Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA



tải về 9.62 Mb.
trang80/85
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích9.62 Mb.
#30054
1   ...   77   78   79   80   81   82   83   84   85

DỨT TRỪ TÂM TRỘM CẮP

 

 Kinh văn:

阿難又復世界六道眾生其心不偷。則不隨其生死相續。

A-nan, hựu phục thế giới lục đạo chúng sanh kỳ tâm bất thâu. Tắc bất tuỳ kỳ sanh tử tương tục.

Việt dịch:

Lại nữa A-nan, nếu như chúng sinh trong thế giới lục đạo, tâm không trộm cắp, thì họ sẽ không bị tương tục trong dòng luân hồi sinh tử.

Giảng giải:

Đức Phật lại gọi A-nan.

Lại nữa A-nan, nếu như chúng sinh trong thế giới lục đạo, tâm không trộm cắp, thì họ sẽ không bị tương tục trong dòng luân hồi sinh tử.

Loài trời, loài a-tu-la, loài người, súc sinh, quỷ đói, và loài ở địa ngục nếu không trộm cắp, dù chỉ có niệm tưởng trong tâm. Họ sẽ không lấy cắp bất cứ thứ gì của bất kỳ ai, vật hữu hình hoặc vô hình, giá trị hoặc không giá trị. Không những thực sự không lấy, mà còn không có niệm tưởng lấy cắp chúng. Đó có nghĩa là không trộm cắp. Nếu các chúng sinh ấy giữ tâm không trộm cắp cũng như tâm không sát hại, tâm không dâm dục, thì chúng sẽ không bị tương tục trong vòng luân hồi sinh tử, và họ cũng sẽ không bị quả báo tương tục tr thế gian.

 Kinh văn:

汝修三昧本出塵勞。偷心不除塵不可出。



Nhữ tu tam-muội bổn xuất trần lao. Thâu tâm bất trừ

trần bất khả xuất.

Việt dịch:

Ông tu tam-muội, cốt là ra khỏi trần lao. Tâm trộm cắp không trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được.

Giảng giải:

Ông tu tam-muội, cốt là ra khỏi trần lao.

Ông muốn phát huy định lực chân chính. Động cơ chính của ông trong việc tu tập là cốt để ra khỏi vòng luân hồi sinh tử trong thế gian. Nhưng, nếu ông vẫn có ý tưởng trộm cắp. Tâm trộm cắp không trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được.

“Trần lao” ở đây là chỉ cho nhà lửa trong ba cõi.

Kinh văn:

縱有多智禪定現前,如不斷偷,必落邪道 。上品精靈,中品妖魅,下品邪人,諸魅所著。



Túng hữu đa trí thiền định hiện tiền, như bất đoạn thâu tất lạc tà đạo. Thượng phẩm tinh linh, trung phẩm yêu mị, hạ phẩm tà nhơn chư mị sở trước.

Việt dịch:

Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ tâm trộm cắp, ắt phải rơi vào tà đạo. Hạng trên thành tinh linh, hạng trung thành yêu mị, lớp dưới thành người tà đạo, bị yêu mị gá vào.

Giảng giải:

Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ tâm trộm cắp, ắt phải rơi vào tà đạo.

 Cơ bản là loại người nầy không có trí huệ chân chính, vì nếu họ có trí huệ, họ đã không trộm cắp, họ cũng không dâm dục, cũng không sát hại. Chỉ do vì thiếu trí huệ mà họ làm những việc như vậy. Nhưng nếu chúng ta cho hạng người nầy có một chút trí huệ và chỉ một chút thông minh vặt hơn những người bình thường, và khi họ ngồi, họ lẩn vào sự lãng quên mà ít nhiều giống như thiền định. Thế nhưng, hạng người nầy lại nghĩ rằng mình đã chứng được vài cảnh giới kỳ đặc mà những người khác chưa từng đến được. Anh ta cảm thấy mình có công phu vượt qua mọi người khác. Cái nhìn của anh ta đầy ngã mạn, và nếu anh ta không chịu dừng lại việc trộm đạo, anh ta sẽ rơi vào đường tà. Dù với một chút trí huệ và một ít định lực, họ sẽ bị rơi vào cảnh giới không chân chính vì việc trộm cắp. Trong con đường tà vạy nầy, họ lại dạy chúng sinh trong các đường khác vốn đầy tăm tối và bất chính. Họ lại dạy người khác tà tri và tà kiến.

Hạng trên thành tinh linh,

Khi quý vị gặp loại nầy, chúng rất thông minh; nhưng thực ra, nó là tà nguỵ. Trong cuốn Tánh dược (The Nature of Medicine) của Trung Hoa, có đề cập đến loại thảo mộc có tính chất nầy. Nhưng thực tế, yếu tính đó không thực.

 Hạng trung thành yêu mị, một loại dị nhân, có được năng lực thần thông, thường hãm hại người.

Lớp dưới thành người tà đạo, bị yêu mị gá vào.

Quý vị nhớ rằng loài quỷ Cưu-bàn-trà là một loài quỷ mị (mei), thường gây ra tình trạng hôn mê, tê liệt cho người đang ngủ. Loài quỷ nầy chiếm đoạt thân xác của người đang tỉnh, rồi điều khiển thân, miệng, ý người nầy làm những việc riêng cho chúng. Nó nói qua trung gian người và dành hoàn toàn sự kiểm soát người ấy. Những người bị chiếm thân xác như vậy còn được gọi là xác đồng, hoặc có khi chúng trở thành phù thuỷ (sorcerers) hoặc thầy trừ tà (exorcists). Ở Mỹ, tôi đã gặp một người như vậy, một người Mỹ tự bảo rằng mình là Jesus. Một phút sau, anh ta nói rằng Thượng đế đã nhập vào trong anh ta bảo anh ta nói. Rồi một lát sau anh ta nói rằng Thượng đế đã đến và muốn nói chuyện với anh ta. Chừng 5 năm sau, anh ta trở lại gặp tôi. Tôi mắng anh ta: “Ông thậm chí chẳng nhận ra chính ông nữa. Ông là yêu ma hoàn toàn, và ông không được tốt.” Thế là anh ta bỏ đi. Anh ta đến để nói pháp với tôi, nhưng anh ta không bao giờ trở lại khi tôi mắng anh ta. Và tôi lại tự nghĩ rằng: “Tôi không hiểu làm sao để nói với mọi người. Tại sao mình đuổi được gã Jesus–Thượng đế đó?”

 Dù sao, đó cũng là một ví dụ của loại người tà mị. Tại sao họ bị mắc phải quả báo như vầy? Là vì trong những đời trước, họ trộm cắp. Thế nên họ buộc phải rơi vào một trong những phẩm loại như thế nầy.

Đôi khi ở Trung Hoa, loại xác đồng nầy rất hấp dẫn. Họ có thể cắm cây dao trên đỉnh đầu mà không chết. Loài quỷ mị đang đoạt hồn họ sẽ gỡ lưỡi dao bằng cách dùng một thần chú, thế nên người ấy không đổ một giọt máu. Có người có thể đóng những cây đinh vào bên vai, từ những cây đinh, họ treo những thanh gươm mỗi cây nặng hơn 10 pounds.507 Họ có thể treo bốn thanh gươm như vậy rồi quay tròn chúng. Xem rất là kinh khủng. Mọi người đều kinh hãi. Có khi chúng thực sự có khiếu. Tôi đã gặp nhiều loại quỷ mị nầy và quyến thuộc của ngoại đạo. Khi quý vị xem Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quý vị sẽ thấy rằng từ lâu, Đức Phật đã mô tả mọi loài chúng sinh trong thế giới rất là rõ ràng. Do vậy, đã được nghe giảng Kinh Thủ-lăng-nghiêm rồi, quý vị sẽ nhận biết được bất luận điều gì mình phải đề phòng.

Chương nầy gọi là “Tứ chủng thanh tịnh minh hối.” Là

Phần rất quan trọng trong bộ Kinh nầy. Nên hãy hết sức chú ý.

Nếu chúng ta không dừng lại việc trộm cắp, chúng ta sẽ thấy rằng mình rất khó thành Phật. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hy vọng thành Phật. Nay chúng ta đã hiểu được giáo lý nầy rồi, người nào đã mắc phải tội trộm cắp thì nên thay đổi. Những người không mắc phải lỗi nầy thì không nên để cho niệm tưởng trộm cắp khởi dậy. Đó là cách hay nhất tương ưng với đạo.

 Kinh văn:

彼等群邪亦有徒眾。各各自謂成無上道。



Bỉ đẳng quần tà diệc hữu đồ chúng. Các các tự vị thành vô thượng đạo.

Việt dịch:

Các nhóm tà đạo kia cũng có đồ chúng. Họ đều tự xưng đã thành đạo vô thượng.

Giảng giải:

Các nhóm tà đạo kia là yêu ma quỷ quái, ly mị võng lượng hại người. Họ cũng có đồ chúng.

Trên thế gian nầy, mọi loài đều có đồ đệ của nó. Nên có cầu:

Người tốt tìm đến với nhau.

Người xấu lập bè đảng.

Người cùng hội cùng thuyền tìm đến với nhau.

Thế nên, ngay cả những loài tà ma yêu quái nầy cũng tụ họp lại với nhau và có quyến thuộc của chúng.

Họ đều tự xưng đã thành đạo vô thượng.

Họ không nhận ra được cái gì là chân thật vô thượng, thay vào đó, họ cho rằng cách sinh hoạt của mình là hay nhất. Họ nói rằng họ đã đạt được đạo vô thượng, đến mức họ cho rằng niệm Phật là nhọc công vô ích, và nói rằng họ là như vậy. Họ biện luận: “Hãy xem năng lực thần thông của tôi.”

Thực ra, họ là yêu ma quỷ quái. Họ hoàn toàn đều theo tà hạnh.

 Kinh văn:

我滅度後末法之中,多此妖邪熾盛世間, 潛匿姦欺,稱善知識。各自謂已得上人法。詃惑無識,恐令失心。所過之處其家耗散。



Ngã diệt độ hậu mạt pháp chi trung, đa thử yêu tà xí thạnh thế gian, tiềm nặc gian khi, xưng thiện tri thức. Các tự vị dĩ đắc thượng nhơn pháp. Huyễn hoặc vô thức, khủng linh thất tâm. Sở quá chi xứ kỳ gia hao tán.

Việt dịch:

Sau khi Như Lai diệt độ, trong thời mạt pháp, có nhiều loại yêu ma tà đạo ấy sôi nổi trong thế gian, lén lút gian dối xưng là thiện tri thức. Họ đều tự xưng đã được pháp thượng nhân. Dối gạt kẻ không biết, doạ dẫm khiến họ mất lòng tin. Chúng đi đến đâu, gia đình người ta đều bị hao tán.

Giảng giải:

Tôi đã gặp rất nhiều loại tà ma nầy. Người Tây phương không quen lắm với loại yêu quái nầy, nhưng không phải như vậy vì người Trung Hoa tin vào quỷ thần. Đúng như vậy, càng lúc, các hiện tượng kỳ dị xảy ra trên thế gian ngày càng nhiều hơn.  

Sau khi Như Lai diệt độ, trong thời mạt pháp, có nhiều loại yêu ma tà đạo ấy sôi nổi trong thế gian,

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong kinh nầy đã nói với chúng ta rằng thời đại ta đang sống sẽ bị hoành hành bởi loại tà mà nầy. Chúng ta không nên nhìn vào những việc mình thấy để tin rằng chúng tồn tại. Đơn giản vì còn nhiều việc trên đời mà mình chưa thấy được. Nếu chúng ta phải đợi cho đến khi mình thấy được mỗi thứ bằng chính con mắt của mình, thì không thể nào nhìn hết được trong đời nầy. Còn có một số điều mà quý vị phải nghe lời nói của người khác mới biết.

Chúng sôi nổi trong thế gian. Chúng giống như lửa đang thiêu cháy mọi người. Những người không nhận biết những loài tà ma nầy, sẽ dính mắc vào chúng và như thể bước vào đống lửa hừng hực cháy. Những người nầy sẽ bị thiêu đốt. “Bí mật” là nghĩa mà chúng đi khắp nơi để dối gạt mọi người.

 Chúng lén lút gian dối xưng là thiện tri thức. Họ đều tự xưng đã được pháp thượng nhân.

 Chúng tự xưng mình là Thiện tri thức mắt sáng Thượng nhân là chỉ cho Bồ-tát. Nói cách khác, chúng tự xưng mình là Bồ-tát. Trong đạo Phật, dù quý vị là một vị Bồ-tát, thậm chí là một vị Phật thị hiện, quý vị cũng không nên nói mình là Phật hay là Bồ-tát. Quý vị phải giữ im lặng về điều ấy khi nào mình còn sống, cho đến hơi thở cuối cùng.

Quý vị không thể nói: “Tôi là Phật! Tôi là Bồ-tát! Tôi là A-la-hán!” Người nào nói như vậy thì đó là yêu ma, giống như người được mô tả trong kinh nầy. Khi nào quý vị mới để cho mọi người biết? Sau khi quý vị chết. Lúc ấy mọi người mới biết.  Nhưng quý vị không được để cho họ biết khi quý vị chưa chết. Có ý nghĩa gì trong lời tuyên bố mình là Phật? Có ý nghĩa gì? Quý vị nói rằng mình là Bồ-tát? Sao vậy? Có ý nghĩa gì trong lời nói như vậy? Chẳng có lý do gì khác hơn là khiến cho người khác tin vào mình. Và tại sao quý vị muốn mọi người tin vào mình? Để họ cho quý vị tiền? Quý vị làm việc ấy vì muốn lợi dưỡng và tâm phan duyên. Nếu đó không phải là ý định của quý vị, thế tại sao quý vị nói với mọi người mình là Phật sống? Nếu quý vị là Bồ-tát. Được rồi! Quý vị là Bồ-tát; tại sao quý vị lại đi nói với mọi người như vậy?

Điều nầy nhắc tôi nhớ một số chuyện đã diễn ra ở Trung Hoa .

Một hôm có một vị quan đến chùa Quốc Thanh trên núi Thiên Thai để hỏi thăm thầy trú trì Phong Can. Hai người nói chuyện với nhau. Quý vị sẽ hỏi viên quan ấy tên gì? Đừng hỏi tôi, Tôi quên mất rồi. Có thể người đó là quý vị, có thể là tôi, không chắc chắn. Vị quan nói với thầy trụ trì: “Trong quá khứ, thường có nhiều Bồ-tát thị hiện ở thế gian, nhưng thời đại nầy lại không có. Tôi muốn được diện kiến một vị Bồ-tát chân thực nhưng không thấy.”

Trú trì Phong Can nói, Ồ! Ông muốn gặp Bồ-tát? Có hai vị đang ở đây. Tôi sẽ giới thiệu cho ông được gặp.”

Vị quan hoàn toàn ngạc nhiên. “Có hai vị Bồ-tát đang ở đây? Ý ngài muốn nói là một vị bằng đất sét, và một vị tạc bằng gỗ?”

Thầy trú trì trả lời: “Không phải vậy. Hai vị Bồ-tát nầy là người thật. Họ là những vị Bồ-tát sống.”

Vị quan hỏi, “Ngài không đùa chứ?”

Trú trì đáp: “Tôi là trú trì ở đây. Làm sao tôi nói đùa chuyện như vậy. ”

“Họ đâu rồi?”

 “Một vị đang nấu cơm và một vị đang đun nước. Một vị là Hàn Sơn và một vị là Thập Đắc. Một vị là hóa thân của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, một vị là hóa thân của Bồ-tát Phổ Hiền. Họ thực hành pháp tu khổ hạnh trong chùa nầy, chuyên làm những việc phục dịch. Họ làm những việc không ai muốn làm. Nếu ông muốn gặp họ, rất đơn giản, hãy vào nhà bếp và sẽ thấy họ đang ở đó. Ông thấy hại vị tăng lấm lem, rách rưới, râu tóc bù xù, mặt đầy bụi bẩn, với một dáng dấp rất xấu xí. Nhưng thầy Trú trì bảo đó là hai vị Bồ-tát, nên ông chẳng dám xem thường họ. Thay vì vậy, ông xá chào họ. Hai vị ấy hỏi: “Ông làm gì vậy? Tại sao ông vái chào tôi?”

“Trú trì Phong Can nói rằng các ông là hóa thân của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và Bồ-tát Phổ Hiền, thế nên tôi xá chào các ông.”

 Hai vị nói: “Lão Phong Can ba hoa!”

Có ý muốn nói thầy trú trì là người hay dính vào chuyện kẻ khác.

Một vị nói:

“Lúc nầy ông ta nói quá nhiều!”

 Thế nên khi viên quan đang cúi chào, họ liền rút lui và biến mất, không ai biết họ đã  đi cách xa chừng nào– có lẽ cách xa đến cả trăm bước từ nhà bếp đến bờ đá dưới chân núi. Tiếng hai người vọng lại, “Lão Phong Can hay bép xép. Ông không chịu lạy Phật A-di-đà, lạy chúng tôi làm gì? ”

Viên quan hỏi: “Ai là Đức Phật A-di-đà? ”

“Trú trì Phong Can. Ông ta là Đức Phật A-di-đà tái thế. Hãy để mặc chúng tôi. Về lạy ông ta đi.”

Khi viên quan vẫn còn đứng đó trong kinh ngạc, thì hai vị tăng lem luốc kia đã đi xa và biến mất sau rặng núi đá.

Nơi đó bây giờ gọi là Nguyệt Quang Nham  trên núi Thiên Thai–nơi mà hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc đã biến mất.

Viên quan vội vã trở về chùa Qúcc Thanh để đảnh lễ Trú trì Phong Can–Đức Phật A-di-đà. Nhưng khi ông vào trong chùa, thấy thầy trú trì đã ngồi an nhiên thị tịch. Ngài đã nhập niết-bàn. Viên quan bây giờ biết rằng Trú trì chính là Đức Phật A-di-đà thị hiện, nhưng đã quá trễ rồi! Ông ta không thấy được những gì là chân thực ngay trước mắt của mình. Đức Phật A-di-đà đã đi rồi.

Tại sao chư Phật và Bồ-tát khi biến mất rồi mới cho mọi người biết các ngài là ai? Nếu mọi người biết, thì họ sẽ đến để đảnh lễ các ngài suốt ngày đến mức sẽ quá phiền phức. Sẽ không còn thời gian nào để tu tập. Thế nên các ngài không muốn cho biết mình là ai.

Đó là cách thức trong đạo. Người ta không bao giờ nói: “Hãy nhìn xem! Tôi là người đã giác ngộ! Tôi là Phật!”

Người như vậy thì chẳng khác gì người được đề cập trong kinh nầy. Tôi chưa từng gặp người nào công nhận là mình đã giác ngộ. Hoà thượng Hư Vân cũng vậy, và các vị Hoà thượng khác đã giác ngộ ở Trung Hoa cũng không nói một lời nào là họ đã giác ngộ, dù hỏi họ trực tiếp. Không bao giờ có chuyện đó trong đạo Phật. Ngoài ra, có lẽ có trong đạo Phật tân thời.

Người được mô tả trong kinh tuyên bố rằng họ là thượng nhân. “Các ông có biết tôi là ai không? Tôi là Bồ-tát Di-lặc. Các ông có biết tôi là ai không? Tôi là Bồ-tát Quán Thế Âm. Nay các ông đã biết, đừng bỏ mất cơ hội. Hãy lạy tôi làm thầy. Nếu các ông không muốn lạy tôi, thì hãy lạy thầy tôi. Tôi sẽ cấp cho các ông cái giấy chứng nhận và 65 đô-la. Tôi sẽ truyền pháp cho ông.”

Họ đi khắp, Dối gạt kẻ không biết. Họ gạt gẫm người cả tin. Tôi đã gặp hạng người nầy rất nhiều. Họ nói rằng: “Tôi có pháp bảo, tôi sẽ bán cho các người, một người 300 đô-la. Đó là bởi vì tôi rất thích các người, nên tôi sẽ để dành cho quý vị. Nếu tôi không thích quý vị, tôi sẽ không trao cho quý vị  đâu. ”

Thế là đệ tử đưa cho thầy 300 đô-la để lấy pháp bảo. Có người đòi quý vị đến 1000 đô-la. Chẳng bao lâu, ví của vị thầy già nặng túi. Khi ông ta chuyển tài sản của mình từ chỗ an toàn nầy đến chỗ an toàn khác, ông ta phải dùng xe lửa! Nhiều người đã thất vọng vì việc nầy. Khi quý vị giảng nói pháp chân chính cho họ nghe, như bảo họ “Đừng sát sanh.” Họ không tin điều đó. “Đừng trộm cắp.” Họ cũng không tin điều đó. “Đừng dâm dục.” Họ cũng không tin điều đó. Nhưng nếu quý vị nói với họ rằng mình có một điều gì đó sẽ đem đến cho họ lợi ích thì họ sẽ trả tiền cho quý vị liền.

Chúng doạ dẫm khiến họ mất lòng tin.

Chúng khiến cho quý vị mất sạch trí huệ mà quý vị vốn có. Họ làmg cho quý vị mê mờ.

Chúng đi đến đâu, gia đình người ta đều bị hao tán.

Họ thực sự là kẻ giàu có bẩn thỉu, nhưng bất kỳ đi đâu, họ cũng đều tích luỹ thêm nhiều của cải, lột sạch chủ nhà những thứ tài sản, chìa khóa, chứng khóan và ruột tượng.

 Kinh văn:

我教比丘循方乞食,令其捨貪成菩提道。諸比丘等不自熟食,寄於殘生旅泊三界。示一往還去已無返。



Ngã giáo tỷ-khưu tuần phương khất thực, linh kỳ xả tham, thành bồ-đề đạo. Chư tỷ-khưu đẳng bất tự thục thực, ký ư tàn sanh lữ bạc tam giới. Thị nhất vãng hoàn khứ dĩ vô phản.

Việt dịch:

Như Lai dạy hàng tỷ-khưu theo thứ tự khất thực, là khiến họ xả trừ lòng tham, thành tựu đạo bồ-đề. Các hàng tỷ-khưu không tự nấu ăn, gửi cái thân sống nhờ như khách trọ trong ba cõi. Hiện thân một lần qua lại, đi rồi không trở lại nữa.

 Giảng giải:

Như Lai dạy hàng tỷ-khưu theo thứ tự khất thực, là khiến họ xả trừ lòng tham.

Khi đến giờ khất thực, mỗi vị tỷ-khưu nhắm đến một phương nhất định và đi quanh một chỗ nhất định. Các vị mang bình bát đi khất thực. Tại sao Đức Phật dạy họ phải khất cầu thực phẩm? Trước hết, khi các vị cư sĩ Phật tử dâng tặng thức ăn cho người xuất gia, là họ có được quả báo phước đức và chấm dứt khổ đau. Thứ hai, khi tỷ-khưu đi khất thực, họ sẽ dùng bất cứ thức gì xin được. Nếu ngon, thì ăn ngon; nếu dở, thì ăn dở. Do vậy họ sẽ xả bỏ được lòng tham. Nếu mình tự nấu nướng, quý vị sẽ nghĩ, “Những thức ta nấu ngày hôm nay không được ngon; Tuy nhiên,, ngày mai ta sẽ nấu thứ ngon hơn, và ngày kia ta sẽ làm thứ tuyệt diệu hơn nữa.” Sẽ không có chỗ tận cùng. Khi đi khất thực, sẽ không có cơ hội để chọn lựa. Ta không thể nào phân biệt thức ăn thức uống nào ngon hay dở. Ta không thể nói: “Thức ăn mính xin được ngày hôm nay rất ngon.” Rồi ăn với sự thích thú. Và ngày sau, nếu thức ăn không được ngon, ta ăn không nổi. Cách thức ấy không được phép. Mình ăn cả thứ ngon lẫn không ngon. Tinh thần chung là ăn để no và quên bẵng mọi thứ. Đó là để đối trị lòng tham.

Theo cách nầy, hành giả có thể thành tựu đạo bồ-đề.

 Đó là vì có câu nói: “Kẻ trí quan tâm đến đạo, chẳng bận tâm đến thức ăn.”

Những người đến để tham cứu Phật pháp, không nên bận tâm đến thức ăn.

Các hàng tỷ-khưu không tự nấu ăn, gửi cái thân sống nhờ như khách trọ trong ba cõi. Hiện thân một lần qua lại, đi rồi không trở lại nữa.

Họ chỉ cần ăn đủ để duy trì thân mạng. Cuộc đời chúng ta, dù ở trên đất liền hay ở trên nước, cũng giống như đang ở trong một khách sạn–ngắn ngủi phù du trong chốc lát. Đứng để dính mắc với nó. Các vị tỷ-khưu đã chấm dứt tâm tham, thế nên khi sinh mạng trong ba cõi nầy chấm dứt, thì họ không còn trở lại nữa. “Nơi nầy là uế độ, tôi không trở lại nữa.” Đó là tâm niệm của các vị tỷ-khưu. Dù ở Mỹ, với những nhà vệ sinh rất đẹp dẽ và những ngôi nhà rất tráng lệ–cũng đủ để ở đó một lần. Đừng trở lại! Đừng tham muốn các nhà vệ sinh ấy. Trước tiên là nó rất hôi thối, tại sao quý vị lại thích nó? Thực ra cả thế gian nầy đều hôi thối. Quý vị chớ cho rằng đó là chỗ sạch sẽ. Thế gian nầy chính nó là một cái nhà vệ sinh.

 Kinh văn:

云何賊人假我衣服。禆販如來造種種業,皆言佛法。却非出家,具戒比丘為小乘道。由是疑誤無量眾生墮無間獄。



Vân hà tặc nhơn giả ngã y phục, tì bản Như Lai tạo

chủng chủng nghiệp, giai ngôn Phật pháp. Khước phi xuất gia cụ giới tỷ-khưu vi tiểu thừa đạo. Do thị nghi ngộ vô lượng chúng sanh đoạ vô gián ngục.

Việt dịch:

Tại sao loại giặc ấy lại mượn y của Phật, buôn bán Như Lai, tạo vô số nghiệp, nói rằng đó đều là Phật pháp. Lại chê hàng xuất gia thọ giới tỷ-khưu là đạo Tiểu thừa. Do chúng làm cho vô lượng chúng sinh mắc phải nghi lầm, nên sẽ bị đoạ vào địa ngục vô gián.

Giảng giải:

Tại sao loại giặc ấy lại mượn y của Phật.

Họ mặc y phục của hàng xuất gia và nói với mọi người rằng; “Tôi là Pháp sư giảng kinh. Quý vị nên hoàn toàn tin vào tôi.”

 Chúng buôn bán Như Lai. Họ dùng Phật pháp để đổi chác. Họ buôn bán Phật pháp. Tất cả điều họ cần làm là nghĩ cách để kiếm tiền. Họ nói rằng; “Đó đều là Phật pháp.” Họ bảo rằng tất cả đều là Phật pháp. Khiêu vũ là Phật pháp, uống rượu là Phật pháp, chơi nhạc là Phật pháp. Đây là các thứ trong 84.000 pháp môn.”

 Họ thật là những kẻ rất ba hoa. “Hút thuốc là Phật pháp, đánh bạc là Phật pháp, ai muốn làm gì tuỳ thích.” Họ rất tuỳ tiện, thậm chí đến mức độ ai muốn làm điều gì, họ đều cho là đúng.

Lại chê hàng xuất gia thọ giới tỷ-khưu là đạo Tiểu thừa.

Nếu có ai gọi họ và hỏi, “Anh đã thọ giới Cụ túc508 chưa?” Thậm chí họ chẳng hiểu là quý vị đang nói điều gì. Thậm chí họ không hiểu về năm giới cấm, nói gì đến 8 giới,509 hoặc 10, giới trọng và 48 giới khinh.510 Chính họ không đáng được người đời tin cậy là hàng xuất gia. Tầm nhìn của họ rất hạn hẹp và đầy tự ngã.

Do chúng làm cho vô lượng chúng sinh mắc phải nghi lầm, nên sẽ bị đoạ vào địa ngục vô gián.

Họ khiến cho người khác mê lầm, và vốn chính họ cũng không hiểu. Ban đầu những người theo họ đều có ý định tốt, nhưng khi đã dính mắc với một vị thầy điên đảo như vậy rồi nên cuộc đời họ sẽ được kết thúc trong tình trạng đã nêu ra trước đây:

Nếu một người mê mờ

Truyền dạy sự mê lầm cho người khác

Khi mọi điều được nói và làm,

Thì chẳng có ai hiểu được.

Thầy đoạ vào địa ngục

Trò cũng phải vào theo.

Trong địa ngục vô gián, không lúc nào cảnh khổ bị gián đoạn. Một người chóan đầy cả địa ngục bằng những cảnh khổ, và nhiều người cũng chóang đầy địa ngục theo cách như vậy. Chỉ một người trong địa ngục, đã không còn thừa chỗ. Và bất luận có bao nhiêu người trong đó, địa ngục vẫn chứa trọn. Chúng sinh ở địa ngục ấy không bao giờ ra khỏi chỗ nầy. Thế nên rất nguy hiểm khi gieo nhân duyên với chỗ đó.

 Kinh văn:

若我滅後,其有比丘發心決定修三摩提。能於如來形像之前。身然一燈燒一指節。及於身上爇一香炷。我說是人無始宿債一時酬畢。長挹世間,永脫諸漏。雖未即明無上覺路。是人於法已決定心。



Nhược ngã diệt hậu, kỳ hữu tỷ-khưu phát tâm quyết định tu tam-ma-đề. Năng ư Như Lai hình tượng chi tiền, thân nhiên nhất đăng, thiêu nhất chỉ tiết, cập ư thân thượng nhiệt nhất hương chú. Ngã thuyết thị nhân vô thuỷ túc trái nhất thời thù tất. Trường ấp thế gian vĩnh thóat chư lậu. Tuy vị tức minh vô thượng giác lộ, thị nhơn ư pháp dĩ quyết định tâm.

Việt dịch:

Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có tỷ-khưu phát tâm quyết định tu tam-ma-đề. Có thể trước hình tượng Như Lai, tự mình thắp một ngọn đèn, đốt một ngón tay; hay ở trên thân đốt một liều hương. Như Lai nói người nầy, nợ nần từ kiếp lâu xa, nay được trả hết trong một đời, xa lìa thế gian, vĩnh viễn thóat khỏi các lậu hoặc. Người ấy tuy chưa hiểu rõ đạo vô thượng giác, nhưng đối với Phật pháp đã có tâm quyết định.

Giảng giải:

Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có tỷ-khưu phát tâm quyết định tu tam-ma-đề. Có thể trước hình tượng Như Lai, tự mình thắp một ngọn đèn, đốt một ngón tay; hay ở trên thân đốt một liều hương. Như Lai nói người nầy, nợ nần từ kiếp lâu xa nay được trả hết trong một đời.

Những vị tỷ-khưu nầy, dưới sự hướng dẫn chân chính, vào đúng thời điểm, và với oai nghi nghiêm chỉnh, vị ấy dùng dao cắt thịt trên thân mình, rồi rót một ít dầu vào nơi thịt đã bị khoét ra, rồi từ đó thắp lên một ngọn đèn để cúng dường chư Phật. Hoặc có khi các vị ấy đốt một ngón tay theo đúng nghi thức, hoặc họ đốt một vài liều hương trên thân mình, chẳng hạn trên cánh tay. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni dạy rằng, những người như vậy,  nghiệp chướng nợ nần họ đã tạo trong vô lượng kiếp trước đều có thể tiêu trừ qua việc làm đơn giản nầy.

Xa lìa thế gian, vĩnh viễn thóat khỏi các lậu hoặc. Người ấy tuy chưa hiểu rõ đạo vô thượng giác, nhưng đối với Phật pháp đã có tâm quyết định.

Họ đã có sự phát tâm dứt khóat và sẽ không bao giờ thối chuyển.

Kinh văn:

若不為此捨身微因。縱成無為必還生人,酬其宿債。如我馬麥正等無異。



Nhược bất vi thử xả thân vi nhân, túng thành vô vi tất hoàn sanh nhân, thù kỳ túc trái. Như ngã mã mạch chánh đẳng vô dị.

Việt dịch:

Nếu không gieo được cái nhân xả thân nhỏ bé ấy, dù có thành đạo vô vi, cũng phải sanh lại làm người, hoàn trả các nợ cũ, như quả báo ăn lúa ngựa của Như Lai.

Giảng giải:

Nếu không gieo được cái nhân xả thân nhỏ bé ấy, dù có thành đạo vô vi, cũng phải sanh lại làm người, hoàn trả các nợ cũ.

Nếu mình không làm những hạnh hy sinh thân mạng, như đốt đèn trên thân hay đốt một ngón tay, hoặc đốt hương trên cánh tay, như gieo trồng vài thiện pháp, thì dù có thành tựu đạo nghiệp, dù trở thành giác ngộ, thậm chí thành Phật, thì mình vẫn phải trả các món nợ cũ. Mình vẫn phải thọ thân người trở lại và trả các nghiệp đã vay trong quá khứ,

Như quả báo ăn lúa ngựa của Như Lai.

“Như Lai đã phải ăn lúa dành cho ngựa suốt 90 ngày trong đời nầy.” Đức Phật nói.

 Tại sao Đức Phật Thích-ca Mâu-ni phải chịu quả báo như vậy? Chuyện xảy ra từ thời quá khứ, khi ngài là một vị Bà-la-môn nhận dạy 500 vị thanh niên cách  thức tu đạo. Lúc đó, có một Đức Phật đang thị hiện trên thế gian. Mọt hôm, Đức Phật kia cùng các vị tỷ-khưu đi khất thực, Đức Phật dạy các vị tỷ-khưu nhận được vật phẩm cúng dường thì nên trích bớt một phần ngon trong bát của mình dành cho vị tỷ-khưu đang bị bệnh không thể đi khất thực được. Khi họ đi khất thực về, họ đi qua vùng núi nơi mà vị Bà-la-môn tức tiền thân của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang tu nhân địa. Khi vị Bà-la-môn chỉ nhận được một chút ít thực phẩm từ bát rất đầy của họ, ông ta trở nên ghen tức, “Tại sao các lão tăng511 kia được ăn nhiều thế? Các ông ấy chỉ đáng được ăn lúa ngựa.”

Năm trăm đệ tử của vị Bà-la-môn hoà theo ông ta: “Đúng vậy! Họ chỉ đáng được ăn lúa ngựa.”

Sau khi vị Bà-la-môn thành Phật, ngài phải đưa 500 vị đệ tử tỷ-khưu của mình sang một nước khác để an cư. Ngoài mặt, quốc vương nước ấy thân mật đón tiếp ngài, nhưng vua không cúng dường cho chư tăng an cư. Sau cùng, một người buôn ngựa trong nước biết được rằng Đức Phật và giáo đoàn tỷ-khưu không được cúng dường thực phẩm, thế nên ông ta chia cho chư tăng phần thực phảm dùng để nuôi ngựa. Dù vị Bà-la-môn đã thành Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, và 500 vị đệ tử trẻ của ngài đã thành 500 vị A-la-hán, Đức Phật vẫn phải trả nghiệp cũ trong đời quá khứ qua việc 90 ngày phải ăn lúa ngựa.

Thế nên, Đức Phật nói rằng nếu người nào không làm được những hạnh xả thân nầy, thì trong tương lai họ phải trả những nghiệp đã tạo trong đời trước, như họ đã gây ra.

 Kinh văn:

汝教世人修三摩地,後斷偷盜。是名如來先佛世尊第三決定清淨明誨。

Nhữ giáo thế nhơn tu tam-ma-địa, hậu đoạn thâu đạo. Thị danh Như Lai tiên Phật Thế tôn đệ tam quyết định thanh tịnh minh hối.

Việt dịch:

Ông dạy người đời, tu pháp tam-ma-địa, sau nữa, dứt trừ tâm trộm cắp. Đó gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ ba của các Đức Phật Như Lai Thế tôn trong quá khứ.

Giảng giải:

Ông dạy người đời, tu pháp tam-ma-địa, sau nữa, dứt trừ tâm trộm cắp.

Khi họ muốn tu đạo, họ phải trừ bỏ tâm trộm cắp.

“Đó gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ ba của các Đức Phật Như Lai Thế tôn trong đời trước.”

 Kinh văn:

是故阿難若不斷偷修禪定者。譬如有人水灌漏巵欲求其滿。縱經塵劫終無平復。

Thị cố A-nan, nhược bất đoạn thâu tu thiền định giả, thí như hữu nhân thuỷ quán lậu chi, dục cầu kỳ mãn. Túng kinh trần kiếp chung vô bình phục.

Việt dịch:

Cho nên A-nan, nếu không dứt trừ tâm trộm cắp mà tu thiền định, cũng như rót nước vào bình thủng, mà mong cho đầy. Dù trải qua nhiều kiếp số như vi trần, rốt cục vẫn không đầy được.

Giảng giải:

Cho nên A-nan, nếu không dứt trừ tâm trộm cắp mà tu thiền định, cũng như rót nước vào bình thủng, mà mong cho đầy. Dù quý vị cố gắng rót đầy nước vào một cái chén bị thủng dưới đáy, thì 512

Dù trải qua nhiều kiếp số như vi trần, rốt cục vẫn không đầy được.

 Kinh văn:

若諸比丘衣鉢之餘分寸不畜。乞食餘分施餓眾生。於大集會合掌禮眾。有人捶 513罵同於稱讚。必使身心二俱捐捨。身肉骨血與眾生共。不將如來不了義說。迴為已解以誤初學。佛印是人得真三昧。

Nhược chư tỷ-khưu y bát chi dư, phân thốn bất súc. Khất thực dư phần thí ngạ chúng sanh. Ư đại tập hội, hợp chưởng lễ chúng. Hữu nhơn chuỷ mạ, đồng ư xưng tán. Tất sử thân tâm nhị câu quyên xả. Thân nhục cốt huyết, dữ chúng sanh cộng. Bất tương Như Lai bất liễu nghĩa thuyết, hồi vi dĩ giải dĩ ngộ sơ học. Phật ấn thị nhơn đắc chơn tam-muội.

Việt dịch:

Nếu các tỷ-khưu, ngoài y bát ra, không tích trữ mảy may. Khất thực có thừa, bố thí cho chúng sinh đói. Nơi hội lớn đông người, chắp tay lễ bái đại chúng. Nếu có người đánh mắng, xem như khen ngợi mình. Xem thân thịt máu xương của mình giống như thân của chúng sinh. Nếu không đem lời dạy bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ tỏ ngộ của mình, khiến cho kẻ sơ học khỏi bị lầm lạc, thì Như Lai ấn chứng người ấy chân thực được tam-muội.

Nếu các tỷ-khưu, ngoài y bát ra, không tích trữ mảy may.

Các vị tỷ-khưu chỉ có ba y, một bình bát, và toạ cụ. Họ không cần thêm thứ gì khác. Họ không tích lũy của cải.

Khất thực có thừa, bố thí cho chúng sinh đói.

Họ ban tặng những vật phẩm thừa khi khất thực cho những người không có gì để ăn.

Nơi hội lớn đông người, chắp tay lễ bái đại chúng.

Các vị tỷ-khưu chắp tay cung kính vái chào mọi người trong hội chúng. Nếu có người đánh mắng, xem như khen ngợi mình.

Xem lời chửi mắng cũng như là lời khen tặng. Họ không phản ứng với lời mắng nhiếc.

Xem thân thịt máu xương của mình giống như thân của chúng sinh.

Tâm của các vị không ôm ấp tâm niệm kiêu mạn và thân không phản ứng theo lối thể hiện sự kiêu ngạo và tự ái. Khi có người nào mắng nhiêc mình, quý vị nên xem như họ đang hát tặng mình. Nếu mình chẳng mắng ai mà họ mắng mình, thì hay nhất là quý vị đừng cần hiểu những gì họ đang nói. Những lới ấy đối với quý vị chẳng có nghĩa gì cả. Như thể họ nói một thứ tiếng gì đó mà mình chẳng hiểu, như tiếng Nhật, tiếng Anh, hay tiếng Hoa, nhờ đó mà quý vị chẳng hiểu gì cả.

Khi có người thực sự mắng mình, quý vị hãy nghĩ rằng: “Ồ! Ông ta đang nói với tôi những điều tốt đẹp biết bao!” Hãy nhìn ngược lại. Nếu có người đánh mình, chỉ giả vờ như mình đụng vào tường. Giả như mình bất cẩn chạy va vào tường và để lại một cục u lớn trên đầu.

 Nếu quý vị quay lại và đấm vào tường rồi nói, “Tại sao lại va vào tôi?” Quý vị chỉ kết thúc bằng bàn tay đau. Khi có người đánh quý vị, nếu mình xem đó như là va vào tường, thì mọi chuyện xem như kết thúc ngay ở đó.

Hàng tỷ-khưu phát tâm bồ-đề chân chính, nên xả bỏ thân máu thịt của mình cho những chúng sinh khác nếu họ cần sự chia xẻ của mình. Có một lần Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang trong lúc tu hành nhân địa, ngài thấy một con cọp đói, ngài hiến thân mình cho cọp đói ăn. Cọp là loài thú dữ nhất trên đời, thế nên Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong lúc đang tu hành nhân địa, ngài đã từ bỏ thân mạng mình, thí cho cọp đói.

Nếu không đem lời dạy bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ tỏ ngộ của mình, khiến cho kẻ sơ học khỏi bị lầm lạc,

Hàng tỷ-khưu không rao giảng giáo lý Tiểu thừa theo cách như thể hiểu theo ý mình. Nói cách khác, nếu không nói đúng như lời Phật dạy, thì chính mình đã hiểu sai và làm mê mờ người mới học. Nếu các vị tỷ-khưu không rơi vào lỗi ấy, Như Lai ấn chứng người ấy chân thực được tam-muội.

Đức Phật sẽ ấn chứng cho những người như vậy. Họ chân thực chứng được tam-muội.

Kinh văn:

如我所說名為佛說。不如此說即波旬說

Như ngã sở thuyết danh vi Phật thuyết. Bất như thử thuyết tức ba-tuần thuyết.

Việt dịch

Như lời Như Lai nói đây, tức là lời của chư Phật. Nếu không đúng như lời nói đó, tức  ma ba-tuần nói.

Giảng giải:

Đây là cách thức Đức Phật giảng pháp. Mọi lời giảng khác là của ma vương.

---o0o---




tải về 9.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   77   78   79   80   81   82   83   84   85




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương