LỜi cảM ƠN Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cố pgs. Ts. Trần Công Yên


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả gây tạo u rắn dưới da và u đùi trên chuột Swiss



tải về 0.49 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.49 Mb.
#13529
1   2   3   4   5   6   7   8

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả gây tạo u rắn dưới da và u đùi trên chuột Swiss

3.1.1. Kết quả gây tạo u rắn dưới da


Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm cấy ghép tế bào ung thư dòng Sarcoma 180 dưới da cho 60 con chuột nhắt trắng Swiss, 59 con có khối u rắn dưới da, 1 con không lên u, tỷ lệ tạo u là 98.33%.

- Sau 2 ngày tiêm đã có thể nhìn thấy được khối u.

- Sau 6 ngày khối u lồi tròn, kích thước trung bình đạt được 5,5±0.5 x 6,0±0.5mm.

(A) (B) (C)



Hình 15. Hình ảnh khối u rắn dưới da sau 6 ngày (A), 10 ngày (B) và 17 ngày (C) cấy truyền

Sau khi cấy tế bào ung thư, khối u rắn phát triển rất nhanh, chỉ 2 ngày sau đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, những ngày sau kích thước khối u tăng lên không ngừng. Đến ngày thứ 6 khối u lồi tròn, kích thước trung bình đạt được 5,5±0.5 x 6,0±0.5mm. Thường vào ngày thứ 8 đã xuất hiện dấu hiệu hoại tử ở trung tâm khối u và dần lan rộng, lớn lên cùng kích thước khối u.


3.1.2. Kết quả gây u đùi ở chuột Swiss


Chúng tôi tiến hành thí nghiệm cấy ghép tế bào ung thư Sarcoma 180 vào đùi của 50 con chuột nhắt trắng swiss, 48 con có khối u rắn ở đùi, 2 con không lên u, tỷ lệ tạo u là 96%.

  • Ngày thứ 7 sau khi cấy ghép tế bào ung thư có thể thấy được sự khác biệt về kích thước giữa hai chân của chuột. Sau 2 tuần kể từ ngày tiêm có thể quan sát u dễ dàng bằng mắt thường.

  • Khoảng ngày thứ 24, khối u bắt đầu bị hoại tử lõi.

Những chuột có u đùi (được minh hoạ trên hình 15) được sử dụng trong thí nghiệm chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI).

Kích thước u ngày thứ 15.

Kích thước u ngày thứ 40.

Hình 16. Khối u đùi gây trên chuột Swiss

3.2. Kết quả khảo sát độc tính của chất lỏng nano từ H01 và E6 trên các dòng tế bào ung thư và nguyên bào sợi


Kiểm tra độc tính của một loại thuốc, chế phẩm, vật liệu mới trên các dòng tế bào in vitro là bước đầu tiên quan trọng để đánh giá sự tương tác của chất hay vật liệu đó đối với tế bào. Do vậy, bất kì một vật liệu nào trước khi đem thử nghiệm lâm sàng hay thử trên người đều cần được thử trên một mô hình sinh học phù hợp hay thử nghiệm tiền lâm sàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát độc tính của chất lỏng nano từ E6 và H01 lên một số dòng tế bào ung thư và nguyên bào sợi, từ đó xác định được nồng độ độc ngưỡng (nồng độ mà ở đó còn ≥70% tế bào sống sót).

Phương pháp khảo sát độc tính của hạt từ H01 và E6 đối với các dòng tế bào ung thư và tế bào lành (Fibroblast) đã được trình bày trong mục 2.3.2. Sau khi ủ với hạt từ tại các nồng độ khác nhau, tiến hành thu hoạch tế bào, nhuộm Blue Trypan, đếm tế bào bằng buồng đếm Thoma, xác định được tỷ lệ sống của tế bào, xác định nồng độ độc ngưỡng của H01 và E6 đối với các dòng tế bào khác nhau.


3.2.1. Kết quả xác định độc tính của H01


Sau bổ sung hạt từ H01 vào các giếng có chứa tế bào chúng tôi quan sát tế bào dưới kính hiển vi soi ngược Carl Zeiss và rút ra một số nhận xét sau:

- Hạt từ H01 ngay sau khi bổ sung vào các giếng có chứa tế bào thì đều làm cho các tế bào có xu hướng co tròn lại, nồng độ hạt từ càng cao thì số lượng tế bào co tròn càng lớn.

- Sau 2 giờ ủ hạt từ, có rất nhiều tế bào co tròn, không còn liên kết với đáy chai nuôi cấy cũng như với các tế bào xung quanh, vì vậy tế bào nổi lên trên, lơ lửng trong môi trường nuôi cấy. Khi tiến hành hút dịch và rửa trôi hạt từ dư thừa thì cũng đồng thời loại luôn những tế bào trôi nổi này. Nồng độ bổ sung hạt từ càng cao thì càng nhiều tế bào nổi lên trên. Ngoài ra còn có hiện tượng nhiều tế bào bị vỡ để lại nhiều mảnh vụn tế bào trong môi trường, đặc biệt ở nồng độ 6 ng/1 tế bào thì gần như không còn tế bào nào bám dính vào mặt đáy giếng và số lượng tế bào còn nguyên vẹn là rất ít.


a

b


Hình 17. Ảnh hiển vi quang học tế bào MCF7 trước (a) và sau khi bổ sung hạt từ H01 nồng độ 0.1ng/1 tế bào (b) (TK 10 x VK 40 x zoom 5.6)

Đối chứng 0.1 ng/TB



0.3 ng/TB 0.4 ng/TB



Hình 18. Hình ảnh tế bào HepG2 khi bổ sung hạt từ H01 ở các nồng độ khác nhau (TK 10 x VK 20 x zoom 5.6)

Kết quả xác định tỷ lệ sống sót của tế bào ung thư và nguyên bào sợi dưới tác dụng của chất lỏng từ H01 được tóm tắt trong bảng 5.



Bảng 5. Tỷ lệ sống (%) của các dòng tế bào ung thư và tế bào lành sau khi ủ với hạt từ H01 tại các nồng độ khác nhau trong 2 giờ

Nồng độ hạt từ (ng/TB)

Tế bào


0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.6

H358

99

85.7

80

61

51

50

H460

98.9

96.1

91.6

87.7

84.7

57

MCF7

99.8

92.3

86

64.7

0

0

HepG2

98.2

90

86

80.5

42

0

Fibroblast

98.7

94.2

91.8

85

76.3

54

Từ kết quả bảng 5 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:



  • Hạt từ H01 khá độc đối với các dòng tế bào ung thư, ở nồng độ cao tỷ lệ tế bào còn sống là rất thấp, ví dụ như ở nồng độ 0.6 ng/1 tế bào tỷ lệ tế bào H358 còn sống là 50%, thậm chí ở dòng HepG2 không còn tế bào nào sống sót. Ở nồng độ thấp hơn thì tỷ lệ sống của tế bào cũng cao hơn.

  • H01 ít độc đối với dòng tế bào lành (Fibroblast) hơn so với các dòng tế bào ung thư, ở cùng một nồng độ tỷ lệ sống của Fibroblast thường là cao hơn tế bào ung thư (trừ dòng H460). Ví dụ ở nồng độ 0.4 ng/1 tế bào, tỷ lệ sống của Fibroblast là 76.3%, trong khi của H358 là 51% hay của HepG2 là 42%.

  • Nồng độ độc ngưỡng của H01 đối với tế bào dòng H358 là 0.2ng/1 tế bào, H460 là 0.4 ng/1 tế bào, MCF7 là 0.2 ng/1 tế bào, HepG2 là 0.3 ng/1 tế bào và Fibroblast là 0.4 ng/1 tế bào

Sau khảo sát độc tính in vitro của H01, chúng tôi tiến hành thử nghiệm độc tính in vivo trên chuột Swiss, bằng cách tiêm ven 200µl H01. Sau khi tiêm, có một số chuột bị shock và chết, khi giảm lượng hạt từ xuống còn 150µl thì chuột không chết nhưng vẫn có dấu hiệu bị shock, sức khoẻ suy giảm, tĩnh mạch đuôi của chuột có màu đen của hạt từ. Sau một thời gian màu đen vẫn còn, chứng tỏ một phần hạt từ không đi theo đường máu mà vẫn đọng lại ở tĩnh mạch. Bắt đầu từ ngày thứ 3 (sau khi tiêm), đuôi chuột bị hoại tử, đến ngày 15 thì chuột bị rụng đuôi (hình 19). Điều này chứng tỏ hạt từ H01 độc đối với chuột, vì vậy chúng tôi không sử dụng hạt từ H01 trong những thí nghiệm gia nhiệt in vitro, ex vivoin vivo.



Hình 19. Hình ảnh chuột mang u đùi tiêm tĩnh mạch 150µl hạt từ H01 sau 15 ngày

3.2.2. Kết quả xác định độc tính của E6


Tiến hành thử độc tính của hạt từ bọc Co-polymer đối với tế bào ung thư gan dòng HepG2 và Fibroblast, với dải nồng độ thấp nhất là 0.2 ng/ TB và nồng độ cao nhất là 1.2 ng/TB.

Sau khi ủ 2 giờ với hạt từ E6, quan sát tế bào dưới kính hiển vi soi ngược Carl Zeiss chúng tôi nhận thấy:

- Có hiện tượng xuất hiện một số đám tủa hạt từ E6, sau đó chúng tôi đã điều chỉnh pH lên 7.2 thì hiện tượng này đã giảm xuống đáng kể. Ở các giếng bổ sung E6 hình dạng tế bào không khác nhiều so với đối chứng. Chỉ ở các giếng ủ với nồng độ cao mới quan sát thấy hiện tượng tế bào trôi nổi, một số tế bào bị vỡ thành nhiều mảnh vụn trong môi trường nuôi cấy. Sau khi loại bỏ lượng chất lỏng từ dư thừa bằng cách rửa với PBS 1X vẫn thấy đám hạt từ bám dính trên bề mặt tế bào còn khá lớn. Đây có thể là một thuận lợi khi dùng E6 trong điều trị bằng liệu pháp gia nhiệt. Bởi vì lượng hạt từ bám dính nhiều thì việc gia nhiệt bằng từ trường ngoài có thể sẽ dễ dàng hơn.

Đối chứng 0.2 ng/1 tế bào



0.4 ng/1 tế bào 0.8 ng/1 tế bào



Hình 20. Hình ảnh tế bào HepG2 khi bổ sung hạt từ E6 với các nồng độ khác nhau và ủ trong 2 giờ (TK10 x VK 20 x zoom 4x)

Sau khi tiến hành nhuộm và đếm số tế bào sống chết, thu được kết quả trong bảng 6:



Bảng 6. Tỷ lệ sống (%) của dòng tế bào ung thư gan HepG2 và tế bào lành sau khi ủ với hạt từ E6 tại các nồng độ (ng/1 tế bào) khác nhau trong 2 giờ

Nồng độ hạt từ

Tế bào


0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

HepG2

99.8

97

81

73

58

57

37.5

Fibroblast

99

97.2

95.1

85

83

79

73.5

- Từ kết quả bảng 6, có thể thấy E6 ít độc đối với tế bào HepG2. Tỷ lệ sống sót của tế bào này sau khi ủ 2 giờ còn khá lớn. Ở nồng độ thấp nhất là 0.2 ng/TB, tỷ lệ sống của tế bào không khác biệt nhiều so với đối chứng. Ở các nồng độ cao hơn tỷ lệ này có giảm đi nhưng vẫn còn cao. Cụ thể là ở nồng độ 0.6 ng/TB, tỷ lệ sống của tế bào là 73%. Thậm chí ủ với nồng độ cao nhất (1.2 ng/TB) thì tỷ số này vẫn còn 37.5%. Kết quả chỉ ra nồng độ độc ngưỡng của E6 đối với tế bào ung thư gan dòng HepG2 nằm trong khoảng 0,4- 0.6 ng/TB, có thể nhận giá trị là 0,5ng/TB.

- Độc tính của E6 đối với tế bào Fibroblast là không cao. Kết quả chỉ ra nồng độ độc ngưỡng của E6 là 1,0 ng/TB. Ở nồng độ này tỷ lệ tế bào còn sống sót sau 2 giờ liền tiếp xúc với E6 là 79%.

Tương tự như hạt từ H01, sau khi thử độc tính in vitro chúng tôi cũng tiến hành thử độc tính in vivo đối với hạt từ E6 bằng cách tiêm tĩnh mạch 200µl E6 trên chuột mang u đùi, sau khi tiêm chuột hoàn toàn khoẻ mạnh. Chúng tôi tiêm lặp lại 3 lần trong 3 ngày nhưng tĩnh mạch của chuột không hề bị tổn thương, chuột không bị suy giảm sức khoẻ. Điều này chứng tỏ hạt từ E6 không độc đối với chuột.

Từ những kết quả thử độc tính trên chúng tôi nhận thấy E6 có tiềm năng trong điều trị ung thư, và đã chọn E6 để tiến hành những thí nghiệm tiếp theo đó là khảo sát khả năng đốt nhiệt từ in vitro, ex vivoin vivo.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương