Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


IV. PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, PHẢI TRỤ TÂM MÌNH NHƯ THẾ NÀO?



tải về 0.62 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

IV. PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, PHẢI TRỤ TÂM MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Đáp câu hỏi: Vân hà ưng trụ kỳ tâm

Phật dạy: Đúng như pháp tánh, Bồ tát làm việc bố thí mà không nên trụ chấp việc bố thí của mình làm. Đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp Bồ tát nên bố thí hết. Bố thí mà không chấp nơi hành động bố thí, bố thí như vậy phước đức nhiều vô lượng vô biên. Hư không ở tám hướng, mười phương nhiều không thể dùng trí óc suy lường. Bồ tát bố thí mà không trụ, không chấp tướng, thì phước đức nhiều như hư không vô lượng vô biên của mười phương kia vậy.

Tu Bồ Đề! Bồ tát nên trụ tâm như lời dạy của Như Lai!



TRỰC CHỈ

Pháp tánh và Phật tánh chỉ là tên gọi khác của bản thể CHÂN NHƯ. Nhận thức trên mặt ĐỒNG, ta thấy Phật tánh và Pháp tánh là một. Nhận thức qua mặt DỊ, ta thấy Phật tánh và Pháp tánh không phải một.

Phật tánh tại hữu tình

Pháp tánh tại vô tình

Phật tánh bản lai vô nhị tánh

Nhất hóa năng thiêu bách vạn sài”

Pháp tánh tự nó thanh tịnh. Pháp tánh tự nó không xan tham, không có thủ xả, không có cái của ta của mi. Cái tự tánh thanh tịnh sẵn có của hữu tình chúng sanh gọi là Phật tánh. Cái tự tánh thanh tịnh sẵn có của vô tình chúng sanh gọi là Pháp tánh. Phật tánh và Pháp tánh không hai, ví như cùng một thứ lửa tùy đốt vào củi mà tên lửa và độ nóng có khác. Sự thật, Pháp tánh là tự tánh “như thị bản nhiên” của hiện tượng vạn pháp. Nó không là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp...Cho nên sống đúng với Pháp tánh, thì gọi là bố thí, kỳ thật Bồ tát chẳng có bố thí gì.

Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là vật chất tồn tại khách quan, là hiện tượng vạn vật tồn tại của vũ trụ. Tham lam mù quáng, chấp mắc si mê, bảo thủ, ù lì, đam mê rồ dại, thương cảm yếu hèn, luyến ái đần độn, nghĩ ngợi viễn vông là những thứ làm cho con người sống trái với Pháp tánh thanh tịnh “như thị bản nhiên” của vạn hữu an bài.

Bồ tát sống với ý thức an nhiên, theo quy luật vận hành biến dịch:

...Chư pháp tùng bản lai

Thường tự tịch hiệt tướng

Xuân đáo bách hoa khai

Hoàng oanh đề liễu thượng...

Trạng thái bố thí của Bồ tát là thí tất cả mà chẳng thấy có thí gì. Tu như thế, gọi là XỨNG TÁNH KHỞI TU. Sống như thế, gọi là TÙY THUẬN PHÁP TÁNH. Cho nên, gọi là làm việc bố thí, nhưng Bồ tát không TRỤ TƯỚNG, không chấp đó là CÔNG ĐỨC, đó là hành động bố thí do mình làm. Bởi vì sự tu hành đó chỉ là sống cho phù hợp với pháp tánh vốn vậy của chính mình. Sống đúng pháp tánh, tùy thuận pháp tánh là có phước đức, mà không cần TRỤ CHẤP CÔNG LAO để mong chờ, để đòi hỏi phước đức ở nơi ai khác ưu ái ban cho. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”

Là Bồ tát đối với hạnh bố thí phải cảnh giác với tự tâm: “ƯNG VÔ SỞ TRỤ” đừng chấp việc bố thí của mình. Bố thí như thế, phước đức nhiều như hư không trong mười phương, phước đức vô lượng vô biên vậy.

---o0o---


V. THẾ NÀO LÀ ĐỨC TIN CÓ GIÁ TRỊ?


Ông Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Có thể có chúng sanh nghe những lời lẽ, ý thú về vấn đề hàng phục tâm và trụ tâm như thế, sanh lòng tin thật chăng?

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Ông đừng lo nghĩ như vậy, sau Như Lai diệt độ, 500 năm về sau vẫn có người tu hành và sanh lòng tin thật đối với vấn đề hàng phục và trụ tâm như thế.

Tu Bồ Đề! những người sanh lòng tin thật là những người từng vun trồng căn lành không những ở một, hai, ba, bốn, năm Đức Phật. Họ đã trồng căn lành với vô lượng ngàn muôn Đức Phật rồi.

Nếu có người nghe ý thú kinh nầy, sanh lòng tin trong sạch thì Như Lai đều biết đều thấy những chúng sanh đó phước đức vô lượng vô biên, như hư không của mười phương. Vì những chúng sanh đó, không có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh và tướng thọ mệnh. Họ cũng không còn tướng chấp chánh pháp hay là phi pháp. Vì sao? Vì nếu họ còn chấp bốn tướng thì đã không tin nổi lời của Như Lai nói. Vì vậy, Bồ tát không nên chấp: Ngã, nhơn, chúng sanh và thọ mệnh, cũng không nên chấp chánh pháp hay phi chánh pháp.

Do nghĩa đó, Như Lai thường nói: Các tỳ khưu, phải biết pháp của Như Lai nói ví như thuyền bè. Chánh pháp còn phải bỏ, huống hồ phi pháp!
TRỰC CHỈ

TIN là cửa ngõ vào đạo. Người không có đức tin coi như tự mình đóng bít cửa ngõ vào đạo của mình. Nhưng có đức tin quá nhẹ dạ, tin điên đảo quàng xiên, tin cậu cốt, cô đồng thì không phải là những đức tin cần có cho người Phật tử muốn đi trên đường giải thoát giác ngộ. Trái lại, đạo Phật xem những đức tin quàng xiên, nhảm nhí, như một thứ bùn đen, khi chiếc áo trắng bị nhuộm rồi, thì khó mà nhuộm những màu sắc thắm tươi, xinh đẹp. Người đệ tử Phật phải hết sức thận trọng đức tin.

Về đức tin, trong nền giáo lý Phật được phân tích chọn lọc kỹ càng. Đại để chia thành sáu thứ:

1.Tín tự: Phải tin mình là Phật và tin khả năng thành Phật của mình.

2.Tín tha: Tin lời Phật dạy là thật. Hành đúng lời Phật dạy sẽ có giải thoát, giác ngộ thật.

3.Tin nhân: Rằng muốn ăn quả, tất phải trồng cây. Không trồng cây, chỉ cầu nguyện van xin để được có quả ăn là điều không thể có.

4.Tín quả: Quả ngọt được ăn hiện nay là do ta đã trồng cây ở những năm tháng trước. Không bao giờ có quả mà chẳng phát xuất tự hạt nhân.

5.Tín sự: Làm tất cả việc thiện, không phải Phật, diệt trừ vô minh phiền não nội tâm, cũng không phải Phật. Nhưng do làm những việc đó mà Phật tánh sẵn có của ta mới được hiện ra.

6.Tín lý: Si mê thì ta là chúng sanh, sống triền miên đau khổ ở cõi Ta Bà. Giác ngộ thì ta là Bồ tát, Phật, Bồ Đề, Niết Bàn, Cực lạc thế giới, ở tại chỗ mà ta đang ở.

Giáo lý kinh Bát Nhã Ba La Mật nghe mà sanh lòng tin trong sạch là người chánh tín. Sự chánh tín đó được nhân lên gấp nhiều lần. Vì người có được chánh tín là người đã dứt trừ được bốn tướng chấp....Người đó cũng dứt hết tướng chấp về CHÁNH PHÁPPHI PHÁP nữa. Họ đã có Bát Nhã Ba La Mật và sống với Bát Nhã Ba La Mật rồi vậy. Người đó đã trồng căn lành với vô lượng nghìn muôn Đức Phật rồi. Do vậy, phước đức của họ nhiều vô lượng vô biên.
Là Phật tử chân chính, phải hết sức thận trọng đức tin. Phải tránh xa những gì MÊ TÍN, có tánh cách huyễn hoặc hoang đường. Giá trị của một lòng tin CHƠN CHÁNH phải được phát xuất từ Bát Nhã Ba La Mật, một thứ trí tuệ đến nơi đến chốn. Thứ trí tuệ tột chót đỉnh cao!

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương