Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA



tải về 9.62 Mb.
trang84/85
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích9.62 Mb.
#30054
1   ...   77   78   79   80   81   82   83   84   85
 Bồ-tát. Vào thời Đức Phật Lưu ly quang Chiếu Như Lai, cõi nước Huyền Thắng Phan. Tỷ-khưu Nhật Tạng diễn nói pháp Đại thừa Vô thượng Bình đẳng Đại Huệ của Như Lai. Có Trưởng giả Tinh tú quang nghe pháp sanh tâm hoan hỷ, phát nguyện cúng dường thuốc hay cho tỷ-khưu Nhật Tạng và đại chúng, và nguyện giúp chúng sinh trừ bệnh khổ, hướng đến Vô thượng bồ-đề. Em của  Trưởng giả Tinh tú quang là Diễn Quang Minh, cũng phát tâm như vậy. Hai vị nầy tu tập phạm hạnh  dài lâu, các nguyện đã viên mãn,  Trưởng giả Tinh tú quang chính là Dược Vương Bồ-tát, sẽ thành Phật vào đời vị lai, hiệu là Tịnh Nhãn Như Lai (Vimala-netra ), Diễn Quang Minh chính là Dược Thượng Bồ-tát, sẽ thành Phật vào đời vị lai, hiệu là Tịnh Tạng Như Lai (Vimala-garbha).

Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm  Dược Vương Bồ-tát bổn sự cũng có ghi chuyện nầy, chi tiết có khác đôi chút.


429 . Còn gọi Hiền Hộ 賢護.  Còn  Phiên âm là Bạt-đà-la-ba-lê 跋陀羅波梨.  Pháp Hoa văn cú nói rằng Bạt-đà-bà-la 跋陀婆羅 Bồ-tát.  Hán dịch là Thiện Thủ 善守. Còn gọi Hiền Thủ 賢守. Kinh Tư Ích nói rằng: Nếu có chúng sinh nghe danh hiệu ngài, liền được  Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên gọi là Thiện Thủ 善守.


430 . E: King of Awesome Sound Buddha. S: Bhīma-garjitasvara-rāja


431 . Tất-bát-la.


432 . Dhūta: có nghĩa là Trừ khử pháp trần cấu.  Hán dịch: Khí trừ, sa thải. Còn có nghĩa là Đầu đà hạnh, đầu-đà công đức (dhūta-gua). Sắp xếp thứ tự trong bản nầy có thay đổi so với các bản khác.


433 . S: Aniruddha; p: Anuruddha; tib Ma-gags-pa. 阿耨樓馱. Còn gọi là A-na-luật 阿那律, A-ni-lâu-đà 阿尼樓陀, A-nê-luật-đà阿泥律陀A-nô-luật-đà 阿奴律陀. Ý dịch Vô diệt 無滅, Như Ý 如意, Vô chướng 無障, Vô tham 無貪. Tuỳ thuận nghĩa nhân 隨順義人, Bất tranh hữu vô 不爭有無.


434 . Theo Phật Quang Từ Điển Châu-lợi Bàn-đặc-ca; (s: Cūapanthaka, Cullapatka, Kullapanthaka, Śuddhipathaka; p:  Cullapanthaka, Cūapanthaka,  là con của dòng Bà-la-môn trong thành Xá-vệ, cùng với người anh là Ma-ha Bàn-đặc (Mahāpanthaka) đều là đệ tử Phật.  Như vậy  Phật Quang Từ Điển  ghi nhận Ma-ha  Bàn-đặc là anh (周利槃特....後與摩訶槃特(s: Mahāpanthaka) 同爲佛陀弟子), Châu-lợi là em. Còn Hoà thượng  Tuyên Hoá thì giảng rằng Bàn-đặc-ca là em của  Châu-lợi (Hisyounger brother, Kshudrapanthaka, got his name the same way. Panthaka means “born in the same fashion.” ).


435 . sniffed


436 . Lục diệu pháp môn: Sổ tức 數息, Tuỳ tức 隨息, Chỉ tâm止心, Tu quán 修觀, Hoàn , Tịnh Lục pháp  淨六法.


437 . 圓者中 規,方者中矩  Cái tròn thì hợp với cái quy (để vẽ hình tròn), cái vuông thì hợp với cái củ (để vẽ hình vuông)– (Tuân tử);


438 . Gavāpati; P: Gavapati; Tib:  Ba-la-bdag). Một đệ tử của Đức Phật. Còn phiên âm là Kiều-phạm-bạt-đề 驕梵拔提, Kiêu-phạm-bát-đề 憍梵鉢提, Kiêu-phạm-bát憍梵鉢. Ý dịch là Ngưu chủ牛主, Ngưu Vương牛王, Ngưu Vương Nhãn牛王眼, Ngưu Tích牛迹, Ngưu Tướng牛相.  Ngài nhận Xá-lợi-phất làm Thầy.


439 . Sa-môn:  S: śramaa; p: samaa; t: dge-sbyc; Gọi chung những người xuất gia tu đạo, cạo bỏ râu tóc, không làm những điều ác, siêng năng làm các điều thiện, điều phục, chế ngự thân tâm, cho đến khi chứng đạt niết-bàn.  Phiên âm là sa-văn-na, tang-môn桑門.  Hán dịch là Cần lao 勤勞, Tức chỉ 息止, Tịnh chí 靜志, Cần tức勤息, Tu đạo 修道, Phạp đạo 乏道


440 . S: Pilinda-vatsaPilindavaśa; p: Pilinda-vacchapilindiya-vaccha; t: Pi-lin-dai bu). Đệ tử của Đức Phật. Phiên âm là  Tất-lăng-già Phiệt-tha 畢陵伽筏蹉,  Tất-lan-đà Phiệt-tha畢蘭陀筏蹉,  Tỉ-lợi-đà Bà-giá 比利陀婆遮。Gọi lược là Tất-lăng-già 畢陵迦,Tất-lăng 畢陵。 Ý dịch Dư tập 余習, Ác khẩu 惡口。Tất-lăng-già là họ,  Bà-tha là tên. Ngài là người dòng dõi Bà-la-môn ở thành Xá-vệBan đầu học chú thuật, được phép ẩn thân. Sau gặp Đức Phật liền mất hết công lực của chú đó, bèn xuất gia làm đệ tử Phật.

441 . S: Mahakaushthila, Tức  Trường trảo Phạm chí 長爪梵志 (s: Dirghanakhabrahmacārin).


442 . S: Aśvajit; p:  Assaji. Phiên âm A-thuyết-thị.


443 . 沙然梵志  (s: Sañjayavairaṭṭiputra). Tức 刪闍耶毘羅胝子


444 . Bản chép khác: 諸法從因生,諸法從因 ,我佛大沙門常作如是說(BKPGTT)


445 . Bản tiếng Hán của VPTT ghi là anh em Ca-diếp-ba nói bài kệ: Nhất thiết chư pháp bản,  Nhân duyên sanh vô chủ, Nhược năng giải thử giả, tắc đắc chân thật đạo.

一切諸法本,因緣生無主,若能解此者,則得真實道.

Bản tiếng Anh thì ghi là họ cùng bàn luận về nhân duyên và Mã Thắng nói bài kệ: Nhân duyên sở sanh pháp, Ngã thuyết tức thị không. Thị danh vi giả danh, diệc danh  trung đạo nghĩa

因緣所生法 我說即是空 是名為假名 亦名中道義.


446 . S;p: Nanda. Ý dịch là Hoan hỷ 歡喜, Gia lạc 嘉樂. Em cùng cha khác mẹ với Đức Phậtsau xuất gia làm đệ tử của Đức Phật, được tôn xưng là bậc biết điều hoà các căn đệ nhất. Vì để phân biệt với Mục ngưu Nan-đà 牧牛難陀 mà ngài được gọi là Tôn-đà-la Nan-đà 孫陀羅難陀 (s: Sundara-nanda). Sau khi xuất gia, khó quên người vợ đẹp là Tôn-đà-lợi 孫陀利 (s: Sundarī) nên thường về nhà. Đức Phật dùng nhiều phương tiện răn dạy ngài mới đoạn được ái dục và chứng quả A-la-hán. Ngài Mã Minh đã theo chuyện này mà sáng tác tác phẩm Tôn-đà-la Nan-đà thi 孫陀羅難陀詩 ; s: Sundarananda-kāvya.


447 . Xa-nặc 車匿 (s: Chandaka; p: Channa). Còn gọi Xiển-đạc-ca 闡鐸迦, Chiên-đàn 栴檀, Sằn-đà 羼陀. Hán dịch là Ứng tác 應作, Dục tác 欲作, Phú tàng 覆藏. Là người hầu của vua Tịnh Phạn. Là người đánh xe cho Thái tử vượt thành xuất gia. Sau cũng theo Phật xuất gia. Ban đầu Xa-nặc là một trong Lục quần Tỷ-khưu, không chịu sửa đổi tánh ác khẩu, ngạo mạn của mình, phạm tội không chịu sửa đổi, không hoà hợp với các tỉ-khưu, nên có tên là Ác khẩu Xa-nặc, Ác tánh Xa-nặc. Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, Xa-nặc có phần tỉnh ngộ, theo học với A-nan và chứng quả A-la-hán. Điều nầy được ghi trong Phật sở hành tán, Du hành kinh, kinh  Trường A-hàm 4, và nhiều nơi khác. Còn Ưu-ba-ly S;P: Upāli. Còn gọi là Ưu-bà-ly 優婆離, Ô-bà-ly 鄔波離, Ưu-bà-lợi 憂波利. Ý dịch Cận Chấp 近執, Cận Thủ 近取. Xuất thân từ chủng tộc Thủ-đà-la, làm thợ hớt tóc trong cung vua. Khi các vương tử họ Thích xuất gia thì ông cũng xuất gia. Đây là sự thể hiện tinh thần bình đẳng của Đức Phật khi nhận người xuất gia. Ưu-ba-ly tu trì rất trang nghiêm, giỏi trì luật, được khen tặng là “Trì giới đệ nhất”. Khi kết tập kinh điển lần thứ nhất, ngài được cử tụng lại Luật bộ. Điều nầy được ghi trongPhật bản hạnh tập kinh 53-55, Kinh  Trung A-hàm 52. Còn trong Kinh   Trung A-hàm 32,  có nói về Ưu-ba-ly, nhưng đó là cư sĩ Ưu-ba-ly, không liên quan gì đến Xa-nặc. Nay  HT. Tuyên Hoá cho hai nhân vật này là một. Không rõ HT. đã căn cứ vào kinh nào. Nay xin nêu ra những điểm nầy để nhờ quý vị thức giả bổ sung. 


448 . Nam thiêm bộ châu  南贍部洲 (s: Jambudvipa)

Đông thắng thân châu 東勝神洲, Đông Phất-bà-đề (s: Pūrvavideha).

Tây ngưu hoá châu 西牛貨洲; Tây Cù-đà-ni 西瞿耶尼(s: Aparagodāniya)

Bắc-câu-lư châu 北瞿盧洲 (s: Uttarakuru). Còn gọi Thắng xứ. 


449 . Tu-di sơn  ; S: meru, sumeru;

Theo vũ trụ quan của Ấn Ðộ cổ thì Tu-di là trung tâm của vũ trụ và là trú xứ của chư Thiên. Về núi Tu-di thì hai quan niệm vũ trụ của Bà-la-môn và Phật giáo giống nhau, ngoài ra chúng lại có nhiều chỗ khác nhau về các hệ phụ thuộc.

Theo quan niệm Phật giáo thì xung quanh núi Tu-di là biển cả và lục địa bao bọc; dưới núi Tu-di là cõi của loài Ngạ quỉ (s: preta), phía trên là từng của các Thiên giới (s: deva) cao cấp, các tầng Sắc giới (s: rūpaloka) cũng như các tầng Vô sắc giới và các cõi Tịnh độ.


450 . Còn gọi Hộ thế Tứ vương thiên.  Gồm:

1.  Trì quốc thiên (s: Dhtarāṣṭra 持國天) ở phương  Đông;

2.  Quảng mục thiên (s: Virūpāka廣目天) ở phương  Tây ; 

3.  Tăng Trưởng thiên (s: Virūhaka 増長天)ở phương Nam.

4.  Đa văn thiên 多聞天 hoặc Tì-sa môn thiên vương (s: Vaiśravaṇa) ở phương Bắc;


451 . (s: yojana ; Quãng đường dài từ 15-20km. Do ngữ căn yuj mà lập nên danh từ nầy. Chỉ cho  quãng đường mà sức bò kéo đi được một ngày .  Căn cứ Đại Đường Tây Vực ký của ngài Huyền Trang, Do-tuần là quãng đường mà các vị Đế vương hành quân trong một ngày.

452 . Tức Hy-mã-lạp-sơn (Himalaya).  E: Snowy Mountains.


453 . Bản Hán chép Thân Nhật 

454 . Ba-la-đề-mộc-xoa.  Hán dịch Tuỳ thuận giải thoát 隨順解脫, Xứ xứ giải thoát 處處解脫, Biệt biệt giải thoát 別別解脫, Tối thắng最勝, Vô đẳng học無等學. Các giới nầy giúp phòng hộ các căn, tăng trưởng thiện pháp. Là lối vào ban đầu của các pháp tối thắng (s:pramukha; p:  pamukha).


455 . S: śīla. Phiên âm Thi-la尸羅, Thi-đát-la 尸怛羅.  Hán dịch  thanh lương 清涼, Cựu dịch  tính thiện 性善. Còn dịch là giới .


456 . Ma-ha Mục-kiền-liên (Mahā Maudgalyayana) :

Mục-kiền-liên, Hán dịch là Thái thúc thị, đó là họ. Xưa tổ tiên của Ngài vào trong núi tu đạo, chuyên hái rau để ăn nên có họ như vậy. Còn tên ông vốn có nghĩa là Câu-luật-đà, nghĩa là cây không có đốt. Do vì cha mẹ ngài tuổi đã lớn mà chưa có con, mới đến cầu đảo ở thần cây, sau mới sinh hạ được ông. Nên đặt tên là Câu-luật-đà.


457 . Kāśyapa. Ca-diếp  ; S: kāśyapa; P: kassapa; dịch nghĩa là Ẩm Quang  .Tên của ba anh em tu sĩ thời đức Phật, ban đầu theo đạo Bà-la-môn, thờ thần lửa, nước. Sau được đức Phật giáo hoá. Ba vị này là Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp (p: uruvela-kassapa), Già-da Ca-diếp (p: gayā-kassapa) và Na-đề Ca-diếp (p: nadī-kassapa)


458 . S: Uruvilvā; p: Uruvelā; phiên âm Âu-lâu-tần-loa 漚樓頻螺,Ô-lư-tần-la 烏盧頻羅. Là tên một loại cây.  Hán dịch là Mộc qua木瓜, Mộc qua lâm 木瓜林.  Khổ hạnh lâm 苦行林 ở trong khu rừng nầy.   


459 . S:Ucchuma; t: chol-ba.  Mật giáo và Thiền tông tôn thờ như một vị thần phẫn nộ. Là tôn tượng tôn trí ở phương Bắc thuộc Yết-ma bộ trong Mật giáo. Còn gọi là Ô-sô-sa-ma Minh Vương烏芻沙摩明王; Ô-xu-sắc-ma Minh Vương, 烏樞瑟摩明王; Ô-tố-sa-ma Minh Vương烏素沙摩明王, Còn gọi là Uế tích Kim cang 穢迹金剛, Hoả đầu Kim cang火頭金剛, Bất tịnh Kim cang不淨金剛, Bất hoại Kim cang不壞金剛, Trừ uế phẫn nộ tôn. Hiện nay Phật giáo Đài Loan phần nhiều gọi tôn tượng nầy là  Uế tích Kim cang 穢迹金剛.


460 . Hiền kiếp: S: BhadrakalpaCó nghĩa là trong hai kiếp tăng giảm hiện tại, có một ngàn Đức Phật, thánh hiền xuất hiện để giáo hoá chúng sinh. Nên gọi là Hiền kiếp. Còn gọi là Hiện kiếp. Hai kiếp còn lại là Quá khứ Trang nghiêm kiếp 過去莊嚴劫và Vị lai Tinh tú kiếp未來星宿劫.


461 . S: Kanakamuni. P: Konaga-māna; t: Gser-thub. Phiên âm là Ca-nặc-ca mâu ni 迦諾迦牟尼, Câu-na-hàm Mâu-ni 拘那含牟尼.  Hán dịch Kim sắc tiên 金色仙. Kim tịch金寂.   Là Đức Phật thứ 5 trong 7 vị Phật quá khứ.


462 . Nakatra kalpa: Chư Phật sẽ xuất hiện trong đời tương lai nhiều như sao trên trời nên có tên như vậy. Đức Phật đầu tiên trong Tinh tú kiếp  có tên là Nhật Quang Phật日光佛, Đức Phật sau cung của   Tinh tú kiếp  là Tu-di Tướng Phật 須彌相佛.


463 . Tường chợ. Như hoàn hội 闤闠 chợ triền, cửa ngoài chợ. Vì thế nên thường gọi nơi chợ triền là hoàn hội 闤闠


464 . 毘舍浮  s: Viśvabhū ; ViśvabhukVị Phật thứ 3 trong 7 Đức Phật quá khứ. Còn phiên âm là Tì-thấp-bà-bộ Phật 毘濕婆部佛,Tì-xá-bà-Phật毘舍婆佛, Tuỳ-diếp Phật 隨葉佛. Dịch nghĩa là  Nhất thiết thắng一切勝, Nhất thiết tự tại一切自在   Bản tiếng Anh ghi Vipashyin, có lẽ nhầm với Đức Phật Tì-bà-thi mà nguyên tiếng Sanskrit  là Vipaśyin.


465 . Lục dục Thiên (; deva): e: Six desire Heaven.

1. Tứ thiên vương (四 天 王; cāturmahārājikadeva); e: Heaven of the Four Kings

2. Ðao lợi (忉 利) hay Tam thập tam thiên (三 十 三 天; s: trāyastriṃśa-deva);the Trayastrimsha Heaven.

3. Dạ-ma (夜 摩; s: yāmadeva) hoặc Tu-dạ-ma thiên (須 夜 摩 天; s: suyāmadeva); e: Suyama Heaven.

4. Ðâu-suất thiên (兜 率 天; s: tuṣita); e: Tushita Heaven,

5. Hoá lạc thiên (化 樂 天; s: nirmāṇarati-deva); e: Heaven of Bliss by Transformation

6. Tha hoá tự tại thiên (他 化 自 在 天; s: paranirmitavaśavarti-deva); e: Heaven of Comfort from Others’ Transformations.


466 . Bát-chu tam-muội 般舟三昧 Pratyutpanna-samādhi; Bát-chu 般舟  Hán dịch nghĩa là Phật lập 佛立, còn dịch là Thường hành đạo常行道. Tông Thiên Thai gọi là Thường hành tam-muội常行三昧. Khi tu tập pháp tam-muội nầy, trong suốt thời gian từ 7 ngày cho đến 90 ngày, hành giả phải công phu liên tục không được gián đoạn. 


467 . E: horizontally. Hán: Hòanh xuất tam giới, đới nghiệp vãng sanh.


468 . Trong Phổ Hiền hạnh nguyện. Thất giả thỉnh chuyển pháp luân

1   ...   77   78   79   80   81   82   83   84   85




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương