Kinh tế VI mô 1 LỜi giảI ĐỀ nghị BÀi tậP 1



tải về 492.55 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích492.55 Kb.
#36111
1   2   3   4

Câu 6.

Cầu thị trường: P = 10 – Q, với Q = Q1 + Q2

TC1(Q1) = 4 + 2Q1 => MC1 = 2

TC2(Q2) = 3 + 3Q2 => MC2 = 3

R = P*Q = (10 –Q)*Q = 10Q – Q2

=> MR = 10 – 2Q



  1. Sản lượng và lợi nhuận tối đa nếu :

Nếu công ty 1 hoạt động như một nhà độc quyền thì mức sản lượng cung ứng của công ty phải theo nguyên tắc : MR = MC1 để đạt lợi nhuận tối đa.

 10 – 2*Q1 = 2

 Q1 = 4.


      • Mức giá bán : P = 10 – 4 = 6.

      • Tổng doanh thu : TR1 = 6*4 = 24

      • Tổng chi phí : TC1 = 4 + 2*4 = 12

      • Lợi nhuận tối đa của công ty = 24 – 12 = 12.

Nếu công ty 2 hoạt động như một nhà độc quyền thì mức sản lượng cung ứng của công ty phải theo nguyên tắc : MR = MC2 để đạt lợi nhuận tối đa.

 10 – 2*Q2 = 3

 Q2 = 3,5.


      • Mức giá bán : P = 10 – 3,5 = 6,5

      • Tổng doanh thu : TR2 = 6,5*3,5 = 22,75

      • Tổng chi phí : TC2 = 3 + 3*3,5 = 13,5

      • Lợi nhuận tối đa của công ty = 22,75 – 13,5 = 9,25.

  1. Trong mô hình Cournot, mỗi công ty coi sản lượng của đối thủ là cho trước và quyết định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho riêng mình.

Hàm lợi nhuận của công ty1 là : п1 = P*Q1 – TC1

= (10 – Q1 – Q2)Q1 – (4 +2*Q1)

= -Q12 + 8Q1 –Q1Q2 -4

Lấy đạo hàm của hàm lợi nhuận theo Q1 và cho bằng 0 ta có hàm phản ứng của công ty1 là : Q1 = 4 – 0,5*Q2 (1)

Tương tự : ta có đường phản ứng của công ty2 là :

Q2 = 3,5 – 0,5*Q1 (2)

Từ (1) và (2) ta có kết quả cân bằng cournot :

Q1 = 3 và Q2 = 2



      • Mức giá thị trường là : P = 10 – (3+2) = 5.

      • П1 = P*Q1 – (4+2*Q1) = 5*3 – (4+2*3) = 5

      • П2 = P*Q2 – (3+3*Q2) = 5*2 – (3 + 3*2) = 1



c. Nếu công ty 1 mua lại công ty 2 thì công ty 1 sẽ trở thành độc quyền. Chênh lệch giữa mức lợi nhuận độc quyền và mức lợi nhuận độc quyền nhóm theo mô hình Cournot chính là số tiền mà công ty 1 sẵn lòng trả để mua lại công ty 2 (12 – 5 = 7). Bất kỳ công ty nào khác muốn mua lại công ty 2 cũng chỉ sẵn lòng trả 1 đơn vị tiền, đúng bằng lợi nhuận của công ty 2.
Câu 7.

Q1 = 20 – P1 + P2 và

Q2 = 20 + P1 – P2


  1. Hai công ty định giá đồng thời.

Vì giả định chi phí bằng không nên doanh thu của mỗi công ty cũng chính là lợi nhuận.

Π1 = P1Q1 = P1(20 – P1 + P2) = 20P1 – P12 + P1P2

Lợi nhuận công ty 1 đạt cực đại khi δΠ1/δP1= 20 – 2P1 + P2 = 0

=> hàm phản ứng của công ty 1 : P1 = 10 + 0,5P2 (8)

Tương tự, hàm phản ứng của công ty 2 : P2 = 10 + 0,5P1 (9)

Thế (9) vào (8) : P1 = 10 + 0,5(10 +0,5P1) = 15 + 0,25P1

=> 0,75 P1 = 15

=> P1 = 20 và P2 = 20 => Q1 = Q2 = 20



Π1 = Π2 = 400


  1. Công ty 1 định giá trước.

Nếu Công ty 1 định giá trước thì nó sẽ xem xét hàm phản ứng của công ty 2 để đưa ra quyết định.

Hàm lợi nhuận của công ty 1 lúc này là: Π1 = P1Q1 = P1(20 – P1 + P2) (10)

Thế (9) vào (10): Π1 = P1(20 – P1 + 10 + 0,5P1) = -0,5P12 + 30 P1

Lợi nhuận công ty 1 đạt cực đại khi

∂Π1/∂P1 = 30 –P1 = 0 => P1 = 30

Thế P1 = 30 vào (9): P2 = 10 + 0,5*30 = 25

Sản lượng bán được của công ty 1: Q1 = 20 – P1 +P2 = 20 – 30 + 25 = 15

Sản lượng bán được của công ty 2: Q2 = 20 – P2 +P1 = 20 – 25 + 30 = 25

=> Lợi nhuận của công ty 1: Π1 = P1Q1 = 30*15 = 450

=> Lợi nhuận của công ty 2: Π2 = P2Q2 = 25*25 = 625

=>Nếu công ty 1 định giá trước thì công ty 2 định giá thấp hơn và có thị phần lớn hơn


  1. Lựa chọn cách chơi.

Lợi nhuận từ chiến lược (1), định giá đồng thời : 400

Lợi nhuận từ chiến lược (2), định giá trước : 450

Lợi nhuận từ chiến lược (3), định giá sau : 625

=> So sánh ba mức lợi nhuận trên đây, nên chọn chiến lược(3) là định giá sau.


Câu 8.

TC(q) = 40q

P = 100 – Q ( Q = Q1 + Q2)

Trong đó: Q1 là sản lượng của công ty Vietnam Airlines

Q2 là sản lượng của công ty Pacific Airlines

a. Xác định cân bằng Cournot – Nash của từng công ty

Để xác định cân bằng Cournot-Nash, trước tiên cần xác định hàm phản ứng của từng công ty, sau đó xác định được giá bán và lợi nhuận.

Hàm lợi nhuận của công ty Vietnam Airlines:

Π1 = (100 - Q1– Q2)Q1 -40Q1 = - Q12 + 60Q1 – Q1Q2

Lấy đạo hàm của hàm lợi nhuận theo Q1 và đặt kết quả bằng 0 ta có được hàm phản ứng của công ty Vietnam Airlines

∂Π1/∂Q1 = - 2Q1 – Q2 + 60 = 0 => Q1 = 30 – 0,5 Q2 (1)

Bởi vì công ty Pacific Airlines có cùng cơ cấu chi phí giống như công ty Vietnam Airlines nên hàm phản ứng của công ty Pacific Airlines cũng tương tự:



Q2 = 30 – 0,5 Q1 (2)

Thế (1) vào (2) ta có được kết quả cân bằng Cournot

Q1 = 30 – 0,5(30 – 0,5Q1) = 15 + 0,25Q1 0,75 Q1 = 15


      • Q1 = 20, Thế Q1 = 20 vào (2) => Q2 = 20

      • Mức giá thị trường là: P = 100 – (20 +20) = 60

      • Π1 = PQ1 - 40Q1 = 60*20 - 40*20 = 400

      • Π2 = Π1 = 400

b. Nếu Pacific Air có chi phí biên và trung bình không đổi là 25 thì hàm phản ứng của công ty Pacific Airlines sẽ khác so với trước.

Hàm lợi nhuận của công ty Pacific Airlines :

Π2 = (100 - Q1– Q2)Q2 -25Q2 = - Q22 + 75Q2 – Q1Q2

Lấy đạo hàm của hàm lợi nhuận theo Q2 và đặt kết quả bằng 0 ta có được hàm phản ứng của công ty Pacific Airlines

∂Π2/∂Q2= - 2Q2 – Q1 + 75 = 0 => Q2 = 37,5 – 0,5 Q1 (3)

Hàm phản ứng của công ty Vietnam Airlines vẫn như cũ vì cơ cấu chi phí của nó không đổi Thế (3) vào (1) ta có được kết quả cân bằng Cournot mới

Q1 = 30 – 0,5(37,5 – 0,5Q1) = 30 – 18,75 + 0,25Q1 0,75 Q1 = 11,25


      • Q1 = 15, Thế Q1 = 15 vào (3) => Q2 = 30

      • Mức giá thị trường là: P = 100 – (15 +30) = 55

      • Π1 = PQ1 - 40Q1 = 55*15 - 40*15 = 225

      • Π2 = PQ2 - 25Q2 = 55*30 - 25*30 = 900

Như vậy, công ty Pacific Airlines có lợi hơn khi đưa ra sản lượng cao hơn do cơ cấu chi phí giảm. Để ứng phó, công ty Vietnam Airlines sẽ giảm bớt sản lượng. Tổng sản lượng của cả ngành sẽ tăng và giá cả sẽ giảm do cơ cấu chi phí của ngành giảm.

c. Giả sử cả hai công ty có hàm sản xuất ban đầu TC(q) = 40q. Pacific Air sẽ sẵn lòng đầu tư bao nhiêu để hạ chi phí biên của mình từ 40 xuống 25, giả định rằng Vietnam Air sẽ không làn theo? Vietnam Air sẽ sẵn lòng chi bao nhiêu để giảm chi phí biên xuống 25, giả định rằng Pacìic Air sẽ có chi phí biên bằng 25 bất chấp Vietnam Air hành động ra sao?

Chênh lệch giữa hai mức lợi nhuận của công ty Pacific Airlines trong phần b và a là 500 (=900 – 400) chính là mức sẵn lòng đầu tư của công ty này để giảm chi phí biên từ 40 xuống 25.

Với việc đầu tư của cả hai công ty, chi phí biên của cả hai đều giảm xuống 25 thì hàm phản ứng của hai công ty là: Q2 = 37,5 – 0,5 Q1 (4) (đã tính ở phần trên)

Tương tự Q1 = 37,5 – 0,5 Q2 (5)

Thế (4) vào (5) ta có được kết quả cân bằng Cournot mới

Q1 = 37,5 – 0,5(37,5 – 0,5Q1) = 37,5 – 18,75 + 0,25Q1



      • 0,75 Q1 = 18,75 => Q1 = 25, Thế Q1 = 25 vào (5) => Q2 = 25

      • Mức giá thị trường là: P = 100 – (25 +25) = 50

      • Π1 = PQ1 - 25Q1 = 50*25 - 25*25 = 625

      • Π2 = PQ2 - 25Q2 = 50*25 - 25*25 = 625

=> Chênh lệch giữa hai mức lợi nhuận của công ty Vietnam Airlines trong phần c và b là 400 = (625 – 225) chính là mức sẵn lòng đầu tư của công ty này để giảm chi phí biên từ 40 xuống 25 khi chi phí biên của công ty Pacific Airlines cũng là 25

Thực hiện: Trịnh Văn Hợp Hiệu đính: TS. Đặng Minh Phương


Каталог: data -> file
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> Transformations
file -> SỞ gd&Đt bắc ninh trưỜng thpt hàn thuyêN
file -> ĐỀ thi thử quốc gia năM 2014-2015 MÔn thi: anh văN
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những bài hát tiếng Anh buồn nhất thế giới
file -> Những câu châm ngôn Tiếng Anh hay I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you
file -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
file -> 105 thành ngữ thông dụng trong Tiếng Anh
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
file -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN

tải về 492.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương