LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời



tải về 1.64 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

Phương pháp rà phá bom

- Rà mềm: Dùng dây mềm (độ dài, ngắn tùy chiều rộng và độ sâu đoạn sông); cách 50 cm buộc một cục nam châm (hình trụ, đường kính 2cm, dài khoảng 10cm). Căng dây ngang sông, từ từ thả cho dây tiếp đáy, mỗi phía đầu dây ngang sông bố trí 5 - 7 người kéo dây quét dọc đáy, gặp bom gây kích nổ (đã phá bom ở ngã ba Lấu Khê, ngã ba Tuần Mây, ngã ba Kèo). Hiệu quả, ít nguy hiểm, chỉ dùng được nơi sông có độ rộng vừa phải, đáy sông không có chướng ngại vật…

- Dùng máy phát từ kích nổ: Dùng cano công suất 150CV do Rumani sản xuất, gắn thiết bị phát từ, chạy hết công suất đến khu vực có bom nổ chậm kích nổ. Mỗi lần xuất kích chỉ bố trí 5 người (1 chỉ huy, 1 thuyền trưởng, 1 thuyền phó, 1 máy trưởng, 1 máy phó). Công việc hết sức nguy hiểm, đòi hỏi tinh thần cảm tử.

Ông Đỗ Quang Lương (đội trưởng), ông Phan Quang Chiến (thuyền trưởng) cùng nhiều anh em đã dũng cảm đối đầu với cái chết, sử dụng cano rà phá được hàng chục quả bom chủ yếu tập trung trên sông Thái Bình, từ Bến Hàn đến cảng Cống Câu, giải phóng luồng sông, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền qua lại.



Khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại (1973-1974)

- Phá dỡ hàng chục mố cầu tạm: Cầu tạm đường 5A (thượng lưu cầu Phú Lương, trên sông Thái Bình); Cầu ngầm vượt sông đường 5B (ở Cộng Hòa-Nam Sách, trên sông Lai Vu); Các mố cầu tạm đường sắt ở hạ lưu cầu Phú Lương (trên sông Thái Bình) và hạ lưu cầu Lai Vu (trên sông Lai Vu)…cùng rất nhiều đường dẫn cầu phao trên các sông Lai Vu, Thái Bình.



  • GIAI ĐOẠN 1975 - 2010

Giai đoạn 1976 -1985

- Đoạn QLĐS Hải Hưng được bổ sung thêm 02 cán bộ đại học (01 công trình thủy, 01 vỏ tầu) cùng nhiều vận động viên bơi lặn được điều từ Ty TDTT sang.

- Phương tiện thiết bị được Ty QLĐS bổ sung 01 thuyền 3 T lắp máy 12 CV, máy kinh vĩ, Thủy bình…Trạm QLĐS Bến Triều cũng được trang bị 01 thuyền máy 12 CV.

Các nhiệm vụ phải thực hiện

- Nạo vét, chỉnh trị dòng chảy:

+ Do điều kiện tự nhiên, bồi lắng biến đổi dòng chảy qua nhiều mùa lũ bão, nhiều chướng ngại vật xuất hiên…mà thời gian chiến tranh chưa kịp khắc phục cần nạo vét khẩn trương, đúng cao độ thiết kế như: bãi Kính Chủ, bến phà Triều, Kênh Gang I, Kênh Giang II; cắt cong nhiều điểm trên sông Kinh Môn từ khu vực xã Cổ Dũng đến xã Kim Xuyên- Kim Thành.

+ Kè chỉnh trị dòng chảy, nạo vét luồng, phá mom đá An Bài (xã An Bài, Chí Linh) đến ngã ba Kèo (xã Cộng Hòa - Nam Sách) trên sông Kinh Thầy.

- Thanh thải chướng ngại vật:

+ Phá dỡ các mố cầu trên luồng và hành lang chạy tàu như Cầu phao Cổ Pháp, cầu phao phía thượng lưu cầu Lai Vu (trên sông Lai Vu), cầu phao Linh Xá (trên sông Kinh Thầy)…

+ Thanh thải các phương tiện, chướng ngại điển hình như: Sà lan 100 T tại khu vực xã Minh Tân - Nam Sách (sông Thái Bình) năm 1977; mố cầu tạm (cầu Đuống) trên sông Đuống theo yêu cầu của Ty QLĐS; Tháo dỡ hai cánh cầu cũ của Pháp để lại (Cầu Cất) trên sông Sặt để thông thuyền từ Âu thuyền Ngọc Uyên năm 1978; Thuyền Xi măng lưới thép 30T chở đầy vôi cách cầu Lai Vu về phía thượng lưu 500m năm 1983; Sà lan 250 T của cảng Hòn Gai và 2 sà lan 50 T khác trên sông Mạo Khê vào các năm 1984, 1985; Cọc ngầm đền Ủng (sông Chanh) năm 1984; Cầu Hải Tân I, Hải Tân II (Tp. Hải Dương) trên sông Sặt năm 1986; cầu Thái Dương I, Thái Dương II (sông Chanh) năm 1987.

- Trục vớt phương tiện đắm:

+ Tàu tự hành 70T ở khu vực Kênh Vàng, xã Hiệp Cát - Nam Sách (sông Thái Bình) năm 1976.

+ Đầu máy 90 CV khu vực xã Phượng Hoàng - Thanh Hà (sông Thái Bình) năm 1976.

+ Tàu tự hành 50 T khu vực thượng lưu Bến Bình (sông Kinh Thầy) năm 1977.

+ Sà lan 70 T tại bãi Kính Chủ (sông Kinh Thầy) năm 1977.

+ Thuyền xi măng lưới thép 70 T cách cầu Lai Vu 800 m về phía hạ lưu (sông Lai Vu) cuối năm 1980 (công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V)

+ Sà lan 50 T chở cát còn mới tại cồn Vĩnh Trụ (sông Kinh Thầy). Sau khi trục vớt đã trưng dụng phục vụ hội đền Kiếp Bạc năm 1981 rồi được điều cho Công ty vận tải đường sông Hải Hưng sử dụng.

+ Pông tông của cảng Hà Nội (một loại phao nổi dùng để đặt cẩu hoặc phục vụ các công trình trên sông) tại xã Minh Tân - Nam Sách (sông Thái Bình) năm 1981.

+ Sà lan 200T tại khoang thông thuyền cầu Phú Lương (sông Thái Bình) năm 1982.

+ Thuyền xi măng lưới thép 70 T tại khu vực xã Tiền Tiến - Thanh Hà (sông Thái Bình) năm 1982.

+ Sà lan 100T tại cảng Cống Câu (sông Thái Bình) năm 1982.

+ Sà lan 70T tại khu vực Đại Bản (sông Kinh Môn) năm 1982.

+ 02 Pông tông tại bến đò Nuồi (hạ lưu đập Neo) năm 1983, sau được sử dụng lại để thi công các công trình trên sông.

+ Thuyền xi măng lưới thép 50T tại khu vực xã Tứ Minh - Tp. Hải Dương (sông Sặt) năm 1983.

+ 10 xitec chứa xăng dầu dung tích 20m3/chiếc tại khu vực ngã ba Kèo (sông Kinh Thầy) thuộc địa phận xã Thăng Long - Kinh Môn năm 1983.

+ Thuyền xi măng lưới thép 50 T chở đầy đá hộc cách Cầu Cất 5m (sông Sặt) về pjias thượng lưu.

- Củng cố nâng cấp hệ thống báo hiệu đường sông

+ Đoạn QLĐS Hải Hưng được giao quản lý 389,7 km đường sông (trong đó có 215,7 km sông TW, 174 km sông địa phương) chỉ tới 1978 mới được thay thế hệ thống báo hiệu hoàn toàn bằng vật liệu phù hợp (sắt và beton cốt thép) để thành biển báo vĩnh cửu.

+ Các giàn đăng tiêu (báo ngã ba sông) lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật một phần sử dụng đèn chớp quang ở những vị trí quan trọng, một phần vẫn dùng đèn dầu hỏa.

+ Các điểm theo dõi thủy trí (gồm 4 điểm là Mạc Cầu, Linh Xá, Bến Triều, Mạo Khê) được xây dựng cố định bằng Beton.

- Tổ chức tăng gia, sản xuất phụ cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên

- Công tác thi đua: Nhiều cá nhân, tập thể tiên tiến điển hình là Trạm QLĐS Cầu Ràm 10 năm liền đạt danh hiệu "Tổ đội lao động XHCN".

Những thay đổi về bộ máy tổ chức

Trung ương:

+ Năm 1985 Chính phủ có quyết định giải thể Cục Đường sông Việt Nam chia tách và thành lập 2 liên hiệp: Liên hiệp các xí nghiệp vận tải đường sông và Liên hiệp các xí nghiệp quản lí đường thủy; Đoạn QLĐS Hải Hưng trực thuộc Xí nghiệp Quản lý giao thông đường thủy III (theo QĐ số 1186/QĐ-TCCB ngày 11/7/1985).



Địa phương:

- Năm 1976 Đảng bộ Đoạn QLĐS chuyển về trực thuộc Thị ủy Hải Dương.

- Đổi tên Đoạn QLĐS Hải Hưng thành Đoạn đường sông Hải Hưng (theo quyết định số 464- QĐ/UBND ngày 28/9/1985 của UBND tỉnh Hải Dương; theo đó, chức danh "Đoạn trưởng" đổi thành "Giám đốc".

- Từ tháng 6/1980 ông Vũ Trường Xuân về làm Giám đốc thay cho ông Nguyễn Văn Đễ chuyển công tác khác.



  • GIAI ĐOẠN 1986 - 2010

- Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, sau khi bàn giao về Xí nghiệp Quản lý giao thông đường thủy III (XNQLGTĐTIII), kinh phí đầu tư của TW cấp hàng năm rất hạn chế, mọi phương tiện thiết bị đều được đưa về Xí nghiệp, do xí nghiệp quản lý, điều phối. Lực lượng sản xuất, kể cả khu vực sản xuất phụ đều được tập trung về xí nghiệp điều hành.

- Năm 1986 Đoạn QLGT trực tiếp thi công việc nâng cấp , xây dựng mới hệ thống báo hiệu trên tuyến sông Mạo Khê, cảng xếp dỡ đường thủy cho nhà máy Xi măng Hoàng Thạch. Công việc cũng chỉ mới tạm thời ổn định, công tác tổ chức của Đoạn lại có sự biến động:



Về cán bộ

Ông Nguyễn Văn Tuyển về làm Giám đốc thay Ô.Vũ Trường Xuân chuyển công tác khác từ tháng 5/1987.



Về mô hình tổ chức (Chia tách Đoạn tháng 9/1988)

- Bàn giao về TW (cho Xí nghiệp QLGTĐT II thuộc Liên hiệp các xí nghiệp QLGTĐT, sau này lại tái lập Cục đường sông như hiện nay) gồm 7 tuyến sông chính chịu sự đài thọ vốn của TW từ trước đến nay gồm:

+ Sông Thái Bình

+ Sông Kinh Thầy

+ Sông Kinh Môn

+ Sông Lai Vu

+ Sông Mạo Khê

+ Sông Cầu Xe (một phần) từ Cầu Xe về phía hạ lưu.

+ Sông Cầu Cầm

Và lao động, phương tiện, tài sản thuộc các Trạm gồm:

+ Trạm Mạc Cầu

+ Trạm Linh Xá

+ Trạm Tuần Mây

+ Trạm Lai Vu

+ Trạm Phú Thái

+ Trạm Bến Triều

+ Trạm Mạo Khê

+ Trạm Cầu Xe

+ Trạm Tiền Tiến

Địa điểm thuộc phần đất Đoạn quản lý đường thủy nội địa (Đoạn QLĐTNĐ) số 7 đang ở ngày nay.

Như vậy sau khi bàn giao, Đoạn QLĐS Hải Hưng chỉ còn quản lý 213 km trên 7 tuyến sông (trong hệ thống Thủy nong Bắc Hưng Hải) gồm:

+ Sông Sặt = 62 km

+ Sông Chanh= 22 km

+ Sông Cửu Yên = 53 km

+ Sông Đình Đào = 31 km

+ Sông Tứ Kỳ = 31 km

+ Sông Ghẽ = 8 km

+ Sông Cầu Xe = 6 km.

Và 4 Trạm Đường sông:

+ Trạm Bến Cậy

+ Trạm Cầu Ràm

+ Trạm Lê Hồng (Trạm Tràng Thưa ngày nay)

+ Trạm Lực Điền.

Về phương tiện thiết bị:

+ Thuyền máy 30T 23 CV = 01 chiếc

+ Thuyền máy 3 T 12 CV = 01 -

+ Thuyền công tác 5 T (không có máy) = 04 -

+ Xe con Rumani = 01 -

Cùng các công trình trên diện tích đất của Đoạn ngày nay, 100% nhà cấp IV, được xây dựng từ 1971.



Tổ chức Đảng đoàn thể:

+ 01 chi bộ trực thuộc Thị ủy Hải Dương

+ Tổ chức Công đoàn.

+ Không có chi đoàn Thanh niên



Biên chế:

+ 40 CBCNV ban đầu, sau lúc cao nhất có 55 người.

+ Giám đốc: Ô. Vũ Xuân Điệt.

Khó khăn sau khi chia tách:

- Không còn vốn do TW cấp, vốn kinh phí của Tỉnh chỉ đủ chi trả lương cho công nhân 4 Trạm địa phương.

- Các công trình thiết bị, báo hiệu thuộc các trạm địa phương được xây dựng từ 1971, nay không có vốn duy tu bảo dưỡng nên xuống cấp, một số phải dỡ bỏ để đảm bảo an toàn.

- Phương tiện làm việc lạc hậu đều đã qua sử dụng 10 - hơn 20 năm, công suất yếu.

- Hệ thống báo hiệu cũ kỹ, không được thay thế vẩn phải dùng tạm. Một số công trình vượt sông xây dựng từ 1960 có độ tĩnh không thấp chưa được nâng cấp cải tạo gây nhiều khó khăn cho phương tiện tham gia giao thông.

- Sông ngòi sau nhiều năm khai thác, không được nạo vét, đăng ký; tồn tại nhiều chướng ngại vật, bèo rác gây cản trở dòng chảy, gây ách tắc ở một số điểm.

- Tình trạng vi phạm luồng lạch, hành lang chạy tàu (dù mới chỉ có Nghị định chính phủ, chưa có Luật Đường thủy nội địa) xảy ra phổ biến, các tàu hút, thuyền khai thác cát hoạt động không phép…chưa được xử lý hiệu quả.



Định hướng khai thác tiềm năng, phát huy ưu thế có sẵn của hệ thống sông ngòi địa phương nâng cao khả năng phục vụ Vận tải đường sông

Trước mắt

- Củng cố, nâng cấp và bổ sung thay thế hệ thống báo hiệu.

- Tập trung kiểm tra, khảo sát, lập phương án kế hoạch trục vớt thanh thải chướng ngại vật.

- Tìm kiếm công ăn việc làm tăng thu nhập cho CBNV.



Lâu dài

- Đầu tư, đổi mới trang thiết bị làm việc, điều kiện làm việc cải thiện đời sống sinh hoạt cho người lao động.

- Khảo sát và hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký tất cả các tuyến sông trong diện quản lý.

- Củng cố và nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo giao thông đường sông.



Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

- Đã kiểm tra toàn bộ hệ thống báo hiệu về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn để bổ sung, thay thế. Tổng số biển báo hiệu của Đoạn quản lý thời điểm này là 176 cái, có hồ sơ theo dõi, quản lý.

- Khảo sát, đăng ký lập hồ sơ theo dõi các tuyến sông chủ yếu như sông Sặt, sông Cửu Yên, sông Đình Đào. Các Trạm được dẫn mốc cao độ để theo dõi thường xuyên mực nước lên xuống và lưu lượng vận tải hàng ngày.

- Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý các vi phạm an oàn giao thông đường sông. Quản lý chặt hệ thống biển báo hiệu (điển hình là việc Tòa án nhân dân huyện Cẩm Bình đưa ra xét xử vụ trộm cắp biển báo hiệu GTĐT năm 1994)

- Quản lý chặt chẽ lao động, ngày giờ công, khoán việc, khoán tăng cường ý thức trách nhiệm, hiệu quả lao động…

- Cải thiện đều kiện làm việc của người lao động: Trạm QLĐS Bến Cậy được trang bị 01 thuyền công tác 12 CV, xây dựng lại trụ sở làm việc của Trạm Lực Điền, Trạm Lê Hồng…

- Trục vớt chướng ngại vật đường sông:

+ Trục vớt thuyền xi măng lưới thép khu vực xã Liên Hồng - Gia Lộc trên sông Sặt năm 1990.

+ Trục vớt thuyền xi măng lưới thép khu vực bến đò Ty (Yên Mỹ) trên sông Sặt năm 1991.

+ Nhổ cọc cầu ngầm khu vực làng Vó (thượng lưu cầu Lực Điền) trên sông Sặt năm 1991.

+ Trục vớt thanh thải thuyền xi măng lưới thép khu vực xã Nghĩa An, Ninh àm trên sông Cửu Yên năm 1992.

+ Nhổ cọc ngầm khu vực cầu Thái Dương, trên sông Chanh (Công trình chào mừng 65 năm thành lập công đoàn Việt Nam năm 1994.

+ Nhổ cọc ngầm khu vực đò Mao Điền và hạ lưu cầu Sặt, trên sông Sặt năm 1995.

Sau nhiều cố gắng, phấn đấu những khó khăn bước đầu được khắc phục tình hình luồng, lạch cơ bản ổn định, hệ thống báo hiệu được bổ sung, thay thế đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Đời sống CNVC tạm ổn định, vốn đầu tư của Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, năm 1995 là 622 triệu đồng.


ĐOẠN ĐƯỜNG SÔNG HẢI DƯƠNG (1997 - 2010)

Thực hiện quyết định số 3384/QĐ - UBND tỉnh Hải Dương ngày 31/12/1966 của tỉnh Hải Hưng, tháng 1 năm 1997 Đoạn Đường sông Hải Dương chia tách khỏi đơn vị hành chính Đoạn Đường sông Hải Hưng khi chia tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.



Phạm vi quản lý

Các tuyến sông gồm:

+ Sông Sặt 28 km (từ km 34- Cống Chanh đến km 62 Âu thuyền Ngọc Uyên).

+ Sông Ghẽ 8km (từ Cầu Cẩm Giàng đến ngã ba Ghẽ).

+ Sông Cửu Yên 37 km (từ km 16- Ngã ba Pháo Đài đến km 53 - Âu thuyền An Thổ)

+ Sông Đình Đào 31 km (từ km 0- Đập Bá Thủy đến km 31 - Cống Đồng Tràng)

+ Sông Tứ Kỳ 31 km (từ km 0 - Cảng Cống Câu đến km 31 - Ngã ba Cự Lộc).

+ Sông Cầu Xe 6 km (từ km 0 - Phượng Kỳ, Tứ Kỳ đến km 6 - Ngã ba Mía)

Các trạm đường sông (TĐS)

+ TĐS Bến Cậy (trụ sở tại xã Cẩm Đông, Cẩm Giàng)

+ TĐS Lê Hồng (trụ sở tại xã Cao Thắng, Thanh Miện)

+ TĐS Cầu Ràm (trụ sở tại xã Nghĩa An, Ninh Giang)



Bộ máy tổ chức

- Trụ sở Đoạn QLĐS: Khu 9, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương.

- Giám đốc: Ô. Vũ Xuân Điệt

- CNVC: 40 người

- Chi bộ Đảng trực thuộc Thị ủy Hải Dương.

- Có tổ chức Công đoàn, không có Đoàn thanh niên.



Phương tiện làm việc

- 01 xe Lada.

- 01 Sà lan tự hành lắp máy 20 CV

- 01 thuyền Xi măng lưới thép (đã qua thanh lý)

- 01 thuyền công tác 5 T 12 CV (Trạm Bến Cậy)

- 02 thuyền sắt (Trạm Cầu Ràm, Lê Hồng)



Khó khăn, thuận lợi

- Trong khoảng 10 năm trải qua 3 lần sáp nhập, chia tách.

- Đơn vị nhỏ, hoạt động phân tán, hoạt động lưu động trên địa bàn rộng (bình quân 3,87 km đường sông/người); trụ sở làm việc không thuận lợi địa bàn quản lý.

- Định mức kinh tế kỹ thuật do TW quy định áp dụng với các Trạm QLĐS bình quân 6.000.000 đ/km đường sông; ở Hải Dương do kinh phí có hạn, hạn mức kinh phí chỉ dưới 2.000.000 đ/km.

- Phương tiện thiết bị làm việc nghèo nàn, lạc hậu; 3 trạm chỉ có 1 trạm được trang bị thuyền công tác lắp máy 12 CV, còn lại là thuyền thô sơ.

- Trình độ cán bộ hạn chế: Đơn vị chỉ có 2 cán bộ trình độ lý luận Trung cấp, 5 cán bộ trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung cấp, số còn lại là công nhân kỹ thuật.



Công tác chính trị tư tưởng

- Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng, mở đại hội công nhân viên chức hàng năm

- Xây dựng Quy chế dân chủ, chương trình kế hoạch hành động cụ thể.

- Bồi dưỡng kết nạp 7 đảng viên mới; Đoạn QLĐS liên tục được Sở GTVT, UBND tỉnh khen thưởng, nhận danh hiệu Cơ quan văn hóa 2009, tổ chức Đảng được công nhận trong sạch vững mạnh, công đoàn được công nhận vững mạnh xuất sắc…



Thực hiện nhiệm vụ sản xuất

- Phân chia lại phạm vi quản lý của mỗi trạm, bố trí lực lượng lao động hợp lý.

- Tiến hành khảo sát, đăng ký tất cả các tuyến sông còn lại để nắm vững số liệu kỹ thuật, kiểm tra xác định cao độ các bãi cạn để phục vụ công tác nâng cấp, nâng cao năng lực vận tải.

- Thanh thải cọc beton mố cầu Ràm cũ để bảo đảm an toàn giao thông, phá bỏ các trà bèo tạo mặt thoáng mặt sông. Phối hợp các cơ quan, địa phương tuyên truyền Nghị định Chính phủ, Luật an toàn giao thông đường thủy, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở, xử lý các vi phạm giao thông đường thủy, đặc biệt tại các bến đò ngang…

- Quản lý chặt hệ thống biển báo hiệu trên tuyến, thực hiện chế độ duy tu bảo dưỡng định kỳ. Hiện Đoạn đã có 549 báo hiệu đường thủy, bình quân 4,5 báo hiệu/ km đường sông (tính đến 12/2010).

- Đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, phương tiện trọng tải 600 T tập kết hàng hóa đã vào sâu được tuyến, phương tiện 900 T vào đến hạ lưu cầu Ràm.

- Vốn đầu tư nhà nước từ 2004 - 2010, chỉ tính giá trị sản lượng các năm:

+ 2004 = 1.940 triệu đồng.

+ 2005 = 2.110 - -

+ 2006 = 3.190 - -

+ 2007 = 3.669 - -

+ 2008 = 3.776 - -

+ 2009 = 4.848 - -

+ 2010 = 5.486 - -



Xây dựng cơ bản, nâng cao năng lực phương tiện, thiết bị

- Xây lại trụ sở làm việc của Đoạn năm 2007, trụ sở Trạm Bến Cậy năm 2008, trụ sở Trạm Cầu Ràm năm 2009 đều 2 tầng, khang trang sạch đẹp; beton hóa phần mái nhà xưởng cơ khí.

- Đến 2010 các trạm đều được trang bị:

+ 01 thuyền maý 5 T 24 CV.

+ 01 xuồng máy 33 CV (có gắn cẩu thủ công để trục vớt báo hiệu)

- Đoạn có 2 xuồng máy cao tốc điều phối làm nhiệm vụ đột xuất hoặc ứng cứu khi cần thiết.

- Chế tạo hệ thống máy liên hoàn xử lý bèo rác trên sông trị giá vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng.

- Trang bị 01 máy tính (năm 2000) cho văn phòng đoạn. Hiện nay (2010) toàn bộ CBCNV văn phòng và 3 Trạm QLĐS đều được trang bị máy tính cá nhân nối mạng.

- Bàn ghế làm việc, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư mua sắm mới.

Biên chế, cán bộ

- Năm 1997: 40 người (Đại học: 0, Trung cấp: 5; Lý luận chính trị: cao cấp 0, TC 2)

- Năm 2010: 40 người (Đại học: 8, Trung cấp: 5; Lý luận chính trị: cao cấp 1, TC 1)

- Giám đốc: Ô. Lê Văn Bình (thay cho ô.Vũ Xuân Điệt nghỉ hưu từ 11/2002)

- Chi bộ tách khỏi thành ủy Hải Dương chuyển trực thuộc Đảng ủy khối Doanh nghiệp Hải Dương từ 11/2009.

(Tài liệu: Đoạn đường sông Hải Dương quá trình xây dựng và trưởng thành (1967-2010).- Hải Dương, Đoạn đường sông Hải Dương, 2010.- Tài liệu đánh máy.-31 tr.; kèm phụ lục ảnh).

CỤM PHÀ HẢI DƯƠNG (02/1995 - 04/2003)
Cụm phà Hải Dương được thành lập trên cơ sở tách từ Đoạn Đường bộ Hải Hưng theo các văn bản, quyết định:

- Thông báo số 101/TT-TU ngày 20/02/1995 của Thường vụ Tỉnh ủy Hải Hưng về công tác phát triển giao thông; Trong đó sắp xếp lại Đoạn Đường bộ Hải Hưng thành 2 đơn vị sự nghiệp kinh tế là Đoạn quản lý đường bộ Hải Hưng và Cụm phà Hải Hưng.

- Quyết định số 199/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương gày 24/02/1995 của UBND tỉnh Hải Hưng về việc thành lập Cụm phà Hải Hưng là đơn vị sự nghiệp kinh tế khoán thu, khoán chi, có con dấu và tài khoản tiền gửi riêng.

- Cụm phà Hải Dương có nhiệm vụ quản lý khai thác các bến phà, đò, các phương tiện thiết bị để tổ chức giao thông vượt sông đảm bảo an toàn, thông suốt.

- Cụm phà Hải Dương được Nhà nước xếp hạng là doanh nghiệp hạng 3.


  • Các giai đoạn phát triển

1995 Tên gọi: Cụm phà Hải Hưng

Giám đốc: Ô.Vũ Mộng Lân; Phó Giám đốc: Ô.Phạm Anh Quân

Phó bí thư phụ trách đảng ủy: Ô.Nguyễn Văn Tiền; BCHĐU- 7 đ/c

Bí thư Đoàn Thanh niên: Ô.Nguyễn Hùng;

BCH Công Đoàn- 9 đ/c, Chủ tịch: Ô.Nguyễn Văn Tiền.

Các phòng nghiệp vụ: Phòng TCHC, KHKT, Tài vụ, Vật tư, Ban Thanh tra.

Các đơn vị sản xuất: Bến phà Phả Lại, Bến phà Bình, Bến phà An Thái, Bến phà Tuần Mây, Bến Hiệp Thượng, Bến phà Chanh, Bến đò Hàn

Tổng số CBCNV: 1.036 người.

Năng lực sản xuất: 40 cano 90-135 CV, 3 phà H25, 23 phà H30, 7 đò.

Số thu cước: 6,7 tỷ đồng.



1996 - 1997 Tên gọi: Cụm phà Hải Dương

Giám đốc: Ô.Vũ Mộng Lân; Phó Giám đốc: Ô.Phạm Anh Quân

Bí thư đảng ủy: Ô.Vũ Mộng Lân, Phó bí thư: Ô.Phạm Văn Trung

BCH Công Đoàn- 9 đ/c, Chủ tịch: Ô.Nguyễn Văn Tiền.

Các phòng nghiệp vụ: Phòng TCHC, KHKT, Tài vụ, Vật tư, Ban Thanh tra.

Các đơn vị sản xuất: Bến phà Phả Lại, Bến phà An Thái, Bến phà Tuần Mây, Bến Hiệp Thượng, Bến phà Chanh, Bến đò Hàn

Tổng số CBCNV: 656 người.

Năng lực sản xuất: 21 cano 90-135 CV, 15 phà H25, H30, 7 đò.

Số thu cước: 4,5 tỷ đồng.

1998 - 2000 Tên gọi: Cụm phà Hải Dương

Giám đốc: Ô.Vũ Mộng Lân; Phó Giám đốc: Ô.Nguyễn Hùng

Bí thư đảng ủy: Ô.Vũ Mộng Lân, Phó bí thư: Ô.Phạm Văn Trung

BCH Công Đoàn- 9 đ/c, Chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Khánh.

Các phòng nghiệp vụ: Phòng TCHC, KHKT, Tài vụ, Vật tư.

Các đơn vị sản xuất: Bãi xe Tuần Mây, Bến Hiệp Thượng, Bến phà Chanh, Bến Hàn, Gùa, cầu phao Đáy

Tổng số CBCNV: 375 người.

Năng lực sản xuất: 1 cầu phao, 17 cano 90-135 CV, 9 phà H25, H30, 5 đò.

Số thu cước: 1,2 tỷ đồng.

2001- 2003 Tên gọi: Cụm phà Hải Dương

Giám đốc: Ô.Nguyễn Hùng.

Bí thư đảng ủy: Ô.Nguyễn Hùng, Phó bí thư: Ô.Phạm Văn Trung

BCH Công Đoàn- 9 đ/c, Chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Khánh.

Các phòng nghiệp vụ: Phòng TCHC, KHKT, Tài vụ, Vật tư.

Các đơn vị sản xuất: Bến phà Tuần Mây, Bến Hiệp Thượng, Bến phà Chanh, Bến Hàn, Gùa, cầu phao Đáy

Tổng số CBCNV: 297 người.

Năng lực sản xuất: 1 cầu phao, 17 cano 90-135 CV, 9 phà H25, H30, 5 đò.

Số thu cước: 1,6 tỷ đồng.

- Do đã có một số cầu thay thế, mô hình sản xuất của Cụm phà Hải Dương ngày càng thu hẹp, cùng với chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước, ngày 02/04/2002 UBND tỉnh Hải Dương có quyết định số 861/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương sáp nhập Cụm phà Hải Dương, cảng Cống Câu vào Công ty công trình giao thông Hải Dương.



(Nguồn trích tài liệu: Lịch sử cụm phà Hải Dương (02/1995 - 04/2003).- Hải Dương, Cụm phà Hải Dương, 2003.- 2tr. đánh máy: phụ lục.).

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

PHÒNG QUẢN LÝ VẬN TẢI - ĐĂNG KIỂM KỸ THUẬT

(QLVT-ĐKKT) SỞ GTVT HẢI DƯƠNG 1954 – 1959
Tên gọi: Phòng vận tải

Nhiệm vụ: Kiểm tra phương tiện giao thông, chủ yếu là xich lô, ba gác, xe bò đuôi.

Phương tiện: Bên Hưng Yên chỉ có 01 phương tiện cano vỏ gỗ, có động cơ chuyên chở khách, sau góp vào Công ty hợp doanh; ở Hải Dương có 01 phương tiện chở khách tuyến Hải Dương - Chợ Tràng, Chợ Chũ (Bắc Giang)

Cán bộ nhân viên: Lúc đầu chỉ có Ô.Khánh, cán bộ lưu dung thuộc phòng vận tải, chuyên làm công tác kiểm tra phương tiện. Khoảng 1959, Ô. Mạc Thành Long- Phó Ty GTVT trực tiếp phụ trách.

1960 - 1965

Tên gọi: Phòng vận tải

Nhiệm vụ: Quản lý các phương tiện thủy, bộ (cano, thuyền buồm, xich lô, ba gác, xe bò kéo.

- Từ 1960 các loai phương tiện thô sơ do cá nhân sở hữu được cải tạo vào các HTX (do cấp huyện quản lý)

- Phương tiện cơ giới được công hữu hóa thành Công ty hợp doanh (chủ yếu là ô tô tải, ô tô khách)

- Khoảng 1962 thành lập Ban Liên xã vận tải, có chức năng nhiệm vụ quản lý các HTX vận tải thuyền buồm trong tỉnh. Do Ô.Hồ Thường từ Trưởng phòng ra phụ trách Liên xã vận tải.



Cán bộ nhân viên: Lúc đầu Ô. Hồ Thường làm trưởng phòng kiêm cán bộ đăng kiểm, làm nhiệm vụ kiểm tra phương tiện cấp giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật phương tiện (chủ yếu là thuyền buồm)

1962, Ô.Thường ra phụ trách Liên xã vận tải, Ô.Huân (Kim Thành) làm trưởng phòng



1965 - 1968

Tên gọi: Phòng vận tải

Nhiệm vụ: Tiếp tục cải tạo lực lượng vận tải thô sơ thành các HTX, lực lượng vận tải cơ giới thành các Công ty hợp doanh.

- Chỉ tiêu ít nhắt mỗi huyện có 3 loại hình HTX: HTX xe thồ, HTX thuyền buồm, HTX xếp dỡ, có huyện có 2 HTX x bò kéo.

- Thời kỳ này xe kéo chưa có bánh lốp mà chỉ có bánh gỗ và bánh gỗ nẹp sắt, thuyền gỗ chỉ có kéo dây và dùng buồm.



tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương