Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang339/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   ...   332   333   334   335   336   337   338   339   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê
 
thêm bớt, hoặc phản đối hay dung hòa ý kiến của người trước.  
Cách trình bày đó mới mẻ, ở Trung Hoa chúng tôi mới thấy có Vũ Đồng trong bộ Trung quốc Triết 
học đại cương mà chúng tôi đã dùng làm tài liệu chính. Ở nước nhà, tác phẩm của chúng tôi cũng 
nhờ tính cách mới mẻ đó mà được độc giả hoan nghinh. Nhưng nó chỉ là một đại cương. Từ 1971, tôi 
muốn nghiên cứu riêng về thời Tiên Tần, thời rực rỡ nhất trong lịch sử triết học Trung Hoa, và định 
viết kỹ về mỗi triết gia chính, phân tích tư tưởng của họ, dịch trọn hoặc gần trọn tác phẩm của họ.  
Đã có sẵn một số tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, rồi nhờ một bạn trẻ: Cô Thiên Mai, sinh viên 
du học ở Đài Bắc kiếm thêm cho tôi tất cả những sách bằng tiếng Trung Hoa xuất bản ở Đài Loan, 
Hương Cảng.  
Năm 1972, tôi viết xong:  
- Liệt Tử và Dương Tử - Lá Bối 1973.  
- Nhà giáo họ Khổng – Cảo Thơm 1972.  
Năm 1974 xong ba cuốn nữa:  
- Mạnh Tử - Cảo Thơm đầu 1975.  
- Tuân Tử - viết chung với Giản Chi – chưa kịp xuất bản thì chiến tranh chấm dứt, nước nhà được 
thống nhất.  
- Trang Tử - chưa in, cuốn này bắt đầu viết từ 1973.  
Sau ngày giải phóng, mặc dầu biết lọai sách này của chúng tôi không thể xuất bản trong mười năm 
sắp tới được, tôi cũng vẫn tiếp tục thực hiện cho xong chương trình đã họach định, rồi cứ để đó, 
không bao giờ in được cũng không sao. Tôi viết vì tôi muốn học thêm, mà tôi muốn học thêm vì tôi 
thích tinh thần nhân bản rất cao trong triết học thời Tiên Tần.  
Tôi cặm cụi viết như trước ngày giải phóng, nhờ vậy từ 1975 đến nay, xong được sáu tập nữa, đều 
chưa in:  
- Hàn Phi, viết chung với Giản Chi, 1975.  
- Mặc học, dịch một phần bộ Mặc Tử 1976.  
- Lão Tử, dịch trọn Đạo Đức Kinh, 1977.  
- Khổng Tử, 1978. Tập này dài gấp năm cuốn nhà giáo họ Khổng và phân tích tư tưởng của triết gia 
họ Khổng về đạo đức, chính trị.  
- Luận ngữ, dịch trọn bộ và chú thích, 1978.  
- Sau cùng là Kinh Dịch, đạo của người quân tử, 1979.  
Tôi kết thúc triết học Tiên Tần bằng tập này vì cho rằng dịch học phái trong thời Chiến Quốc đã biết 
lựa những tinh hoa của Nho và Lão, rồi dung hòa để vạch cho dân tộc Trung Hoa một phép xử thế 
khá cao thượng mà rất thực tiễ. Có thể nói Dịch Kinh và Dịch truyện đại biểu cho sự minh triết của 
dân tộc Trung Hoa thời cổ. Nó tổng hợp các triết thuyết chính thời Tiên Tần.  


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   332   333   334   335   336   337   338   339   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương