Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang335/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   ...   332   333   334   335   336   337   338   339   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê
 
cách chế đồ dùng, xem bói mà biết được tương lai.  
Chú thích: (1) R. Wilhelm cơ hồ bỏ chữ “vân”, dịch là “Biến hoá đưa tới việc làm. J. Leggen dịch 
khác hẳn: trong các biến hoá, lời nói và việc làm, sự việc gì tốt đều có điềm lành.  
Chúng tôi dịch theo lời giảng của chu Hi: “Biến hoá trong lời nói và việc làm, cho nên do việc xem 
hình tượng mà biết cách chế đồ dùng; việc tốt có điềm lành, cho nên xem bói mà biết được tương 
lai.”  
Về việc xem hình tượng mà chế đồ dùng, xem lại chương 2, thiên Hệ từ hạ truyện này.  
4. Thiên địa thiết vị, thánh nhân thành năng, nhân mưu quỉ mưu, bách tính dự năng.  
Dịch: Trời đất đặt ngôi rồi, thánh nhân hoàn thành khả năng của mình (Kinh Dịch) nhờ vậy mà trăm 
họ được dự vào những lời khuyên (mưu tính) của người và của quỉ thần.  
Chú thích: tiết này tối nghĩa, mỗi nhà hiểu một khác. Chúng tôi châm chước Chu Hi và J.Legge.  
5. Bát quái dĩ tượng cáo, hào thoán dĩ tình ngôn. Cương nhu tạp cư nhi cát hung khả kiến hỉ.  
Dịch: Bát quái lấy “tượng” mà bảo, những lời đặt ở sau các hào và các quẻ tùy hoàn cảnh, sự việc 
(tình) mà chỉ cho ta (1) Cứng mềm (các hào dương âm) lẫn lộn với nhau, do đó mà biết được cát 
hung.  
Chú thích (1) Câu này có nghĩa là: thời thượng cổ, người ta chỉ xem hình tượng mỗi quẻ mà biết 
được tốt xấu; tới đời sau Văn Vương, chu Công mới đặt thoán từ, hào từ để giảng cho rõ.  
6. Biến động dĩ lợi ngôn, cát hung dĩ tình thiên. Thị cố ái ố tương công nhi cát hung sinh, viễn cận 
tương thủ nhi hối lận sinh, tình ngụy tương cảm nhi lợi hại sinh. Phàm Dịch chi tình, cận nhi bất 
tương đắc tắc hung, hoặc hại chi, hối thả lận. Dịch: (Tiết này Chu Hi không giảng gì cả. Có hai cách 
hiểu, tôi dịch cả ra dưới đây).  
a. Phan Bội Châu – Quái, hào, lấy lợi mà nói gì thì phải có biến động (vì có biến mới thông, có thông 
mới lợi), cát hung tùy ở tình người mà thiên chuyển (tĩnh mà thiện thì cát, ác thì hung).  
Cho nên yêu ghét, hai tình đó xung đột nhau mà sinh ra cát, hung (xung đột, phía nào phải thì được, 
là cát); xa gần xâu xé nhau mà sinh ra hối tiếc, chân thật, giả dối đối đãi với nhau mà sinh ra lợi hay 
hại.  
Tóm lại, cái tình tả trong Dịch là gần nhau mà không tương đắc nhau thì hung, hoặc mắc tổn hại, hối 
và tiếc. (Phan Bội Châu không dịch, chỉ giảng rất dài, non ba trang, chúng tôi tóm tắt lại như trên)  
b) (R.Wilhelm và J.Legge hiểu đại khái như nhau. Chúng tôi lựa bản dịch của Wilhelm).  
“biến và động được xét theo các lợi (mà chúng mang lại). Cát và hung thay đổi tùy theo điều kiện 
(conditions). Cho nên yêu và ghét xung đột nhau mà cát hung từ đó sinh ra (1). Xa và gần làm hại 
nhau mà hối và tiếc từ đó sinh ra (1). Chân và ngụy ảnh hưởng lẫn nhau mà lợi hại từ đó sinh ra. Mọi 
hoàn cảnh trong Kinh Dịch tóm lại như sau: khi sự vật gần nhau mà không hoà hợp với nhau thì 
hung: sinh ra hại, hối và xấu hổ!”  


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   332   333   334   335   336   337   338   339   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương