LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời



tải về 1.64 Mb.
trang1/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19
Bản thảo lần thứ nhất

LỊCH SỬ

NGÀNH GIAO THÔNG, VẬN TẢI TỈNH HẢI DƯƠNG

TỪ THỜI PHONG KIẾN ĐẾN NĂM 2010
Khái quát về giao thông - vận tải qua các thời:

Thời nguyên thuỷ, không có sẵn những con đường, con người đi lại nhiều lần trên một lối nhất định tạo thành đường, đó là những con đường mòn đầu tiên trong lịch sử. Tuỳ theo địa hình, tập quán, phương tiện sẵn có, tiến bộ kỹ thuật; nhu cầu kinh tế, quốc phòng, xã hội mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương có những phương tiện giao thông thích hợp cho từng địa phương cũng như thời kỳ.

Việt Nam là đất nước có địa hình như chữ S, kéo dài từ bắc xuống nam theo bờ tây của biển Đông, tuy nhiều núi đồi nhưng sông suối vẫn đan xen, nối miền núi với đồng bằng và hầu hết chẩy ra biển Đông, tạo nên một mạng lưới giao thông đường thuỷ liên hoàn và thuận tiện. ở những thế kỷ trước, nhiều đường sông trở thành quốc lộ, đường huyết mạch của quốc gia, giữ vai trò trọng yếu trong quân sự, kinh tế và văn hoá, nó quan trọng đến mức trở thành danh xưng của những nền văn minh trong lịch sử như nền văn minh Lưỡng Hà, sông Nin, sông Hằng, ở Việt Nam là nền văn minh sông Hồng.

Hệ thống đường bộ ở Việt Nam hình thành sớm, nhưng phát triển chậm, đường nhỏ hẹp, thường lầy lội, phải vượt qua hàng ngàn đò ngang, đò dọc và những chiếc cầu nhỏ chênh vênh. Người Việt thích nghi với hoàn cảnh giao thông này, nhưng bọn xâm lược không dễ khắc phục.

Việt Nam có điều kiện phát triển đường biển, trong lịch sử đã có những thương thuyền buôn bán với Đông á, Đông Nam á và Trung Đông, nhưng đến thế kỷ XIX, vẫn thiếu những đội thương thuyền mạnh để vượt đại dương đến các châu lục, đó là điểm yếu về giao thông mà ngày nay đang khắc phục. Một quốc gia muốn phát triển nhanh phải hướng ra biển, nước ta lại có bờ biển dài, thềm lục địa rộng, đủ điều kiên phát triền không chỉ giao thông mà còn các ngành nghề về biển. Hải Dương trong lịch sử có hàng trăm km bờ biến, rất thuận tiện cho hàng hải, nay đã thuộc Hải Phòng.

Trong quá trình lịch sử, kẻ thù xâm lược tấn công vào nước ta bằng đường bộ không phát huy được ưu thế, nhất là kỵ mã, do cách trở sông ngòi. Khi tấn công bằng đường thuỷ thì chỉ phát huy được thế mạnh ở biển khơi, vào sâu trong đất liền dễ bị tiêu diệt bằng thuỷ chiến. Trong lịch sử không thiếu những chiến công lừng lẫy trên sông nước.

Từ khi Pháp xâm lược, đường bộ được quan tâm, nhằm mục đích bình định và khai thác tài nguyên. Cuối TK XIX, nhiều đường bộ hình thành, nay là những quốc lộ và tỉnh lộ. Vào thập niên cuối của TK XIX, một số đoạn đường sắt được xây dựng, đến năm 1936 hệ thông đường sắt xuyên Việt hoàn thành, rồi hàng không ra đời. Hải Dương là hình ảnh thu nhỏ quá trình phát triển giao thông của Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Hải Dương nguyên là một tỉnh lớn ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, tuy có vài huyện miền núi nhưng sông, ngòi, khe, suối dầy đặc như mạng nhện, nhất là ở miền châu thổ, len lỏi đến tận các thung lũng núi đồi, vì vậy từ tiền sử đến cuối thế kỷ XIX, giao thông ở đây chủ yếu là đường thuỷ. Cách nay ngót một thế kỷ, cư dân phía đông của tỉnh hầu như nhà nào cũng có thuyền con để làm phương tiện đi lại, làm ăn, chợ búa. Cuối TK XIX, đượng bộ, đường sắt có những tiến bộ đáng kể. Năm 1942, do nhu cầu của chiến tranh, thực dân Pháp mở sân bay hạng nhẹ tại thành phố Hải Dương. Hải Dương lại là tỉnh nằm giữa thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, nơi có mạng lưới giao thông phát triển khá toàn diện đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hiện đại hoá hệ thống giao thông của địa phương.

Sau ngày miền Bắc được giải phóng, hệ thống đường bộ ở Hải Dương không ngừng phát triển và nâng cấp. Trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược, do nhu cầu thời chiến, một số con đường mới ra đời, nhưng hệ thống đường bộ Hải Dương chỉ được phát triển mạnh khi đất nước hoàn toàn được giải phóng và hiện đại hoá kể từ khi đổi mới. Hiện nay, Hải Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông phát triển khá toàn diện, đặc biệt là đường bộ, đường nông thôn, ô tô có thể đến tất cả các làng xã trong tỉnh. Thành tựu đó do đầu tư của nhà nước và đóng góp công sức, tài chính khá lớn của toàn dân, tạo nên một mạng lưới giao thông hiện đại, sâu rộng, hiệu quả. Thành tựu này không chỉ có giá trị với kinh tế, quốc phòng mà chính là hình ảnh văn minh của một miền quê văn hiến. Mỗi con đường, mỗi bến sông đều có lịch sử riêng và những huyền thoại ly kỳ, trong đó có con đường, những bến sông được lịch sử ghi nhận cách đây hàng ngàn năm và trở thành huyền thoại.

Giao thông bao giờ cũng đi liền với vận tải, có nhu cầu vận tài mới phát triển giao thông. Vận tải ra đời từ thời tiền sử..

Dưới đây là quá trình hình thành và phát triển giao thông vận tải của Hải Dương.

Ch­ương I

Lịch sử giao thông vận tải tỉnh Hải Dư­ơng trư­ớc CM tháng Tám năm 1945
I/ Thời phong kiến.

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, địa dư Hải Dương rộng tren hai lần hiện nay, gồm 4 phủ, 18 huyện. Phía tây đến Bần Yên Nhân, phía đông đến tận Đồ Sơn, có bờ biến dài hàng trăm cây số từ cửa Văn úc đến cửa sông Bạch Đằng. Phía bắc vượt qua đỉnh Yên Tử, phía nam đến cầu Lực Điền (Yên Mỹ). Thành phố Hải Phòng, huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ, một phần huyện Lương Tài và Ân Thi cuối TK XIX còn thuộc Hải Dương. tháng 4-1952, huyện Vĩnh Bảo mới cắt về tỉnh Kiến An. Năm 1961, huyện Đông Triều chuyển về tỉnh Quảng Ninh. Năm 2010, Hải Dương có 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, .. xã và thị trấn. Diện tích..., dân số....

Với địa dư như trên, Muốn tìm hiểu giao thông vận tải của địa phương phải căn cứu vào địa dự của từng thời kỳ lịch sử.

1- Tổ chức bộ máy, của ngành qua các thời kỳ phong kiến và cách điều hành.

Thời phong kiến, quốc sử ghi về giao thông không nhiều. Trong ngót một nghìn năm, từ triều Lý cho đến triều Nguyễn, nhà nước phong kiến cấp trung ương chỉ có 6 bộ, việc giao thông vận tải trực thuộc bộ Công. Bộ Công thời phong kiến phụ trách nhiều công việc: Xây dựng các công sở, đóng mới và sử chữa các loại thuyền dùng cho quân đội và nhà nước, xây dựng và sửa chữa cầu cống, quản lý các cục, công xưởng của nhà nước. Thời Lê Sơ, Hải Dương có Hoàng giáp, Thượng thư sáu bộ Vũ Hữu(1443-1530) là nhà toán học nổi tiếng đương thời, có công lớn trong việc tu bổ và xây dựng kinh thành Thăng Long. ở cấp trấn lộ, do Trấn thủ quản trị, đến thời Nguyễn, năm Minh Mệnh 12(1831) đổi trấn thành tỉnh, từ đódo quan Tống đốc quản trị chung, dưới Tổng đốc có Tuần phủ, Bố chánh, án sát, Lãnh binh. Giao thông vận tải chưa tách thành bộ phận riêng. Khi có việc liên quan đến giao thông vận tại, bộ Công làm dự toán , sau được duyệt, chuyển sang bộ Hộ cấp phát kinh phí. Thợ thuyền, nhân lực, vật tư do bản bộ chịu trách nhiệm hoặc lấy trong kho nhà nước. Phương pháp thi công các công trình chủ yếu bằng thủ công, tuy thủ công nhưng thờ xưa rất tài năng để thích nghi với hoàn cảnh và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thành nhà Hồ thi công vào cuối TK XIV, trong vòng một năm, nay còn hiện diện, thợ đá Hải Đông, tức Hải Dương lúc đó tham gia đắc lực. Kỹ thuật xây dựng thành thế nào không dễ giải mã. Đức những tảng đá trên 20 tấn lắp ghép bén sát đúng vị trí là việc không dễ.
GTVT THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(1946-1954) ĐANG BIÊN SOẠN
GTVT HẢI DƯƠNG

THỜI KỲ HOÀ BÌNH LẬP LẠI

(Đây là tư liệu cơ bản, chưa biên soạn)



NĂM 1955:

- Nhiệm vụ: Quản lý, đảm bảo giao thông trong tỉnh ngay sau thời kỳ hòa bình lập lại, thực hiện chủ trương đường lối phát triển kinh tế sau 9 năm kháng chiến chống Pháp. Trước đó, trong kháng chiến, đường sá cầu cống đã bị hư hại, một phần do cuộc chiến, một phần thực hiện tiêu thổ kháng chiến, hậu quả để lại khá nặng nề. Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đều xuống cấp nghiêm trọng, không những thế, còn vướng mìn và dây thép gai. Cầu cống, bến bãi hư hại nặng. Đường liên xã lầy lội...

- Nhiệm vụ cấp thiết tỉnh giao như sau:


  • Về tu bổ đường sá.

+ Tu bổ đường 5, đường 17 với độ dài 85 km.

+ Xây dựng 2 bến sông là Ninh Giang và An Thổ.

+ Phục hồi đường 18 dài 20 Km; xây 5 cầu mới, sửa chữa 1 cầu cũ.

+ Rải đá đoạn đường 20 từ Kẻ Sặt đi Thọ Trương, bắc cầu Cốc, An khê.

+ Đắp đất bồi trúc đường 183, đường 192, bồi bổ san cạp đoạn đê từ Tri … nối đi dốc Bùng, từ Diên Hồng đi Chi Lăng.

+ San mặt đường 191 bắc cầu Côi dài 28m bán vĩnh cửu và bắc tạm cầu….

+ Tôn cao 4 quãng thấp của đường 17 dài 600 m để chống lụt.

+ Làm bến phà An Thái( Kim Thành), bến Bía (Gia Lộc).

+ Xây 3 cống trên đường 17


  • Về vận tải:

+ Nắm vững phương tiện vận tải đường bộ và đường thủy trong tỉnh tiến tới đăng ký các phương tiện cơ giới, thuyền bè vận tải thủy.

+ Quản lý giá cước vận tải.

+ Mở 10 công trường lớn nhỏ như đường 18 phục vụ tiếp quản, đường 17 kịp thời chống lụt, các công trường tu bổ đường 183, 192, 191.

+ Tiến độ thực hiện một số công trình không đảm bảo: cầu Cõi, cầu Cốc, công trường đường 18, công tác quản lý kém , thất thoát, hư hỏng nhiều công cụ lao động và vật tư…



  • Về chấp hành chính sách:

+ Thực hiện chưa tốt chế độ khoán, năng suất lao động chưa cao.

  • Về kỹ thuật, bảo quản vật liệu dụng cụ, quản lí tài chính:

+ Chưa quản lý chất lượng dẫn đến hiệu quả công trình thấp như nước không dẫn qua được khi làm xong cầu Cốc phải khơi lại, cầu Cõi cột đóng xiêu vẹo sai cốt quy định…

+ Việc bảo quản vật liệu dụng cụ máy móc chưa được tốt, sử dụng tốn kém nguyên nhiên liệu xăng dầu.

+ Quản lý tài chính chưa chặt chẽ, còn lúng túng bị động.

Về công tác lãnh đạo

+ Ty mới thành lập, năng lực cán bộ còn non kém, chưa sâu sát cơ sở. Chưa gây được phong trào thi đua, chống tham ô lãng phí…



(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác năm 1955.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 194/GT/HD.- Ngày 27 tháng 2 năm 1956.- 5tr. đánh máy.Ký tên dưới văn bản:Bùi Văn Tuyết-Phụ trách Ty Giao thông)

NĂM 1956

  • Về tu bổ đường xá, quá hơn một năm hoà bình, mạng lưới giao thông đã được cải thiện một phần, nhưng còn nhiều việc cấp thiết phải làm ngay để kịp thời ccho yêu cầu chính trị, xã hội và phát triển kinh tế.

  • Tiểu tu:

Phần Trung ương

+ Hoàn thành việc đào đắp đất 16.000m3 đường 17 chủ yếu bằng dân công địa phương.

+ Rải đá 11,4 km cho đường 18 và đường 17 căn bản hoàn thành

+ Hoàn thành bắc cầu Dõng, cầu Mao Điền và sửa chữa cầu Phong Cốc (B.A)+ Hoàn thành 4 cống của đường 18, 2 cống đường 17, 2 cống đường 5 và 3 cống đường 17 (tồn của năm 1955).

+ Hoàn thành một số việc đột xuất ngoài kế hoạch như kè chống sạt ở Km 66+600 đường 5 và thực hiện rỡ cầu Bía của Khu, trục 3 trong 4 phao phà An Thái.

Phần Dân sinh:

+ Hoàn thành việc đắp 7.785m3 đất và rải đá hai bên ở đường 20

+ San tước mặt đường 20, 39 ngang với khối lượng 10.535 m2. Riêng mặt đường Thanh Hà mới chỉ đạt 80%.

+ Xây 3 cầu Phạm Lâm, Tiền Định và Quang Trị đạt 75%

+ Xây 2 cống đường Thanh Hà và 4 cống đường 183 đã đạt 70% kế hoạch.

+ Tỉnh giao đột xuất xây 2 cống Cốc và Sồi Điếm , đạt 40% khối lượng.

+ Bắc 3 cầu tạm dài 7 m đạt 10% kế hoạch


  • Về vận tải

+ Hoàn thành việc nhổ cọc kè Hữu Chung, nghiên cứu nạo vét bãi bồi Lập Lễ và nhổ cọc ở hai cầu Lai Vu và Phú Lương.

+ Chưa thực hiện được việc làm phao tiêu theo tiêu chuẩn trên các tuyến sông, mới chỉ làm cột tre tạm thay phao.



  • Tu bổ thường xuyên

+ Sửa chữa phà chưa đạt được số lượng đề ra.

+ Hoàn thành việc chữa các mặt cầu, sửa 3 bến, đào đắp 575 m3 đất đắp con chạch chống úng.

+ Bạt lề đường 4.770m3 đạt 74% kế hoạch.

+ Chưa thực hiện được việc trồng cây ven đường…



  • Về bảo đảm giao thông

+ Gìn giữ giao thông thông suốt, mặt đường tương đối tốt như đường 5 và đường 17.

+ Hàn vá kịp thời mặt đường nhựa 17 bắc, 186, 17 bị hư hỏng trong chiến tranh. Riêng đường 20 còn nhiều đoạn bị ngập khi mưa lớn.

+ Một số bến phà bị cắt chuyến do thiếu phà hoặc bị điều đi phục vụ ở nơi khác như An Thái, Phả Lại.

+ Trong mùa mưa bão, nhiều bến bãi đã bảo đảm được phương tiện, nhà cửa, sẵn sàng phương tiện bảo đảm vận chuyển. Mùa khô tăng cường chuyên chở hàng hóa phục vụ quân sự, lương thực, hàng hóa…(Ninh Giang, Bía)



  • Công tác vận tải

- Số phương tiện vận chuyển hiện có:

+ Thuyền 158 thuyền, tổng trọng tải 1240 tấn.

+ Xe vận tải 21 chiếc, tổng trọng tải 61 tấn.

+ Xe ca, taxi có 26 chiếc, tổng cộng 625 chỗ ngồi.

+ Hàng hóa vận chuyển đưởng thủy, đạt 58.735 tấn (3.059.134 tấn/Km)

+ Hàng hóa vận chuyển đưởng bộ, đạt 24.543 tấn (479.124 tấn/Km).



  • Công tác lãnh đạo

+ Việc thực hiện lãnh đạo quản lý còn bỡ ngỡ, công tác kế hoạch chưa chặt chẽ.

+ Thiếu kế hoạch lãnh đạo thi đua, khen thưởng, công tác tư tưởng chưa kịp thời, tổ chức cán bộ chưa chặt chẽ.



(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác năm 1956.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 065/GT/HD.- Ngày 3 tháng 1 năm 1957.- 12tr. đánh máy. Ký tên dưới văn bản:Bùi Văn Tuyết-Phụ trách Ty Giao thông)
NĂM 1957

  • Đặc điểm:

+ Ngoại trừ đường 5, dù sau 2 năm khôi phục các tuyến giao thông trong tỉnh đều bị hư hại nhiều chưa khắc phục được.

+ Phương tiện vận tải trong tỉnh có hạn: tàu thuyền nhỏ, công suất thấp, luồng lạch nhiều chướng ngại vật. Chỉ có một số ít xe tải và xe ca (50 chiếc) lại thiếu thốn phụ tùng, săm lốp. Xe thô sơ (xe ngựa) chỉ chạy được trên một số chặng ngắn. Kế hoạch vận chuyển bị động, không chủ động xây dựng được kế hoạch.

+ Về tổ chức lãnh đạo quản lý: Cơ sở phát triển rộng và phân tán, trình độ năng lực cán bộ có hạn.


  • Thực hiện kế hoạch:

- Thi công:

+ Gặp nhiều khó khăn về thời tiết, nguyên vật liệu chủ yếu là gỗ không được cung cấp đủ về số lượng và chất lượng.

+ Nhân công: Dân công 12.775 công; thuê mướn 25.496 công; nhân công thường 13.845 công.

- Tổ chức lao động:

+ Huy động dân công không được, cán bộ thiếu do tham gia công tác sửa sai, phân công phân nhiệm không cụ thể.

+ Thiếu thợ làm đường, thủy thủ không đủ, lại xin thôi việc nhiều.

+ Cán bộ xin thuyên chuyển: chuyển ngành, đi học, ốm đau…

+ Nhân lực duy tu thiếu, chủ yếu dựa vào lao động nông nghiệp, thay đổi theo thời vụ sản xuất.

+ Việc quản lý lao động lỏng lẻo, biến động liên tục. Không có biện pháp động viên khen thưởng kịp thời.

+ Công tác hành chính - tài chính và chuyên môn không ăn khớp

- Trình độ kỹ thuật:

+ Chuyên môn kỹ thuật còn kém.

+ Cung ứng nguyên vật liệu không đủ, không kịp, không đều.

+ Bố trí cán bộ không phù hợp.

+ Chế độ giao khoán, trả công lúng túng, không ổn định, quan liêu, không công bằng…

Các số liệu cụ thể: (Xem bảng kèm theo báo cáo)



  • Thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng hóa, hành khách nhà nước

+Khối lượng hàng hóa vận chuyển so với 1956 tăng 38.219 tấn = 573.922 tấn/km (130,4%)

+ Vận chuyển hành khách so với 1956 tăng187.180 người = 1.906.782 người/km (153,7%)



  • Thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng hóa, hành khách tư nhân:

+ Vận chuyển hàng hóa: 3.400 tấn = 119.678 tấn/km.

+ Vận chuyển hành khách: 308.935 người = 13.806.826 người/km



  • Tình hình phương tiện:

- 61 xe, tổng trọng tải 90 tấn và 796 chỗ ngồi. Xe thô sơ (xe ngựa) 30 chiếc, trọng tải 6 tấn hàng hóa và 300 chỗ ngồi. Gồm:

+ Xe công: chỉ có 4 xe, tổng trọng tải 15 tấn 500.

+ Xe tư nhân: Cơ giới 24 xe tải (tổng trọng tải 74 tấn 500);

31 xe ca (775 chỗ ngồi)

2 xe taxi (21 chỗ ngồi)

Thô sơ: 28 xe, trọng tải 56 tạ hàng hóa và 280 chỗ ngồi.



  • Tình hình tổ chức vận tải tư nhân:

+ Đã tổ chức được 2 tổ xe vận tải, 2 tổ xe ca và 1 tổ xe ngựa.

  • Tai nạn giao thông:

+ 12 vụ đổ xe, 20 vụ va quệt làm 1 người chết, 5 người bị thương nặng, 12 người bị thương nhẹ. Chủ yếu do xe chạy qua địa bàn Hải Dương, riêng xe của Hải Dương chỉ để xảy ra 7 vụ, thiệt hại không đáng kể.

  • Tình hình tổ chức bộ máy và cán bộ:

+ Tổng số cán bộ, CNVC 240 người, gồm:

- Trưởng ty: 1

- Hành chính: 5

- Quản lý đường sá 11

- Bộ phận vận tải 4

- Bộ phận kế toán 7

- Công nhân bảo dưỡng đường 5: 29

- Thủy thủ bến Phả Lại 6

- Bến Linh Xá 10

- Bến Tuần Mây 9

- Bến Ninh Giang 9

- Bến Bía 9

- Bến An Thổ 9

- Công nhân kho, xưởng… 10

- Lái và phụ ô tô 6

- Lái và phụ xe lu 4

- Công nhân phụ động 16

- 3 đội nhân công làm khoán 95



(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác năm 1957.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 113/GT/HD.- Ngày tháng 1 năm 1958.- 24tr. đánh máy. Ký tên dưới văn bản:Bùi Văn Tuyết-Trưởng Ty Giao thông. Cần lưu ý, đến năm 1957, đồng chí Bùi Văn Tuyết mới có quyết định làm Trưởng ty)

NĂM 1958

  • Công tác vận tải đường bộ.

- Ty giao thông hiện quản lý 17 tuyến đường (gồm cả đường TW và địa phương) dài tổng cộng 214 Km, trong đó có 182 km đường ô tô chạy được đều làm từ trước kháng chiến. Trừ đường 5, đường 186; các đường khác trong thời kỳ kháng chiến đều hư hại nặng nề, bị chia cắt nhiều đoạn như các đường 18, 20, 17.

- Sau hòa bình, công tác khôi phục mới chỉ thực hiện được từng bước, từ 1956 mới rải đá dăm từng đoạn, hoặc xáo xới tạm. Việc khôi phục chủ yếu mang tính đối phó với tình thế trên mặt đường, cầu cống, bến phà để phục vụ yêu cầu trước mắt. Lực lượng dưỡng lộ (bảo dưỡng đường bộ) chỉ có 32 người. Có thời kỳ hợp đồng, thuê khoán thêm người phụ động cũng chỉ giải quyết tạm thời, công tác bảo dưỡng đường không liên tục, thiếu cơ bản.

- Có 6 bến phà, 3 bến chạy cano nằm trên các tuyến đường ưu tiên, chỉ có 39 thủy thủ. Tình hình bến bãi không ổn, hàng năm mưa bão dẫn đến mất bến như Phả Lại, cát bồi lấp nhiều như các bến Tuần Mây, Ninh Giang, Linh Xá. Phương tiện vận chuyển (phà, cano) cũ nát, thường xuyên hư hỏng.

- Cán bộ, công nhân bị động theo sự điều động của tỉnh tham gia vào việc vận động sản xuất nông nghiệp làm cho lực lượng tại chỗ của ngành bị hao hụt, khó tập trung nhân lực.

- Tuy vậy công tác duy tu giữ vững mặt đường vẫn thực hiện được, một số tuyến thực hiện tiểu tu còn được nâng cấp như:

+ Đường 18 có 6 Km từ loại 2 nâng được lên loại 1.

+ Đường 17 có 2 km từ loại 2 nâng được lên loại 1.

+ Đường 20 có 7 km từ loại 3 nâng được lên loại 2.

Thực hiện trung tu nâng cấp:

+ Đường 17 có 6 km 300 từ loại 2 nâng được lên loại 1.

+ Đường 20 có 7 km từ loại 3 nâng được lên loại 1.

Như vậy đã có 23 km 300 được nâng cấp chiếm 23,2 % (trừ 82 km 780 đường loại 1 đã có sẵn.

- Phối hợp Ty Nông Lâm trồng được 4.486 cây hai bên đường 5, lần đầu tiên đường 5 được trồng cây bóng mát, trước phong trào tết trồng cây 2 năm (Không rõ còn cây nào trên đường 5 trồng vào dịp này).

- Vận động nhân dân ven đường giao thông tham gia giao khoán dưỡng lộ phối kết hợp với chính quyền các địa phương. Bước đầu thí điểm đường 17, đường 20, đường 38.



  • Công tác bảo đảm giao thông

- Phòng chống sạt lở đường, bến bãi phà do mưa lũ, dự trữ vật liệu để hàn vá kịp thời.

  • Công tác vận tải thủy

- Hải Dương là tỉnh có nhiều luồng lạch đường sông, chịu ảnh hưởng nhiều của tình trạng mưa lũ.

* Thực hiện kế hoạch vận chuyển:

- Hàng hóa:

+ Tổng số: 145.330 T = 9.171.565 T/km

Trung ương: 52.500 T = 3.457.650 T/km

Địa phương: 92.830 T = 5.713.915 T/km

- Hành khách

+ Tổng số: 39.800 HK = 2.997.306 HK/km

Nội tỉnh 10.150 HK = 376.530 HK/km

Ngoại tỉnh 29.650 HK = 2.620.776 HK/km


  • So với số liệu thực hiện năm 1957

+ Hàng hóa tăng 63% về tấn hàng tăng 138% (T/km)

+ Hành khách tăng 95% vè HK/km tăng 154% (HK/km)



  • So sánh thực hiện kế hoạch năm 1958

+ Kế hoạch trung ương tăng 34% tấn/hàng = 13% T/km

+ Kế hoạch địa phương tăng 62% tấn/hàng = 76% T/km

+ Tổng số hàng hóa tăng 48% T/km = 44,5% T/km; hành khách tăng 24,8% = 42% HK/km


  • Quản lý lãnh đạo

- Tăng cường quản lý theo phương châm "Tam thống":

- Thống nhất luồng hàng,

- Thống nhất điều vận,

- Thống nhất giá cước.

- Phấn đấu hạ giá thành vận tải, chống tham ô, lãng phí.

- Bỏ hệ thống tổ chức Đoàn vận tải thủy, tổ chức theo tổ vận chuyển. Hiện có 15 tổ vận tải thủy với 139 thuyền, tổng trọng tải 1.769 tấn, mỗi tổ có từ 5 đến 8 thuyền.

- Tập hợp thêm 69 thuyền tư nhân, tổng trọng tải 309 tấn chia thành từng nhóm thực hiện kế hoạch vận chuyển, dần dần chuyển vào tổ chức chung.

- Lãnh đạo thực hiện một số chính sách cụ thể như: Giá cước, thuế, thể lệ vận tải



(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác năm 1958.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số /GT/HD.- Ngày 23 tháng 1 năm 1959.- 44tr. đánh máy. Ký tên dưới văn bản:Bùi Văn Tuyết-Trưởng Ty Giao thông.

)

NĂM 1959

Được coi là năm bản lề của kế hoạch 3 năm, Ty GTVT Hải Dương có nhiệm vụ quản lí 14 tuyến đường trong tỉnh gồm 468 km tất cả các loại đường đá, đường đất, đường nhựa và 1317 m cầu vừa gỗ, sắt và beton; 7 bến phà. Trừ đường 5, các loại đường sá cầu cống còn lại không theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nào, trong khi những tồn đọng khó khăn của giai đoạn kháng chiến 9 năm để lại còn rất nhiều.



Những khó khăn gặp phải trong năm kế hoạch:

- Trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ thiết kế còn non yếu.

- Nguyên vật liệu (nhất là gỗ) thiếu thốn.

- Thiếu nhân lực, nhất là việc điều động dân công.

- Diện thi công rộng nhưng thiếu cán bộ chuyên môn để quản lý, giám sát.

- Thiếu phương tiện máy móc vận chuyển thi công (thiếu lu, ô tô, ca no)…



Các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch cơ bản:

Vận chuyển hàng hóa Đường bộ:

+ Trung ương: 33.392 Tấn 792.463 T/km ; Đạt 279% T;131%T/km

+ Địa phương: 185.250 T 2.154.153 T/km Đạt 101 T; 98% T/km

Vận chuyển hành khách đường bộ:

+ Liên tỉnh: 58.036 HK 3.926.642 HK/km Đạt 80%HK; 64% HK/km

+ Nội tỉnh: 100.216 HK 2.505.400 HK/km Đạt 104%HK; 93% HK/km

Vận chuyển hàng hóa đường thủy:

+ Trung ương: 58.036 T 3.926.642 T/km Đạt 102% T 102% T/km

+ Địa phương: 200.128 T 8.424.145 T/km Đạt 108% T 105% T/km

Vận chuyển hành khách đường thủy:

+ Trung ương: 9.676 HK 666.498 HK/km Đạt 46% HK 50% HK/km

+ Địa phương: 5.142 HK 154.426 HK/km Đạt 130% HK 154%HK/km

Phát triển phương tiện so với 1958

- Thêm 4 xe tải trọng tải 5,5tấn, tổng trọng tải 22 T.

- Chuyển xe ca sang xe tải vận chuyển hàng hóa 13 chiếc, tổng trọng tải 36 T.

- Phát triển thuyền buồm (kể cả trong HTX vận tải thủy)

1958 có 185 chiếc tổng trọng tải 2.087 tấn

1959 có 438 chiếc tổng trọng tải 3.700 tấn

- Phát triển thêm 9 xe ngựa và sử dụng phục vụ vận tải hàng hóa trong tỉnh.


  • Quản lí giá cước:

- Giảm giá cước bốc vác ở TX Ninh Giang từ 100% xuống còn 55%

- Giảm giá cước bốc vác ở TX Hải Dương từ 100% xuống còn 75%

- Quy định được giá cước xich lô.

- Quy định được giá cước vận chuyển chặng ngắn cho vận chuyển ô tô và đường thủy.




tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương