Lê Xuân Thông Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Đinh Thị Toan


Lời ngợi ca hoặc khẳng định công đức của đối tượng thờ tự



tải về 437.15 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu05.03.2024
Kích437.15 Kb.
#56730
1   2   3   4   5   6   7   8   9
66192-Điều văn bản-171488-1-10-20220322

2. Lời ngợi ca hoặc khẳng định công đức của đối tượng thờ tự
Trước hết, xuất phát từ một thiết chế tín ngưỡng tâm linh được dựng nên để thờ thần 
linh có công bảo trợ đời sống người dân bản địa, như Thành Hoàng, Thiên Y Ana, Bạch Mã, Cao 
Các, Đại Càn quốc gia Nam Hải, Quan Thánh Đế quân… câu đối hiện diện trên các ban thờ là 
lời khẳng định “sơn công hải đức” (công cao tựa núi, đức sâu như biển) của các đấng thánh 
thần. Thần là đấng quyền uy tinh thần tuyệt đối, là thế lực có sức mạnh siêu trần chi phối mọi 


42
Lê Xuân Thông, Đinh Thị Toan
mặt đời sống con người. Thế nên, sự kính ngưỡng của nhân dân qua năm tháng vẫn hiện diện 
ở đình như một sự khẳng định:
Anh linh ngàn thu đó,
Hiển hách vạn năm còn.
(Đình Xuân Mỹ, thành phố Hội An)
Cưỡi mây đạp gió, thực lẫm liệt,
Hô hoán tài tình, chấn oai phong.
(Đình Đại Phú, huyện Đại Lộc)
Đức đại an dân thiên cổ thịnh,
Công cao hộ quốc vạn niên trường.
(Đình Mỹ Khê Tân, huyện Duy Xuyên; 
Đình Khương Hội, huyện Núi Thành)
Nhưng hiển nhiên, sự nhắc nhở công lao của đấng tối mặc không chỉ có mặt trên các 
bàn thờ thần mà bàng bạc khắp tiền đình, nhà Đông, nhà Tây như trường hợp đình Cẩm Phô, 
thành phố Hội An. 
Đình Cẩm Phô ban đầu là thiết chế tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng cùng các vị thần 
bảo hộ cộng đồng cư dân của làng. Đến thời Thành Thái mới tiến hành phối thờ các vị tiền 
hiền, hậu hiền. Vào hai kì tế xuân, thu, các vị thần và tiền hiền, hậu hiền được cúng tế chung, 
cầu mong sự bình an và thịnh đạt. Có lẽ xuất phát ban đầu là nơi tế tự riêng dành cho thần linh 
nên các hoành phi, câu đối ở đây dành số lượng nhiều để ca ngợi ân công của đấng siêu quần:
Lễ nhạc uy nghi, tôn kính như lúc thần còn ở đây,
Ca hát, nhảy múa, sự an vui nằm ở việc nhân hòa.
(Câu đối ở tiền đình)
Thánh đức bao la, trừ tai ngăn họa, dân an vật thịnh,
Thần công vô lượng, cõi âm phù trợ, tục đẹp phong thuần.
(Câu đối ở nhà Đông)
Điều dễ nhận thấy nhất là các câu đối thể hiện thái độ kính ngưỡng của dân làng đối 
với uy linh và công tích của thần thường sử dụng các câu đối ngắn, 10, 14 hoặc 16 chữ (tương 


Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 01 (75) - 2022
43
ứng mỗi vế 5, 7 và 8 chữ). Điều này xuất phát từ vị trí đặt để (chiều cao ban thờ thường không 
lớn), mặt khác câu đối ngắn gọn, với cách ngắt nhịp 2/3/2/3, 3/4/3/4 (hoặc 4/3/4/3), 4/4/4/4 
tạo hiệu ứng âm thanh thể hiện sự nghiêm trang, uy vũ của thần thánh. Ngược lại, các câu 
đối sử dụng nhiều chữ hơn thích hợp ca ngợi phong cảnh làng quê, văn vật tiêu biểu, nêu cao 
lòng tự hào của con dân đối với quê hương bản quán. Theo thống kê sơ bộ, trong số hơn 40 
đình làng khảo sát ở Quảng Nam, có đến gần 90% các câu đối ngợi ca thần linh sử dụng vế 
đối ngắn gọn, súc tích. Các câu đối có trên 16 chữ ít xuất hiện, mà trường hợp ở đình làng Cẩm 
Phô là một trong số đó.
Đình làng là thiết chế thờ thần thánh, và câu đối ca ngợi công đức những vị thần này 
thường xuất hiện nhiều nhất ở các ban thờ hậu tẩm hoặc chính điện. Tuy nhiên, đình Hội An 
(huyện Tiên Phước) là trường hợp ngoại lệ. Đây là đình làng duy nhất hiện còn ở huyện Tiên 
Phước. Được dựng lần đầu dưới thời Tự Đức năm 1868, sau nhiều lần hư hại, đến nay đình 
có kiến trúc khá đơn sơ, giản hẹp. Đây là ngôi đình duy nhất không có câu đối Hán Nôm bên 
trong công trình chính. 
Bên cạnh thánh thần phò trợ, công khai hóa của các bậc tiền nhân được nhấn mạnh rất 
nhiều lần. Điều này không khó lý giải. Mỗi một làng xã được khai lập đều nhờ công lao của 
một hoặc nhiều dòng họ sơ thủy, về sau lại cộng gộp thêm nhiều tộc hậu hiền vun bồi. Việc 
đan xen nguồn gốc của các dòng tộc tiền hiền, hậu hiền là trường hợp phổ biến, tạo nên bản 
sắc riêng có của những vùng đất. Theo khảo sát, đa phần các dòng họ có gốc gác từ vùng 
Thanh – Nghệ - Tĩnh di dân vào lập nghiệp từ khoảng thế kỉ XIV, thường gọi chung là người 
vùng đất Bắc, ngoài ra nhiều làng xã lập hiệu do sự dịch chuyển của dòng họ trong nội bộ 
vùng đất Quảng Nam. Lẽ dĩ nhiên của đạo lý Cây có tổ, người có tông là khắc ghi nguồn cội của 
mình. Câu người đất Bắc dựng nghiệp ở trời Nam trở thành một đối sánh phổ biến. Theo thống 
kê sơ bộ, số lượng các câu đối có nội dung xiển dương công tích tiên tổ (tiền hiền, hậu hiền) 
nhiều hơn hẳn đấng thần linh. 
Như ở đình An Mỹ, thành phố Hội An là một trường hợp đặc biệt. Làng An Mỹ theo 
truyền khẩu được hình thành vào khoảng cuối thế kỉ 16-17. Trước đó làng có địa giới khá rộng, 
phía bắc giáp xã Trà Quế, nam giáp xã Sơn Phô, tây giáp xã Sơn Phong, đông giáp xã Thanh 
Châu. Đình làng được dựng vào cuối thế kỉ 18. Đây là nơi thờ thần linh (hậu tẩm), tiền hiền, 
hậu hiền và cả âm linh, nghĩa sĩ trận vong (chính điện). Ngoài các câu đối khắc gỗ treo ở các 
cột, thì trên các bàn thờ đều có, nhưng các câu đối ở đây chỉ nhấn mạnh đến công gầy dựng, 
bồi tụ của các lớp tiền nhân. Bàn thờ tả phụng thờ tiền hiền ghi: 

tải về 437.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương