LỜi cảM ƠN Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cố pgs. Ts. Trần Công Yên


Kết quả khảo sát khả năng tạo tương phản ảnh của H01 bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)



tải về 0.49 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.49 Mb.
#13529
1   2   3   4   5   6   7   8

3.3. Kết quả khảo sát khả năng tạo tương phản ảnh của H01 bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)


Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hiệu quả và phổ biến trên thế giới. Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Vì vậy MRI đang được sử dụng như một công cụ đắc lực trong việc chẩn đoán sớm ung thư. Xuất phát từ như cầu đó, chúng tôi tiến hành thí nghiệm khảo sát khả năng tạo tương phản ảnh của H01 bằng kỹ thuật MRI.

Trong thí nghiệm chọn 3 chuột, A – đối chứng sinh học, B – đối chứng ung thư, C – tiêm trực tiếp 200µl dung dịch H01 vào u đùi sau khi chụp cộng hưởng từ (MRI) thu được hình ảnh được trình bày trên hình 21.



(1) (2)


Hình 21. Ảnh chụp cộng hưởng từ 3 chuột A, B và C, (1) – hình ảnh cắt từ trước ra sau và (2) - hình ảnh cắt từ phải sang trái

Từ các kết quả thu được, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:

- Có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về hình thể giữa chuột A (ĐCSH) và 2 chuột còn lại tại ví trí đùi bên phải vì chuột A không có khối u rắn tại vị trí này (mũi tên).

- Có thể nhận ra được sự bất thường tại vị trí khối u ở chuột C – có tiêm H01 với sự xuất hiện của các vùng tối trong khối u so với khối u của chuột B – không tiêm H01. Để khẳng định điều này, chúng tôi tiến hành chụp cắt lớp khối u của chuột B và C (hình 22).





Hình 22. Hình ảnh khối u của chuột B và C

Hình ảnh trên cho thấy rõ sự khác biệt tại vị trí khối u giữa chuột C với sự có mặt của một vùng đen thẫm hơn so với chuột B (ĐCUT) với khối u khá đồng nhất.

Qua những hình ảnh trên, chúng tôi có thể kết luận rằng mẫu hạt nano từ H01 có khả năng tạo tương phản ảnh trên hình chụp cộng hưởng từ hạt nhân.

3.4. Kết quả khảo sát liệu pháp đốt nhiệt từ sử dụng mẫu E6


Các phép đo nhiệt - từ được thực hiện trong từ trường xoay chiều có tần số 236 kHz và cường độ 40 ÷ 100 Oe. Từ trường được tạo bởi cuộn dây cảm ứng 7 vòng (đường kính 3 cm và dài 11.5 cm) của một máy phát từ trường thương mại RDO – HFI (Mỹ) có công suất lối ra 5 kW (hình 13, mục 2.3.8). Cường độ tử trường được tính theo công thức H = nI, trong đó n là số vòng dây trên một đơn vị chiều dài và I là biên độ của cường độ dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây.

Các mẫu đo được đặt cách nhiệt với môi trường ngoài bằng một vỏ bình thuỷ tinh được hút chân không 10-3 ÷ 10-4 Torr. Trong quá trình tiến hành, nhiệt độ mẫu được đo bằng cảm biến bán dẫn (GaAs), giới hạn đo của cảm biến quang là -40  250 oC, nhiệt độ được ghi nhận bằng máy tính thông qua cổng R232. Thực nghiệm đo đạc cho thấy ảnh hưởng của từ trường xoay chiều đối với đầu đo nhiệt độ là không đáng kể.


3.4.1. Kết quả hiệu ứng đốt nhiệt từ mẫu E6


Sau khi đã tiến hành những thí nghiệm khảo sát độc tính của các loại chất lỏng từ đối với các tế bào ung thư gan HepG2 và tế bào lành Fibroblast thì thấy E6 ít độc với các dòng tế bào ung thư (so với mẫu H01) và gần như không độc với dòng tế bào lành. Vì vậy chúng tôi chọn mẫu E6 để làm các thí nghiệm đốt nhiệt – từ in vivo.

Chúng tôi làm thí nghiệm khảo sát hiệu ứng đốt – nhiệt từ mẫu E6 để xem khả năng làm gia tăng nhiệt độ của mẫu E6 khi được chiếu từ trường là như thế nào, liệu với sự có mặt của E6 thì nhiệt độ có tăng lên đủ để giết chết tế bào ung thư hay không? Các bước thực hiện thí nghiệm được trình bày trong mục 2.3.5.1 và thu được kết quả thể hiện trong bảng 7.




Bảng 7. Giá trị nhiệt độ bão hoà (Tbh­) và tốc độ tăng nhiệt độ ban đầu (dT/dt)

Ký hiệu mẫu

Nồng độ

(mg/ml)


dT/dt

(oC/s)



Tbh

(oC)



E1

1.0

0.12

79.5

E2

0.7

0.073

67.1

E3

0.5

0.046

57

E4

0.3

0.042

48.6

E5

0.1

0.02

44.2

Khi chiếu từ trường thì với mỗi nồng độ E6 khác nhau thu được một đường cong tăng nhiệt. Hình 22 biểu thị sự tổng hợp các đường tăng nhiệt này.



Hình 23. Các đường tăng nhiệt độ của mẫu chất lỏng từ E6 ở các nồng độ khác nhau với cường độ từ trường 60Oe, tần số dòng xoay chiều 236 kHz

Từ kết quả bảng 7 và hình 23 cho ta thấy với thời gian chiếu từ trường là 30 phút mẫu E1 có nhiệt độ bão hòa cao nhất là 79.5oC, còn mẫu E5 có nhiệt độ thấp nhất đạt 44.2oC. Điều này chứng tỏ rằng mẫu có nồng độ hạt từ càng lớn thì nhiệt độ bão hòa càng cao.

Từ các đường đốt nhiệt từ và bảng 9 chúng tôi nhận thấy mẫu E6 có thể sử dụng trong thí nghiệm khảo sát khả năng đốt – nhiệt từ ex vivo. Các kết quả chỉ ra rằng với nồng độ 0.1 mg/ml thì nhiệt độ đốt đã vượt trên 42 oC ở cả ba mẫu chất lỏng từ. Trong khi thực tế các tế bào ung thư nuôi cấy chỉ tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 42 ÷ 47 oC, vì vậy để nâng cao nhiệt độ đốt ta có thể tăng hàm lượng hạt từ đối với các mẫu chất lỏng từ đã nêu trên. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành tăng nồng độ hạt từ lên (nồng độ hạt từ tính trên 1 ml tức là mg/ml), các kết quả cho thấy khi tăng nồng độ hạt từ lên đến 0.3 mg/ml nhiệt độ đốt bão hòa đã lên tới 48.6 oC, đồng thời tốc độ tăng nhiệt ban đầu cũng tăng lên. Chứng tỏ tốc độ tăng nhiệt phụ thuộc vào nồng độ hạt từ trong dung dịch. Quá trình tăng nhiệt độ đốt khi nồng độ hạt từ tăng lên có thể được giải thích như sau: Khi nồng độ các hạt từ trong chất lỏng từ tăng lên sẽ làm giảm khoảng cách giữa các hạt từ gần nhau dẫn đến tăng tương tác giữa các hạt từ (với điều kiện có sự đóng góp của từ trường ngoài). Như vậy, với các nồng độ hạt từ khác nhau cho các nhiệt độ bão hòa và tốc độ tăng nhiệt khác nhau.

3.4.2. Kết quả gia nhiệt ex vivo bằng hạt từ E6


Sau khi đã tiến hành thí nghiệm khảo sát khả năng đốt – nhiệt từ, chúng tôi nhận thấy khi có mặt E6 đồng thời chiếu từ trường thì nhiệt độ mẫu tăng lên rất cao (ở nồng độ thấp nhất 0.1 mg/ml, nhiệt độ bão hòa đã vượt, mục 3.5.1). Chính vì lý do này mà E6 có tiềm năng trong việc điều trị ung thư.

Để thực hiện điều này, chúng tôi đã tiến hành các bước thí nghiệm tiếp theo đó chính là gây u rắn dưới da cho chuột Swiss, tiêm hạt từ vào khối u và tiến hành gia nhiệt in vivo. Nhưng khi tiêm hạt từ E6 vào khối u thì nhiệt độ khối u có tăng lên hay không và tiêm với nồng độ bao nhiêu thì đạt được nhiệt độ thích hợp đủ để giết chết tế bào ung thư. Để giải quyết vấn đề này thì chúng tôi đã làm các thí nghiệm ex vivo để có thể đo chính xác nhiệt độ tại khối u sau khi đã bổ sung hạt từ và gia nhiệt. Ngoài ra cũng nhằm mục đích tìm ra nồng độ cũng như cách tiêm hạt từ vào khối u tối ưu nhất.

4 chuột là M1 – đối chứng ung thư, M2 – tiêm trực tiếp 300µg hạt từ vào khối u, M3 – tiêm trực tiếp 400µg hạt từ E6 vào khối u và M4 – tiêm ven 1500µg hạt từ.

Chuột M4 được đưa hạt từ vào khối u bằng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. Một số tĩnh mạch lớn trên chuột có thể sử dụng để tiêm như tĩnh mạch đuôi, tĩnh mạch bàn chân…Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tĩnh mạch đuôi. Đuôi chuột có bốn tĩnh mạch lớn trong đó hai tĩnh mạch ở hai bên đuôi có thể thấy rõ nhất.

Có thể sử dụng một số phương pháp để làm giãn tĩnh mạch đuôi chuột giúp tiêm dễ hơn như đơn giản nhất là búng bào vị trí tĩnh mạch trên đuôi (phương pháp thủ công) hoặc sử dụng một số hóa chất làm giãn tĩnh mạch như dung dịch etanol 70%, dung dịch etanol-toluen 1:1 bôi lên vị trí tĩnh mạch dự kiến tiêm.

Đối với tiêm tĩnh mạch yêu cầu không được đưa vào một thể tích dịch lớn hơn 10% thể tích máu của đối tượng thí nghiệm tránh gây shock. Như vậy đối với chuột M5 chúng tôi chọn lượng tiêm là 1500µg E6 tương đương với 150µl dung dịch E6.

Sau khi tiêm, chuột M2 và M3 để trong 10 phút, chuột M4 để trong 30 phút. Tách lấy khối u của 4 chuột, gia nhiệt trong 30 phút thu được kết quả thể hiện trong bảng 8.

Bảng 8. Nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ bão hòa của từng khối u trong quá trình gia nhiệt


Chuột

Lượng chất lỏng từ E6 (μg)/u

Nhiệt độ ban đầu (oC)

Nhiệt độ bão hoà trong khối u (oC)

Tiêm trực tiếp

Tiêm ven

M1

-

-

28.7

28.7

M2

300

-

31

41.7

M3

400

-

31

41.8

M4

-

1500

31

35

Khi chiếu từ trường thì với mỗi khối u thu được một đường cong tăng nhiệt. Hình 23 biểu thị sự tổng hợp các đường tăng nhiệt này.



Hình 24. Các đường tăng nhiệt độ trong các khối u ex vivo tách từ chuột TN với IB = 60 Oe, fx = 236 kHz

Từ bảng 8 và hình 24, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:



  • Mẫu đối chứng M1 nhiệt độ hoàn toàn không thay đổi trong suốt quá trình gia nhiệt.

  • 2 mẫu tiêm hạt từ trực tiếp vào khối u là M2 và M3 nhiệt độ tăng lên rất nhiều. Nhiệt độ ban đầu là 31oC, và sau đó tăng dần theo thời gian gia nhiệt, giữa 2 mẫu sự chênh lệch nhiệt độ bão hòa là không đáng kể, đều xấp xỉ 42oC. Nhiệt độ này đã đủ để có thể tiêu diệt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào lành xung quanh. Ở các chuột tiêm trực tiếp thì hạt từ chắc chắn có mặt trong khối u, vì vậy khi gia nhiệt, nhiệt độ tăng lên là điều rất dễ hiểu. Giữa M2 (tiêm 400 µg hạt từ) và M3 (tiêm 300 µg hạt từ), nhiệt độ cực đại chênh lệch nhau không đáng kể, do lượng hạt từ tiêm vào xấp xỉ nhau.

  • 1 mẫu tiêm ven là M4 với lượng hạt từ là 1500 µg, nhiệt độ đã có sự gia tăng từ 31oC lên 35oC. Điều này chứng tỏ là hạt từ đã có mặt ở khối u, mặc dù lượng này là rất nhỏ. Vì vậy nếu tăng lượng hạt từ lên 2000 µg và tăng thời gian lên 60 phút thì có thể nhiệt độ tại khối u sẽ tăng lên nữa.

Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy khi tiêm ven thì hạt từ đã có mặt ở khối u, nhưng vẫn còn rất ít. Một câu hỏi đăt ra là hạt từ sau khi tiêm ven thì sẽ theo đường máu đi đến phân bố ở những bộ phận nào trong cơ thể chuột. Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phân bố nguyên tố sắt trong một số cơ quan và khối u.

3.4.3. Kết quả khảo sát sự phân bố nguyên tố sắt (nguồn gốc vật liệu từ) trong một số cơ quan và khối u


Các khối u ung thư ở người đa số nằm sâu bên trong cơ thể, chính vì vậy để có thể đưa được các loại thuốc nói chung và hạt từ nói riêng đến khối u để chữa trị, thông thường cần phải sử dụng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. Theo kết quả của thí nghiệm gia nhiệt ex vivo, khi tiêm ven 1500µg E6 và để thời gian là 30 phút thì nhiệt độ khối u khi chiếu từ trường 30 phút đã tăng từ 31oC lên 35oC. Tuy nhiên lượng nhiệt tăng lên là quá thấp, không đủ để có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Và điều này cũng chứng tỏ sau khi tiêm ven, hạt từ có thể theo đường máu sẽ đi đến những cơ quan khác trong cơ thể, chứ không chỉ tập trung tại khối. Chính vì vậy chúng tôi cần tiến hành khảo sát sự phân bố nguyên tố sắt trong một số cơ quan và khối u sau khi tiêm ven.

3.4.3.1. Kết quả khảo sát sự phân bố nguyên tố sắt (nguồn gốc vật liệu từ) trong một số cơ quan bằng phương pháp đốt nhiệt từ


2 chuột Swiss mang khối u rắn dưới da, trong đó chuột A – tiêm ven 2000µg hạt từ E6 và để trong thời gian là 60 phút, B - tiêm ven 2000µg hạt từ E6 và để trong thời gian là 180 phút. Sau đó tách lấy 5 bộ phận, chiếu từ trường trong 30 phút và đo nhiệt độ. Kết quả đo nhiệt độ cho phép chúng tôi có thể dự đoán được là khi tiêm ven, hạt từ sẽ theo đường máu đến phân bố tại những cơ quan nào và ở đâu là nhiều nhất.

Bảng 9. Nhiệt độ bão hòa trong 5 nội quan của chuột A và B sau khi gia nhiệt 30 phút (oC), nhiệt độ ban đầu là 30oC

Chuột

Cơ quan


A (60 phút)

B (180 phút)

Gan

49.1

51.25

Phổi

49

44.14

Lách

38.9

42.65

U

37.3

40.04

Thận

37

37.09



Hình 25. Các đường tăng nhiệt độ trong các cơ quan tách từ 2 chuột thí nghiệm A – 60 phút và B – 180 phút với IB = 60 Oe, fx = 236 kHz

Từ kết quả bảng 9 và hình 25 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Nhiệt độ tại cả 5 cơ quan là gan, phổi, lách, u và thận của chuột A và B đều tăng lên, tức là hạt từ đã theo đường tĩnh mạch đuôi đi đến cả 5 cơ quan này.

- Sau khi gia nhiệt 30 phút, nhiệt độ tại gan của chuột A và B là cao nhất, sau đó đến phổi, lách, u, và thấp nhất là ở thận. Điều đó chứng tỏ khi tiêm ven, hạt từ sẽ tập trung nhiều nhất tại gan và thấp nhất là tại thận. Đặc biệt nhiệt độ tại khối u cũng tăng lên, có nghĩa là hạt từ vẫn có thể theo đường tĩnh mạch đến tập trung tại khối u, tuy không nhiều bằng 1 số cơ quan khác như gan hay phổi. Điều này giúp chúng ta có hy vọng rằng có thể đưa hạt từ vào những khối u nằm sâu bên trong cơ thể bằng con đường tiêm tĩnh mạch.

- So sánh giữa chuột A và chuột B thì ta thấy sau khi tiêm tĩnh mạch và để thời gian lâu hơn thì nhiệt độ ở gan, lách và u tăng lên, chỉ có ở phổi là giảm đi, còn ở thận là gần như không thay đổi chứng tỏ khi để thời gian lâu hơn thì hạt từ vẫn tiếp tục theo đường máu đi đến các cơ quan và sự phân bố hạt từ giữa các cơ quan đã khác đi. Khi để thời gian tăng từ 60 phút lên 180 phút thì nhiệt độ bão hoà tại khối u cũng tăng từ 37.3oC lên 40.04 oC. Nhưng bên cạnh đó thì nhiệt độ ở các cơ quan khác lại không giảm đi mà cũng tăng lên. Điều đó có nghĩa là nếu muốn dùng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch đưa hạt từ đến khối u để có thể gia nhiệt thì phải tìm biện pháp ngăn cản không cho hạt từ đi đến những cơ quan khác nữa, như vậy thì khi gia nhiệt mới không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành.

3.4.3.2. Kết quả khảo sát sự phân bố nguyên tố sắt (nguồn gốc vật liệu từ) trong một số cơ quan và khối u bằng máy phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)


Phương pháp khảo sát sự phân bố nguyên tố sắt (nguồn gốc vật liệu từ) trong một số cơ quan và khối u của chuột Swiss bằng đốt nhiệt từ chỉ có thể cho biết nhiệt độ bão hoà mà không thể biết được chính xác hàm lượng sắt có trong từng nội quan. Chính vì vậy sau khi làm thí nghiệm ở mục 2.3.6.1 chúng tôi tiến hành thí nghiệm xác định hàm lượng sắt có trong khối u và một số cơ quan bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

Sau khi gây u rắn dưới da thành công trên chuột Swiss, tới ngày thứ 8 chọn 2 chuột có kích thước khối u tương đồng nhau, chuột A- đối chứng ung thư, chuột B – tiêm ven 2000µg hạt từ E6, sau 60 phút tách lấy 5 cơ quan là gan, phổi, lách, u, và thận. Tiến hành tro hóa 5 nội quan này, thu được 1 dung dịch trong suốt, lấy 1ml dung dịch này đo bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử sẽ xác định được hàm lượng sắt có trong mẫu. Tính toán theo công thức đã được trình bày trong mục 2.3.6.2, thu được kết quả trong bảng 10:



Bảng 10. Hàm lượng sắt có trong 1g mẫu của 5 cơ quan tách ra từ chuột A và chuột B (ngFe/1g mẫu)

Chuột

Cơ quan


A - đối chứng ung thư

B - tiêm ven 2000µg hạt từ E6, để 60 phút

Gan

0

0.15

Phổi

0

0.06

Lách

0

0.03

U

0

0.015

Thận

0

0.000012

Nhìn bảng 10, ta thấy sau khi tiêm ven 60 phút, lượng hạt từ E6 có mặt nhiều nhất trong gan, sau đó tới phổi, lách, khối u và thấp nhất là thận. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả được trình bày ở mục 3.4.3.1, theo đó khi đốt – nhiệt từ thì nhiệt độ ở gan là cao nhất, sau đó tới phổi, lách, khối u và thấp nhất là ở thận.

Hàm lượng hạt từ có trong 1g khối u là 0.015 ng, tuy lượng này là rất nhỏ nhưng cũng đã chứng tỏ là có thể đưa được hạt từ đến khối u bằng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. Điều quan trọng là phải tìm ra những phương pháp nhằm đưa được số lượng hạt từ đến khối u là lớn nhất, và lượng hạt từ đến các cơ quan khác là không đáng kể, có như vậy thì khi chiếu từ trường mới không làm ảnh hưởng tới các tế bào lành

3.4.4. Kết quả khảo sát liệu pháp đốt – nhiệt từ in vivo


Mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của toàn bộ những nghiên cứu này là khi tiêm hạt từ E6 vào khối u, gia nhiệt thì khối u tiêu giảm. Từ thí nghiệm gia nhiệt ex vivo, chúng tôi nhận thấy sau khi tiêm trực tiếp 300 - 400µg hạt từ E6 vào khổi u (đã tách rời cơ thể) và tiến hành gia nhiệt (60 Oe, 236 kHz) nhiệt độ trong khối u đã tăng lên 11 oC (từ 31 lên 42 oC). Nhiệt độ này đủ giết chết tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào lành xung quanh. Kết quả này tạo tiền đề để chúng tôi tiến hành thí nghiệm gia nhiệt in vivo trên chuột Swiss mang u rắn dưới da.

Toàn bộ kết quả của thí nghiệm đều được ghi lại bằng hình ảnh. Gọi ngày gia nhiệt đầu tiên là ngày 1.





Hình 26. Hình ảnh chuột A – Đối chứng sinh học


Ngày 0

Ngày 1

Ngày 4

Ngày 6



Ngày 7

Ngày 14

Ngày 11

Ngày 18


Hình 27. Ảnh chuột B - chuột đối chứng ung thư

Những hình ảnh trên cho thấy chuột B ở ngày thứ 6 sau khi cấy truyền tế bào ung thư (được đánh dấu ngày 0) có khối u phát triển lồi, tròn dưới da, kích thước 6.0x6.0mm, bắt đầu xuất hiện lõi màu hồng (dấu hiệu u sắp bị hoạt tử). Các ngày sau khối u to dần cùng với lõi hoại tử dần hiện rõ, lan rộng và sâu hơn. Đến ngày thứ 18 thì khối u phát triển rất to, kích thước lên tới 23.0x21.0 (mm).




Ngày 0

Ngày 6

Ngày 1

Ngày 4



Ngày 14

Ngày 11

Ngày 18

Ngày 7


Hình 28. Hình ảnh chuột đối chứng không tiêm hạt từ nhưng có chiếu từ trường (chuột C) trong 18 ngày theo dõi

Với kích thước khối u ban đầu tương tự như chuột B, chuột C không được tiêm hạt từ vào u nhưng được chiếu từ trường 3 lần với cường độ từ trường 60 Oe, tần số dòng xoay chiều 236 kHz, ngày 1, ngày 4 và ngày 7 lần lượt là ngày chiếu lần 1, lần 2 và lần 3. Song kích thước khối u không giảm và cũng không nhỏ hơn kích thước khối u ở chuột đối chứng B. Tới ngày thứ 18 thì khối u đã rất lớn, lõi hoại tử và u lan rộng gần như hết cả vùng bụng chuột. Điều này cho thấy nếu không tiêm hạt từ thì gia nhiệt cũng không có tác dụng làm tiêu giảm khối u.




Ngày 5

Ngày 4

Ngày 1

Ngày 0



Ngày 7

Ngày 8

Ngày 11

Ngày 13


Hình 29. Hình ảnh chuột được tiêm hạt từ E6 liều 400µg/lần x 3 lần nhưng không dược chiếu từ trường (chuột D) trong 13 ngày theo dõi

Quan sát trên hình ảnh chúng tôi nhận thấy sau lần thứ nhất tiêm trực tiếp 400µg hạt từ E6 vào khối u (ngày 1), trên bề mặt khối u cũng xuất hiện 1 lớp vảy đen tương tự như trên những khối u được tiêm trực tiếp hạt từ E6 và có gia nhiệt. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn thì lớp vảy đen này không có màu đen hoàn toàn, khô cứng, và đặc biệt không lan rộng ra như lớp vảy đen trên khối u được tiêm trực tiếp hạt từ và có gia nhiệt. Sau đó mặc dù tiêm thêm 2 lần nữa, vào ngày thứ 4 và thứ 7 những lớp vảy đen này vẫn giữ nguyên như ban đầu, vành khối u vẫn tiếp tục mở rộng, kích thước khối u tăng lên rất nhanh. Điều này cho thấy nếu chỉ có tiêm trực tiếp hạt từ E6 vào khối u mà không gia nhiệt thì cũng không có tác dụng làm teo giảm khối u.




Ngày 4

Ngày 1

Ngày 0

Ngày 7

Ngày 6



Ngày 8

Ngày 11

Ngày 14

Ngày 18

Ngày 21


Hình 30. Hình ảnh chuột được tiêm hạt từ E6 liều 300µg/lần x 3 lần điều trị bằng liệu pháp gia nhiệt (chuột E) trong 21 ngày theo dõi

Hình 30 là những hình ảnh của chuột E - chuột tiêm trực tiếp hạt từ E6 vào khối u với lượng 300µg/lần x 3 lần vào các ngày 1, 4 và 7 sau cấy truyền tế bào ung thư. Ngay sau ngày gia nhiệt đầu tiên (ngày 1), trên bề mặt khối u xuất hiện 1 vảy đen khô cứng, khối u không gia tăng kích thước. Sau khi gia nhiệt lần thứ 2 (ngày 4) thì vảy đen này lan rộng ra, khối u có dấu hiệu xẹp xuống và không lan rộng thêm ra . Đặc biệt sau lần gia nhiệt thứ 3 (ngày 7), vảy đen đã lan rộng khắp khối u, khối u không còn lồi tròn như ban đầu mà xẹp dần xuống và đến ngày thứ 8 thì khối u đã hoàn toàn xẹp xuống. Điều này chứng tỏ rằng khi tiêm hạt từ và gia nhiệt, nhiệt độ trong khối u tăng lên đã giết chết tế bào ung thư. Vảy đen khô cứng đó có thể là do tế bào ung thư chết tạo thành. Khi theo dõi những ngày tiếp theo thì khối u vẫn xẹp xuống, không tăng kích thước, vảy đen ngày càng thu hẹp và đến ngày 21 thì bong hoàn toàn, để lại 1 vết sẹo nhỏ trên da bụng chuột. Tiếp tục theo dõi đến ngày thứ 35 thì thấy chuột vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, khối u không tái phát, chỉ còn lại vết sẹo nhỏ trên da.




Ngày 0

Ngày 1

Ngày 4

Ngày 7

Ngày 6



Ngày 8

Ngày 14

Ngày 11

Ngày 18

Ngày 22


Hình 31. Hình ảnh chuột được tiêm hạt từ E6 liều 400µg/lần x 3 lần điều trị bằng liệu pháp gia nhiệt (chuột F) trong 22 ngày theo dõi

Hình 31 là những hình ảnh của chuột F – tiêm trực tiếp 400µg hạt từ E6 vào khối u và gia nhiệt 3 lần. Trước khi điều trị thì chuột F có khối u lồi tròn, kích thước 6.5x6.5 (mm), sau khi gia nhiệt lần đầu tiên (ngày 1), trên khối u cũng xuất hiện 1 vảy đen nhưng nhỏ, khối u chưa có dấu hiệu xẹp xuống. Nhưng sau khi gia nhiệt lần thứ 2 (ngày 4) vảy đen trên đầu khối u đã lan rộng hơn, tới ngày thứ 6 thì khối u đã xẹp xuống rất nhiều, không còn lồi tròn như ban đầu nữa. Sau khi gia nhiệt lần thứ 3 thì khối u đã xẹp hoàn toàn, những ngày sau đó vảy đen ngày càng khô cứng và thu nhỏ dần lại, đến ngày 22 thì bong hoàn toàn, để lại vết sẹo trên da bụng chuột. Chúng tôi cũng theo dõi đến ngày thứ 35 mà chưa phát hiện chuột D bị tái phát lại. Chuột hoạt động ăn uống bình thường, khỏe mạnh và trên da chỉ có 1 vết sẹo nhỏ.

So sánh giữa chuột E – tiêm trực tiếp với lượng 300µg và chuột F – tiêm trực tiếp với lượng 400µg dung dịch hạt từ E6 chúng tôi thấy không có sự khác biệt nhiều. Ở cả hai trường hợp, khối u đều tiêu giảm, xẹp hẳn và chỉ để lại vết sẹo nhỏ trên da, không phát hiện bị tái phát sau 4 tuần kể từ lần điều trị gia nhiệt cuối cùng.

Từ những kết quả khả quan trên, chúng tôi đã lặp lại thí nghiệm gia nhiệt in vivo, để khẳng định chắc chắn khối u chuột E, F tiêu giảm là do tác dụng của hạt từ E6, khi tiêm trực tiếp vào khối u và chiếu từ trường. Kết quả thí nghiệm lặp lại cũng tương tự như thí nghiệm lần 1. Từ đó chúng tôi đưa ra được những kết luận sau:



  • Hạt từ E6 khi được tiêm trực tiếp vào khối u rắn Sarcoma dưới da chuột nhắt trắng Swiss không gây ảnh hưởng đến hoạt động, trạng thái sinh lí của chuột mang u.

  • Hạt từ E6 khi được tiêm liều 300-400μg trực tiếp vào khối u và áp dụng liệu pháp gia nhiệt (60 Oe, 236kHz) có tác dụng làm teo hoàn toàn khối u thực nghiệm trên chuột.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương