Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang338/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   ...   332   333   334   335   336   337   338   339   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê
 
bổ, không biết làm gì cho qua ngày, tôi học lại chữ Hán. Lúc này tôi phải tự học trong bộ Hán Việt 
từ điển của Đào Duy Anh và cuốn Grammaire Chinoise của Cordier, vì Bác tôi đã qui tiên, không 
còn ai để chỉ dẫn cho tôi.  
Học như vậy được bốn năm tháng, biết thêm chừng hai ngàn chữ nữa, lõm bõm đọc xong được bộ 
Tam Quốc Chí diễn nghĩa (có lời bình của Thành Thán) thì được bổ vào làm việc trong Nam.  
Vì có nhiều thì giờ rảnh, tôi kiếm mua được một ít sách Hán: Mạnh tử, Luật ngữ, Ẩm băng thất của 
Lương Khải Siêu, Nam du tạp ức của Hồ Thích, Cổ văn quan chỉ, vài cuốn Văn Học sử Trung quốc 
mò mẫm đọc lấy, chỗ nào không hiểu thì viết thư hỏi Bác Ba tôi ở đốc Vàng thượng, Long Xuyên.  
Nhờ vậy tối vỡ nghĩa lần lần và năm 1953, nhờ Bác Ba tôi khuyến khích, hướng dẫn, tôi viết được bộ 
Đại cương Văn học sử Trung quốc, 3 cuốn. Bộ này tôi tự xuât bản năm 1955, biết rằng có nhiều sơ 
sót, nên xin lỗi trứơc độc giả và độc giả không ai nở trách mà còn cho là một tác phẩm đứng đắn, 
hữu ích vì là cuốn đầu tiên bằng tiếng Việt viết về văn học Trung quốc. Lần tái bản tôi có sửa lại.  
Hai năm sau, năm 1957, tôi viết cuốn: Nho giao, một triết lý chính trị (tôi cũng tự xuất bản năm 
1958).  
Viết xong hai cuốn đó, tôi định bỏ hẳn khu vực cổ học Trung quốc mà sọan những sách về Việt Nam 
và phương Tây.  
Nhưng thời cuộc khiến cho có cuộc di cư 1954, và nhờ cuộc di cư đó mà tôi được quen ông Giản Chi 
Nguyễn Hữu Văn. Ông quê ở làng Cót (gần Hà Nội), lớn hơn tôi sáu tuổi, hồi nhỏ học chữ Hán tới 
mười lăm tuổi, đậu bằng Khóa sinh rồi mới chuyển qua học tiếng Pháp, nên sức học về chữ Hán 
vững hơn tôi nhiều. Chúng tôi lần lần thân với nhau và năm 1962, tôi để nghị với ông viết chung bộ 
Đại Cương triết học Trung quốc, tài liệu do ông bạn Tạ Trong Hiệp ở Paris tìm mua giùm cho. Ông 
nhận lời, chúng tôi hăng hái bắt tay vào việc ngay, chưa đầy hai năm thì xong, nhà Cảo Thơm in 
thành hai cuốn năm 1965 và 1966.  
Viết tuy mệt thật, nhưng càng đi sâu vào cổ học Trung Quốc tôi càng thích, tôi liên tiếp cho ra:  
- Cổ Văn Trung Quốc – Tao Đàn 1966.  
- Chiến Quốc sách – Viết chung với Giản Chi – Lá Bối 1968.  
- Văn học Trung Quốc hiện đại từ 1898 tới 1960: 2 cuốn, tôi tự xuất bản – 1969.  
- Sử Ký của Tư Mã Thiên, viết chungvới Giản Chi- Lá Bối 1970.  
- Tô Đông Pha – Cảo thơm 1970.  
- Dịch Nhân sinh quan và Thơ văn Trung Hoa của Lâm Ngữ Đường . Ca Dao 1970.  
Bộ Đại cương Triết học Trung Quốc không sắp thành từng thời đại, từng môn phái như đa số các 
sách viết về triết học, mà chia thành từng vấn đề. Chẳng hạn về nhân sinh luận có những vấn đề tính, 
tâm, tình, dục, nhân nghĩa . . .mỗi vấn đề chúng tôi xét theo thứ tự thời gian: mới đầu thời Tiên Tần, 
ai là người đặt ra vấn đề, rồi tuần tự các triết gia đời sau bàn thêm về vấn đề đó ra sao, hoặc sửa đổi, 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   332   333   334   335   336   337   338   339   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương