LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời



tải về 1.64 Mb.
trang16/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Cầu và cống:

Khi mới thi công, đường phải vượt qua nhiều sông ngòi,toàn bộ tuyến đường 5 phần đi qua trên đất Hải Dương có 20 cầu cống lớn nhỏ. Hầu hết cầu cống đều được làm bằng bê tông cốt thép. Nhưng đáng chú ý các cầu lớn đi qua là cầu Tân Trường, cầu Phú Lương và Cầu Lai Vu. Riêng cầu Phú Lương và cầu Lai Vu đi chung với đường sắt. Năm 1991 cầu đường sắt Lai Vu số 2 đã thông xe, đường bộ tách khỏi đường sắt. Năm 1996, thông cầu Phú Lương 2, như vây từ đây, đường bộ và đường sắt hoàn toàn độc lập, không còn cảnh chung đụng cầu.

Từ năm 2001-2004, đường 5 đoạn Hải Dương có 6 cầu vượt: Quán Gỏi, Mao Điền, thành phố Hải Dương (2 cái), Tuấn Hưng, Phú Thái và một cầu vượt đường sắt tại Đồng Niên, trong đó 4 đường ô tô qua được. Đường vượt đông thành phố Hải Dương đẹp và hiệu quả hơn cả.

2- Quốc lộ 18: Dài 206 km, nối với đường 1 tại thị xã Bắc Ninh đến thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Đây là một con đường trọng yếu của quốc gia về quân sự cũng như kinh tế.

Đoạn quốc lộ 18 năm trên địa phận Hải Dương dài 20,650 km (từ bến Phả Lại, km 25 +700 đến cầu Vàng Chua, Km 46 +350.

Tuyến này qua địa danh: Phả Lại, Bình Giang, Sao Đỏ, Cầu Gon; mặt đường nhựa, rộng 7 mét, nền đường rộng trung bình 9 mét. Con đường này được xây dựng cuối TK XIX, năm 1.900 đã hoàn thành, đoạn qua Hải Dương khi đó 43km(khi đó còn Đông Triều), năm 1931,có 27km được trải nhựa. Trong quá trình tồn tại, đây là một trong những con đường xấu, mặc dầu đầu rất nhiều rất tiền của và nguyên vật liệu. Đoạn từ thị trấn Sao Đỏ đến km 30 rất xấu, mặt đường hỏng nhiều ổ gà, hố sâu, nhất là đi vào ngày mưa mặt đường càng xấu. Vào những năm cuối TK XX, đường được nâng cấp trên toàn tuyến, mặt đường rộng 12 mét, đạt tiêu chuẩn đường loaị II.

Cầu, cống và đò:

Toàn tuyến đường nằm trên địa phận Hải Dương đi qua 4 cầu nhỏ và khá nhiều cống: tải trọng các loại cầu này từ H8 đến H13: cầu Ma, cầu Đại Tân dài 30,7 m, cầu Vàng Chua dài 21 m, cầu Cong rộng 10 m (kể cả phần người đi bộ).

Bến Phả Lại là một bến lớn và lâu đời, đây vừa là bến đò dọc, vừa là bến đò ngang. Đầu TK XX có ô tô đi qua, đây là một bến đông xe và người qua lại. Năm 2002, cầu Phả Lại thông xe, bến Phả lại chỉ còn là bến chuyên chở vật liệu.

3- Quốc lộ 183: dài 24 km nằm trọn trong địa phận tỉnh Hải Dương. Điểm đầu từ ga Tiền Trung, điểm cuối đến ngã ba Sao Đỏ. Điểm đầu nối với quốc lộ 5A ở km 57 và đường 18 A ở km 67. Toàn tuyến đi qua các địa phận quan trọng là thị trấn Nam Sách, Phố Chè, Bến Phà Bình, phố Thiên và thị trấn Sao Đỏ. Đường này có từ năm 1900.

Mặt đường giải nhựa rộng trung bình 7 mét.

Nền đường trung bình rộng 9 mét.

Đường chất lượng thấp, năm 1996, đoạn nối 2 đầu bến phà Bình dài khoảng 2 km là mặt bị hỏng, nhiều ổ trâu, ổ gà. Riêng có một đọan dài 3 km thuộc bến Hàn là đi chung trên đê nên mùa nước lớn báo động cấp 3 là ảnh hưởng giao thông .

Vào thập niên cuối TK XX, đường được nâng cấp trên toàn truyến, đạt tiêu chuẩn đường cấp II hiện đại, riêng đoạn Ngã Ba Hàng - thị trấn Nam Sách được làm mới, chuyển về phía bắc thị trấn xuống ga Tiền Trung.

Cầu và đò:

Qua phà Bình trọng tải 30 tấn.

Toàn tuyến có 7 cầu tải trọng từ H8 đến H13. Chú ý có 1 cầu Thiên dài 21 mét 3 nhịp, cầu yếu cần sửa chữa. Năm 1997, thông cầu Bình, kể từ đây, trên tuyến đường này không còn phà và toàn bộ cầu cống đều được nâng cấp, đảm bảo trọng tải H30.

4- Quốc lộ 379 dài 436 km

Đoạn qua địa phận Hải Dương dài 13 km 030, điểm vào từ Sao Đỏ đến điểm ra là Hòn Suy. Đoạn nằm trong địa phận Hải Dương, đi qua các điểm cần chú ý là huyện lỵ Chí Linh đến đập Rừng Sành (có đường đi rẽ vào Côn Sơn di tích lịch sử Nguyễn Trãi) đến Cộng Lạc (có đường sang đền Kiếp Bạc di tích lịch sử Trần Hưng Đạo) đến cầu Trung Quê - Hòn Suy (là địa giới Hải Dương với Bắc Giang) đến Cà Nòi( Phố Núi).

Mặt đường rộng trung bình 6 mét, nền đường rộng trung bình 9 mét; có đoạn 3 km về Côn Sơn rải mặt nhựa(1980). Đoạn 3 km từ Côn Sơn - Kiếp Bạc mặt đá cộm. Đoạn 8 km là cấp phối đất đồi. Tuyến đường đi qua một cầu mới làm xong năm 1984, tải trọng cầu H30 dài 30 mét. Năm 2002, đoạn Chí Linh được nâng cấp và trải nhựa.

B- Hệ thống đường liên tỉnh:

1- Đường 17A: Dài 119 km. Đoạn nằm trong địa phận Hải Dương dài 67 km (Từ Đan Hội đến Ninh Giang). Con đường này được hình thành từ năm 1888, đến năm 1900 đã thông tuyến, nhưng nhiều cầu còn phải bắc bằng gỗ.

Toàn tuyến xuất phát từ Kép (km103 quốc lộ 1 A) vào Hải Dương qua các điểm Đan Hội, Bình Giang, Linh Xá (có bến đò), Phố Chè, Cổng Chông (Trùng với quốc lộ 183 là 8 km, trùng với quốc lộ 5 là 7 km) đến Phúc Duyên, đến Gia Xuyên, qua Hội Xuyên (làng Cuối, huyện lỵ Tứ Lộc), Cầu Bía, Ràm, chợ Vé, Ninh Giang.

Loại đường cấp 4 (cấp phối, đá cộm); mặt đường rộng 5 m, nền đường rộng 8 m. Riêng đoạn từ Linh Xá đến Phố Chè dài 9 km, mặt rải nhựa.

Đoạn từ Cầu Cất đến Ninh Giang dài 29 km, mặt trung bình 6 đến 7 mét, rải nhựa xâm nhập.

Tuyến trên địa phận Hải Dương qua 10 cầu tải trọng cầu từ H10 đến H13. có 2 cầu lớn là Cầu Bía dài 124 m, có 6 nhịp và cầu Ràm, 105 mét và 5 nhịp. Cầu Ràm nguyên được bắc từ năm 1902, khi làm đường sắt Cẩm Giàng đi Ninh Giang, nhưng bị phá và làm lại nhiều lần.

Năm 2.000, đường được nâng cấp trên toàn tuyến, được trải nhựa.



2- Đường 20A, dài 73 km

Đoạn nằm trong địa phận Hải Dương dài 37 km. Đường này được xây dựng vào năm 1900, song song với đường sắt Cẩm Giàng-Ninh Giang

Điểm xuất phát từ Cẩm Giàng đến Cầu Ràm.

Đi qua các điểm quan trọng là Phủ cũ đến Đoàn Tùng, qua Thọ Chương, đến Tram Bóng.

Loại đường cấp 6; mặt đường trung bình 3,5 m, nền đường trung bình 5 mét. Hầu hết mặt đường rải đá dăm. Có 1 km qua huyện lỵ Thanh Miện rải mặt nhựa năm 1992.

Đi qua 5 cầu nhỏ và vừa tải trọng H8 đến H10.

Đến năm 2000, toàn tuyến đựơc nâng cấp và trải nhựa.

3- Đường 20B: dài 12,700 km từ Phố Chương(Thanh Miện) đến Bến Trại qua các tụ điểm quan trọng của khu vực là: Ngã ba Neo, đến Thanh Giang, Bến Trại, sang Thái Bình.

Đường này loại cấp 6, mặt đường trung bình rộng 3,5 mét, nền đường trung bình rộng 5 mét. Đến năm 2000, đã được trải nhựa. Tuyến này đi qua 3 cầu tải trọng trung bình H8.



4- Đường 38: dài 52 km, đoạn thuộc địa phận Hải Dương dài 29 km (điểm vào từ Đông Đô đến điểm ra là Chương Xá, đoạn đường này đi qua các điểm đáng chú ý là Cẩm Giàng, Quán Gỏi, Kẻ Sặt, Cống Tranh và Ân Thi.

Đường này là đường cấp 5, nền đường rộng trung bình là 6 mét, mặt đường rộng trung bình là 3,5 mét. Năm 1995, đoạn từ Chương Xá đến Sặt dài 14 km, có 6 km đã được trải nhựa. Còn 9 km đường đá cộm hỏng nặng. Tuyến này đi qua 9 cầu, tải trọng trung bình H8 -H13. Cần lưu ý mấy cầu lớn là cầu Trúc làm năm 1984, cầu Đìa sửa chữa năm 1989. Còn cầu Sặt làm lại năm ( ?) với tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật tải trọng H13 x 60. Năm 2000, toàn tuyến được nâng cấp và trải nhựa.



5- Đường 39B, Dài 37,700 km, Từ ngã ba Gia Xuyên đến ngã ba Chợ Gạo. Tuyến này đi qua các điểm như Phương Điếm, Phương Hưng, Cầu Tràng Thưa - Bóng, Triệu, Đập Neo, Cầu Tràng, Chợ Từa, Phố Cao, Phố Giác, chợ Đầu. Con đường này hình thành từ năm 1900.

Loại đường cấp 4, nền đường rộng trung bình 7,5 mét, mặt đường rộng trung bình 5,5 mét. Năm 1995, hầu hết mặt đường đã được rải nhựa (31,7 km) còn lại là 6 km (từ phố Giác đến Chợ Gạo) rải đá dăm. Toàn tuyến đường qua 14 cầu lớn nhỏ tải trọng trung bình từ H10 đến H13. Riêng cầu Tràng làm lại thông xe năm 1988 tải trọng H13. Đến năm 2000, toàn tuyến đã được nâng cấp, mặt đường rộng 7m.

Tuyến đường này trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ hệ thống giao thông từ đường quốc lộ 1 sang Hải Phòng đều qua đây cho nên lượng xe cộ qua lại rất nhiều (250 chiếc/ngày đêm). Bến phà Khuyến Lương được củng cố và xây dựng lại kiên cố. Sau khi giải phóng miền Nam cả nước thống nhất, cầu Chương Dương qua Hà Nội và Cầu Thăng Long được thông xe thì phà Khuyến Lương không còn hoạt động được nữa và lượng xe qua lại tuyến đường này còn rất ít.

7- Đường 186: dài 18 km. Đoạn đi qua địa phận Hải Dương dài 14,500 km (từ Lai Khê đến Bến Triều), tuyến này qua bến phà Tuần Mây (sông Kinh Môn). Đường này có từ cuối TK XIX.

Nền đường rộng trung bình 7,5 mét, mặt đường rộng trung bình 5,5 mét rải nhựa, hiện bề mặt bị hỏng nhiều. Trên tuyến qua 4 cầu trọng tải trung bình H8 -H10. Đến năm 2000, được gia cố và trải nhựa. Ngót một thế kỷ, tuyến đường này khá sôi động, đường Hải Dương đi vùng Đông Bắc ngắn nhất, nhưng từ khi thông cầu Bình, lượng xe qua lại giảm hẳn.



8- Đường 188A, dài 33 km (từ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đến cầu Ngọ Dương) toàn tuyến đi qua các địa phận Hiệp Thượng - Ngã ba Hiệp Thượng - Kinh Môn - Bến An Thái - ga Phú Thái - Cầu Bất Nạo - Kim Đính, Ngọ Dương. Con đường này được hình thành từ đầu TK XX.

Chiều rộng nền đường là 7,5 mét, chiều rộng mặt đường là 5,5 mét, đã được rải nhựa. Trên tuyến đường này cần lưu ý có cầu H10, có 2 cầu bê tống cốt thép dài 60 mét, cống bằng bê tông cốt thép có 6 cái; cống bằng gạch cuốn có 30 cái. có 2 bến phà là phà Thái và Hiệp Thượng, trọng tải 30 tấn. Năm 2000 thông cầu Thái, năm 2008 (?), thông xe cấu Hiệp Thượng, nay không còn phà.



9- Đường 189: dài 7 km, từ bến Triều đi Ngã ba Hiệp Thương, An Lưu, tuyến này đi qua các điểm Thất Hùng - Phạm Mệnh, nối với đường 186 tại Bến Triều. Cầu có từ đầu TK XX. Chiều rộng nền đường 7 mét, chiều rộng mặt đường từ 3,5 đến 4 mét. Mặt đường giải đá dăm, trên tuyến có 5 cầu lớn nhỏ tải trọng H10.

10- Đường 191: dài 26,500 km, từ Ngã ba Phúc Duyên đi Quí Cao,
qua các điểm Cống Câu(Cảng sông Thái Bình), Phạm Xá, Ngã ba Tư Mắc, Tứ Kỳ. Đường này được hình thành từ năm 1900. Chiều rộng nền đường 6,5 mét, chiều rộng mặt đường trung bình 5 mét. Năm 1995, toàn tuyến đường 2 đầu rải nhựa dài 13 km còn lại ở giữa rải đá dăm. Có 8 cầu nhỏ. Riêng cầu Xe dài 30 mét do Công Ty Thuỷ nông quản lý, tại đây có âu thuyền). Đoạn cuối đường là qua phà Quý Cao sang địa phận Thái Bình - Hải Phòng. Đường đã được nâng cấp năm 2010.

11- Đường 194 A, dài 20 km từ Phú Lỗ đi Hà Chợ. Trong tuyến đi qua các điểm Cao An - Lai Cách - Cầu Cậy, ngã ba Cậy - Phủ Cũ.

Chiều rộng nền đường trung bình 5,5 mét, mặt đường rộng trung bình 3,5 mét. Đoạn địa phận Lai Cách dài 1,6 km, mặt đường rải nhựa, còn lại 18,400 km rải đá dăm. Toàn bộ đi qua 15 cầu cống nhỏ và vừa. Riêng có một cầu Cậy dài 90 mét, tải trọng H13 thông cầu năm 1990 ?



C- Hệ thống đường huyện:

1- Đường 5 B, dài 28 km (từ Cẩm Giàng đi Lai Khê) qua các điểm Quý Khê - Phú Lộc - Đê sông - Đò An Trang - Đê Nam Sách - Nam Sách - Cổ Pháp.

Mặt đường rộng 4 mét, nền đường rộng 6 mét, cấp phối, tải trọng H8.



2- Đường 5 C, dài 21 km (từ Nam Sách - Cầu Lai Vu- Phố Hương) qua các điểm huyện lỵ Nam Sách - Cầu Lai Vu - Chợ Cháy - Phố Hương.

Mặt đường trung bình rộng 4 mét, nền đường trung bình rộng 5,5 mét. tuyến đường cắt qua đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đến cầu Phao Hương. Đến năm 2002, đã được nâng cấp trên toàn tuyến, Cầu Hương thông xe năm 2002(?), dài 90,35m, X30.



3- Đường 17B, dài 11,600 km (từ Ninh Giang đi Quý Cao) qua cầu Âu thuyền An Thổ. Đường này được hình thành từ năm 1900.

Mặt đường rộng 4 mét, nền đường rộng 6 mét, tải trọng H8.



4- Đường 19, dài 35 km (từ Chợ Mát đi Đình Dù) qua các điểm: Đồng Niên - Cao Xá - Yên Tỉnh - Cẩm Định - Mai Trung - Cẩm Giàng - Tuấn Lương - Nghĩa Lộ - Lạc Đạo. Đường có từ năm 1900.

Nền đường rộng trung bình 5 mét, mặt đường rộng trung bình 3 mét. Đường cấp phối đá, mặt và nền đều xấu. Trên địa phận huyện Mỹ Văn có 6 cống tải trọng H10 - H13. Qua cầu Cẩm Giàng H13.



5- Đường 39 C, dài 15 km (từ Phạm Xá ? đi Ngã ba Cậy).

Qua các điểm: Phố Cuối - Phương Điếm - Đập Bá Thuỷ. Chiều rộng nền đường 5 mét, cấp phối đá, gạch vụn. Toàn tuyến đi qua cầu Lịch 1 nhịp tải trọng H10 bằng bê tông. Cầu Gòi 1 nhịp, tải trọng H10 bằng bê tông. Cấu Bá Thuỷ 8 nhịp tải trọng H13 bằng bê tông. Cầu Neo 1 nhịp tải trọng H10 bằng bê tông.



6- Đường 39D, dài 28 km (từ Chợ Cuối đến Bình Trì). Qua các điểm: Phương Hưng - Đò Đáy - Thọ Chương - Đoàn Tùng - Đò Đa Lộc. Chiều rộng nền đường 5 mét, chiều rộng mặt đường 3 mét (đá dăm, cấp phối). có 1 cầu tải trọng H8, qua đò Từ Ô và Đò Đáy.

7- Đường 185: dài 11 km (Từ Cầu Gon đến Hoàng Hoa Thám). Qua cầu Bến Tắm - Cầu Suối Cả. Nền đường rộng 7 mét, kết cấu nền và mặt đất đồi rộng 5 mét.

8- Đường 190A: dài 27 km, từ Phú Lương đi đò Sòi, sang Hải Phòng, qua các điểm Trường Hàng Giang - Phố Hương - Bến Gùa. Chiều rộng nền đường 5 mét, chiều rộng mặt đường 3,5 mét, mặt đường cấp phối đá. Tuyến qua 2 cầu phao tải trọng H8 (cho xe con đi được).

9- Đường 191C: dài 13 km (từ Tái Sơn đi Tràng Thưa). Qua các điểm: Cầu cơ - Quán Phe. Chiều rộng nền đường 6 mét, mặt cấp phối; Gạch vụn + đá dăm. Qua 4 cầu: Cầu Cơ 2 nhịp dài 24 mét H8, Cầu Quán Phe H8, một nhịp. Cầu Hai Lớn H8, một nhịp, cầu Tái Sơn H8, một nhịp.

10- Đường 191B: dài 7 km từ Ngã Tư Mắc đến Quán Ngái, mặt đường rộng 3,5 mét, nền đường rộng 6 mét, kết cấu gạch, đá. Tuyến đường qua 3 cầu: Cầu Tư Mắc dài 4 mét 1 nhịp, tải trọng H8. Cầu Đồng Tràng dài 4 mét 1 nhịp, tải trọng H8. Cầu Đại Hợp dài 4 mét, 1 nhịp, tải trọng H8.

11- Đường 195 B dài 3,5 km từ cầu Ghẽ đến Mai Trung ?, nền đường rộng 4,5 mét, mặt đường rộng 3 mét, cấp phối (xấu).

Ngoài những tuyến đường trên, còn những con đường không số, nhưng giữ vai trò quan trong về giao thông liên huyện:

Tuyến đường đê Thái Bình dài 6 km phía đông thành phố Hải Dương.

Tuyến đường đê trên sông Thái bình dài 6 km , từ bến Hàn đi Văn Thai.

Tuyến đường dài 5 km đi Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh.

Tuyến đường 2 km vào Viện cây lương thực thuộc huyện Tứ Lộc.

Tuyến đường 23 km trên đê sông Luộc thuộc huyện Ninh Thanh, v. v.

Ngoài ra còn 101 km đường chuyên dùng, cấp phối, đá cộn hoặc đường đất.



Những đường liên tỉnh, liên huyện đến năm 2002 đều được nâng cấp và trải nhựa, nhiều đoạn đường liên xã cũng rất bề thế và vững chắc, nhiều tuyến được trải nhựa.

Bến xe ô tô Hải Dương: Thời kỳ đầu TK XX, đặt tại ngã tư Tam Giang, phía đông Tỉnh đội. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bến chuyển về trước cổng Nhà máy Sử Hải Dương, nay là Nhà triển lãm tỉnh, đây nguyên là Bến ô tô buýt, xây dựng tà năm 1932. Sau ngày thống nhất đất nước(1975), bến lại chuyển về phía tây nam ga Hải Dương và tồn tại đến nay. Tại bến xe Hải Dương, hàng ngày có xe đi các huyện trong tỉnh, các tỉnh và thành phố phía Bắc, Tây Nguyên và xuyên Việt, vào đến T.P Hồ Chí Minh. Năm 2000 ?, thành lập bến Hải Tân, bến này có cả xe vận tải hàng hoá. Thời bao cấp lấy được một vế ô tô đi đường dài từ 100km trở lên là vô cùng khó khăn, ngày nay rất dễ dàng, thông thường xe phải đi tìm khách.

Ngoài công ty xe khách, xe vận tải, vào những năm 90 của thế kỷ trước, một số công ty xe du lịch ra đời. Năm 1953-54, thị xã Hải Dương đã có 12 tắc xi, sau ngày giải phóng ngừng hoạt động. Năm 2004, tắc xi Hải Dương hoạt động trở lại , trong đó có Công ty Thành Đông. ....

Đến nay từ Hải Dương cđến các huyện trong tỉnh đều có ô tô Buýt.

D. Hệ thống đường giao thông nông thôn:

Do quá trình phát triển kinh tế, đời sống được cải thiện, nhất là những năm sau ngày thống nhất đất nước, không những giao thông đường bộ ở cấp Trung ương đến huyện được quan tâm mà các mạng lưới giao thông ở cấp xã, thôn cũng phát triển mạnh, nhất là sau khi đổi mới cơ chế nông nghiệp nông thôn sang thời khoán hộ thì nhu cầu giao lưu càng cấp thiết. Phong trào phát triển giao thông của thời kỳ 1990 -1993 với chủ trương của Đảng là Nhà nước và nhân dân cùng làm đã phát triển nhanh chưa từng có. Nhiều địa phương đã tự bỏ vốn ra quy hoạch và mở rộng thêm mạng lưới đường trong xã, nâng cấp từ đường đất thành đường nhựa, đường bê thông, đường lát gạch. Có xã đã bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư cho đường giao thông như các xã của huyện: Gia Lộc, Kim Môn, Chí Linh.

Trong năm 1989, tổng số độ dài các tuyến đường:

Cấp xã là: 869 km

Cấp thôn là: 4.869 km

Đường ra đồng: 13.891 km

Đã cải tạo sửa chữa mới được: 113 km

Cải tạo nâng cấp mặt đường được: 1.478 km.

Khôi phục và áp trúc đường được 640 km.

Chỉ sau 3 năm (1991-1993), mạng lưới đường nông thôn đã tăng lên với tổng số 5.238 km đường liên xã, thôn (chưa kể các tuyến đường ra ngoài đồng).

Tất cả các xe cơ giới với tải trọng dưới 5 tấn đều có thể đến tận trung tâm các xã trong tỉnh.

III- Đường Sắt

Sau khi thực dân Pháp chiếm được Bắc Kỳ, việc đầu tiên họ quan tâm là giao thông nhằm: cơ động nhanh nhất đội quân viễn chinh, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của người bản xứ, tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho các đồn bốt và công sở, chuẩn bị cho kế hoạch cai trị và khai thác thuộc địa trước mắt cũng như lâu dài.

Ngoài đường thuỷ, cái mà thiên nhiên đã ban tặng, chỉ cải tạo đôi chút, thì đường sắt là phương tiện giao thông an toàn và kinh tế nhất. Vì vậy ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, bọn xâm lược đã tính đến việc xây dựng đường sắt. Năm 1881, lúc đó chưa chiếm được Bắc Kỳ bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn-Mỹ Tho, đây là tuyến đường sắt đầu tiên trên đất nước ta.

Ngoài Bắc, năm 1890, chính quyền thực dân xây dựng đường sắt Bắc Giang đi Lạng Sơn, rộng 60cm, đây chỉ là một loại đường gòong. Con đường này trước hết phục vụ cho việc tấn công nghĩa quân Đề Thám, sau chuẩn bị cho con đường Hà Nội- Lạng Sơn-Nam Ninh- Bắc Kinh(Trung Quốc).



1- Đường sắt Hà Nội-Hải Phòng.

Tuyến thứ hai là tuyến Hải Phòng- Hà Nội- Lào Cai- Vân Nam, con đường thứ hai thông với Trung Quốc, trước hết ưu tiên đoạn Hà Nội - Hải Phòng, dài 103km . Vì tất cả tài nguyên ở khu vực ở các tỉnh Bắc Kỳ muốn đưa về Pháp và đi các nơi khác thì từ cửa biển Hải Phòng là thuận tiện hơn cả, cho nên đường sắt Hà Nội - Hải Phòng cũng được bắt đầu thi công từ năm 1898, dưới thời Toàn quyền Đông Dương Doumer. Tổng chỉ huy công trường xây dựng là hai công trình sư Đay- đê và Pi-lê. Năm 1902, toàn bộ cầu, cống và đường từ Hà Nội đi Hải Phòng đã được hoàn tất. Để thi công con đường sắt này, đường số 5 được thi công trước đó: Năm 1901, hoàn thành cầu Cẩm Giàng, năm 1902, hoàn thành cầu Phú Lương, cầu Lai Vu và cầu Long Biên và hàng trăm cầu, cống lớn nhỏ. Trên các cầu lớn từ Hà Nội đi Hải Phòng đều có gắn biển gang, đúc chữ nổi :


ATELIERS DE CONTRUCTION DE CREIL

DAYDé & PILLé

INGENIEURS CONSTRUCTEURS

Dòng cuối cùng ghi năm hoàn thành, ví dụ, cầu Cẩm Giàng ghi:

ATELIERS DE CONTRUCTION DE CREIL

DAYDé & PILLé

INGENIEURS CONSTRUCTEURS

-1901-


( Công trường xây dựng Cơrây do kiến trúc sư Đayđê và Pilê chỉ đạo,

hoàn thành năm 1901).



Cầu Phú Lương: Khi bắc cầu Phú Lương, sông Thái Bình khi đó, chẩy đến Hàn Giang thì chia 2 nhánh. Nhánh phía Tây, từ Hàn Giang xuống Ngọc Uyên rộng mà nông; nhánh phía đông, chẩy qua đông bắc làng Nhị Châu, đối ngạn là làng Phú Lương, hẹp mà sâu. Để bắc cầu Phú Lương, người ta đã phải lấp nhánh phía tây của sông Thái Bình. Nhánh còn lại khá sâu, phải đóng cọc móng tới 26m mới tới nền đất cứng, khả dĩ giữ vững trụ cầu. Cầu Phú Lương 5 nhịp, 4 trụ, 2 mố, dài 382,6m. Cầu dầm sắt, dự ứng lực treo, kiểu vành lược, tương tự như cầu Trường Tiền (Huế). Đây là một cầu kiến trúc khá đẹp ở Bắc Kỳ. Tuy hệ thống cầu cống, đường sắt, nhà ga đã xong, nhưng đến năm 1905 mới đưa vào khai thác. Năm 1967, cầu bị bom Mỹ phá sập, chỉ còn một nhịp nguyên vẹn. Năm 1973, sau hiệp địng Pari bắc lại hoàn toàn.

Cầu Lai Vu:

Cầu Lai Vu bắc qua sông Rạng hay còn có tên là sông Lai Vu, 2 nhịp, dài ?, kiểu như cầu Phú Lương. Cầu Lai Vu bị đánh phá nhiều lần trong đại chiến thế giới lần thứ hai, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cầu cũ đã bị phá huỷ hoàn toàn. Cầu đường sắt hiện nay lui về hạ lưu khoảng 40m.

Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, có 45km đi qua vùng đất Hải Dương. Trên toàn tuyến qua vùng đất Hải Dương có ga bắt đầu từ địa phận xã thị trấn Cẩm Giàng, An Điềm. Cao Xá, Hải Dương, Tiền Trung, Lai Khê, Phạm Xá, Ròi, Phú Thái. Ga An Điềm, ga Ròi đã bỏ từ sau ngày hoà bình lập lại (1954). Điểm đầu vào là thôn Nhật Tảo, xã Ngọc Liên (Cẩm Giàng), điểm cuối cuối đường sắt qua đất Hải Dương là địa phận làng Cổ Phục, xã Kim Lương.

Tuyến đường sắt này có chiều rộng 1m05. Trên toàn tuyến đường đi qua nhiều cầu cống. Nhưng đáng kể những cầu lớn mà đường sắt đi qua là cầu Cẩm Giàng, cầu Phú Lương và cầu Lai Vu.

Các cấu khi mới xâu dựng đều đi chung với đường ôtô do đó nhiều khi cũng làm cản trở cho việc giao thông. Năm 1991, cầu sắt giành riêng cho tàu qua sông Rạng được hoàn thành và đưa vào sử dụng để thay thế cho cầu Lai Vu.

Trước cách mạng, đường tầu Hà Nội - Hải Phòng có 6 chuyến tầu khách lên và xuống mỗi ngày, qua nhiều lần thay đổi, năm 2002 mới đạt được hiệu suất trên. Về tốc độ đạt từ 50-80km/h. Từ năm 2.002 ?, đã có toa 2 tầng, có điều hoà nhiệt độ.



2- Đường Cẩm Giàng - Ninh Giang.

Năm 1899, thi công đường sắt Cẩm Giàng- Ninh Giang, năm 1902 hoàn thành, đường dài 36km ? , qua Kẻ Sặt, Phủ Bình, Phố Thông, Trạm Bóng... ga cuối cùng là Ninh Giang. Đường này chỉ hoạt động từ năm 1902, sau đó do hoạt động không có hiệu quả nên đã rỡ bỏ vào năm 1918.(Xem số phận một con đường, TC Xưa & nay)



IV- Đường biển.

Địa dư Hải Dương ở TK XIX, bao gồm cả thành phố Hải Phòng hiện nay, vì vậy có đường biển sâu và kín, có thể giao thương với các miền của đất nước, khu vực Đông Nam á và quốc tế khá thuận lợi. Khi thực dân Pháp chiếm được Bắc Kỳ(1883), chúng đã xây dựng cảng Hải Phòng thành một cảng quốc tế, đến năm 1890 thì tách khỏi Hải Dương. Tuy vậy, cảng Hải Phòng chỉ cách thành phố Hải Dương 45km, từ Hải Dương xuống Hải Phòng đường bộ, đường thuỷ, đường sắt rất thuận tiện. Gần đây cảng Cái Lân (Quảng Ninh được xây dựng), cảng sâu và lớn nhất phía Bắc, cách Hải Dương trên dưới 100km, do vậy việc xuất và nhập cảnh bằng hàng hải vẫn là một thế mạnh của địa phương, tuy cảng không nằm trên địa phận của tỉnh.

Căn cứ văn bia, vào TK XV, đại gia Đặng Sĩ và nữ tài Bùi Thị Hý từng chỉ huy tập đoàn thuyền vượt biển buôn bán với Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây, kết bạn với hậu duệ của nhà hàng hảinổi tiếng thế giới Trịnh Hoà, người Trung Quốc. Đây là trường hợp hy hữu trong lịch sử hàng hải nước nhà.

V- Đường hàng không.

Đường hàng không quân dụng và dân dụng mới ra đời vào những năm đầu TK XX, nhưng đã sớm có mặt ở Việt Nam, do thực dân Pháp thực hiện và quản lý, còn không quân của nhà nước ta mới được thành lập ngày 3-3-1955.

Hải Dương là tỉnh ở đông bắc đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất tốt người đông, giáp miền duyên hải và cảng Hải Phòng, gần thủ đô Hà Nội và về mặt địa tĩnh rất thuận tiện cho việc lập sân bay, nhưng tại sao đến nay không có một sân bay nào trong địa giới của tỉnh ?

Về mặt quân sự, những đại phương xung quanh Hải Dương đã có nhưng sân bay có tính chiến lược, cách thành phố Hải Dương không quá một giờ ô tô như: Gia Lâm( Hà Nội), Cát Bi, Kiến An(Hải Phòng), những sân bay này đã được xây dựng từ thời Pháp xâm lược và đã được nâng cấp qua từng thời kỳ.

Sân bay Cát Bi là sân bay dân dụng và quân dụng có từ đầu TK XX, nay có đường băng dài 2800m bằng bê tông, đảm bảo cho máy bay hàng trăm tấn cất hạ cánh.

Ngoài sân bay Cát Bi còn có sân bay Kiến An, cách thị xã Hải Dương là 52 km theo tuyến đường bộ. Sân bay này hiện đang chuyên dùng cho máy bay quân sự hoạt động. Nhưng nếu cần cũng có thể dùng cho máy bay dân sự. Sân bay này với độ dài đường băng là 2.800 m; mặt đường băng bằng bê tông cứng, có thể đảm bảo cho máy bay tải trọng 25 tấn cất cánh được.

Sân bay Gia Lâm được xây dựng từ đầu TK XX, sau khi giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, để đáp ứng yêu cầu vận tải trong nước cũng như đối với quốc tế ta đã nâng cấp sửa chữa và kéo dài đường băng tới 2600m từ năm 1975, máy bay 30 tấn lên xuống thuận lợi.

Năm 1961, nhà nước xây dựng sân bay Nội Bài (Sóc Sơn, Hà Nội), nay được nâng cấp thành sân bay quốc tế vào loại hiện đại nhất đất nước, đạt được tiêu chuẩn quốc tế ICAO, cũng chỉ cách thành phố Hải Dương 72km. ở đây có đường băng dùng cho quân sự và dân sự riêng, dài 3200m, máy bay 45 tấn lên xuống thuận lợi, có thể tiếp nhận máy bay hiện đại Boeing 747, đảm bảo lưu lượng 10 triệu khách/năm.

Vì những lý do trên mà Hải Dương không cần thiết phải có sân bay. Tuy nhiên, thời kỳ Pháp xâm lược, Hải Dương đã có 2 sân bay hạng nhẹ, do dùng cho máy bay thám thính(Moran) của Pháp lên xuống:

- Sân bay Hải Dương, đường băng từ Vườn hoa Bảo Đại ra ga xe lửa, xây dựng năm 1942.

- Sân bay Ninh Giang, xây dựng trong kháng chiến chống Pháp, 1952. Sân bày này cũng chỉ dùng cho máy bay thám thính. Sau ngày tiếp quản (1954), hai sân bay nói trên ngừng hoạt động.



tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương