Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA


PHẢI ĐOẠN TRỪ TÂM SÁT HẠI



tải về 9.62 Mb.
trang79/85
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích9.62 Mb.
#30054
1   ...   75   76   77   78   79   80   81   82   ...   85

2. PHẢI ĐOẠN TRỪ TÂM SÁT HẠI


 Kinh văn:

阿難,又諸世界六道眾生,其心不殺,則不隨其生死相續。

A-nan, hựu chư thế giới lục đạo chúng sanh, kỳ tâm bất sát, tắc bất tuỳ kỳ sanh tử tương tục.

Việt dịch:

 Lại nữa, A-nan, nếu các chúng sinh trong sáu cõi khắp các thế giới, nếu họ không có tâm sát hại, ắt sẽ không tương tục theo dòng sanh tử.

Giảng giải:

Nếu loài trời, loài người, a-tu-la, súc sanh, quỷ đói, loài chúng sinh ở địa ngục, không mang nặng niệm tưởng sát hại, thay vào đó lại dừng hẳn nghiệp sát và giải thóat cho mọi loài chúng sinh, thì họ có thể ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Ở đây chỉ đề cập đến niệm tưởng về sát hại (ý nghiệp), chứ chưa nói đến hành  vi sát hại (hành nghiệp). Nếu mọi người dừng lại nghiệp sát, thì họ sẽ khỏi phải chịu trôi lăn luân hồi sinh tử trong sáu đường, và là chủ tể của nghiệp rồi phải theo đó mà trải qua sinh tử luân hồi.

Kinh văn:

汝修三昧本出塵勞。殺心不除塵不可出。



Nhữ tu tam-muội, bổn xuất trần lao. Sát tâm bất trừ

trần bất khả xuất.

Việt dịch:

Ông tu tam-muội, cốt là ra khỏi trần lao. Tâm sát hại không trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được.

Giảng giải:

A-nan, ông muốn tu tập định lực. Ông tu tam-muội, cốt là ra khỏi trần lao.

Từ ban đầu, ông đã mong được thóat ra khỏi trần lao.

Tâm sát hại không trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được.

Làm thế nào để chúng ta có thể trừ bỏ niệm tưởng sát hại? Dừng hẳn việc giết hại và giải thóat cho mọi loài chúng sinh. Ở trên Kinh văn có nói, “Nếu không trừ bỏ niệm tưởng dâm dục, thì không thể nào ra khỏi trần lao.” Nên quý vị phải nghiêm khắc với niệm tưởng dâm dục để mong thóat ra khỏi trần lao. Đó là cách duy nhất để quý vị có thể thóat khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nhưng nếu quý vị vẫn tán tâm vào niệm tưởng dâm dục và vẫn ôm nặng tâm sát hại, thì quý vị không thể nào ra khỏi thế gian. Quý vị không thể nào siêu việt sanh tử.

 Kinh văn:

縱有多智禪定現前,如不斷殺必落神道。上品之人為大力鬼。中品即為飛行夜叉諸鬼帥等。下品當 502為地行羅剎。



Túng hữu đa trí thiền định hiện tiền, như bất đoạn sát, tất lạc thần đạo. Thượng phẩm chi nhơn vi đại lực quỷ. Trung phẩm tức vi phi hành dạ-xoa, chư quỷ soái đẳng. Hạ phẩm thượng vi địa hành la-sát.

Việt dịch:

Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu như không đoạn trừ tâm sát hại, ắt rơi vào thần đạo. Bậc cao thì làm đại lực quỷ. Bậc trung thì làm quỷ phi hành dạ-xoa và các loài quỷ soái. Bậc thấp thì làm quỷ địa hành la-sát.

 Giảng giải:

Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu như không đoạn trừ tâm sát hại, ắt rơi vào thần đạo.

Trí ở đây là chỉ cho trí thông minh thế gian và tài giỏi biện luận, chứ không phải là trí huệ siêu việt. Đó là một dạng trí thông thường khiến cho người ta có một khả năng nhất định để tranh luận. Và dù quý vị có tu đến mức độ có công phu trong thiền định–quý vị có được một vài sự cảm ứng– thì, nếu quý vị không trừ bỏ nghiệp sát, quý vị vẫn bị rơi vào cảnh giới của các thần. Có nghĩa là có thể quý vị sẽ trở thành một vị thần thống lãnh các cõi trời.

Bậc cao thì làm đại lực quỷ. Có nghĩa là  binh tướng hùng mạnh của cõi trời

Bậc trung thì làm quỷ phi hành dạ-xoa và các loài quỷ soái.

Phi hành dạ xoa là loài quỷ bay đi trên không. Hoặc là trở thành kẻ chỉ huy của loài quỷ.

Bậc thấp thì làm quỷ địa hành la-sát.

 Kinh văn:

彼諸鬼神亦有徒眾。各各自謂成無上道。

Bỉ chư quỷ thần diệc hữu đồ chúng. Các các tự vị thành vô thượng đạo.

Việt dịch:

Các loài quỷ thần ấy cũng có đồ chúng. Chúng đều tự cho rằng mình đã thành đạo vô thượng.

Giảng giải:

Các vị thần thống lĩnh, loài đại lực quỷ ở cõi trời, loài quỷ da-xoa và quỷ la-sát ở cõi người, loài quỷ ở cõi địa ngục cũng có đồ chúng. Có khoảng chừng 10 ngàn loài quỷ khác nhau. Kuan Ti Kung503 ở Trung Hoa là một ví dụ của thần tài. Nhưng sau khi ông ta quy y Phật, ông ta được gọi là Bồ-tát Chieh Lan,504 là một vị thần hộ pháp. Trong pháp hội của Phật, ông ta chỉ đứng, không được phép ngồi.

Tuy nhiên,, các loài quỷ nói ở đây đều tự tuyên bố là chúng đã thành đạo vô thượng.

 Kinh văn:

我滅度後末法之中,多此神鬼熾盛世間。自言食肉得菩提路。



Ngã diệt độ hậu mạt pháp chi trung, đa thử thần quỷ xí thạnh thế gian. Tự ngôn thực nhục đắc bồ đề lộ.

Việt dịch:

Sau khi Như Lai diệt độ, trong thời mạt pháp, nhiều loại quỷ thần nầy sôi nổi trong thế gian. Chúng tự tuyên bố rằng ăn thịt sẽ chứng được đạo bồ-đề.

Giảng giải:

Sau khi Như Lai diệt độ, trong thời mạt pháp, nhiều loại quỷ thần nầy sôi nổi trong thế gian.

Đó chính là Đức Phật nói đến thời đại ngày nay– thời kỳ mà quý vị và tôi đang sống. Có vô số quỷ thần trong thời mạt pháp nầy, tất cả là do trong đời trước chúng không từ bỏ nghiệp sát. Chúng có tu tập, nhưng không thể dừng bỏ việc sát hại, nên chúng đoạ vào cõi giới của các thần. Trong thời mạt pháp, những loài nầy sẽ tự tuyên bố rằng ăn thịt sẽ chứng được đạo bồ-đề.

Chúng nói rằng, “Ăn thịt và thành Phật là như nhau. Ta chẳng cần từ bỏ việc sát hại hoặc phải ăn chay, mà ta vẫn giác ngộ và chứng được đạo bồ-đề, có nghĩa là ta là Phật. ”

Điều nầy giống như có người tuyên bố mình đã thành Phật nhưng ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, có một nhóm đồ đệ trẻ và dạy cho họ hút cần sa, chơi ma tuý.505

Có ai từng nghe người giác ngộ mà hành xử như vậy chăng? Khi Đức Phật thành đạo, ngài không dùng những chất ma tuý như vậy. Nay quý vị dùng thuốc để đầu độc hệ thống thần kinh của mình, làm đảo lộn nội lực quân bình của mình, và đưa mình đến bờ vực cái chết, mà vẫn khăng khăng cho mình là đã giác ngộ. Tôi hỏi quý vị, vậy có điên đảo không?

 Kinh văn:

阿難,我令比丘食五淨肉。此肉皆我神力化生本無命根。汝婆羅門地多蒸濕,加以沙石,草菜不生。我以大悲神力所加。因大慈悲假名為肉。汝得其味。奈何如來滅度之後,食眾生肉名為釋子。



A-nan, ngã linh tỷ-khưu thực ngũ tịnh nhục. Thử nhục giai ngã thần lực hóa sanh, bổn vô mạng căn. Nhữ Bà-la-môn địa đa chưng thấp, gia dĩ sa thạch, thảo thái bất sanh. Ngã dĩ đại bi thần lực sở gia. Nhân đại từ bi giả danh vi nhục. Nhữ đắc kỳ vị. Nại hà Như Lai diệt độ chi hậu, thực chúng sanh nhục danh vi Thích tử?

 Việt dịch:

A-nan, Như Lai cho phép hàng tỷ-khưu ăn năm loại tịnh nhục. Thịt ấy đều do thần lực của Như Lai hóa ra, vốn chúng không có mạng căn. Xứ Bà-la-môn của các ông, đất đai phần nhiều ẩm thấp và nóng, lại thêm cát đá, rau cỏ không sinh được. Như Lai dùng thần lực từ bi gia hộ. Do tâm đại từ bi giả gọi là thịt. Các ông cũng nhận được vị như thịt. Cớ sao sau khi Như Lai diệt độ, những người ăn thịt chúng sinh lại xưng là Thích tử?

Giảng giải:;

A-nan, Như Lai cho phép hàng tỷ-khưu ăn năm loại tịnh nhục.

Giáo pháp Đức Phật cho phép dùng năm thứ thịt như sau:

1) Thịt của súc vật mà mình không thấy chúng bị giết.

2) Thịt của súc vật mà mình không nghe chúng bị giết.

3) Thịt của súc vật mà mình biết chắc là chúng không bị giết để cho mình ăn.

4) Thịt của súc vật đã chết (không do người nào giết).

5) Thịt còn sót lại sau khi chim đã rỉa.

Thịt ấy đều do thần lực của Như Lai hóa ra, vốn chúng không có mạng căn.

Chính Đức Phật đã tạo nên các loài thịt nầy; nó vốn không xuất phát từ các sinh vật. Chúng không có mạng căn; có nghĩa là không có tâm thức, không có hơi ấm; không có hơi thở.

Xứ Bà-la-môn của các ông, đất đai phần nhiều ẩm thấp và nóng, lại thêm cát đá, rau cỏ không sinh được.

Các ông là những người tu hành hạnh thanh tịnh, lại sống trong vùng đất đầy đát đá và ẩm thấp.

Như Lai dùng thần lực từ bi gia hộ. Nhân tâm đại từ bi giả gọi là thịt. Các ông cũng nhận được vị như thịt.

Đó là thực chất những thứ các ông đang ăn. Nay Như Lai cho phép các ông ăn thứ thịt như vậy. Nhưng, sau khi Như Lai diệt độ, sao những người ăn thịt chúng sinh lại xưng là Thích tử được?

Chẳng phải là họ ăn năm thứ thịt thanh tịnh, mà chính họ hoàn toàn đã ăn thịt chúng sinh. Họ có được gọi là đệ tử Phật không? Họ không xứng đáng được xem là đệ tử của Thích-ca, có nghĩa là không xứng đáng là những người xuất gia.

 Kinh văn:

汝等當知是食肉人,縱得心開似三摩地,皆大羅剎。報終必沈生死苦海 。非佛弟子。如是之人相殺相吞,相食未已。云何是人得出三界?



Nhữ đẳng đương tri thị thực nhục nhân, túng đắc tâm khai, tợ tam-ma-đề, giai đại la-sát. Báo chung tất trầm

sanh tử khổ hải. Phi Phật đệ tử. Như thị chi nhân tương sát tương thôn, tương thực vị dĩ. Vân hà thị nhân đắc xuất tam giới?

Việt dịch:

Các ông nên biết những người ăn thịt đó, dù tâm được khai ngộ, như tam-ma-đề, đều là loài đại la-sát. Khi quả báo hết, lại phải chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Họ chẳng phải là đệ tử của Phật. Những người ấy giết hại, thôn tính lẫn nhau, ăn nuốt nhau không thôi. Những người như vậy làm sao ra khỏi ba cõi?

Giảng giải:

Các ông nên biết những người ăn thịt đó, dù tâm được khai ngộ, như tam-ma-đề, đều là loài đại la-sát.

Không không cần để ý đến mình đang ăn thứ thịt gì. Họ không bận tâm đó là một trong ba thứ thịt thanh tịnh hoặc trong năm thứ thịt thanh tịnh. Nếu đó là thịt, thì họ cứ ăn. A-nan, ông nên biết rằng sau khi Như Lai diệt độ, những người như vậy sẽ giả dạng làm đệ tử Phật và  họ sẽ dùng cả rượu và thịt. Họ rất phóng túng, nói rằng mọi người đều tự do, tuỳ ý muốn làm gì thì làm. Dù họ có chút giác ngộ hay được chút ít trí huệ, họ chỉ tương tợ như ở trong định.” Thực sự là chẳng phải như vậy. Họ giống như những người đã đến đây và tự xưng mình là Lục tổ.

Tôi hỏi: “Bằng chứng nào mà anh tự xưng mình là Lục tổ?”

Người ấy đáp: “Tôi chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ là không giống.”

Anh ta tưởng rằng đó là câu đối đáp thông minh. Thực sự, anh ta thuộc cùng loại với những người đang mô tả trong đoạn kinh nầy. Những người như vậy như thể có chút định lực, nhưng thực tế họ là loài đại la-sát, đại ma vương, đại quỷ thần.

Khi quả báo hết, lại phải chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Họ chẳng phải là đệ tử của Phật.

Dù những người như vậy đáp y ca-sa của Phật, ăn thực phẩm của Phật, nhưng họ chẳng phải là đệ tử Phật.

Những người ấy giết hại, thôn tính lẫn nhau, ăn nuốt nhau không thôi.

Họ sống và ăn thịt, không ngại một điều nào cả. Họ cứ ăn nuốt lẫn nhau. Họ giết hại lẫn nhau; anh ăn tôi, tôi ăn lại anh; giết và ăn; rồi trở lại bị giết và bị ăn.

Những người như vậy làm sao ra khỏi ba cõi?

Sông như vậy là tạo nên một vòng luân hồi sinh tử bất tận. Đời này anh ăn thịt tôi; và đời sau tôi ăn thịt anh. Đời sau nữa, trở lại anh ăn thịt tôi, và cứ tiếp diễn như vậy. Những chúng sinh ấy làm sao ra khỏi được Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới?

 Kinh văn:

汝教世人修三摩地,次斷殺生。是名如來先佛世尊第二決定清淨明誨。



Nhữ giáo thế nhân tu tam-ma-địa, thứ đoạn sát sanh. Thị danh Như Lai Tiên Phật Thế Tôn đệ nhị quyết

định thanh tịnh minh hối.

Việt dịch:

Ông dạy người đời tu pháp tam-ma-địa, phải đoạn trừ việc sát sanh. Đó là lời dạy bảo rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ hai của các Đức Phật Thế Tôn Như Lai trong đời trước.

Giảng giải:

Ông dạy người đời tu pháp tam-ma-địa, phải đoạn trừ việc sát sanh. Trước tiên, phải đoạn trừ dâm dục; rồi còn phải cấm chế niệm tưởng sát hại. Đó là lời dạy bảo rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ hai của các Đức Phật Thế Tôn Như Lai trong đời trước.

Đây là giáo lý được Đức Phật xiển dương. Cả chư Phật trong quá khứ và chư Phật đời nầy để chỉ dạy giáo pháp rõ ràng thanh tịnh và quyết định nầy. Quý vị phải chắc chắn tôn trọng giáo pháp nầy. Nếu không, quý vị không thể nào ra khỏi ba cõi được.

 Kinh văn:

是故阿難,若不斷殺修禪定者,譬如有人自塞其耳,高聲大叫求人不聞。此等名為欲隱彌露。



Thị cố A-nan, nhược bất đoạn sát tu thiền định giả, thí như hữu nhân tự tắc kỳ nhĩ, cao thanh đại khiếu, cầu nhân bất văn. Thử đẳng danh vi dục ẩn di lộ.

Việt dịch:

Thế nên A-nan, nếu không đoạn trừ việc sát hại mà tu thiền định, ví như có người tự bịt tai mình, rồi kêu lớn tiếng, mà mong mọi người chẳng nghe tiếng mình. Loại người nầy gọi là muốn dấu nhưng càng lộ bày.

Giảng giải:

Thế nên A-nan, nếu không đoạn trừ việc sát hại mà tu thiền định. Họ phải nghiêm khắc với hạt giống từ bi của mình. Khi đã bỏ mất tâm từ bi, ví như có người tự bịt tai mình, rồi kêu lớn tiếng, mà mong mọi người chẳng nghe tiếng mình.

Điều nầy cũng như có người bịt tai mình mà ăn cắp chuông, họ cho rằng nếu mình không nghe tiếng chuông thì người khác cũng không nghe.

Loại người nầy gọi là muốn dấu nhưng càng lộ bày.

Họ càng muốn dấu diếm những hành vi của mình, thì nó càng lộ bày ra. Cũng như vậy, những người tu thiền định mà không chịu dừng lại việc sát hại thì khó đạt được điều mình mong đợi.

 Kinh văn:

清淨比丘及諸菩薩,於岐路行不踏生草,況以手拔。云何大悲取諸眾生血肉充食?



Thanh tịnh tỷ-khưu cập chư Bồ-tát, ư kỳ lộ hành bất đạp sanh thảo, huống dĩ thủ bạt. Vân hà đại bi thủ chư chúng sanh huyết nhục sung thực?

Việt dịch:

Tỷ-khưu thanh tịnh và các vị Bồ-tát khi đi trên đường còn không đạp cỏ non, huống là dùng tay nhổ. Tại sao thực hành tâm đại bi mà lại lấy máu thịt chúng sinh làm thức ăn?

Giảng giải:

Tỷ-khưu thanh tịnh và các vị Bồ-tát tu tập công hạnh cực kỳ thanh tịnh, khi đi trên đường còn không đạp cỏ non.

Ở nơi có vài lối đi, thường có cỏ mọc bên vệ đường. Tỷ-khưu thanh tịnh và các vị Bồ-tát sẽ không bao giờ dẫm lên cỏ non, vì  sợ sẽ làm cho cỏ chết.

Huống là dùng tay nhổ. Các ngài cũng không nhổ một cây cỏ nào.

Tại sao thực hành tâm đại bi mà lại lấy máu thịt chúng sinh làm thức ăn?

Điều ấy không thể được

 Kinh văn:

若諸比丘不服東方絲綿絹帛,及是此土靴覆裘毳乳酪醍醐。如是比丘於世真脫。酬還宿債不遊三界。



Nhược chư tỷ-khưu bất phục đông phương ty miên quyên bạch, cập thị thử độ ngoa phú cừu thuế, nhũ lạc đề hồ. Như thị tỷ-khưu ư thế chơn thóat. Thù hoàn túc trái, bất du tam giới.

Việt dịch:

Nếu các tỷ-khưu không mặc tơ lụa, là lượt của phương đông, và không dùng giày dép, áo cừu, áo len, hay các thứ sữa, lạc, đề hồ. Những tỷ-khưu ấy, thật là giải thóat trong pháp thế gian. Trả hết nợ cũ xong, sẽ không vào trong ba cõi nữa.

 Giảng giải:

Nếu các tỷ-khưu không mặc tơ lụa, là lượt của phương đông, và không dùng giày dép, áo cừu, áo len, hay các thứ sữa, lạc, đề hồ. Những tỷ-khưu ấy, thật là giải thóat trong pháp thế gian.

Lụa, da, lông thú, lông tơ (chim) đều xuất phát từ sinh vật. Sinh mạng của chúng phải bị cướp đoạt để tạo ra những thứ nầy. Vải thường không bao hàm trong các loại nầy. Do vậy, các ngài không dùng giày da hay túi xách làm bằng da. Họ cũng không dùng các thực phẩm chế biến từ sữa.

Trả hết nợ cũ xong, sẽ không vào trong ba cõi nữa.

Ở đây nói rằng sửa và các thực phẩm chế biến từ sữa đều không nên dùng, nhưng trong giới luật của Đại thừa và Tiểu thừa đều không cho rằng điều nầy không hoàn toàn bị cấm dùng. Đoạn kinh nầy nói về những người giữ giới với mức độ thanh tịnh nhất. Họ hoàn toàn giữ giới không giết hại. Họ không dùng bất cứ thứ gì liên quan đến sinh mạng chúng sinh. Họ không mặc đồ tơ lụa vì một số sinh mạng của loài tằm phải chết trong quá trình dệt thành lụa. Họ không dùng mật ong vì mật là từ ong. Nhưng riêng trong giới luật vấn đề nầy vẫn còn được khai mở.

 Giới có một ý nghĩa rất linh hoạt. Giới không chuyên biệt cấm đoán mọi thứ nầy. Đối với quý vị tránh dùng những thứ đó là người rất thanh tịnh. Điều ấy rất tốt.

 Kinh văn:

何以故服其身分皆為彼緣。如人食其地中百穀。足不離地必使身心。於諸眾生若身,身分。身心二塗不服不食。我說是人真解脫者。



Hà dĩ cố phục kỳ thân phần giai vị bỉ duyên. Như nhơn thực kỳ địa trung bá cốc, túc bất ly địa. Tất sử thân tâm, ư chư chúng sanh nhược thân, thân phần. Thân tâm nhị đồ bất phục bất thực. Ngã thuyết thị nhân chơn giải thoát giả.

Việt dịch:

Tại sao dùng những bộ phận thân thể chúng sinh, đều có ảnh hưởng đến chúng. Như con người ăn trăm giống cốc loại trong đất, thì chân không rời đất. Dứt khóat thân tâm mình, đối với thân thể hay chi phần của chúng sinh, quyết không dùng, không ăn không mặc. Những người như vậy, Như Lai mới thật xem là giải thóat.

Giảng giải:

Tại sao dùng những bộ phận thân thể chúng sinh, đều có ảnh hưởng đến chúng.

Chẳng hạn, khi quý vị mặc đồ tơ lụa, thì quý vị đã có liên quan với loài tằm đã nhả ra tơ. Nếu quý vị không muốn thành loài sinh vật ấy, thì đừng nên liên hệ với chúng. Đó là Như con người ăn trăm giống cốc loại trong đất, thì chân không rời đất. Đó chính là loài người đầu tiên trên trái đất, họ vốn là chúng sinh từ cõi trời Đại phạm506 xuống. Điều nầy xảy ra trong quá khứ khi kiếp hoả lan khắp trái đất cho đến khi thiêu huỷ mọi dấu hiệu của loài người. Sau đó bắt đầu một thời kỳ cằn cỗi khô khan, kéo dài không biết bao lâu. Và sau đó, một hôm có vài chúng sinh từ cõi trời Đại phạm  đậu xuống thế gian

 Vào lúc nầy, thế gian được bao phủ bởi một chất liệu đặc biệt hoàn toàn tốt đẹp. Họ bốc lên một nắm và ngửi tháy rất thơm ngon. Nên họ ăn. Khi họ đã ăn thứ “màu mỡ của đất” nầy rồi thì họ không còn bay được nữa. Họ không thể cưỡi mây và lái sương mù được nữa. Họ không còn di chuyển được. Họ ở lại trần gian và rủ những anh chị em của họ đang ở trên trời. Những người nầy xuống trần gian rồi lại ăn thứ “màu mỡ của đất”, thế là họ cũng bị trở thành bị chất ngại bởi đất. Họ không thể nào trở về cõi trời; và đó là lý do loài người đến ở trần gian. Có người cho rằng chúng ta xuất phát từ loài khỉ. Nhưng nếu điều đó là đúng, thì cái gì khiến cho chúng ta trở thành khỉ? Thực tế, tất cả bắt đầu từ khi loài trời hạ xuống trần gian. Khi dân số trên mặt đất gia tăng, chất “màu mỡ của đất” hoàn toàn bị cạn kiệt, các giống thực vật bị chết. Thế là họ phải ăn bách cốc (100 giống cốc loại). Đó là:

1. Hai mươi loại lúa khác nhau.

2. Hai mươi loại kê.

3. Hai mươi loại đậu

4. Hai mươi loại rau.

5. Hai mươi loại dưa.

Mỗi thứ có hơn hay kém hai mươi loại, làm thành 100 thứ tất cả. Khi họ đã ăn bách cốc, thì “chân không lìa khỏi mặt đất.” Chúng ta quy cho điều nầy là lực hấp dẫn, trọng lực của trái đất (gravity), nhưng lý do sâu xa là do con người đã ăn thực phẩm nầy.

Dứt khóat thân tâm mình, đối với thân thể hay chi phần của chúng sinh, quyết không dùng, không ăn không mặc. Loài người chúng ta muốn giữ cho thân và tâm mình thoát khỏi sự tạo nghiệp do từ mối quan hệ với thân mạng của chúng sinh hoặc bất kỳ mọi thứ làm bằng thân thể chúng, thì chúng ta không nên chiếm đoạt thân mạng chúng, cũng chẳng xâm hại tinh thần chúng. Chúng ta chẳng nên mặc thứ gì làm từ sinh mạng của các loài vật và ăn thịt chúng. Những người như vậy, Như Lai mới thật xem là giải thóat.  Như Lai bảo những người ấy là chân thật giải thóat.

 Kinh văn:

如我此說名為佛說。不如此說即波旬說



Như ngã thử thuyết danh vi Phật thuyết. Bất như thử thuyết tức ba-tuần thuyết.

Việt dịch:

Như lời Như Lai nói đây, chính là lời chư Phật đã nói. Nếu không phải như vậy, tức là lơì ma ba-tuần nói.

Giảng giải:

Như lời Như Lai nói đây, chính là lời chư Phật đã nói.

Lời giảng giải của Như Lai là giáo pháp đã được chư Phật trong mười phương ba đời gỉang nói.

Nếu không phải như vậy, tức là lời ma ba-tuần nói.

Mọi giáo lý khế hợp với đạo lý do Như Lai nói tức là lời dạy của chư Phật. Mọi học thuyết mà không khế hợp với đạo lý Như Lai đã tuyên bày ở đây là lời nói của ma vương.

Bây giờ quý vị đã nghe Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Quý vị có thể dùng kinh nầy như tấm kính chiếu yêu. Nếu có ai giả dạng làm người, khi quý vị chiếu tấm kính nầy vào nơi họ, họ sẽ hiện ra nguyên hình– là yêu quái. Có khi họ là ma heo, ma bò hoặc là ma ngựa, hoặc là thần núi, hoặc là thuỷ quái. Có khi đó là ma vương. Bất luận họ là gì, tấm kính đều chiếu soi rõ ràng. Bây giờ quý vị đã nghe Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quý vị sẽ nhận ra được ai là người giảng pháp chân thực bằng cách đối chiếu những điều được giảng trong kinh. Thế nên kinh giống như tấm kính chiếu yêu. Đó là lý do tại sao từ trước, tôi đã nói rằng người điếc, người mù, người câm không có cơ duyên nghe tôi giảng kinh. Người điếc vốn không nghe được rồi, nhưng ở đây tôi không có ý nói người bị tai điếc, mà nói đến người nghe pháp mà chẳng biết gì cả. Lặng thinh và quên mất những điểm tôi đã giảng. Tôi hy vọng rằng tất cả quý vị, ai đã nghe được kinh Kinh Thủ-lăng-nghiêm đều sẽ trở thành thiện tri thức trong tương lai; quý vị sẽ trở nên hiểu biết Phật pháp một cách chắc thật. Rồi quý vị sẽ dạy cho những người mù, đui, điếc, câm. Khi quý vị giảng kinh, dù quý vị có dùng đến hệ thống âm thanh, và thậm chí dù họ ở bên ngoài, họ vẫn nghe được và không còn bị điếc hay câm nữa. Người không hiểu Phật pháp là đáng thương nhất. Thế nên, khi quý vị đã thông đạt Phật pháp, quý vị nên đi giảng dạy cho họ nghe. Đó có nghĩa là ở mức độ đó, quý vị nên có sự chú tâm đặc biệt như mình đang tu học vậy.

---o0o---




tải về 9.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   75   76   77   78   79   80   81   82   ...   85




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương