Lectio divina học trong trưỜNG


Điểm chủ yếu của Lectio divina



tải về 1.56 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.56 Mb.
#37403
1   2   3   4   5   6

Điểm chủ yếu của Lectio divina

Điểm chủ yếu của Lectio divina là đi vào trong sự liên lạc nghĩa thiết thần linh này với Chúa, cho phép Người nói với chúng ta, nói với chúng ta tất cả một cách tiệm tiến: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15). Nói tất cả, nói với Người khác, đó quả thật là một dấu chỉ của tình yêu (x. Ga 5, 20a). Lectio divina là một nơi tốt nhất mà Chúa Kitô-Thiên Chúa sẽ có thể nói với chúng ta, hôm nay, và Người nói với chúng ta điều Người muốn chúng ta làm. Người giải thích điều đó cho chúng ta: “Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24, 27).

Người ta không thể hài lòng khi nói rằng phải sống chỉ duy bằng đức tin hoặc khi so sánh lời nhận được từ Thiên Chúa với đức tin. Đức tin được nuôi dưỡng bằng Lời của Thiên Chúa. Nếu thiếu Lời của Thiên Chúa, đức tin sẽ bị nghèo đi. Chính Lời của Thiên Chúa có thể làm cho đức tin vững mạnh. Đức tin trước hết là tin vào một lời đã được ban cho. Thiên Chúa nói mọi ngày, Người muốn nói với chúng ta, điều đó là đức tin của chúng ta. Người không nói cho chúng ta điều gì khác ngoài Con của Người, là Lời của Người, nhưng Người ban Lời cho chúng ta từng ít một, từng mảng ánh sáng một. Chúng ta có một quyền lợi, đó là tất cả mọi ngày được nghe Chúa nói với chúng ta và hướng dẫn chúng ta. Người muốn Lời Người ở lại trong chúng ta và đó là điều kiện để chúng ta mang lại hoa trái, thứ hoa trái sẽ tồn tại trong cuộc sống vĩnh cửu. “Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 15, 7-8). Phải giữ một sự liên kết sinh động và thường ngày với Lời để Lời tác động trong cuộc sống của chúng ta. Những Người (tôi nghĩ đặc biệt tới những Người sống đời thánh hiến) không thường xuyên hằng ngày chăm chú giao tiếp với Chúa, sẽ để cho đức tin của mình bị suy giảm và sẽ dễ trượt sang một dự phóng của con Người và những tư tưởng của con Người. Niềm vui sống của họ cho Thiên Chúa và dâng hiến mình cho Người nhường chỗ cho một cuộc sống, có lẽ là tích cực, nhưng hoàn toàn con Người, không Thiên Chúa, không nhựa sống, không ánh sáng. Đức tin trực tiếp tỉ lệ thuận với việc năng tiếp cận với Lời Chúa. “Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở” (Tv 34, 6: bản dịch tiếng Pháp: “Qui regarde vers Dieu resplendira”: Ai nhìn lên Chúa sẽ rạng rỡ sáng ngời”). Nhìn lên Chúa, hệ tại ở thấy thánh nhan Người, và thánh nhan Người, đó là Con của Người, Người Con này nói trong Kinh Thánh19, Người ta chỉ có thể thấy thánh nhan Người một cách an toàn trong Kinh Thánh20. Như thế cuộc sống sẽ rạng ngời. Lắng nghe Chúa, đó là làm quen với tư tưởng của Người, làm quen nghĩ như Người, và nhìn xem các sự vật như Người nhìn xem.

Sự quan trọng hàng đầu của Lectio divina

Lectio divina có một tầm quan trọng hàng đầu cho đời sống thiêng liêng. Lectio divina còn cho phép chúng ta thực hiện ngay cả mầu nhiệm của ơn gọi của chúng ta: Sự Nhập Thể của Chúa Kitô trong cuộc đời của chúng ta, trong toàn thể con Người chúng ta. Chúng ta là những con Người có khả năng tri thức, ước muốn và tự do. Những năng lực này của linh hồn phải được biến đổi trong Chúa Kitô, cần thiết Chúa Kitô phải sống trong đó. Nhưng còn phải chờ đợi, bởi chúng thật bệnh hoạn, mỗi năng lực này, tùy theo cách thế của riêng nó, phải được chữa trị. Lectio divina, qua việc tiếp cận siêu nhiên với từng năng lực ý thức và tích cực cho phép con Người chúng ta biến đổi thực sự. Chắc hẳn, như chúng ta sẽ thấy21, Lectio divina không tách rời khỏi Suy nguyện, và Suy nguyện hoạt động trong chiều sâu. Tuy nhiên không thể thiếu Suy nguyện. Chúng ta nuôi dưỡng những năng lực của chúng ta mọi ngày bằng tất cả những gì chúng ta dùng để sống hằng ngày. Chúng ta lại không để ý rằng những lương thực này thường khác, nếu không nói là trái nghịch, với tư tưởng và ý muốn của Thiên Chúa. Lectio divina là sinh hoạt tuyệt vời giúp hoán cải. Lectio divina thực hiện một phép lạ mỗi ngày, phép lạ duy nhất mà Chúa Kitô đã muốn thực hiện trong chúng ta22.



Sinh hoạt nền tảng của các Giáo Phụ,
Sinh hoạt đan tu tuyệt hảo

Phải chăng Lectio divina là một cái gì mới trong Giáo Hội? Không, tất cả các đan sĩ và tất cả các Giáo Phụ đã thực hành kiểu suy niệm Lời Chúa này và cho đến bây giờ vẫn còn là một sinh hoạt, một thực hành tuyệt hảo của đan sĩ. Không phải Lectio divina là cái đặc thù riêng tư, nhưng đan sĩ với tư cách là hải đăng, là ánh sáng cho Giáo Hội, làm gương về tinh thần hoán cải và về phương thế tốt nhất để đạt được. Các Giáo Phụ đã làm quen với Kinh Thánh. Tất cả các Người đã đọc, suy niệm và giải thích Kinh Thánh. Lectio divina đã giúp các Người có thể chiêm ngắm Chúa. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc lại: “Khi đọc, hãy tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy khi suy gẫm; khi cầu nguyện, hãy gõ cửa, bạn sẽ được mở cho nhờ chiêm niệm” (x. Guigue le Chartreux, Những nấc thang thiêng liêng)23. Đàng khác phần đông các Giáo Phụ trước đã là các đan sĩ.


Lắng nghe, khám phá và thực hiện thánh ý Chúa

Mục đích của Lectio divina như chúng tôi trình bày ở đây, là giúp chúng ta lắng nghe Chúa Kitô, mọi ngày tiếp nhận lời sinh động và hữu hiệu. Cần nhận ra được tính chất mới mẻ đặc biệt của biệc lắng nghe làm cho biến đổi này. Như vậy mỗi ngày chúng ta có thể khám phá ra thánh ý Chúa. Chúng ta được thúc đẩy đem lời này ra thực hành và như vậy thánh hóa chúng ta, biến đổi chúng ta thật sự. Mục đích là việc Nhập Thể của Lời mà Chúa muốn nói với tôi hôm nay. Đó như là một Nhập Thể nhỏ24.



Những bài đọc trong Thánh Lễ
(ơn đặc biệt của Vaticanô II)

Công đồng Vaticanô II đã cho phép Hội Thánh ý thức về Bàn Tiệc Lời Chúa trong Thánh Lễ25. Khi phân phối Kinh Thánh cho các năm phụng vụ, Hội Thánh nuôi dưỡng dân Chúa một cách dồi dào hơn. Nói chung, Hội Thánh cống hiến hai bài đọc, dù thuộc nghi lễ nào. Trong Lectio divina, Người ta gắn bó theo chọn lựa này để gạt bỏ bao nhiêu có thể tất cả những chồng chéo của con Người về phía chúng ta trong việc lắng nghe. Những bản văn đã được Hội Thánh chọn và như vậy chúng ta đón nhận như thế từ Thiên Chúa – theo nghi thức của chúng ta. Tự chọn các bản văn cho mình đưa vào yếu tố ưa thích riêng làm vấy đục việc lắng nghe. Mở Sách Kinh Thánh cách “tình cờ” cũng không phải là một giải pháp đủ và lâu bền. Hơn nữa khi chúng ta làm như thế, chúng ta chờ đợi một đáp án cho một vấn đề cụ thể. Mà như chúng ta sẽ thấy, không nên áp đặt Chúa về điều Người muốn trình bày với chúng ta hôm nay.



II

ĐỌC
Buổi sáng, trong cô tịch

Chúng ta bắt đầu Lectio divina trong nơi lặng lẽ cô tịch. “Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Mt 6, 6).

Tốt nhất là vào buổi sáng vì tâm trí lúc đó tự do hơn, vững mạnh hơn và ánh sáng nhận được sẽ có lợi cho cả ngày. “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó” (Mc 1, 35). Có một số người thực hành Lectio divina trước khi ngủ, tốt thôi. Nhưng thật là rất không đầy đủ: khi người ta muốn gặp một người, người ta không gặp khi ngủ. Mà Chúa lại muốn nói với chúng ta, Người muốn ngỏ lời với trí khôn tỉnh táo của chúng ta và ban cho nó một ánh sáng sẽ là hướng dẫn cho nó suốt ngày, là nơi để tất cả những hành động trong ngày trở nên gắn bó và kết hợp với nhau26. Chính do vậy mà tốt nhất là nên thực hành Lectio divina sớm vào buổi sáng. Bằng mọi cách, thật là vô ích nếu thực hành Lectio divina vào lúc mệt mỏi. Cần phải chú tâm. Lectio divina là một thao tác cần đến tất cả năng lực con người và như vậy, khi người ta mệt, người ta không ở trong những điều kiện tốt nhất để thao tác. Không nghiêm túc tí nào. Lúc mệt như thế, tốt hơn là nên nghỉ ngơi.

Ở trước mặt Chúa Kitô

Như vậy chúng ta ở trước mặt Chúa chứ không phải là đối diện với một bản văn và chúng ta muốn lắng nghe Chúa. Chúa muốn nói với chúng ta qua việc dùng hai bài đọc của Thánh Lễ. Thường chúng ta có hai bản văn bài đọc: Thư hay một bản văn Cựu Ước (nghi lễ la tinh) và bài Phúc âm. Chúng ta có thể tìm những chỉ dẫn các bài đọc trong lịch phụng vụ (hoặc trong tờ bướm). Không phải là làm một phân tích, một học hỏi về bản văn. Đọc Kinh Thánh, học hỏi, theo một khóa học về Kinh Thánh, đọc những chú giải của các Giáo Phụ, là điều cần thiết và không nghịch lại với Lectio divina nhưng phải làm vào lúc khác. Hoàn toàn không phải là cùng một hoạt động. Bây giờ, khi thực hành Lectio divina, tôi phải lắng nghe Chúa nói với tôi. Cho dù trước đó tôi đã suy niệm cùng một bản văn, hôm nay Chúa cũng sẽ nói với tôi điều gì đó “mới”, điều gì đó khác. Tôi phải làm một tác động tin khi tôi bắt đầu Lectio divina: “Hai bài đọc này là những lời của Chúa và như vậy là Lời Chúa”. Cùng một bản văn nói một cách khác tùy theo từng người và tùy theo giai đoạn hoặc trạng thái thiêng liêng của con người đó. Lời của Chúa đi cùng với người tín hữu và cho họ điều cần thiết tùy theo tình trạng thiêng liêng của họ. Phải tin như thế. Cũng như một người trong tuần linh thao dòng Tên phải suy niệm những bản văn Kinh Thánh. Người này trước đó đã biết một trong số các bản văn này nên bỏ qua. Linh mục đồng hành linh thao biết được chuyện đó, Người yêu cầu người này trở lại phòng để suy niệm bản văn. Người này đã ngạc nhiên khám phá ra rằng bản văn đã nói khác, có nghĩa là lần suy niệm này bản văn đã nói một cách mới; có thể là những lời người này ghi nhận khi đó đã khác với nhưng lời ghi nhận lần suy niệm trước. Mỗi lần, cũng như là Chúa đã bôi màu27 ghi dấu một chữ một câu của bản văn!



Đọc hai bài đọc

Lời xin thứ nhất; bài đọc cần đọc lại

Chúng ta bắt đầu bằng khẩn cầu Chúa Thánh Thần28. Có thể xin: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến, xin soi sáng con, xin làm cho con hiểu Lời của hôm nay”29. Sau khi đã cầu xin Chúa Thánh Thần, chúng ta bắt đầu đọc bài đọc một, đọc hai ba lần, chậm rải. Thông thường thì có thể hiểu bản văn muốn nói gì nhưng không biến đổi sự hiểu biết này thành chú giải hoặc một học hỏi đào sâu bản văn30. Người ta có thể dùng đến chú thích ở cuối trang, tuy nhiên đừng quá dán mắt và đó. Cần thiết phải có một quyết định rõ ràng về kiên trì và bền bỉ. Thân xác31 hay làm trì trệ công việc của trí tuệ.

Chúng ta xin Chúa nói với chúng ta điều Người muốn: “Lạy Chúa, xin hãy nói, tôi tớ Chúa lắng nghe”. Đó là lời xin thứ nhất là lời xin quan trọng nhất vì tất cả diễn tiến của Lectio divina đều lệ thuộc vào lời xin này.

Hình minh họa trang 40

Chất lượng của lời xin; gương của người mù

Chất lượng của lời xin có tính cách quyết định. Lời xin này phải được nói lên với ý hướng trong sáng và với tất cả năng lực con người của mình. Một gương ấn tượng nhất để phác họa chất lượng của lời xin thứ nhất này cần có là gương của người mù đã nghe nói về Chúa32. Có lẽ anh đã được một bạn thuộc thị trấn khác, cùng đi khất thực với mình, đã được Chúa chữa lành, nói cho biết về Chúa. Một ngày kia ngồi ăn xin ở lề đường, anh nghe tiếng ồn ào của đám đông. Anh hỏi cho biết chuyện gì. Người ta cho anh biết đó là ông Giêsu người Nadarét miền Galilê. Anh nhớ lại người bạn của mình đã được chữa lành, và từ đó được sáng mắt. Niềm hy vọng trào dâng. Anh kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Người ta xua đuổi anh vì anh làm phiền. Các môn đệ cũng la mắng anh: “Im đi, người ta có việc khác phải làm”. Dường như Chúa không để ý tới lời van xin của anh nên anh lại càng kêu lớn tiếng hơn. Khi đó Chúa quay lại và bảo người ta dẫn anh mù tới. “Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh? “Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được”. Người nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh! “Tức khắc, anh ta nhìn thấy được”.

Khi anh mù này nói với Chúa, xin Người cho mình được nhìn thấy, không phải xin cho vui, hoặc tò mò cho biết. Nhưng trọn vẹn con ngươi của anh ao ước được chữa lành33 và được xem thấy. Anh biết anh chờ đợi ở Chúa điều gì. Anh biết Chúa có thể chữa anh khỏi. Đó là điều mà thái độ chúng ta phải có: một lời xin của trọn vẹn con người mình, một khao khát được chữa lành, một mong ước được xem thấy, nhìn ra được thêm một cái gì đó cho hôm nay. Và khi người ta đến bác sĩ khám bệnh, người ta không ngại ngùng cho bác sĩ thấy vết thương hay những vết thương của mình. Ở đây cũng vậy, người ta để cho ông tự do, người ta trình bày cho ông biết hết về mình, và xin ông hành động như ông muốn.

Bài đọc thứ nhất không thể đủ

Sau bài đọc thứ nhất, có thể là tôi chỉ ghi nhận một chữ, một câu của bản văn nói với tôi nhất hơn là phần còn lại. Có thể là Chúa dùng chữ đó, câu đó để nói với tôi. Tôi vẫn chưa chắc chắn về điều đó. Và tất cả công việc là đi đến xác tín rằng chính đó là điều Chúa muốn về tôi. Thường chúng ta có khuynh hướng, trong 90% thời gian, chúng ta gán trên bản văn chính tư tưởng của chúng ta. Thực tế, chúng ta đến với những vấn đề của chúng ta và chúng ta áp đặt chúng cho Chúa, chúng ta xin Người soi sáng và cho chúng ta một câu trả lời, một giải đáp, một giải pháp34. Mà Chúa thì biết rất rõ điều chúng ta cần thiết, Người biết những vấn đề của chúng ta. Nhưng thường thì Người lại để ý tới chuyện khác, đơn giản hơn, cụ thể hơn. Còn chúng ta, chúng ta lại chỉ muốn bàn đến chuyện của chúng ta. Phải biết từ bỏ mình và tin tưởng phó thác vấn đề hay những vấn đề của chúng ta ngay lúc khởi đầu Lectio divina. Như thế, quẳng chúng lên vai của Người, chúng ta làm một tác động cần thiết cho phép chúng ta lắng nghe. Đó là điều mà thánh vịnh nhắc chúng ta: “Hãy trút nhẹ gánh lo vào tay Chúa, Người sẽ đỡ đần cho” (Tv 55, 23); và chính Chúa cũng nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28).

Trong dụ ngôn người gieo giống, loại đất thứ ba là một loại đất tốt nhưng đầy gai; mà những gai này không nói về những vấn đề, bởi vì vấn đề thì lúc nào cũng có, nhưng nói rõ về sự lo lắng như là sợi giây hoặc là xích lớn trói cột lòng chúng ta. “Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt” (Mt 13, 7). “Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt, khiến Lời không sinh hoa kết quả gì” (Mt 13, 22).

Như một viên đá nằm dưới đáy biển, người ta không thể lay chuyển nó nhờ lo lắng, coi như cứ lo lắng là người ta có thể thay đổi được sự vật. “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay”? (Mt 6, 27). “Anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được” (Mt 5, 36). Mà những giây xích này bóp nghẹt Lời Chúa và ngăn cản chúng ta lắng nghe Chúa là Đấng muốn nói với chúng ta. Vì thế cần thiết là chúng ta phải tin cậy dâng hiến, phó thác cho Chúa điều làm chúng ta bận tâm. Giải thoát con tim của chúng ta35 nhờ tác động này, chúng ta chỉ dâng hiến mình để làm điều cần thiết36, cho việc tìm kiếm Nước Chúa.

Chúa nói với chúng ta: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Nhưng thực tế, trong 99% trường hợp, chúng ta lật ngược lời khuyên của Chúa: chúng ta xin “những thứ kia” và nếu còn được một chỗ trống, chúng ta nhét “Nước Thiên Chúa” vào cuối danh sách những lời xin. Mà Chúa nói những người ngoại làm như thế, coi như cuộc sống con người lệ thuộc vào những nhu cầu trực tiếp này37. Chúng ta quên rằng Chúa biết tất cả những nhu cầu của chúng ta và Người cung cấp cho38 và không nên xin những sự có thể mục nát. Chúa khẩn khoản mời gọi chúng ta xin: “Các con hãy xin thì sẽ được”. Thực tế, Chúa nói chúng ta xin Chúa Thánh Thần39, Thánh Ý Thiên Chúa. Đặt Chúa ở chỗ nhất như thế, con tim được thanh tẩy, bởi vì sự tinh khiết của con tim hệ tại ở việc đặt Chúa ở chỗ nhất một cách thực tế và cụ thể.

Chúng ta đọc bài đọc một một lần nữa. Có thể là, ngay sau khi đọc bài đọc một, người ta không tìm thấy gì. Hoặc bởi vì bản văn khó, hoặc bởi vì chúng ta thiếu chăm chú. Người ta cũng có thể đọc lần thứ ba hay hơn nữa.



Không có ý tưởng

Không phải là rút ra được những ý tưởng của bản văn. Một lần kia, có người tự hỏi mình thực hành Lectio divina có đúng không khi kể ra được những ý tưởng trong hai bài đọc: có 12 ý trong bài một và 5 trong bài hai, vị chi tất cả 17: 12 + 5 = 17. Mà thực tế chúng ta cần phải có 1 + 1 = 1. Bởi vì, Chúa chỉ nói với chúng ta có một lời qua hai bản văn40. Không nên hành động trên bản văn theo trí hiểu của chúng ta. Phải cố gắng tiếp nhận và đó là điều khó hơn. Không chỉ làm cho trí hiểu nín miệng nhưng còn phải làm cho nó ngoan ngoãn với bản văn – cũng như tấm phim trước ánh sáng -, bằng cách chờ cho một chữ, một lời, một câu nói với tôi, linh hoạt, sáng hơn và đầy nghĩa hơn phần còn lại của bản văn.



Những quy luật phân định
để biết đó là lắng nghe hay không


Hai bản văn, chỉ một lời (95%)

Vậy đôi khi, dù đọc nhiều lần bản văn thứ nhất, chúng ta không gặp được gì. (Thứ tự đọc trước hay sau các bài đọc không có tính tuyệt đối; người ta có thể bắt đầu ngay bằng đọc bài Phúc âm). Khi đó chúng ta đọc sang bài thứ hai; đọc một cách chăm chú. Với bài Phúc âm, thường những sự việc được sáng tỏ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên có thể là chúng ta có nhiều ánh sáng chứ không phải chỉ có một. Chúng ta không biết đâu là ánh sáng đến từ Chúa. Chính lúc này chúng ta thấy cái lợi là có hai bản văn. Cũng như hai đường kẻ chỉ có thể giao nhau ở một điểm, cũng vậy hai bản văn chỉ giao nhau ở một ý tưởng, cho tôi hôm nay. Bản văn này sàng lọc bản văn kia. Mỗi bản văn làm cho rơi rớt những gì được giữ lại ở bản văn kia. Trên hinh vẽ minh họa dưới đây, những gạch nối trên mỗi hàng kẻ biểu thị sự liên tục các ý tưởng trong mỗi bản văn.

Cuối cùng, sau khi đã đọc đi đọc lại người ta nhận ra rằng qua hai bản văn Chúa chỉ nói một điều. Không nên đi tìm những từ giống hệt nhau, ví dụ “lòng thương xót” chỗ này, “lòng nhân từ” ở chỗ kia. Cứ sự thường thì hai bản văn không dính dáng gì đến nhau: ở đây, bài đọc này là một lá thư của thánh Phaolô và bài đọc kia, bài Phúc âm theo thánh Mátthêu41.

Hình minh họa trang 46

Mỗi tác giả đi theo hướng của riêng mình. Một điều duy nhất chung cho cả hai bản văn đó là cả hai đều là Lời của Chúa. Và nếu người ta gặp được cùng một tư tưởng chỗ này hay chỗ khác thì đó có thể là hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc lúc đó có nghĩa là Chúa bắt đầu nói.

Sự kiện Chúa nói với chúng ta qua hai bản văn chỉ một ý tưởng, cho chúng ta 95% xác tín42: chính Người nói chứ không phải chúng ta hay những ước muốn của chúng ta. Chính trên tiêu chuẩn này chúng ta phải xét và phải kiểm chứng. Cho dù nếu chúng tôi có đưa ra bốn tiêu chuẩn khác, thì cũng phải dựa trên tiêu chuẩn này trước hết vì nó bảo đảm sự chính xác cao độ. Thực tế, tiêu chuẩn này là chính kênh ánh sáng. Nó cho phép bao vây được ánh sáng; nhờ sự chiếu qua và nhờ chính nó, nó là một. Bao lâu chưa có được chỉ một ý tưởng, chỉ một ánh sáng, chúng ta phải tiếp tục khẩn nài Chúa, xin Người ban Chúa Thánh Thần và xin nhận ra được thánh ý của Người đối với chúng ta ngày hôm nay. Cho dù việc trình bày dưới đây có dài dòng về bốn dấu chỉ phụ thuộc khác thì chúng cũng chỉ có “năm phần trăm” giá trị! Đừng quên điều đó.

Bây giờ chúng ta hãy bàn tới bốn dấu chỉ cho phép chúng ta hoàn chỉnh xác tín này là lời chúng ta nhận thật sự đến từ Chúa. Bình thường, hằng ngày người ta chỉ sử dụng thường nhật tiêu chuẩn thứ nhất: hai bản văn, duy một lời.



Bốn dấu chỉ

Hình trang 47


Lời duy nhất được tiếp nhận có ít là bốn đặc tính. Trước khi xét đến chúng, chúng ta hãy nhìn con người được cấu tạo bằng gì. Trong hình vẽ trên đây, chúng ta thấy hai miền của con người chúng ta: trí hiểu và ý muốn.

Để hiểu rõ điều mà người ta gọi là trí hiểu và ý muốn, chúng ta nên nhắc lại điều thánh Phaolô nói: “Anh em không làm được điều anh em muốn” (Gl 5,17)43. Như vậy, trong tôi có cái muốn: đó là ý tưởng, trí hiểu thấy điều gì là tốt phải làm, rồi, có cái làm: ý muốn, hành động. Thánh Phaolô nhận định rằng có trong Người, trong mỗi người chúng ta, có một rạn nứt giữa trí hiểu biết điều gì là tốt phải làm và ý muốn lại không làm.

Trên bản vẽ, chúng ta thấy rõ sự rạn nứt này. Đó là một vực thẳm trong chúng ta tách biệt hai năng lực của linh hồn, trí hiểu và ý muốn. Người ta cũng nhận định rằng ý muốn thì bệnh hoạn, bởi vì nó không làm điều trí hiểu thấy. Sự yếu đuối và bệnh hoạn này của ý muốn được diễn tả trên hình vẽ bằng màu xám trong ý muốn. Vậy mũi tên hướng lên cao đó là lời xin thứ nhất. Người ta thấy trên hình con số 1 ở bên cạnh. Đó là lời kêu xin của anh mù muốn được nhìn thấy. Khi đó, sự đáp lời của Chúa được biểu thị bằng mũi tên đến từ trên cao và điểm nhọn chạm đúng tới ý muốn để chỉ cho một điểm cụ thể cần thay đổi, và cái gì đó phải thực hiện. Vùng cần chữa trị trong ý muốn có màu đậm hơn màu biểu thị ý muốn.

Mũi tên này đến từ trên cao biểu thị ánh sáng nhận được. Chúng Ta hãy phân tích những đặc tính của mũi tên. Người Ta gặp thấy bốn trong số những đặc tính quan trọng nhất. Chính bốn đặc tính này tạo thành bốn dấu chỉ.

Dấu chỉ thứ nhất đến từ Chúa (thú vị mới)

Để hiểu rõ hơn những đặc tính của ánh sáng này được biểu thị bằng mũi tên đi xuống, chúng ta hãy lấy một ví dụ: Một ngày kia chúng ta có cuộc cãi nhau với một người và người này đã nói nặng lời với chúng ta, nói xấu chúng ta hoặc còn nữa, đánh chúng ta và gây thương tích cho chúng ta. Lòng chúng ta đầy cay đắng. Cố gắng lắm chúng ta mới không thù hằn người đó nhưng chẳng muốn liên hệ gì với người này nữa. Và hôm nay xảy ra là, như một tình cờ (đối với Chúa không có tình cờ), khi thực hành Lectio divina, lời Chúa nói với chúng ta là: “Con hãy đi làm hòa với người đó, cầu nguyện và chúc phúc cho người đó”. Lời này là ánh sáng mới xuyên vào trí hiểu chúng ta. Nó đề nghị với chúng ta một chỉ dẫn cụ thể và chúng ta biết chắc rằng nó đến từ Thiên Chúa chứ không phải từ chính chúng ta. Khi đến với chúng ta, ánh sáng này cho chúng ta một ấn tượng mới mẻ. Điều củng cố khía cạnh mới này đó chính là Chúa chỉ dẫn mà Chúa cho chúng ta là điều cuối cùng mà hôm nay chúng ta muốn chờ đợi nghe được hôm nay từ Chúa. Ta đã quen thích cái “khác người, khác Chúa”. Chúa chọn cái gì đó mà Người muốn thay đổi trong chúng ta. Chúng Ta cảm thấy sự tương phản giữa ánh sáng của Chúa và ánh sáng quen thuộc của chúng ta. Đặc điểm thứ nhất này, “sở thích mới” này, là kết quả của việc Chúa Thánh Thần “can thiệp”. Hoặc, cho dù sự so sánh có hơi quá mạnh - như việc Đấng Phục Sinh hiện ra với các Tông Đồ đang ẩn trốn trong Phòng Tiệc Ly: bỗng nhiên Người xuất hiện diện.

Khi thao tác Lectio divina trở thành thường ngày, nó sẽ làm nảy sinh trong chúng ta một ước ao, một chờ đợi giờ ta sẽ gặp gỡ Chúa và có một cái gì mới sẽ được “mạc khải” cho ta. Ta có thể so sánh sự ước ao thiêng liêng này với sự ước ao con người muốn nghe tin tức, đọc báo hay khi người ta chờ một lá thư của người ta quý mến hoặc khi sắp gặp người này. Trong Lectio divina không bao giờ ta phải buồn phiền, chán nản.

Qua tất cả những khía cạnh này cùng kết hợp lại, mà ta xác định được đặc điểm thứ nhất này: lời có một vị mới vì nó đến từ Thiên Chúa.

“Kinh Thánh có thể được coi như một lá thư tình của Chúa viết cho tạo vật của Người. Theo một ý nghĩa như thế, thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả nói với Thêôđo, vị lương y của hoàng đế: “Ai yêu hơn thì được đánh giá cao hơn người khác; vậy tôi có đôi điều phàn nàn ngỏ với người con danh tiếng của tôi là Thêôđo. Con đã nhận từ Chúa Ba Ngôi những ân huệ về trí hiểu và những của cải đời này, về lòng thương xót và bác ái, nhưng con đã không thôi lao mình vào những công việc trần tục, đòi hỏi phải đi liên tục, và chểnh mảng đọc những lời của Cứu Chúa của con mỗi ngày. Kinh Thánh là gì nếu không phải là một lá thư của Thiên Chúa toàn năng gửi đến cho tạo vật của Người? Nếu con phải xa hoàng đế một thời gian và nếu con nhận được một lá thư của ông, chắc hẳn là con không ngơi không nghỉ, không ngủ được bao lâu con chưa biết được hoàng đế trần gian này viết cho con điều gì. Vị Hoàng Đế cõi trời, Chúa của loài người và của các thiên thần, đã gửi cho con môt lá thư cho cuộc đời con mà con lại lơ là chểnh mảng đọc nó với lòng nhiệt thành. Vậy cha nài nỉ con hãy chuyên chăm đọc và suy niệm mỗi ngày những lời của Đấng Tạo Hóa của con. Con hãy học nhận biết trái tim của Chúa trong những lời của Chúa để con khao khát cuồng nhiệt hơn về những điều vĩnh cửu, để tâm trí con bùng lên nỗi ước mong những niềm vui thiên đàng. Nơi đó sự nghỉ ngơi sẽ lớn hơn lúc này, người ta sẽ không hề nghỉ ngơi vì tình yêu đối với Đấng Tạo Hóa của mình. Xin Chúa toàn năng ban xuống cho con Thần Khí an ủi để con có thể đem điều đó ra thực hành. Xin chính Người đổ đầy trong con tinh thần ý thức sự hiện diện của Người, và khi làm đầy như thế Người nâng tâm trí con lên” (Ep. IV, 31 – PL 77, 706 ab).

Dấu chỉ thứ hai đến trong ta

Về đặc điểm thư hai, ta thấy rằng lời này là cụ thể, nó đụng chạm tới một phần bệnh hoạn của ý muốn của ta. Nó không là một lời nói với người bên cạnh; ta không làm suy niệm của những người bên cạnh. Đó cũng không phải là một suy niệm thuần lý thuyết về một điểm của đức tin Kitô giáo. Không. Đó là một cái gì cụ thể kích thích phải có một hành động, một sự thay đổi cụ thể trong ý muốn. Ta thấy được diễn tả qua mũi tên: điểm nhọn của mũi tên chạm tới ý muốn của ta, chạm tới một vùng ý muốn của ta. Do đấy mỗi lần phải có một ao ước hoán cải thật để ánh sáng có thể đến với ý muốn. Nếu không, sự khước từ, sự bỏ trốn ngăn cản ánh sáng có thể xuống và gặp được ý muốn. Không phải do ánh sáng không muốn nhưng là do ta ngăn cản. Chính điều đó cho ta thấy chất lượng của việc ta sẵn sàng của ta là quan trọng hàng đầu như thế nào. Chúa không ngừng nhắc ta: “Thầy đứng ngoài cửa và Thầy gõ”, Thầy không phá cửa để vào, Thầy không cưỡng ép tự do của các bạn hữu của Thầy! Chính các bạn phải tự mở. Đó là tất cả khoa cầu nguyện (Lectio divina hoặc Suy nguyện tùy theo những phương pháp riêng). Nếu ngươi ta không muốn được chữa lành, thì hoàn toàn vô ích dù ta có đến gần Chúa Kitô và lời của Người.

Như thế, ta thấy rằng lời này mà Chúa Kitô nói với ta đây là một lời cụ thể, chạm tới ý muốn của ta và thúc đẩy ta thực hiện một hành động. Hành động này có thể là vừa bên trong và vừa bên ngoài, như trong ví dụ trên đây: “Hãy đi làm hòa”. Cũng có thể chỉ là bên trong, như ví dụ một hành động từ bỏ mình, dâng hiến, phó thác, v.v… Không ai thấy nó nhưng nó có thể đòi ta một cố gắng rất lớn.

Vậy đặc điểm thứ hai của ánh sáng nhận được trong Lectio divina là khía cạnh cụ thể của nó dẫn tới một thay đổi thật, một cải hóa.

Bây giờ ta bàn đến đặc điểm thứ ba.


Kinh Thánh, một quyển sách có vị đắng

Rồi tiếng tôi đã nghe từ trời, lại nói với tôi và bảo: “Hãy đi lấy cuốn sách mở sẵn trong tay thiên thần đang đứng trên biển và đất.” Tôi đến gặp thiên thần và xin người cho tôi cuốn sách nhỏ. Người bảo tôi: “Cầm lấy mà nuốt đi! Nó sẽ làm cho bụng dạ ông phải cay đắng, nhưng trong miệng ông, nó sẽ ngọt ngào như mật ong. Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. Trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ tôi cay đắng”44.

Thực vậy, thường lời được tiếp nhận có vị đắng trong tâm can. Ta cảm thấy khó khăn khi lời này thâm nhập trong ta, khuấy động tâm lòng ta. Sự tiếp cận của ánh sáng với những tăm tối của ý muốn gây nên một thứ đau khổ, một vị đắng. Tuy nhiên điều đó biến đổi thành êm dịu và thành giải thoát. Sự cay đắng này là một dấu chỉ tốt, đó là dấu chỉ cho biết sự dữ, điều xấu đã bị vạch trần và Thiên Chúa bắt đầu quan tâm hành động trong đó. Nếu người ta muốn, nếu người ta cộng tác với Ánh Sáng, Ánh Sáng có thể thiêu rụi những tăm tối này, và biến đổi chúng thành ánh sáng, giải thoát chúng và cho chúng nảy sinh.

Dấu chỉ thứ ba: Ít

Người ta sẽ thấy rằng lời mà Người nói với ta là rất “ít”. Phải hiểu “ít” theo nghĩa nào? Trong cuộc sống của ta, khi chiêm ngắm Thánh Giá, ta đã hiểu rằng Chúa kết hiệp với mỗi người chúng ta một cách duy nhất. Thánh Giá trước hết không phải là dụng cụ của đau khổ hay là cái tạo nên đau đớn, nhưng đặc biệt Thánh Giá là nơi kết hiệp của ta với Chúa Kitô, là lời hứa rõ ràng và dứt khoát của việc kết hiệp với Chúa. Sự kết hợp này mà Chúa đã tạo được nhờ cái chết trên Thánh Giá phải được thể hiện từ từ, ngày lại ngày. Thực tế, ta nhìn lên đỉnh cao núi Ta-bo và ta mong ước có mặt ở trên đó. Nhưng đứa con nít trong ta lại muốn tất cả và muốn có ngay và nó ngạc nhiên nhận ra rằng trong lời Chúa nói với nó, có ít chỉ dẫn để mau lẹ đến được núi Ta-bo. Ta buồn bực, ta không hiểu. Ta lại còn muốn biết Chúa muốn ta ở đâu, chỗ này hay chỗ kia, trong cuộc sống, và ta lạc hướng vì Chúa vẫn cứ thinh lặng ngay trong những điều mà ta cho là quan trọng và tối cần nhưng thực tế thì chúng lại chẳng lôi kéo được sự chú ý của Chúa. Ta không hiểu tại sao Chúa lại cho những cái thật là nhỏ bé một tầm quan trọng lớn như thế. Với một người chồng, có thể một ngày kia Người yêu cầu anh ta dọn bàn ăn, xếp khăn ăn một cách khác, vì từ hai mươi năm qua kiểu anh đặt khăn ăn làm cho vợ khó chịu. Và Chúa chỉ yêu cầu anh thay đổi như thế thôi! Thấy cũng kỳ, làm sao lại dành cho một việc nhỏ nhặt như thế một sự quan trọng như vậy trong khi có một chương trình lớn, chương trình kết hợp với Chúa, hoặc trong khi có bao người chết vì đói, vì khát, vì siđa! Chính vì cuộc sống kitô hữu được tạo ra từ những điều nhỏ mọn và trung thành trong những điều nhỏ mọn: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh” (Mt 25, 21)45. Cuộc sống trên đời này là một sự trung tín trong những cái ít! Ngược lại, ta lại nhìn lên đỉnh núi cao. Cũng thật tốt nếu ta có nhìn lên cao đó, có mơ mộng và mơ mộng đẹp. Thánh Têrêsa Giêsu khuyên như thế; thánh nữ yêu cầu các con cái mình phải có những tư tưởng cao46 và những ao ước lớn47, tuy nhiên phải nhìn những bước đi nhỏ trước mắt mình mà trèo lên bởi vì chính nó cho phép ta đi tới được đỉnh núi48. Theo một nghĩa nào đó, nấc lên này, bước nhỏ này bao gồm trong nó tất cả trái núi cho ngày hôm nay, và nếu không có bước đi này ta không thể đạt tới đỉnh núi. Đấy là cái thực tế của Phúc âm. Có ích gì nếu nghĩ tới ngày mai và chờ đợi những hướng dẫn của ngày mai trong khi ta không làm công việc hôm nay. “Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6, 34).


Dấu chỉ thứ bốn: không thể

Cho dù lời này xem ra chẳng nhiều gì, nhưng lại có vẻ không thể thực hiện được. “Tôi không thể đi làm hòa với người đó là người đã làm khổ tôi vì lòng tôi đầy cay đắng và như kiệt quệ”. Làm gì đây? Dẫu sao tôi cũng biết đó là ý Chúa muốn tôi làm nhưng tôi không làm được.

Một ngày kia có chàng thanh niên giàu đến gặp Chúa49. Nhưng, người ta có thể phản đối vì ta không phải là những người giàu do đấy bài Phúc âm này không liên quan gì đến ta. Nếu xét cho kỹ, ta sẽ thấy rằng ta có thể thật sự giàu, giàu bởi những ước muốn của mình. Ngay cả khi tôi nghèo về vật chất, tôi vẫn có thể ước muốn có cái xe đẹp, một cuộc sống thảnh thơi, v.v… Tôi giàu qua những ước muốn của tôi! Người ta không thể đánh lừa Chúa: Tất cả ta đều là những người giàu. Trong ý nghĩa này, bài Phúc âm nói với ta.

Vì vậy ta hãy đặt mình vào trường hợp người thanh niên này và coi như bài Phúc âm là của mình rồi cùng với chàng thanh niên xin cuộc sống vĩnh cửu hoặc, đơn sơ xin theo Chúa, kết hiệp với Người. Đó là mục đích của cuộc sống kitô hữu và đó là tình yêu của Chúa trên Thánh Giá mạc khải cho ta. Chúa đã chết cho ta để kết hiệp ta với Người. Sự kết hiệp đôi khi không như ta tưởng, không phải là cái riêng của các đan sĩ hay các tu sĩ hoặc của những người coi mình sinh ra đã là thánh. Không. Chúa Kitô đã chết cho tất cả, cho mỗi người ta, cho tôi, một cách duy nhất và như vậy ơn gọi của tôi là kết hiệp với Người. Ta phải sử dụng những phương thế Người ban cho ta để đón nhận tất cả những gì Người đã giành được cho ta trên Thánh Giá.

Ta cùng với chàng thanh niên giàu muốn có được cuộc sống vĩnh cửu. Chúa hỏi chàng: “Anh đã tuân giữ những giới răn chưa”? Chàng trả lời Người là mình đã giữ từ lúc còn nhỏ. Chúa nhìn chàng, yêu mến chàng và nói với chàng: “Hãy đi, bán hết những gì anh có, phân phát tiền cho những người nghèo và rồi hãy đến theo tôi”. Phúc âm cho ta biết “chàng thanh niên giàu buồn sầu bỏ đi, vì chàng có nhiều của cải”. Đó cũng chính là cảm tưởng ta có khi Chúa đòi hỏi ta từ bỏ một điều gì đó, làm một điều gì đó mà ta không quen. Ta quá gắn bó với thói quen của mình đến nỗi nó trở thành như một phần đời ta và khi Chúa lay động, thì như Chúa muốn lấy đi một phần đời ta. Rồi: “Bấy giờ Đức Giê-su nói với các môn đệ của Người: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời” (Mt 19, 23). Và Chúa phóng đại, Người nhấn mạnh: “Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”. Điều đó cũng có nghĩa là không thể.

Để đem Phúc âm ra thực hành, cần thiết phải có cố gắng. Chúa cũng nói: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13, 24). “Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít” (Mt 22, 14). Tuy nhiên có một nguy cơ, đó là giản lược cuộc sống trong Chúa Kitô thành một việc làm của ý muốn. Mà như trong bài Phúc âm này cho thấy Chúa lại cho ta biết rõ không phải như thế. Không phải cứ chỉ muốn, nhưng phải khiêm tốn làm người ăn xin mới thực hiện được ơn gọi kitô hữu của mình. Người ta cũng gặp phải sự bất lực không chu toàn được những giới luật của Chúa theo ánh sáng Phúc âm như trong bài giảng trên núi50. Trong bài giảng này, Chúa trích dẫn những giới luật của Thiên Chúa ban cho Mô-sê qua cách nói: “người xưa nói rằng”, và rồi, Người cho thấy tất cả ánh sáng Phúc âm: “Còn tôi, tôi nói với anh em”. Và đấy, ta thấy Chúa muốn những điều theo chiều sâu và tận căn rễ; và cũng do đấy người ta thấy là quá: không nổi nóng với người anh em vì sẽ bị hình phạt hỏa ngục! Hoặc trong lòng mình không được thèm muốn một người nữ vì đối với Chúa là như đã phạm tội ngoại tình! “Vậy ai được rỗi”? Các tông đồ là những người đã để cho ánh sáng Phúc âm chiếu soi tâm lòng mình, từ trên xuống dưới. Các ông tỏ ra thật thẳng thẳn khi đặt câu hỏi: “Thế thì ai có thể được cứu”? (Mt 19, 25). Thực vậy, có lẽ người ta có thể bỏ tất cả, để lại cha mẹ, vợ con. Nhưng từ bỏ chính mình, đó lại là chuyện khác. Chính khi người ta bắt đầu ý thức sự bất lực tận căn theo Chúa Kitô mà người ta bắt đầu là kitô hữu, có lẽ đấy là lần thứ nhất! Trái nghịch hẳn với câu ngạn ngữ: muốn là được; muốn, trong Kitô giáo, không phải là được. Thánh Phaolô nói: “Muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không” (Rm 7, 18).

Vâng, trái ngược với câu ngạn ngữ, muốn không phải là được. Tôi ước muốn thực hành ý Chúa nhưng tôi không làm được. Vậy đừng dừng lại ở cái không thể của ta. Thật bình thường. Ngược lại, phải biến đổi nó thành lời kinh: “Lạy Chúa, bởi vì Chúa xin con điều đó, có nghĩa là Chúa muốn thực hiện điều đó, Chúa có thể thực hiện, Chúa ban sức mạnh cho con để thực hiện điều đó. Vậy, xin Chúa ban cho con sức mạnh này, ban cho con Thánh Thần của Chúa, để lời mà Chúa xin con thực hiện có thể nhập thể trong cuộc sống con hôm nay”. Thánh Augustinô xin theo cách này: “Lạy Chúa, xin cho con làm điều Chúa truyền và xin hãy truyền bất cứ điều gì Chúa muốn”. Thánh nhân xin sức mạnh của Chúa (chính là lời xin thứ hai của ta) để có thể thực hiện điều Thiên Chúa truyền; và rồi Người để cho Chúa tự do truyền bất cứ điều gì Chúa muốn.

Khi ta cảm thấy dội trước điều Chúa truyền ta làm, hoặc ý muốn của ta từ khước hành động này, đó là dấu chỉ con người cũ vẫn còn đó – ta hiểu tại sao Thiên Chúa đòi hỏi ta điều đó. Thực ra điều Người xin luôn nghịch lại con người cũ trong ta, nghịch lại ý muốn cũ. Người muốn chữa trị nó. Vậy nó cảm thấy dội thì là bình thường. Chúa đã nói rõ cho Phêrô biết rằng những nẻo đường của Chúa gây lạc hướng: “Người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn” (Ga 21, 18)51.

Như thế ta hiểu rõ lời này đối với ta dường như là không thể như thế nào, trong ý nghĩa nào, và ta phải phản ứng như thế nào.
Hai lời xin của Lectio divina

Như vậy Lectio divina bao gồm hai lời xin:



Lời xin thứ nhất: “Lạy Chúa, xin nói cho con điều Chúa muốn về con” và lời xin thứ hai: “Lạy Chúa, xin ban cho con Thánh Thần của Chúa để có thể nhập thể và thực hiện điều Chúa xin con”52.

Lưu ý, ta sẽ thấy rằng sau khi ta dâng lời xin thứ hai, thì Chúa cho ta sức đẩy của Người (điều này là cần thiết) để nhập thể điều Người đã “xin” ta. Người chữa trị lòng tôi và ban cho lòng tôi sức mạnh để cầu nguyện cho người đã xúc phạm đến tôi và đi tìm tha thứ cho họ. Sự đáp lời của ân sủng được biểu thị trên hình vẽ qua mũi tên, đáp lại lời xin thứ hai, xuyên tới ý muốn.

Hãy ghi nhận rằng điểm nhọn của mũi tên thứ hai này xuyên qua vực thẳm ngăn cách trí hiểu và ý muốn và tác động trên vùng đang bàn tới (ý muốn).

hinh trang 58

Trái lại mũi tên thứ nhất chỉ xuống, qua đó Chúa chỉ cho ta điểm Người muốn chữa trị, vẫn chưa tác động trong ý muốn. Mũi tên này chỉ cho thấy điều không ổn, nhưng nó không hoạt động. Chúa luôn luôn có cái tế nhị tuyệt vời là không bao giờ Người ép buộc, áp đặt ta53.

II

LIÊN QUAN ĐẾN LECTIO DIVINA
Những đoạn sau đây cũng là những khai triển thêm về Lectio divina để giúp ta hiểu, sống cũng như quý chuộng Lectio divina hơn.

Lectio divina hoàn thành trong cuộc sống;
những ích lợi

Ta dễ dàng hiểu rằng lời xin này (“Lạy Chúa xin ban cho con Thánh Thần của Chúa…”) được kết thúc, hoàn tất và thể hiện khi ta đi ra khỏi căn phòng của mình để Chúa Thánh Thần cho nhập thể lời đó. Chính khi đi làm hòa với người được chỉ cho biết đó mà Lời đã được tiếp nhận sẽ đi hết con đường của Lời54 và mang lại kết quả; Lời này (“hãy đi làm hòa với người anh em con”), khởi đi từ trời cao, từ chính cung lòng Chúa Ba Ngôi là Đấng đã nói Lời đó, xuống đạt tới chỗ thấp nhất của con người ta, thân xác ta (qua cử chỉ cụ thể của việc làm hòa). Đó là hành trình của Lời. Nó kết hiệp giữa trời và đất. Ta luôn phải canh thức lưu tâm tới điều mà Lời ta nhận được nhập thể thực sự như là một bầu sáng nhỏ đến từ miệng Chúa. Nếu không, Lectio divina không thể mang lại hoa trái. Ngược lại, nếu lời nhập thể, ta sẽ nhận ra những tiến bộ kỳ diệu và chắc chắn mau lẹ đến trong cuộc sống của ta:

- Có thứ tự hơn trong cuộc sống của ta

- Có sự trong sáng trong những ý tưởng và hành động suốt ngày sống

- Một đức tin kiên vững hơn

- Một ý muốn được giải thoát khỏi sự nô lệ, và trở nên vững mạnh hơn, được củng cố hơn trong ý muốn của Chúa

- Sự an ủi và sức mạnh có được nhờ hằng ngày gặp gỡ Chúa Kitô Hằng Sống và lắng nghe Người trong thinh lặng nói với ta và cho ta biết được ý của Người

- Và cuối cùng, một sự kiên trì và sức chịu đựng tốt trước tất cả những thử thách.

Và cũng nên thêm vào một trong những ích lợi lớn nhất của Lectio divina, đơn thuần là trí khôn của ta không còn bị xâu xé bởi trăm nghìn ý tưởng, nhưng nó sẽ nghiêm túc, kỷ luật hơn vì nó được nuôi dưỡng bởi một ánh sáng mãnh liệt soi sáng nó ngay từ sáng sớm (thực hành Lectio divina buổi sáng) và kéo dài suốt ngày. Một trong những nguồn tạo ra đau khổ của con người đó chính là những ý tưởng của mình. Mà Lectio divina, nhờ việc canh tân thực hiện trên trí khôn, giáo dục và bảo vệ trí khôn khỏi sự lo lắng phát sinh từ những ý tưởng bằng cách biến đổi nó nhờ ánh sáng nhận được và chất đầy nó bằng chính ánh sáng này. Thay vì bị cuốn hút bởi những lo âu, những tư tưởng và những lo lắng do chúng tạo ra, trí khôn của ta được thống nhất chung quanh ánh sáng đã nhận được. Đó không phải là một trong những ích lợi nhỏ nhất. Sự bình an trong tâm thần là một ích lợi lớn lao.

“Kinh Thánh đốt lên trong con người lửa tình yêu mà Kinh Thánh chứa đầy cách thiêng liêng. Chính vì vậy đã có lời chép: “Lời Chúa là lửa thiêu” (Tv 118, 139: Lửa nhiệt tình làm con héo hắt). Do đấy có những người đi trên đường, nghe những lời của Chúa, kêu lên: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho ta, lòng ta đã chẳng bừng cháy lên sao”55?


Niềm vui nói được, trước khi ngủ:

Lạy Chúa con đã làm điều Chúa xin con sáng nay,
nhờ sức mạnh của Chúa

Phải cố gắng đừng tìm những niềm vui khác ngoài niềm vui này, cho dù con người ta còn chất đầy bất toàn và tội lỗi. Chu toàn một cách mạnh mẽ và hằng ngày một hành động mà Chúa muốn, cho phép Chúa nắm chặt được ta; như thế Người có thể có được trọn vẹn ta trong suốt những ngày sống.



Lúc đầu, người ta cảm thấy dội
khi phải kéo dài năm mươi lăm phút

Thường người ta bỡ ngỡ vì phải dành tới năm mươi lăm phút cho việc lắng nghe và đem ra thực hành: “Tại sao phải cần đến bằng đó giờ”? “Ta không phải chỉ thuần tinh thần”. Ánh sáng cần có thời gian để đi từ tinh thần đến linh hồn, có nghĩa là từ nơi bí mật nhất, nơi đó Chúa thông ban chính mình Người cho ta, đến trong ta (tinh thần hay lòng theo nghĩa Kinh Thánh), đi vào phần ý thức và thức tỉnh của con người ta (linh hồn; trí hiểu và ý muốn chủ động). Thân xác, vì sự nặng nề, nó làm trì trệ hoạt động; nó chậm hiểu, chậm ý thức. Phải nhẫn nại và kiên trì. Hơn nữa, ánh sáng tiếp nhận được có thể xuất hiện lúc đầu như còn mờ nhạt. Phải nhắc lại lời xin, phải khẩn nài cho đến khi lời trở nên rõ ràng, hiểu được và có một ý nghĩa cho ta. Cần phải có thời gian. Tại sao phải khẩn nài cho đến khi lời trở nên rõ ràng? Chính bởi vì ta có quyền có một lời có thể hiểu, xét vì ta là con người có lý trí và ta cần có nó để hành động. Đấng đã ban cho ta máu của Người, Đấng đã chết vì ta, để cứu độ ta, chả lẽ lại hà tiện không cho ta mỗi ngày một lời; chính Người đã dạy ta tất cả mọi ngày phải xin: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (xin Cha cho chúng con lương thực của ngày hôm nay). Người không thể từ chối cho ta một lời để cứu độ ta, một lời chỉ cho ta biết phải làm gì mỗi ngày. Người xin ta gắn kết ý muốn của ta để thực thi ý của Người: “Ý Cha thể hiện dưới dất cũng như trên trời”, làm sao ta lại bỏ qua ý thức rất cần thiết cho phần rỗi của ta? Người muốn đối xử với ta như những bạn hữu chứ không như những tôi tớ; và với người bạn, người ta nói tất cả, không dấu diếm gì56.

Rồi, khi người ta trải nghiệm hoạt động siêu nhiên, thực tế, và thường ngày này, khi người ta trải nghiệm sức mạnh và quyền năng của ánh sáng Thiên Chúa, người ta cảm thấy nhu cầu ở lại lâu hơn một giờ mười lăm phút. Lúc đó cần lưu ý. Hiển nhiên là người ta cảm thấy cần phải ở lại lâu giờ hơn. Tuy nhiên phải biết lúc đó liên quan đến vấn đề gì. Ta có hướng chiều lúc đó giữ thinh lặng, đi vào một loại kinh nguyện yên tĩnh hơn, thụ động hơn và thinh lặng hơn; ta xếp bỏ Kinh Thánh sang bên và muốn ở yên trước sự Hiện Diện của Chúa đang có đó. Điều này thật bình thường và đó là Suy nguyện. Phải hiểu rằng khi muốn ở lại như thế, ta đang thực hành Suy nguyện. Nếu ta đã hứa với Chúa một thời gian Suy nguyện sau Lectio divina, ta hãy làm và nên làm thường xuyên như thế. Nếu không, phải biết đứng dậy sau tối đa một giờ mười lăm phút. Đó có thể trở thành một sự đi tìm chính mình, vì ham muốn mổ xẻ phân tích về chủ đề, về ánh sáng nhận được.

Khi ta đọc hai bài đọc của Thánh Lễ, và gặp được hai đoạn “chạm” đến ta, nội dung của hai đoạn này lúc đầu dường như tổng quát. Như là một loại chỉ dẫn chung, một lời khuyên chung chung cho cuộc sống của ta… Nhưng điều đó chưa đủ bởi vì ta cần một cái gì đó xác định cụ thể, đụng đến ý muốn và đụng đến ta hôm nay. Ánh sáng tới qua một chữ nào đó. Ta nhận định được những chữ; đó là bước thứ nhất, nhưng không có nghĩa là Lectio divina đã kết thúc. Khi đó người ta có nguy cơ, thấy rằng ánh sáng là thường vậy thôi, chính ta giải nghĩa những chữ đó hoặc là theo cách chung chung, hoặc là đặt vào đó điều mình muốn. Nên cần phải trở lại và nhấn mạnh hơn. Chắc hẳn, từ lúc này ta chỉ nên xoay mạnh đến hai đoạn chính xác đã chọn được và ở những câu cụ thể. Ta chỉ đọc lại hai đoạn này thôi – Hai đoạn này đã chỉ có một nghĩa. Ta thấy ánh sáng được chính xác, trở nên mạnh hơn, nhập thể hơn trong ta và nói với ta hôm nay. Trong ta ánh sáng này chạm tới ý muốn, ý muốn của ta, chạm tới tự do của ta; đó là một tác động được chờ đợi. Hành động mà Chúa xin ta có lẽ là một hành động từ bỏ, một hành động phó thác, v.v… Sự kiện dừng lại ở cùng một ánh sáng, khẩn khoản xin, giúp cho sứ điệp có trong đó trở nên xác định hơn, rõ ràng hơn, phân biệt và định ranh hơn. Do vậy đừng bao giờ lưỡng lự nhấn mạnh trên cùng những lời tiếp nhận được hôm nay, chúng sẽ trở nên thấm thía hơn và hữu hiệu hơn… Nếu không ta vẫn cứ ở trong những cái chung chung, mơ hồ và không đạt hiệu quả… chúng không đem lại sự sống.



Sự tinh khiết cần thiết; tận hiến mình

Sự cố gắng lớn của Lectio divina là một cố gắng khiêm tốn, cố gắng đi xuống, muốn biết đâu ra đó, như người ta thường nói. Sự cố gắng này phải được thực hiện, đó là cái giá mà Chúa có thể cho ta nghe được. Phải rời bỏ những sự vật bề ngoài và đi xuống57 trong sâu thẳm của ý thức, của lương tâm, hạ mình xuống58, ghé tai nội tâm để có thể nghe được Chúa nói chứ không phải chính mình nói59. Đó là sự trong sạch của con tim. Và Chúa chỉ tự mạc khải mình cho những người trong sạch. Đó là sự trong sạch không thuộc bản thể, nhưng là sự trong sạch trong thái độ. Nếu phải chờ được trong sạch mới được gặp gỡ Chúa, sẽ chẳng một ai có thể gặp được Chúa. Đó là vấn đề trong sạch về thái độ mà ta có thể tự kiểm tra và quyết định. Chính ta điều khiển sự trong sạch này. Nó lệ thuộc nơi ta. Chắc hẳn ta chẳng làm được gì nếu không có ơn Chúa60. Tuy nhiên Chúa luôn ban ơn cho ta để thực hiện sự tinh khiết về việc lắng nghe này. Dĩ nhiên là ta phải xin Chúa Thánh Thần, là Đấng cho phép ta nghe được tiếng của Thiên Chúa nhờ ơn Người ban.

Sự lắng nghe của ta cũng rất thường nằm ở bên ngoài. Một đàng ta chỉ sẵn sàng lắng nghe điều ta muốn và đang khác, khả năng lắng nghe của ta bị xác định bởi cái ta sẵn sàng cho Chúa. Và thường người ta không muốn cho đi tất cả. Ta cho Chúa thời giờ của ta, tiền bạc của ta, điều mà ta muốn cho thuộc về ta, nhưng có một số vùng thuộc con người ta, ta khước từ dâng cho Chúa. Ta quên rằng Chúa không muốn thời giờ, tiền bạc, hay đúng hơn, Người còn muốn nhiều hơn là một ít thời giờ hay một ít tiền bạc, Người muốn chính ta. Và nhờ Lectio divina, Chúa muốn “ăn” ta; ăn từ từ, nhưng ăn trọn vẹn. Người muốn chính ta, trọn vẹn ta. Thánh vịnh nói: “Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con” (Tv 40, 7 tt). Chúa Thánh Thần mở tai ta để làm cho ta hiểu rằng Chúa không muốn những cái ít giá trị, nhưng muốn chính ta. Tự do của ta là điều quý giá nhất trước mắt Người. Và dâng hiến tự do của ta cho Người một cách tự do, đó chính là điều Người chờ đợi. Người mong ước ta thường xuyên dâng hiến Người như thế và theo cách đổi mới; đó là ước muốn nồng nhiệt nhất của Người. Chính trong dâng hiến Người thường ngày mà ta đạt tới việc nghe được tiếng Người và để cho Lời của Người tác động trong ta và bởi ta. “Lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi, con liền thưa: "Này con xin đến”! Ta thấy rõ sự chuyển biến từ những vật cho đi hay dâng hiến (“lễ toàn thiêu” và “lễ xá tội”) đến sự dâng hiến trọn vẹn con người của mình (“con đến”). Bằng cách này Lời của Chúa đi vào trong sâu thẳm của ta và Lectio divina có thể được thực hành. “Trong sách có lời chép về con rằng: con thích làm theo thánh ý, và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con” (Tv 40, 6-9). Chất lượng của việc lắng nghe, sự “tinh tuyền” của việc lắng nghe được xác định bởi trạng thái căn bản luôn được đổi mới của tâm hồn: tận hiến mình vô điều kiện. Chính Người kích động với Lời Chúa, cho phép Người đi vào trong ta. Chúa nói với ta rằng sự công chính của ta phải vượt trên sự công chính của các luật sĩ để có thể vào được Nước Trời (x. Mt 5, 20). Để sự công chính của ta có thể vượt trên, cần phải tận hiến mình. Với chàng thanh niên giàu (Mt 19, 16-22), ta có cùng một hiện tượng: vào cuối cuộc đàm đạo với chàng, Chúa không xin chàng chút gì là tiền của hay thời giờ, nhưng chính chàng. Ta hãy xin Chúa giúp ta biết dâng hiến ta cho Người để có thể lắng nghe Người và theo Người tất cả mọi ngày.

Khi khởi đầu trải nghiệm về cách thế lắng nghe Chúa, ta có thể gặp trong hai bài đọc nhiều ý tưởng, làm sao chọn lựa, làm sao biết được ý tưởng nào là ý của Chúa cho ta? Chắc hẳn sự giao nhau giữa hai bài đọc tạo thành một ánh sáng giúp ta và có tính cách khá quyết định. Tuy nhiên để có được một đảm bảo lớn hơn trong việc chọn lựa những lời, nhất là cho những người mới bắt đầu, cần phải đi qua con đường từ bỏ chính mình, phải đi ra khỏi mình, tìm kiếm thánh ý Chúa.

Vâng, khi dù có cố gắng hết sức cũng có thể là ta đối diện với nhiều ánh sáng đụng chạm tới ta, ta phải chọn lựa. Cũng có thể là lời mà Chúa muốn nói với ta tìm thấy ở một trong những ánh sáng này; cũng có thể không. Làm sao nghe được Chúa đây? Nếu một ánh sáng chạm tới con tim, và xoáy động ý muốn chứ không chỉ đơn thuần chạm tới trí hiểu và thế giới những ý tưởng (có thể là vẫn rất trừu tượng) lúc đó rất có thể ánh sáng đó chính là ý Chúa. Cứ thường thì ánh sáng đó đắt giá nhất, nó bắt ta phải đi ra khỏi chính mình, nó “đóng đinh” ta, nó đến từ Thiên Chúa. Người ta hầu như có thể để cho mình theo lời khuyên của thánh Gioan Thánh Giá: Cố gắng nghiêng theo “không phải cái gì dễ hơn, nhưng cái gì khó hơn”61 hoặc: “tinh thần chân thật tìm kiếm cái gì là lạt lẽo hơn là tìm kiếm cái gì là mỹ vị trong Thiên Chúa, nghiêng theo chịu đau khổ hơn là tìm được an ủi, tìm để mất tất cả của cải vì Chúa hơn là chiếm hữu nó, và tìm kiếm khô khan và buồn sầu hơn là những giao tiếp êm dịu, biết rằng đó chính là theo Chúa Kitô và từ bỏ chính mình; và có thể nếu làm cách khác thì đó chính là đi tìm mình trong Chúa, điều đó thật trái nghịch với tình yêu. Bởi vì tìm chính mình trong Chúa, đó là tìm những vuốt ve và vui thích của Chúa; nhưng tìm kiếm Chúa đích thật không những là muốn từ bỏ cả hai điều đó vì Chúa, nhưng còn nghiêng về việc chọn lựa vì Chúa Kitô điều gì là lạt lẽo, hoặc về Chúa, hoặc về thế gian – và đó là tình yêu Chúa”62!

Những cám dỗ bỏ trốn

Nhiều cám dỗ bỏ trốn dồn dập xuất hiện trong lúc này. Phải biết quyết liệt xua đuổi chúng. Lectio divina là thao tác khổ chế tuyệt vời. Khi người ta hỏi thánh Antôn Cả: - Điều gì khó khăn nhất trong đời đan tu? Thánh nhân trả lời: - Kinh Thánh (trong nghĩa “chịu đựng Kinh Thánh”, đau khổ vì sức nặng ánh sáng thanh tẩy và biến đổi). Phải cố công ngồi lại. Đó là điều Chúa nói với đan sĩ Arsène: “Con hãy ngồi yên, đừng cựa quậy”. Và đó là cố gắng: ở yên dưới Tia Sáng của Kinh Thánh, của Chúa Kitô là Đấng nói với ta.

Sau đây là những cám dỗ thường gặp:

- Một trong những cám dỗ này hệ tại chỉ cởi mở hay chỉ trình bày một phần con người ta cho Chúa Kitô. Hiển nhiên là thái độ này thiếu tinh khiết.

- Một cám dỗ khác, bề ngoài hơn, đó là muốn làm cái gì khác, trong thực tế, cái đó có thể làm được vào lúc khác. Ý tưởng viết một lá thư hoặc bận rộn với một việc khác sẽ đến với ta để ta lẩn tránh khỏi ở lại và phải phơi bày mình trước ánh sáng của Chúa Kitô. Ma quỉ cũng như ta, trong những vùng tối tăm nhất trong ta, ghê tởm ánh sáng này. Vậy cần phải cố gắng. Chịu đựng, ép mình đi vào con đường hẹp dẫn tới giải thoát và thay đổi thực sự.

- Người ta cũng có thể nói: “Tôi quá biết bản văn” và buồn chán, ngay cả trước khi đọc bản văn. Không. Phải làm một tác động đức tin: đó là Lời của Chúa và do đấy chắc chắn Chúa sẽ nói với tôi hôm nay một cách hoàn toàn mới.

- Tôi có thể bị cám dỗ dành giờ để đọc những chú thích và những chú giải. Chắc hẳn, hiểu được nghĩa văn tự của bản văn là cần thiết. Nhưng học hỏi về bản văn và đọc các bài chú giải là việc làm trong những lúc khác. Đó là điều cần thiết nhưng khác biệt. Điều đó nuôi dưỡng đức tin cách chung nhưng không phải là Lectio divina63.

- Tôi cũng có thể bị cám dỗ đọc xem điều gì nói trong phần tiếp của bản văn hoặc điều gì có trước đấy. Cần phải khôn ngoan cẩn trọng. Vì người ta gặp nguy cơ là thay vì chỉ đọc lướt qua để có thông tin giúp hiểu bản văn hơn, lại để mất giờ và đi xa mục tiêu của Lectio divina. Biên giới thật mỏng manh và cần phải rất tỉnh thức. Bởi vì, cái nguy lớn cho Lectio divina, đó chính là Lectio divina bị biến thành việc phân tích bản văn. Người ta cũng nhận ánh sáng, nhưng nó không có dính dáng gì đến một Lời mà Chúa Kitô hằng sống nói với ta nhờ Thần Khí của Người.

Như vậy Lectio divina không phải là học hỏi về bản văn, một phân tích. Lectio divina là một lắng nghe, một sự tiếp nhận Lời.

Sự kiên trì thanh luyện con tim
và giải thoát nó khỏi tất cả những gì chất đầy trong nó; trước hết tìm kiếm Nước Chúa

Chẳng bao giờ người ta nhấn mạnh cho đủ về loại kiên trì này, sự dai dẳng nài xin Chúa nói với ta điều Người muốn về ta hôm nay. Lời xin thứ nhất vẫn luôn là chìa khóa của Lectio divina, là hiện trường, khó khăn, bãi chiến trường. Thực ra, không nên nói “lời xin thứ nhất” nhưng phải nói “phẩm chất của lời xin thứ nhất”. Phải biết khẩn thiết nài xin Chúa. Người Ta có thể tin rằng cứ bền chí khẩn nài như những đứa bé muốn kẹo, nguời ta làm nhức đầu nhức óc Chúa nhân lành và rồi quá mệt mỏi chán nản, từ chốn ngai tòa cao vinh hiển, Người cũng sẽ đoái thương hạ mình xuống để cho ta một lời64. Không. Sự khẩn nài, dai dẳng van xin, thực ra không làm Chúa nhân lành chán nản buồn bực, nhưng Người hoạt động điều gì đó chính yếu, quan trọng, trong tâm lòng ta: Người thanh tẩy tâm lòng ta. Vì, sự khẩn nài này thúc đẩy ta thu gom tất cả sức lực của mình, tất cả sức lực của tâm lòng mình đã bị phân tán để hướng tất cả về Chúa. Như thế, lời kinh của ta được dâng lên bằng trọn vẹn con người ta, bằng tất cả thân xác nài xin Chúa thương xót, như người hành khất bên đường kêu xin Chúa chữa lành mình vì ông tin rằng Chúa có thể nhận lời ông. Sự kiện khẩn nài và van xin này giải thoát tâm lòng ta khỏi tất cả những gì chất đầy trong đó. Con tim ta như một cái phòng khách trong đó các ghế đã có đầy người ngồi hết chỗ và cũng là nơi Chúa Kitô đi vào. Chẳng một người nào thèm đứng lên và dẫu vậy ta cũng nói Người cứ việc vào! Người người ngồi đó chính là những lo lắng của ta, những dính bén của ta, có biết bao đồ vật kềnh càng chiếm hết chỗ con tim của ta khiến nó không thể tiếp đón Chúa vào.

Hình minh họa trang 69

Trong hình minh họa trên đây, con tim được biểu thị bằng vật chứa. Những viên đá trong tim của ta là những dính bén với đủ thứ đồ vật. Như thế, những cái đó, như biến thành những sự vật chất đầy trong con tim của ta và chiếm hết chỗ, mà lẽ ra chỗ đó không dành cho chúng. Thực ra những vấn đề là ở bên ngoài ta nhưng sự dính bén của ta đối với những vấn đề đó cho chúng vào sống trong ta. Những vấn đề toàn là những ảo tưởng – vì chúng không thể làm ta tiến tới hay thụt lùi – trở thành, do ngẫu tượng trong con tim ta, những vật thể cứng nhắc khiến nơi ở của Thiên Chúa (con tim ta) thành chật hẹp đối với Người vì nơi ở này trở nên giống tạo vật thay vì luôn giống Chúa.

Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá” (Lc 10, 41)! Tim chị chứa đầy nhiều thứ quá. Mà chỉ phải bận rộn với Đấng Tạo Hóa của mình. Làm sao chị lại đặt tạo vật ngang hàng với Đấng Tạo Hóa? Chỉ có một sự đáng giá. Và khởi đi từ đó, ta có được tất cả những gì còn lại (tùy theo điều gì xứng hợp và thích ứng với ta và đúng vào lúc thuận lợi).

Nơi Đức Trinh Nữ Maria, duy một mình Chúa ở trong Mẹ vì Mẹ chỉ ao ước một mình Người. Chính điều đó tạo nên sự khiết tịnh, sự nghèo khó trong tinh thần và trong tâm hồn của Mẹ. Trên cấp độ này, khiết tịnh, khiêm nhường, nghèo khó hoàn toàn có giá trị. Ta được mời gọi noi gương Mẹ Maria, noi gương khiết tịnh của Mẹ. Vì chính sự khiết tịnh của Mẹ đã quyến rũ Chúa: “Người đoái nhìn sự thấp hèn của nữ tỳ Người”, chính sự ngoan ngoãn, trọn vẹn, vô điều kiện, vâng theo thánh ý Người đã làm cho Người vui lòng: “xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Chính nhờ đấy mà Mẹ đã lôi kéo Chúa xuống trong cung lòng Mẹ; đó cũng như một thứ quyền lực Mẹ có đối với Chúa. Mẹ cho ta con tim của Mẹ, sự tinh khiết của Mẹ để ta noi gương Mẹ. Nhờ lời xin hết lòng này, trong Lectio divina, ta làm cho con tim ta nên tinh khiết. Không cần phải nói rằng ngay khi thấy sự khiết tịnh trong ta, một con tim tự do, Chúa liền vội vàng đi vào. Ngay khi thấy Mẹ Maria khiêm hạ trong một con tim, Chúa liền chạy ào tới, Chúa đáp lời, Chúa không để ai phải chờ đợi65.

Phúc thay con tim trong sạch là con tim lắng nghe Lời Chúa tất cả mọi ngày và đem ra thực hành như con tim của Mẹ Maria và cùng với con tim của Mẹ Maria! “Lạy Chúa, xin ban cho một số đông đảo nhiều người sống ơn huệ này, được gặp gỡ Chúa thực sự bằng cách lắng nghe Chúa và sống lời của Chúa: Lạy Chúa, xin Chúa nhập thể trong chúng con66. Amen”.

Như vậy, Lectio divina là một cuộc chiến đấu; cuộc chiến đấu cam go nhất. Cuộc chiến đấu giữa con người mới và con người cũ trong ta.



Nhưng rồi điều gì xảy ra? Có sự biến đổi nào?

Trí hiểu được biến đổi. Có sự chuyển biến từ biết sang ngộ như chúng tôi trình bày ở trên. Một phần của ý muốn67 trở nên sáng hơn; Chúa Kitô nhập thể trong đó. “Mảng” ý muốn này trở thành một mảng của con người mới. Trong ý nghĩa là, trí hiểu và ý muốn kết hợp với nhau và con người dần dần thôi cảm thấy vực thẳm này phân cách, một đàng ý tưởng/xác tín và đàng khác những hành động (có nghĩa là ý muốn bệnh hoạn luôn chống đối). Vực thẳm này bắt đầu được lấp đầy từ từ.

Ta hãy ghi nhận hạn từ “đan sĩ” (moine) trong tiếng Hy lạp là “monakhos”, có nghĩ là “một” (từ tiếng việt “đan sĩ” dịch cũng rất hay, chính xác: “đan” là đơn, đơn thuần, một). Thực ra lý tưởng của đan sĩ là trở nên một (đồng nhất) trong con người của mình, một giữa cái bên trong và cái bên ngoài của chiếc dĩa68, một giữa trí hiểu và ý muốn, một giữa lời-tư tưởng và hành động, v.v… Người ta hiểu rằng Lectio divina là sinh hoạt tuyệt hảo của đan sĩ.

Giữ lại một dấu vết qua chữ viết

Giữ lại một dấu vết qua chữ viết về Lectio divina là điều tốt. Nhưng đừng vội vàng viết ngay. Viết không phải là mục đích. Trái lại, ta có thể bắt đầu viết vào lúc hai câu hoặc hai chữ đã được xác định. Ta viết những câu, những chữ này (trong nhật ký Lectio divina). Chúng là viên đá góc và là nhựa sống mạnh, là ánh sáng của tất cả những gì có thể được viết. Rồi, người ta có thể kéo dài suy niệm này thêm giây lát, khai triển nó mà không xa rời nó, nếu không, người ta sẽ dễ rơi vào tính “lắm miệng, lắm mồm” của con người; và tệ hơn, người ta tưởng tượng cho rằng đó là những lời được linh hứng69. Mục tiêu của chữ viết ở đây là cô đọng lại tư tưởng, ánh sáng nhận được, cho nó một hình thể hiểu được, giúp trí hiểu và thân xác ý thức về điều đã nhận được. Điều đó cũng cho phép ta chăm chú đến nó hơn. Dấu vết viết cũng là như một đối diện, một tấm gương cho phép ta nhìn thấy mình kỹ hơn. Sau đó, nó cho phép ta theo dõi dấu vết Chúa hoạt động, chuỗi ân sủng và hướng đi của ân sủng. Ta sẽ ghi nhận rằng trong đời sống thiêng liêng, ta tiến bước nhờ Lectio divina đến việc biến đổi tiệm tiến con người ta; nó trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là Thiên Chúa, nó được thiên hóa. Thiên Chúa thì đơn thuần (là một, không phức hợp = gồm nhiều yếu tố tạo nên)70. Như vậy càng ngày ta càng tiến đến thống nhất, đơn thuần hơn. Thánh Augustinô nói rằng từ đầu đến cuối Kinh Thánh chỉ nói duy một điều: tình yêu (và Thiên Chúa là Tình Yêu)71! Những người chưa được hướng dẫn thực hành Lectio divina, sẽ thấy điều thánh Augustinô nhận định đây là dị kỳ, vì thực tế, ta thấy Kinh Thánh, nhất là Cựu Ước, chứa đựng rất nhiều những cái khác ngoài tình yêu.

Đối với phần đông, sự kiện viết, trải ra trên giấy ánh sáng nhận được, sẽ là một cố gắng bổ ích. Thoạt tiên đừng bỏ trốn cố gắng này. Như chúng tôi đã nói trên đây, viết là như một nhập thể thứ nhất của lời Thiên Chúa nói với tôi. Viết cho nó một hình thể, xác định những khuôn mặt giúp ta ý thức về biến cố hằng ngày là Lectio divina, về biến cố gặp gỡ sống động của trí khôn ý thức với những lời của Đấng Phục Sinh.

Kết luận, viết là điều cần thiết nhưng cũng là một nguy hiểm dẫn tới phân tán, nhất là cho một số người. Phải biết sử dụng tốt dụng cụ này. Ta ghi ngày tháng và đôi khi biến cố phụng vụ72 để có thể nhắc nhớ sau này. Dấu vết viết Lectio divina, hoạt động của Chúa trong ta, tạo nên lịch sử thiêng liêng của ta. Tuy nhiên “thiêng liêng” không có nghĩa là không sờ thấy nhưng ngược lại, nó thực tế hơn cuộc sống bên ngoài của ta. Thực sự, tất cả thế giới bên trong (nội tâm) được thiết lập và từ từ chiếm chỗ (về sự quan trọng và ưu tiên) của cuộc sống bên ngoài của ta là một cuộc sống thướng quá hời hợt ngoại diện.



Lectio divina là một thao tác chân thật của tình yêu vì đó là việc đi ra khỏi con người mình
để tìm kiếm ý Chúa

“Như một ngày kia người ta hỏi cha thánh Gioan Thánh Giá làm thế nào để có thể đi vào xuất thần, thánh nhân trả lời rằng bằng cách từ bỏ ý riêng mình và làm theo thánh ý Chúa. Vì xuất thần không là gì khác ngoài việc đi ra khỏi mình và vui thỏa trong Thiên Chúa – và đó là điều ai vâng lời Người vẫn luôn thực hành: vì đi ra khỏi mình và khỏi ý riêng của mình, được nhẹ nhàng thanh thoát, họ gắn bó với Chúa (hoặc họ chìm đắm mình trong Chúa)”73. Từ đó họ thấy rằng Lectio divina thật là một thao tác của tình yêu vì Lectio divina đòi hỏi phải đi ra khỏi mình mỗi ngày, một sự tìm kiếm Chân Lý một cách yêu đương, quyết liệt và chân thật. Lectio divina chờ đợi các tâm hồn yêu mến chân lý và là những người không sợ sệt. Lectio divina tìm kiếm những tâm hồn quảng đại và can đảm, có thể cảnh giác mình tất cả mọi ngày trước mặt Chúa để cải hóa.



Lectio divina là một kiểm chứng thường ngày
về sự đi ra khỏi mình này

Lectio divina là một cách thế mạnh mẽ để đảm bảo với ta rằng ta thực hành thánh ý Chúa. Lectio divina là một sự xác minh, một kiểm chứng, một kiểm tra, một sự xác nhận thực tế và thực tiễn về ước muốn của ta yêu Chúa. Lectio divina cho ta thấy tình yêu của ta dành cho Chúa đang như thế nào. Yêu mến Thiên Chúa đơn thuần là thực thi thánh ý Người. Và tìm kiếm thánh ý Chúa là tâm điểm của Lectio divina.



Sự an ủi nhận được từ Lectio divina

Lectio divina, vì cho phép được gặp gỡ Chúa một cách cụ thể và sự cải hóa thường nhật, đem lại một niềm an ủi lớn. Nhưng đó là niềm an ủi gắn liền với chính Lectio divina chứ không phải là một cái gì thêm vào, tùy nghi, hoặc như một món quà Chúa cho những ai Người thấy là yếu đuối, v.v… Thánh Phaolô nói: “Những lời ấy (Kinh Thánh) làm cho ta nên kiên nhẫn, và an ủi ta” (Rm 15, 4). Hoạt động của Chúa trong ta, ánh sáng soi chiếu trí hiểu của ta và sự biến đổi thực sự của ý muốn của ta đem lại cái chính yếu của tất cả niềm an ủi. Chỉ tìm kiếm thánh ý Chúa, và nhờ ơn Chúa, chu toàn việc tìm kiếm này cho ta niềm vui và an ủi tinh tuyền nhất và bền vững nhất. Và đó chính là điều ngôn sứ Giêrêmia tán tụng: “Gặp được lời Chúa, con đã nuốt vào, lời Người làm cho con hoan hỷ, làm vui thoả lòng con” (Gr 15, 16).



Ước muốn hoán cải,
tâm điểm của Lectio divina

Ta hãy bắt đầu đoạn mới này bằng cách trích dẫn thông điệp “Áng Sáng Rạng Ngời Chân Lý” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chắc hẳn có vấn đề lương tâm và trường hợp giới hạn của lương tâm sai lạc74. Điều đó không làm cho ta đi xa chủ đề của ta, bởi vì cuộc sống của ta, nếu nhìn cách tỉ mỉ, sẽ thấy có thể so sánh với trường hợp lương tâm sai lạc, trong ý nghĩa là mỗi ngày ta đều cần phải cải hóa và cần được Chúa Kitô soi dẫn. Ta đến từ tăm tối và ta đi tới ánh sáng.

“Với tư cách là phán quyết cụ thể tối hậu, lương tâm đang tâm phản bội phẩm giá của mình khi nó lầm lạc mà không vô tội hoặc “khi con người ít để tâm tìm kiếm chân lý và sự thiện và khi thói quen phạm tội dần dà làm cho lương tâm con người trở nên hầu như mù quáng”. Đức Giêsu đã nhắm đến mối nguy lệch lạc lương tâm khi Người đưa ra lời cảnh cáo này: “Con mắt là đèn của thân xác: do đó, nếu mắt ngươi lành mạnh, toàn thân người sẽ rực sáng. Còn nếu mắt ngươi bệnh hoạn, toàn thân ngươi sẽ mờ tối. Vậy, nếu ánh sáng trong ngươi mà lại là bóng tối thì hỡi ôi, sẽ chỉ toàn là mờ mịt”! (Mt 6, 22-23)75.

“Lời Đức Giêsu ta vừa mới nhắc trên đây cũng giúp ta nhận ra lời mời đào luyện lương tâm, làm cho lương tâm trở thành đối tượng của một cuộc hoán cải liên lỉ để quay về phía chân lý và phía sự thiện . Ta cũng cần phải đọc bằng một cách thức tương tự lời của thánh Phaolô khuyên ta đừng uốn mình theo kiểu suy tưởng của thế gian này nhưng hãy tự biến đổi chính mình bằng cách canh tân phân đoán của ta (x. Rm 12, 2). Trong thực tế, chính “con tim” hướng về Chúa và hướng về sự yêu quý điều thiện mới là nguồn mạch của những phán quyết chân thật của lương tâm. Thật ra, “để có thể phân định thánh ý Thiên Chúa, đâu là điều tốt, điều nào đẹp lòng Người, điều nào là trọn hảo” (Rm 12, 2), dĩ nhiên một cách chung chung sự hiểu biết Lề Luật là cần thiết nhưng chưa đủ: cần phải có một sự “tương đồng bản chất” giữa con người và sự thiện đích thực. Một sự tương đồng như thế bén rễ và phát triển trong những trạng thái nhân đức sẵn có nơi chính con người:  đức cẩn trọng và những nhân đức then chốt khác, và trước hết ba nhân đức đối thần tin cậy mến. Chính trong chiều hướng này mà Đức Giêsu đã nói: “kẻ nào làm theo chân lý thì đến từ ánh sáng” (Ga 3, 21)76.

Chính ở đây ta phải đưa hoạt động của Kinh Thánh vào như Lời của Chúa soi sáng và chiếu dọi lương tâm! Lời của Chúa là Bí Tích tuyệt hảo của ánh sáng Chúa. Tuy nhiên “… Sự hoán cải của ta càng ít nghiêm túc thì Kinh Thánh lại càng ít rõ ràng”77. Chính vì thế mà ai thực hành chân lý, tìm kiếm chân lý, thì đến với ánh sáng (x. Ga 3, 21), và Kinh Thánh soi chiếu người đó. Tác động đầu tiên của hoán cải là tìm kiếm chân lý.

Bổn phận của tất cả mọi người trước hết là tìm kiếm chân lý và tiếp đến làm cho cuộc sống xứng hợp với chân lý. Thực tế, tội lỗi không chỉ là không làm cho cuộc sống của mình xứng hợp với điều mà ta nghĩ là chân lý, nhưng trước hết là đã không tìm kiếm chân lý. Như thế có một sự tiến triển bền vững trong việc khám phá chân lý. Đó là công việc của suốt cả cuộc đời. Ta gặp thấy điều này trong văn kiện của công đồng Vaticanô II về tự do tôn giáo: “Mọi người đều có nhiệm vụ tìm kiếm chân lý, nhất là những chân lý có liên quan tới Thiên Chúa và Giáo Hội Người, và khi nhận biết rồi, họ phải tin theo và tuân giữ”78.

“Xét theo phẩm giá, mọi người, vì là những nhân vị nghĩa là có trí khôn và ý chí tự do, nên phải chịu trách nhiệm về cá nhân mình. Vì thế, do bản tính tự nhiên thúc đẩy, cũng như do bổn phận luân lý đòi buộc, con người phải tìm kiếm chân lý […]” (Dignitatis Humanae no 2).

“Những điều trên đây còn sáng tỏ hơn nữa đối với những ai chấp nhận khuôn mẫu tối thượng của đời sống con người là chính luật vĩnh cửu, khách quan và phổ cập của Thiên Chúa. Qua luật này, Người xếp đặt, hướng dẫn và điều khiển cả hoàn vũ cũng như các hướng đi của cộng đoàn nhân loại trong ý định đầy khôn ngoan và thương mến của Người. Người đã cho con người được tham dự vào lề luật của Người, để con người, nhờ sự an bài yêu thương của Thiên Chúa quan phòng, ngày càng có thể nhận biết chân lý không hề đổi thay. Vì thế, mỗi người đều có bổn phận, và do đó, có quyền tìm kiếm chân lý trong lãnh vực tôn giáo, để họ dùng những phương tiện thích đáng mà phán đoán đúng đắn và chân thật theo lương tâm một cách khôn ngoan” (Dignitatis Humanae no 3).





Diễn tiến của ánh sáng

Bổn phận của ta là

Tội lỗi sẽ là

từ Chúa Kitô đến Trí Khôn

tìm kiếm chân lý

không tìm kiếm chân lý

từ Trí Khôn tới Ý Chí

sống đời mình

xứng hợp với chân lý



không sống đời mình

xứng hợp với chân lý



1- Ánh sáng của Chúa Kitô


2- Trí Khôn của ta phải tìm ánh sáng
của Chúa Kitô

3- Ý chí của ta phải thực hiện, nhờ Chúa Thánh Thần, điều Trí Khôn đã tiếp nhận như ánh sáng mới.

Liên quan đến vấn đề tìm kiếm chân lý, ta thường hay quá cho rằng ta đã đạt được mục tiêu. Thực tế, sự tìm kiếm này phải tiếp tục không ngừng bởi vì đó là sự từ từ đi vào trong Chúa Kitô, Đấng là Chân Lý (“tôi là chân lý”), một sự khám phá bền bỉ, một soi chiếu liên tục. Lectio divina được xây dựng trên chính điểm này: một khám phá tiệm tiến. Người ta có thể thực hành Lectio divina, nhưng không có ước muốn cải tiến, thì thật là uổng công vô ích. Đó cũng chính là điều thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã nói về việc tìm kiếm chân lý đòi hỏi phải có hoán cải: “Tôi không bao giờ làm như Philatô từ chối nghe sự thật. Tôi luôn thưa với Chúa nhân lành: Ôi lạy Chúa, con rất muốn nghe Chúa nói, con nài van Chúa, xin Chúa đáp lời con khi con khiêm tốn hỏi Chúa: Chân Lý là gì? Xin làm cho con thấy rõ các sự vật, và đừng để cái gì kê cái xà vào mắt con”79. “[…] Lạy Chúa Giêsu, xin soi dẫn con, Chúa biết đó, con tìm kiếm chân lý…”80. Hoặc chị thánh còn viết: “Vâng dường như con đã không bao giờ tìm kiếm điều gì ngoài chân lý […]” (30.09.1897) và chị thánh cũng viết: “[…] Em chỉ có thể nuôi dưỡng mình bằng chân lý”81.

Những lời Chúa Giêsu nói với người Pharisêu, trong Phúc âm thánh Gioan, chứng tá về sự soi sáng mà Người đem đến cho thế gian: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” Những người Pha-ri-sêu đang ở đó với Đức Giê-su nghe vậy, liền lên tiếng: “Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao”? Đức Giê-su bảo họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘Chúng tôi thấy’, nên tội các ông vẫn còn”! (Ga 9, 39-41). Ai tin rằng mình thấy, không cần đến thầy thuốc, Chúa Kitô không thể đem đến cho người đó điều gì, Người đi đường của Người. Nhưng ai tin rằng Chúa Kitô là Ánh Sáng và chính kẻ đó có thể đi một bước trước, và như vậy, nhờ hành động đức tin này, người ấy có được bước tiến. Người đó chuyển từ biết (Chúa Kitô có ánh sáng hơn tôi), nhờ một hành động của đức tin (dìm mình vào Chúa Kitô là thầy thuốc và là cứu chúa), tới một nhận thức (“trải nghiệm” về sự chiếu soi của Chúa Kitô). “Đức tin, trong bản tính sâu xa nhất, là sự cởi mở tâm lòng con người trước Ân Sủng, đón nhận Chúa thông ban chính Người trong Chúa Thánh Thần [Thần Chân Lý ]82” . “Sự Cởi mở” của con tim, đó là Lectio divina; đó là một hành động của đức tin.

Vậy đó là một lời mời gọi, tất cả mọi ngày, đi từ chân lý chủ quan đến Chân Lý khách quan. Đi từ một cấp độ thuộc cảm nhận và tiến triển trong chân lý đến một chân lý lớn hơn. Đó là sự đi ra khỏi cái chủ quan tiến tới ánh sáng khách quan. Chính với cái giá này mà có được sự cải hóa thường ngày và Chúa Kitô lớn lên trong ta. “Kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa” (Ga 3, 21). “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 37).

Đó chính là Lời của Chúa Kitô, soi sáng ta và là bí tích của ánh sáng. Vậy phải tìm kiếm Lời này, gặp được Lời này, và ở lại trong Lời này: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8, 31-32). “Ai thuộc về Thiên Chúa, thì nghe lời Thiên Chúa nói” […] Thật, tôi bảo thật các ông: ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết” (x. Ga 8, 44-51). Đấng thực hiện điều đó là chính Chúa Thánh Thần làm cho ta ra khỏi ta và cho phép ta cảm nhận được ánh sáng: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại […]” (Ga, 16, 13). Nhờ Thần Khí và nhờ sự ưng thuận của Mẹ Maria, Chân Lý sinh ra trong ta83.



Đào sâu

Ai đến với Thầy, và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho anh em biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc. Còn ai nghe mà không thực hành, thì ví được như người xây nhà ngay mặt đất, không nền móng. Nước sông ùa vào, nhà sụp đổ ngay và bị phá huỷ tan tành” (Lc 6, 47-49).

“Lắng nghe những lời của Chúa Kitô” và “đem ra thực hành” đó là “đào sâu” và “đặt nền móng”. Càng thực hành Lectio divina, người ta càng đào sâu, càng đi xuống trong chính mình, ta càng cho phép Chúa xuống trong ta. Điều đó hệ tại ở chất lượng của việc ta lắng nghe. Đào, đi vào chiều sâu, đi xuống trong chính mình, để cho ánh sáng thâm nhập vào những vùng tối của ta, những căn rễ sâu xa nhất của ta, trong những tối tăm của ta. Điều đó hệ tại ta có mở cửa cho Người hay không. Chính tự do của ta quyết định. Điều đó thật đắt giá đối với ta. Nhưng điều đó lệ thuộc nơi ta và chỉ nơi ta mà thôi. Tìm đối diện với ánh sáng là trách vụ riêng của ta. Để cho mình được chiếu soi bởi ánh sáng là Lời của Chúa cho ta hôm nay. Đối diện với Lời, nhai nuốt Lời, tiêu hóa Lời. Điều đó đòi hỏi một tình yêu chân lý, một sự quả cảm trong thái độ. Một sự quả cảm thiêng liêng. Một ước muốn ánh sáng chiến thắng trên tăm tối của ta.

Hoạt động của Chúa trong ta không là một hoạt động nằm ở bề mặt. Không. Hướng đi là chiều sâu. Chúa tấn công sinh hoạt nội tâm của ta và Chúa giải tỏa, làm cho nó thêm tế nhị, thiên hóa nó.

Chính đó là kinh nguyện trầm lặng và sâu đậm, là Suy nguyện, dựa trên Lectio divina vì Lectio divina giúp cho Chúa càng lúc càng đi sâu vào trong Suy nguyện. Đó là cố gắng của Lectio divina mở cửa cho Tia Sáng chiêm ngắm yêu đương trong lúc suy nguyện. Không có cố gắng này, Thiên Chúa (theo sự thường) không tự cho phép đi vào trong ta nhờ hoạt động siêu nhiên (sự trợ giúp riêng)84.

Bây giờ ta hãy hướng cái nhìn và lời kinh của ta về Mẹ Maria, Đấng đã luôn biết đón nhận Lời Thiên Chúa trong lòng Mẹ. Ta xin Mẹ giúp ta học biết noi gương Mẹ. Xin Mẹ cho ta sự lắng nghe và ngoan ngoãn của Mẹ.



PHẦN THỨ III

MẸ MARIA VÀ LECTIO DIVINA

Toàn thể vũ trụ



chúc mừng Mẹ diễm phúc

và yêu mến ca tụng:

Mừng vui lên, hỡi Sách Thánh

trong đó Chúa Cha đã viết Ngôi lời […]”85

Đâu là liên hệ giữa Mẹ Maria và Lectio divina? Tại sao lại dành trọn một phần để bàn về Mẹ Maria trong liên hệ với Lời của Chúa? Tại sao lại viết thêm một lần nữa, bởi vì trên đây cũng đã bàn tới?

Phúc âm hầu như không nói gì về Mẹ Maria; về vấn đề liên hệ của Mẹ với Lời Chúa xem ra lại càng hà tiện hơn! Để trả lởi cho những thắc mắc này, nhưng nhất là để soi sáng tỏ về Lectio divina, cần thiết phải nhìn ngắm Mẹ Maria. Ở đây, tuy không muốn viết một khảo luận về Thánh mẫu học, nhưng xét thấy cần phải bàn về mối liên hệ giữa Mẹ Maria và Lời, và từ đấy giữa Mẹ Maria và ta là những người suy niệm Lời.

Khi ta gặp những khó khăn trong thực hành Lectio divina, ta hướng mắt nhìn lên Mẹ, ta sẽ tìm được sự trợ giúp rất quí báu.

Ta hãy tìm hiểu kỹ mầu nhiệm của việc Lời Chúa gặp gỡ Mẹ Maria, sự soi dẫn mẹ đem đến cho ta và sự giúp đỡ và biến đổi Mẹ sinh ra trong ta.

I

MẸ MARIA VÀ NGÔI LỜI

Mẹ Maria và Lời Chúa

Chúa Kitô là Lời Thiên Chúa. Người là tất cả Lời của Thiên Chúa Cha. Khi chịu phép rửa và lúc hiển dung, Chúa Cha đã giới thiệu Con như Người (duy nhất) làm đẹp lòng Cha và ta phải vâng nghe Người. Người là tất cả Lời của Cha.

Mà ở nơi Mẹ Maria tất cả đều dẫn đến Chúa Kitô. Đó là điều mà thánh Grignon de Montfort nói về sự liên lạc giữa Mẹ Maria và Thiên Chúa; điều đó có thể áp dụng cho Chúa Kitô là Thiên Chúa, là tất cả Lời của Thiên Chúa:

“Mẹ Maria chỉ được tạo dựng cho Thiên Chúa, Mẹ không giữ một tâm hồn lại cho riêng Mẹ, trái lại Mẹ đưa đẩy tâm hồn đó tới Chúa và kết hợp tâm hồn đó với Chúa; một cách trọn hảo hơn là kết hợp với chính Mẹ” (St Louis Marie Grignon de Montfort, Secret de Marie, no 21)86 ... Anh em không bao giờ nghĩ tưởng tới Mẹ Maria cho bằng, thay cho anh em, Mẹ Maria nghĩ tưởng tới Chúa; không bao giờ anh em ca ngợi, kính tôn Mẹ Maria cho bằng chính Mẹ Maria cùng với anh em ca ngợi kính tôn Chúa. Mẹ Maria là tất cả liên đới với Chúa, và tôi có thể gọi Mẹ một cách chính xác là “sự liên hệ của Chúa”, chỉ là liên hệ với Chúa, hay “tiếng vọng của Chúa”, chỉ nói và lặp lại chính Chúa. Nếu anh em nói “Maria”, Mẹ sẽ nói “Thiên Chúa”. Thánh nữ Ê-li-sa-bét ca ngợi Mẹ Maria và gọi Mẹ là người diễm phúc vì Mẹ đã tin; Mẹ Maria, tiếng vọng trung thành của Chúa, đã cất lời: Magnificat anima mea Dominum “Linh Hồn tôi ngợi khen Đức Chúa”. Điều mà Mẹ Maria đã làm trong dịp này, Mẹ làm mọi ngày; khi người ta ca ngợi Mẹ, yêu mến Mẹ, tôn kính Mẹ hoặc dâng tặng Mẹ, Thiên Chúa được ngợi khen, Thiên Chúa được yêu mến, Thiên Chúa được tôn vinh, người ta dâng tặng Chúa nhờ Mẹ Maria và trong Mẹ Maria” (St Louis Marie Grignon de Montfort, Traité de la vraie dévotion, no 225)87.

Trong biến cố Hiển Dung, Thiên Chúa Cha chỉ có một lệnh truyền: đây là Con duy nhất của Ta, “hãy lắng nghe Người”88. Không khác gì Chúa Cha đã nói với ta: Ta chỉ có Lời này, hãy lắng nghe Lời đó89, ta đã nói tất cả trong Lời đó. Người Nữ đã tiếp nhận Lời trong lòng và trong thân xác mình, lắng nghe Lời, trong thinh lặng. Cũng như khi Chúa Giêsu chịu phép Rửa và Biến Hình, khi Truyền Tin và mỗi ngày trong cuộc sống Đức Trinh Nữ Maria, nhờ đức tin, đã lắng nghe Cha tuyên ngôn Con trong Mẹ, trong tâm lòng Mẹ. Quả thực Truyền Tin cũng như hai sự kiện kia của cuộc đời Chúa Kitô đều là sự tỏ hiện của Ba Ngôi: Chúa Cha, bởi Chúa Thánh Thần, tuyên ngôn Chúa Con.

Chính diễn biến của Truyền Tin

Ta hãy khảo sát kỹ lưỡng diễn biến của câu chuyện Truyền Tin (Lc 1, 26-38) và, từng gia đoạn một, ghi nhận tất cả những chỉ dẫn cho thực hành Lectio divina. Quả thực Truyền Tin soi sáng Lectio divina một cách độc đáo.

Thường người ta quá lý tưởng hóa Mẹ Maria. Người Ta gán cho Mẹ sự trọn lành không thuộc về Mẹ. Chắc chắn Mẹ thật trọn hảo, nhưng sự trọn hảo như người ta tưởng tượng không phải là sự trọn hảo mà Thiên Chúa hiểu. Thiên thần ngỏ lời với Mẹ Maria. Người Ta có thể chờ đợi một sự tuân phục trọn vẹn ngay từ nơi Mẹ. Nhưng lời của thiên thần làm cho Mẹ bối rối. “Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì”. Thiên thần bắt đầu giải thích cho Mẹ hiểu ý định của Thiên Chúa đối với Mẹ. Mẹ không nói “vâng”, một lời vâng mù quáng. Không. Mẹ để cho Lời làm cho sự hiểu biết tích cực của Mẹ thêm phong phú, để việc lắng nghe (tuân phục) của Mẹ được tích cực và thật sự dấn thân. Do đấy Mẹ yêu cầu giải thích rõ để có thể thực hiện đúng đắn trách nhiệm của mình. “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào...”? Trước hết thiên thần bắt đầu giải thích cho Mẹ biết rằng chính Chúa sẽ hành động và hành động ra sao: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Hơn nữa thiên thần cho một dấu chỉ về hoạt động của Chúa: “Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng”. Nhưng, khi nói ra dấu chỉ này, thiên thần mời Mẹ tin. Vì không thể tự nhiên tin như thế. Ta thường có thói quen nghĩ rằng khi nói về người họ hàng Ê-li-a-bét của Mẹ, thiên thần cho một dấu chứng về quyền năng của Chúa, nhưng thực ra thiên thần đặt Mẹ Maria, đặt đức tin của Mẹ Maria trước một thử thách. Và thiên thần kết thúc qua một tuyên bố mạnh mẽ: “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.

Sự hiểu biết và ý muốn của Mẹ Maria được khích động: và được Lời của Chúa truyền đạt sự hiểu biết cho Mẹ và thúc giục ý muốn của Mẹ. Chỉ sau tất cả những giai đoạn này Mẹ mới nói lên sự tự do chọn lựa dấn thân của Mẹ: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”!

Chỉ sau lúc này câu chuyện mới kết thúc. “Rồi sứ thần từ biệt ra đi”. Ta hãy lưu ý đến diễn tiến chậm rải của ánh sáng trong khả năng của Mẹ Maria. Cũng thế Lectio divina cũng là một diễn tiến chậm rải của ánh sáng trong việc hiểu biết của ta và trong ý muốn của ta để ta hiểu điều Chúa muốn nơi ta và để ta cộng tác vào hành động của Người. Lectio divina không phải là một lời xin vâng mù quáng mà người ta vội vàng tuyên bố vì một sự mù quáng tuân phục mù quáng. Lectio divina chính là sự hiểu biết được tác động nhờ hoạt động của ánh sáng soi chiếu tăm tối của ta. Đó cũng là một phản ứng đối với điều Chúa ban cho ta. Ta thấy trong đối thoại của Mẹ Maria: Mẹ trao đổi, cố gắng tìm hiểu. Không phải vì thiếu niềm tin, nhưng ước muốn hiểu rõ hơn điều xảy đến cho mình, điều Mẹ phải làm. Ta là những người cộng tác với Chúa và là những bạn thân của Chúa. Chúa nói tất cả với các bạn thân của Người, Người giải thích cho họ ý muốn của Người và những chương trình mà các bạn có thể cộng tác một cách ý thức vào những ý định đầy yêu thương và cứu rỗi.

Lectio divina đụng chạm tới sự hiểu biết ý thức, kêu mời, soi sáng hướng dẫn và ban cho ánh sáng để nhập thể. Trong biến cố Truyền Tin không phải chỉ có Lời nhập thể, nhưng còn có một lời đặc biệt, có thể nghe được đã ngỏ với Mẹ Maria, thiên thần nói chứ không thinh lặng. Chúa Thánh Thần tác động trên hai bình diện: một bình diện thâm sâu của Ngôi Lời nhập thể, nhưng cũng trên bình diện thuộc ý thức của Mẹ Maria để kêu gọi sự tự do của Mẹ, để đưa Mẹ kết hiệp vào một dự phóng vượt qua Mẹ và yêu cầu Mẹ trọn vẹn dấn thân “với cái tôi nữ tính của mẹ” như Đức Giáo Hoàng nói trong thông điệp Redemptoris Mater:

“Vì chưng lúc truyền tin, Mẹ Maria đã đặt mình trọn vẹn nơi Thiên Chúa bằng cách tỏ bày sự tuân phục của đức tin nơi Đấng đã nói với Mẹ qua sứ thần cùa Người, và bằng cách dâng Người trọn vẹn trí hiểu và ý muốn. Vậy Mẹ đã đáp lời bằng tất cả con người nhân laọi và nữ tính của Mẹ, và lời đáp trả của đức tin này bao gồm một sự cộng tác trọn hảo với ơn sủng của Chúa và một sự ngoan ngoãn trọn hảo tuân theo hoạt động của Chúa Thánh Thần là Đấng qua các ơn của Người không ngừng làm cho đức tin được trọn hảo hơn”90.

Những lời của J.-H. Newman sau đây cho ta thấy loại ơn ban và tiến trình của Lectio divina: ta không thụ động. Ta phản ứng trước lời được ban cho ta hôm nay. Ta lưỡng lự, tìm hiểu, v.v... Ta suy nghĩ.

“Trong bài giảng cuối cùng tại đại học, ngày 2.2.1843, Newman chú giải lời của thánh Luca. “Maria thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 51) và ngài cho thấy nơi Mẹ Chúa Trời mẫu gương cho ta, vừa trong việc tiếp nhận đức tin vừa để học hỏi. Tiếp nhận vẫn chưa đủ, Mẹ dừng lại ở đó; không những Mẹ có đức tin, nhưng đồng thời Mẹ sử dụng đức tin; Mẹ thuận theo đức tin, nhưng Mẹ còn khai triển đức tin; Mẹ qui phục lý trí nhưng Mẹ luận giải đức tin của Mẹ: không phải như Da-ca-ri-a, lý luận trước để sau đó tin, nhưng tin trước, rồi với yêu thương tôn kính Mẹ tìm hiểu điều Mẹ đã tin. Như thế Mẹ tượng trưng cho ta, đức tin của những người đơn sơ, đức tin của những vị tiến sĩ của Giáo Hội, cần phải tìm kiếm, cân nhắc, định nghĩa như tuyên bố Phúc âm; phân biệt chân lý với lạc thuyết, nhận định những sai lạc của một thứ lý luận không đúng đắn, với áo giáp của đức tin chống lại sự kiêu ngạo và sợ sệt, và như vậy chiến thắng ngụy biện và đổi mới”91.

Đây quả là bài học quí báu cho những ai tin rằng noi gương Mẹ Maria sẽ không còn phải suy nghĩ và bắt trí hiểu dấn bước theo sự hướng dẫn của ánh sáng đức tin! Cần suy niệm đoạn văn này của Newman. Đoạn văn cho thấy Rằng Mẹ Maria lúc Truyền Tin có thể là một gương mẫu cho việc thực hành Lectio divina là một Truyền Tin nhỏ.

Mẹ cẩn thận giữ lại những lời đó”

Phúc âm Luca, dường như là tâm sự của Mẹ Maria, cho ta một diễn tả về hoạt động liên tục của Mẹ Maria: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ92 mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 19)“Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 51). Người ta thấy rằng hoạt động của Mẹ Maria xoay quanh những lời mà Mẹ nghe được liên quan tới Con của Mẹ hoặc do chính miệng con của Mẹ nói ra. Mẹ không muốn bỏ mất lời nào, và ao ước rút ra được tất cả điều chính yếu thuộc Thiên Chúa.

Đó là một chỉ dẫn quí báu cho ta trước Lời Chúa. Đọc đi đọc lại Lời là cần thiết để Lời thấm nhập vào trong ta bản chất của Lời, để Lời cho chảy ra nhựa thần linh của Lời. Đó cũng là lời mời gọi luôn mãi cần có Lời Chúa trong tâm trí ta. Vâng, ta hãy củng cố, làm vững mạnh con tim của ta bằng Lời đón nhận được trong thực hành Lectio divina, vì “ý tưởng thánh thiện gìn giữ con”93 .

Đó là nghiền ngẫm Lời, là lặp lại những lời đã tiếp nhận, để những lời này cung cấp một thứ đường ngọt mỹ vị hơn, quí báu hơn và đem lại tất cả những hiệu quả cũng như trở thành ánh sáng cho nội tâm.




tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương