Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


I. BỐI CẢNH THỜI PHÁP BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA



tải về 0.62 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

I. BỐI CẢNH THỜI PHÁP BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA


Ông A-Nan trần thuật:

Một hôm nọ, Đức Phật ở trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, tại nước Xá Vệ cùng với số chúng đại Tỳ kheo 1250 người câu hội. Lúc gần đến giờ ăn, Đức Thế Tôn mang bát vào đại thành thứ lớp khất thực. Khi trở về tịnh xá, dùng cơm xong, cất bát, thay y, sau đó Đức Phật rửa chân và trải tọa cụ mà ngồi.



TRỰC CHỈ

Bát Nhã Ba La Mật là thứ trí tuệ rốt ráo. Sử dụng thứ trí tuệ nầy, người ta sẽ thấy nó vượt ngoài tập quán lễ nghi có tính cách hình thức rườm rà.

Cho nên đức Phật nói thời Pháp Bát Nhã Ba La Mật trong một bối cảnh thời gian không gian thật là giản dị.

Thành tựu Bát Nhã Ba La Mật, đời sống của một bậc Thế Tôn, giống y như mọi người không có gì cách ngăn, lập dị: Ăn cơm tối rồi, cất bát, đổi y, rửa chân rồi trải tọa cụ ra ngồi. Hành động đó, với nhãn quan của phàm phu ham danh hiếu vị, họ thấy Như Lai Thế Tôn chỉ là một người tầm thường. Nhưng với nhãn quan của người đạt đạo, thì đó là biêủ hiện của Bát Nhã Ba La Mật, thể hiện qua nếp sống của một Như Lai.

Với tâm hồn đạt đạo, một thiền sư cũng đã thấy và nói:

“...Nhậm vạn trước y thường



Tùy duyên trừ cựu nghiệp”

Chuyện tu hành như chuyện mặc áo thay xiêm. Sự đạt đạo giống như việc ăn cơm uống nước.Đang tắm biết mình đang tắm, uống trà biết mình uống trà, trải chiếu ngồi biết mình đang trải chiếu ngồi, nhìn ngắm một cành mai biết mình đang ngắm một cành mai...Muốn có Bát Nhã Ba La Mật, ta phải học làm cho được những cái tầm thường ấy. Thể hiện hành động tầm thường, có phải chăng Đức Thế Tôn nhằm dạy cho đệ tử mình sử dụng Bát Nhã Ba La Mật trong cuộc sống hằng ngày và qua hành động giản đơn thực tiễn trước mắt.

---o0o---

II. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỘT BỒ TÁT PHẢI LÀM

Ông Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Thật là hi hữu! Như Lai đã hộ niệm tốt cho các Bồ tát và phú chúc tốt cho các Bồ tát.

Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam,thiện nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì phải an trụ tâm như thế nào? và hàng phục tâm như thế nào?

TRỰC CHỈ
Câu hỏi của ông Tu Bồ Đề là nhơn duyên phát khởi của thời pháp Bát Nhã Ba La Mật. Nó có tánh cách quan trọng: Nêu lên một tiền đề lớn, để từ đó Đức Phật dạy cho các đệ tử mình phương pháp sống, vận dụng Bát Nhã Ba La Mật vào cõi đời nhiều va chạm, nhiều phiền não khổ lụy có thể xảy ra.

Tu Bồ Đề là một đại đệ tử xuất sắc trong mười đệ tử xuất sắc của Phật. Cũng vì vậy mà ông có cái tên KHÔNG SANH, lại còn có cái tên THIỆN HIỆN và THIỆN KIẾT. Tương truyền: Rằng lúc cha mẹ sanh ông ra, có điềm lành và hiện tượng tốt.

Qua lời phát biểu, tỏ ra Tu Bồ Đề rất thâm hiểu Như Lai: có bồ tát tâm nào không phát xuất từ Như Lai tâm. Có bồ tát hạnh nào không thể hiện từ Như Lai hạnh. Như Lai tâm và Như Lai hạnh hàm dung châu biến cả thập giới thánh phàm, thì có Bồ tát nào không được Như Lai hộ niệm tốt cho!

Thiện tai! Thiện tai! Là lời ấn chứng thể hiện sự bằng lòng của Như Lai. Vì đó là sự thật, là chân lý, hiểu như thế là hiểu được giáo lý liễu nghĩa của kinh, hiểu như thế mới là hiểu rõ về NHƯ LAI, hiểu rõ thế nào là là một pháp thân Phật!

---o0o---

III. VẤN ĐỀ HÀNG PHỤC TÂM MÌNH

Người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác phải hàng phục tâm mình như thế nào?

Phật bảo ông Tu Bồ Đề: Phàm có mười loại chúng sanh như: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu tưởng, phi vô tưởng. Ta đều khiến cho diệt độ hết vào vô dư niết bàn. Diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh như thế mà đừng thấy có chúng sanh nào được diệt độ.

Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát thấy rằng: ta là người diệt độ chúng sanh, chúng sanh là người được ta diệt độ, thì Bồ tát còn có tướng chấp ngã, chấp nhơn, chấp chúng sanh và chấp thọ mệnh, thì không phải Bồ tát thật.



TRỰC CHỈ
Tuyệt diệu thay! Hệ tư tưởng Bát Nhã Ba La Mật! Bát Nhã Ba La Mật là thứ trí tuệ cao vút tuyệt vời, nó đưa người đệ tử Phật đến đỉnh cao của trí tuệ, đào tạo cho người Phật tử một sức sống lạc quan tích cực, một tâm hồn vị tha vong kỷ. Với tâm hồn lạc quan, vị tha vong kỷ, người Phật tử sống trong thực tế giữa hiện tượng vạn pháp của cuộc đời, mà mỗi bước đi không rời chân như thật tướng.

Một tâm ta có khả năng xây dựng ra mười pháp giới, thì mười loại chúng sanh ấy sanh trưởng ở lòng ta. Nói rõ ra, chúng là những tư tưởng, những quan niệm phát xuất từ ý thức ở lòng ta, những khái niệm, tư tưởng vi tế đến thô động, từ trừu tượng đến cụ thể, luôn luôn chuyển biến trong tâm thức con người còn trong tam giới.

Thai sanh là những loại sanh do kết tinh từ phôi thai. Noãn sanh là những loài sanh trứng rồi phát triển hình thành từ trứng. Thấp sanh là những loại sanh từ nước, từ chỗ ẩm ướt sanh ra. Hóa sanh là những loại sanh ra do biến hóa, do thoát xác mà thành. Hữu sắc là những loại có hình hài sắc chất. Vô sắc là những loại tư tưởng không nương gá sắc chất hình hài. Phi hữu tưởng là những loại tư tưởng vi tế, không còn tưởng thô. Phi vô tưởng là những khái niệm vi tế gần như bặt hẳn không còn niệm. Gọi mười loại sanh ấy là chúng sanh, vì “giả chúng duyên nhi sanh, cố viết chúng sanh”: Tất cả đều nương các duyên mà sanh khởi, nên gọi “chúng sanh”. Là Bồ tát cần diệt độ (diệt trừ, độ tận) tất cả, khiến cho chúng vào vô dư Niết bàn. Nói rõ hơn: Bồ tát cần xóa sạch hình bóng, tác động, cho đến khái niệm vi tế của chúng trong tư duy, trong ký ức của mình. Diệt độ xóa sạch hết mà nên quên đi mình là người diệt và chúng sanh là đối tượng bị diệt độ.

Vĩnh Gia Huyền Giác nói:

Ngũ uẫn phù hư không khứ lai Tam độc thủy bào hư xuất một”

Vạn vật không ngoài năm uẩn, nhưng xét cho tột, ngũ uẩn chỉ là sự hợp tan. Vô minh không ngoài tam độc, nhưng tư duy cho cùng, tam độc tụ tán như bọt nước đầu ghềnh. Năng độ và sở độ chỉ có thể dùng khi còn:

“...Mộng lý minh minh hữu lục thú”: Con người còn mê muội trong sáu nẻo luân hồi.

Và nó không còn tác dụng lúc:

“Giác hậu không không vô đại thiên”: Đến lúc giác ngộ rồi thì cõi tam thiên đại thiên trở thành “Nhất chân pháp giới”, “cảnh giới bất nhị”.

Bởi vậy Bồ tát hàng phục tâm mình bằng cách xóa hết năng độ, sở độ ở lòng mình. Bồ tát thấy rõ là:

Vô minh thật tánh tức Phật tánh” “Ảo hóa không thân tức pháp thân”.

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương