Lê Xuân Thông Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Đinh Thị Toan



tải về 437.15 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu05.03.2024
Kích437.15 Kb.
#56730
1   2   3   4   5   6   7   8   9
66192-Điều văn bản-171488-1-10-20220322

6. Kết luận
Nội dung câu đối đình làng Quảng Nam phong phú, từ việc ca ngợi đối tượng thờ tự 
(thần linh, tiền hiền, hậu hiền, nghĩa sĩ trận vong, âm linh) đến việc thể hiện tấm lòng tự hào 
về quê hương xứ sở, cội nguồn gốc tích, răn dạy đạo lý ghi nhớ công đức của các bậc có công; 
và trên hết là ngưỡng vọng về một cuộc sống tốt đẹp, thanh bình và thịnh vượng. 
Câu đối đình làng Quảng Nam được bảo lưu, gìn giữ khá tốt. Trải qua các đợt trùng tu 
tôn tạo ít có sự thay đổi, làm mới mà chú trọng tính nguyên sơ. Đa số, các ngôi đình đều có 
câu đối ở cổng, đặc biệt lấy chữ đầu tiên của hai vế đối ghép lại thành tên của đình làng. Các 
câu đối bên trong chính điện thường được khắc chìm trên ván gỗ. Ván khắc được sơn đỏ, hoặc 
màu đen nâu, chữ quét sơn vàng hoặc trắng. Số lượng các câu đối có dòng lạc khoản rõ ràng 
chiếm hơn 50%. Trên các bàn thờ, tỉ lệ câu đối khắc trên ngai/ khám thờ gỗ ít, đa phần đắp vẽ 
bằng vôi vữa. Riêng ở bình phong hoặc cổng đình, câu đối hoàn toàn được đắp nổi để tránh 
mưa gió làm bong tróc nội dung. Số câu đối đắp khảm sành sứ khá ít.
So sánh đình làng ở các địa bàn trong tỉnh, chúng tôi nhận thấy rằng Hội An là nơi hiện 
có nhiều câu đối nhất, tình trạng bảo lưu tốt. Điều này ngoài việc do số lượng đình làng chiếm 
ưu thế, còn xuất phát từ việc các đình thiết bày câu đối hầu khắp mỗi kết cấu công trình, từ 
tam quan (mặt trong và ngoài) đến hiên, chính điện, hậu tẩm và nhà đông, nhà tây. Các cơ 
quan quản lý văn hóa thành phố Hội An có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị 
di sản này, mà ấn phẩm Di sản Hán Nôm ở Hội An, tập 4 Hoành phi liễn đối ở một số di tích tôn 
giáo, tín ngưỡng
6
và tập san Thông tin nghiên cứu Bảo tồn di sản
7
của Trung tâm Quản lý bảo 
tồn di văn hóa Hội An là những nguồn tư liệu tham khảo quý cho những ai muốn tìm hiều. 
Qua tiếp xúc hồ sơ di tích, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, một số hồ sơ liệt kê chi tiết các di vật 
có giá trị, trong đó có hoành phi, liễn đối, ngoài ra đính kèm một số hình ảnh tiêu biểu minh 
họa cho số lượng di vật, cổ vật hiện còn
8
. Một ưu thế, đồng thời cũng là điểm tích cực trong 
bố trí nhân sự tại các đơn vị quản lý bảo tồn di sản văn hóa ở thành phố Hội An là nguồn cán 
bộ có trình độ chuyên môn về Hán Nôm được đào tạo bài bản và tham gia chính vào công tác 
xây dựng hồ sơ di tích, chủ động phối hợp với các cá nhân bên ngoài đơn vị, am tường về dịch 
thuật Hán tự để cho ra đời những ấn phẩm có giá trị, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy 
giá trị di sản văn hóa hiện có./.
Chú thích
1. Đây là kết quả từ các đợt điều tra, khảo sát của chúng tôi vào những năm 2020 – 
2021. Hiện tại, không có bất kì số liệu thống kê chính thức nào từ phía cơ quan chức năng địa 
phương.
2. Ở đây lẽ ra phải là vĩ lược
.
3. Lẽ ra phải là chữ đỉnh
4. Quẻ chấn tự dạng phải là
5. Tam quan
Ở đây đọc lệch thành quang 


50
Lê Xuân Thông, Đinh Thị Toan
6. Tuyển tập này chỉ giới thiệu hoành phi, liễn đối ở một số công trình tín ngưỡng, tôn 
giáo tiêu biểu. Lẽ dĩ nhiên, một số công trình được tu chỉnh sau thời điểm xuất bản ấn phẩm 
có sự thay đổi về số lượng hoành phi, liễn đối không có mặt ở đây. Điểm đặc biệt của nó là cho 
biết rõ vị trí của từng bức trong không gian tổng thể của di tích.
7. Tập san này đăng tải nhiều bài viết giới thiệu hệ thống di sản văn hóa Hán Nôm ở các 
di tích, không giới hạn ở hoành phi, liễn đối. 
8. Hồ sơ các đình làng: Sơn Phô, Sơn Phong, Cẩm Phô, Để Võng, Xuân Mỹ, An Mỹ ở Hội 
An. Lưu trữ tại Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, Quảng Nam.

tải về 437.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương