Lê Xuân Thông Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Đinh Thị Toan


Keywords: Parallel sentences, Communal houses, Quang Nam Ngày nhận bài



tải về 437.15 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu05.03.2024
Kích437.15 Kb.
#56730
1   2   3   4   5   6   7   8   9
66192-Điều văn bản-171488-1-10-20220322

Keywords: Parallel sentences, Communal houses, Quang Nam
Ngày nhận bài: 02/08/2021 
Ngày duyệt đăng: 10/01/2022
1. Đặt vấn đề
Trên địa bàn Quảng Nam, qua thống kê bước đầu của chúng tôi, cho thấy có khoảng 
hơn 150 đình làng, phân bố khắp các địa phương là nơi có làng xã Việt (Kinh) phát triển lâu 
đời, trong đó tập trung mạnh ở khu vực phía Bắc, như thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và 
huyện Duy Xuyên
1
. Hầu hết đình làng hiện biết hoặc được khởi tạo dưới thời Nguyễn (1802 
- 1945) và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo hoặc được xây dựng ở những thập niên đầu 
thế kỉ XXI. Mặt bằng đình Quảng Nam, về cơ bản, tồn tại song hành phổ biến kiểu đình chữ 
“Nhất” 
, tức một nếp nhà gọi là tòa chính điện hay đại đình và kiểu chữ “đinh” 
, thường 
gọi là kiểu “chuôi vồ” hay “chữ T lộn ngược”, tức ngoài tòa chính điện còn thêm một kiến trúc 
Câu đối ở đình làng Quảng Nam


Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 01 (75) - 2022
41
khác nối liền phía sau gian giữa của chính điện, gọi là hậu tẩm. Ngoài ra, còn những đơn 
nguyên kiến trúc khác thuộc ngoại vi, như bình phong và cổng ngõ (tam quan/nghi môn). 
Chúng được bốc cục theo nguyên tắc đơn tuyến từ trước ra sau. Đình làng Quảng Nam hiện 
diện đan xen hai kiểu thức kết cấu – truyền thống và hiện đại. Đặc trưng của kiểu kết cấu kiến 
trúc truyền thống là bộ khung nhà bằng gỗ, với dạng liên kết vì (hay vài) phổ biến là vì kèo 
chồng, tức các cột được liên kết với nhau theo hàng dọc (trước - sau) bởi nhiều thanh kèo gối 
lên nhau. Còn đặc trưng của đình mang kiểu thức hiện đại là sự xuất hiện hệ thống trụ, dầm 
(đôi khi cả hệ mái) hoàn toàn bằng xi măng cốt thép, và với vẻ bề ngoài phỏng theo khuôn 
hình của kiểu đình truyền thống.
Dù được xây dựng vào thời gian nào và khác biệt về kiến trúc thì mỗi một đình làng 
bất kì, ít hay nhiều, đều có các câu đối bằng chữ Hán. Trung bình, mỗi đình có từ 3 đến 5 câu 
đối; nhưng cũng không ít trường hợp, như đình Sơn Phong (Hội An), đình Ái Nghĩa (Đại Lộc), 
đình Mỹ Xuyên Đông (Duy Xuyên), đình Thanh Quýt (Điện Bàn)…có từ 8 đến hơn 10 câu đối. 
Hình thức thể hiện và nội dung câu đối phụ thuộc vào từng vị trí cụ thể trong không gian kiến 
trúc và thờ tự của ngôi đình, đảm bảo vừa tôn thêm sự uy nghiêm, rực rỡ chốn tâm linh, vừa 
chuyển tải một cách tinh tế nhất tình cảm, tư tưởng của chủ thể sáng tạo. Ở ngoại thất (tam 
quan, bình phong hay các trụ hiên xây gạch) là những câu đối đắp vữa khảm sành sứ nhiều 
màu. Đây được coi là câu đối dẫn, giới thiệu một cách tổng quát về không gian cảnh quan, địa 
thế làng xã cũng như ngôi đình, và thêm nữa là đối tượng thờ tự. Tiến vào nội điện, câu đối 
thường được chạm khắc và sơn son thếp vàng trên những liễn gỗ, đồng thời được viết bằng 
sơn đỏ trên những vách tường – nơi thiết bày các bàn thờ thần, nội dung thường nêu cao triết 
lý đạo đức, lễ nghĩa, hay thể hiện niềm kính ngưỡng, tự hào của hậu thế đối với tiền nhân, quê 
hương bản quán, đồng thời đặc biệt tín cẩn sức mạnh siêu trần cũng như ân đức phù trợ của 
đấng thần linh. 
Đình làng Quảng Nam, trước nay dù đã có không ít người quan tâm tìm hiểu, nghiên 
cứu, nhưng chủ yếu tập trung vào khía cạnh sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật kiến trúc. Cố 
nhiên, đó là những vấn đề quan trọng để nhận diện, nhận thức đình làng. Nhưng để hiểu biết 
sâu sắc và toàn diện hơn, ắt hẳn cần phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác 
nữa, trong đó, câu đối đình làng là một nội dung không thể bỏ qua. Rõ ràng rằng, cùng với 
nghiên cứu về tế tự - nghi lễ - lễ hội và nghệ thuật kiến trúc – trang trí, nghiên cứu câu đối sẽ 
là bước hoàn thiện căn bản để tạo nên chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa đi vào một loại hình 
thiết chế văn hóa – tín ngưỡng cổ truyền của làng xã và, từ đó, sẽ có nhiều hơn cơ hội được 
đọc lên, dù trong muôn một, các vấn đề lịch sử - văn hóa vùng đất xứ Quảng (Quảng Nam).
Dưới đây, bài viết làm rõ các khía cạnh nội dung câu đối đình làng Quảng Nam, đó là: (1) 
Lời ngợi ca hoặc khẳng định công đức của đối tượng thờ tự, (2) tâm thức khắc ghi cội nguồn 
gốc tích, quê hương bản quán, (3) niềm tự hào về di tích, văn vật của quê hương và (4) sự 
ngưỡng vọng, cầu mong về một cuộc sống yên bình, no đủ.

tải về 437.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương