Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang332/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   ...   328   329   330   331   332   333   334   335   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê  
Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ 
Dịch và chú thích 
CHƯƠNG X+XI  
 
1. Dịch chi vi thư dã, quảng đại tất bị: hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa đạo yên, kiêm 
tam tài nhi lưỡng chi, cố lục. Lục giả, phi tha dã, tam tài chi đạo dã.  
Dịch: Sách Dịch bao là (rộng lớn) gồm đủ cả: có đạo trời; có đạo người, có đạo đất, gồm cả ba ngôi 
(tam tài là trời, người, đất) mà nhân hai lên, cho nên thành ra sáu hào. Sáu hào không có gì khác là 
đạo của ba ngôi.  
Chú thích: Mỗi đơn quái có ba hào trỏ ba ngôi: hào trên cao là trời, hào giữa là người, hào dưới là 
đất. Một trùng quái gồm nội quái và ngoại quái, tức hai đơn quái, cho nên nói là “nhân hai lên thành 
sáu hào” .  
Nhưng xét trọn trùng quái thì có khi người ta cho hào 5,6 là trời, hào 3, 4 là người, hào 1, 2 là đất.  
2. Đạo hữu biến động, cố viết hào. Hào hữu đẳng, cố viết vật. Vật tương hạp cố viết văn. Văn bất 
đáng, cố cát hung sinh yên.  
Dịch: đạo có thay đổi biến động, nên sáu vạch trong quẻ gọi là hào. Hào có bậc (cao thấp) trong quẻ, 
cho nên nó tượng trưng sự vật. Sự vật (cương nhu) xen nhau, cho nên có những đặc tính của mỗi 
hào. Đặc tính của mỗi hào có khi không thích hợp với vị trí của nó, cho nên mới sinh ra tốt xấu.  
Chú thích: Tiết này rất tối nghĩa (Phan Bội Châu chỉ dịch mỗi câu đầu), mỗi người hiểu một khác. 
Chu Hi không giảng thế nào là “văn”. Chúng tôi miễn cưỡng dịch. Có lẽ bỏ, không dịch 3 câu sau 
như Phan Bội Châu thì hơn.  
Chữ hào có nghĩa là (âm dương) giao nhau, sinh biến động.  

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   328   329   330   331   332   333   334   335   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương