Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang329/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   ...   325   326   327   328   329   330   331   332   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê  
Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ 
Dịch và chú thích 
CHƯƠNG VII  
1. Dịch chi hưng dã, kỳ ư trung cổ hồ? Tác Dịch giả kỳ hữu ưu hoạn hồ?  
Dịch: Đạo dịch hưng thịnh lên ở thời trung cổ chăng? Người làm Dịch có điều ưu tư lo lắng đấy 
chăng?  
Chú thích: tiết này ám chỉ thời Văn Vương, Văn Vương bị Trụ giam ở ngục Dữu Lý mà đặt ra Thoán 
từ cho mỗi quẻ.  
2. Thị cố, Lý, đức chi cơ dã; Khiêm, đức chi bính dã; Phục, đức chi bản dã; Hằng, đức chi cố dã; 
Tổn, đức chi tu dã; Ích, đức chi dụ dã; Khốn đức chi biển dã; Tỉnh, đức chi địa dã; Tốn, đức chi chế 
dã.  
Dịch: Quẻ Lý là cái nền của đức, quẻ Khiêm là cái cán của đức, quẻ Phục là gốc của đức; quẻ Hằng 
là cái bền vững của đức; quẻ Tổn là sự trau giồi đức; quẻ Ích là sự nẩy nở đầy đủ của đức; quẻ Khốn 
là để nghiệm xem đức cao hay thấp; quẻ Tỉnh là sự dày dặn của đức; quẻ Tốn là sự chế ngự đức (cho 
nó thuần thục, linh hoạt).  
Chú thích: tiết này nói về chín quẻ giúp cho người ta tu đức.  
Lý là lễ (coi phần dịch 64 quẻ) cung kính, cẩn thận, cho nên gọi là nền của đức. Khiêm là khiêm tốn. 
Phục là trở lại, hoàn phục thiên lý. Hằng là giữ lòng cho bên, không biến đổi. Tốn là bớt lòng dục, 
lòng giận. Ích là làm cho đức tăng tiến. Khốn là gặp nghịch cảnh, mới kiểm điểm được đức của 
mình. Tỉnh là giếng khơi nước không cạn, cũng không tràn, mọi người đều lại lấy nước, ý nói công 
dụng đầy khắp, dày dặn. Tốn là thuận theo lẽ phải mà chế ngự đức.  
3. Lý, hoà nhi chí; Khiêm tốn nhi quan; Phục, tiểu nhi biện ư vật; Hằng, tạp nhi bất yếm; Tổn, tiên 
nan nhi hậu dị; Ích trưởng dụ nhi bất thiết; Khổn, cùng nhi thông; Tỉnh, cư kỳ sở nhi thiên; tốn, 
Xứng nhi ẩn.  
Dịch: Lý, thì ôn hoà mà (đạo nghĩa) tới cực điểm; Khiêm (tự hạ) thì lại được tôn trọng mà vẻ vang; 
Phục tuy nhỏ (vì một hào dương ở dưới 5 hào âm) nhưng việc gì cũng biện biệt được (vì dương là 
ánh sáng, âm là bóng tối, một dương 5 âm như một ngọn đèn trong phòng tối); Hằng thì ở thời phức 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
Nguyễn Hiến Lê
 
tạp mà giữ được đức, chứ không chán; Tốn (bớt tư dục) thì mới đầu tuy khó sau (thành thói quen) 
hoá dễ; Ích (là thêm) thì nảy nở thêm (một cách tự nhiên mà không tốn công sắp đặt, Khốn thì thân 
tuy cùng mà đạo vẫn thông, nhờ đó hết cùng thì sẽ thông. Tỉnh thì tuy ở một nơi mà ơn nhuận lưu 
hành khắp (như nước giếng); Tốn thì xứng hợp với mọi hoàn cảnh mà không để lộ tài đức ra.  
4. Lý dĩ hoà hạnh, Khiêm dĩ chế lễ; Phục dĩ tự tri; Hằng dĩ nhất đức; Tổn dĩ viễn hại, Ích dĩ hưng lợi; 
Khốn dĩ quả oán; Tỉnh dĩ biện nghĩa; Tốn dĩ hành quyền.  
Dịch: (dùng) quẻ Lý để điều hoà tính của mình; quẻ Khiêm để điều chế điều lễ, quẻ Phục để làm 
(chữ tri ở đây có nghĩa là làm chủ) mình; quẻ Hằng để cho đức của mình được thuần nhât, quẻ Tốn 
để tránh xa mọi cái hại; quẻ Ích để hứng khởi mọi cái lợi; quẻ Khốn để khi hoạn nạn ít phải oán hận; 
quẻ Tỉnh để biện minh điều nghĩa, quẻ Tốn để biết quyền biến.  
 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   325   326   327   328   329   330   331   332   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương