền thoại

notable

đáng chú ý

mythic accounts

Những câu truyện kể trong huyền thoại

combination

sự phối kết, phối hợp

fixed linguistic elements

những nhân tố ngữ học cố định

mythical ela boration

sự cấu tạo huyền thoại

selection

sự lựa chọn

verbal signs

ký hiệu ngôn ngữ

language

ngôn ngữ

speaking

lời nói

applicable

có thể áp dụng

synchronic

đồng đại (đồng thời trong thời gian)

reversible time

thời gian có thể phục hồi

diachromic

lịch đại (xuyên qua lịch sử)

irreversible

bất khả phục hồi

to refer

nói về, chỉ về

unrepeatable utterance

một phát ngôn bất khả lập lại

structure

cơ cấu

to be actualized

được hiện thể hoá

constituent elements

những yếu tố cấu thành

phonemes

âm vị

morphemes

hình vị

semantemes

nghĩa vị

constituent units

những đơn vị cấu thành

phrases

đoản ngữ, đoạn câu

minimal sentences

tiểu cú, đoản cú

aspects

khía cạnh

incidents

biến cố

characters

nhân vật

mythemes

đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của huyền thoại





tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương