Khoa luật trần minh thu pháp luật quốc tế VỚi vầN ĐỀ khủng bố: MỘt số VẤN ĐỀ LÝ luận và thực tiễN luận văn thạc sĩ luật họC


Đặc điểm chủ yếu của hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay



tải về 200.74 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích200.74 Kb.
#12950
1   2   3   4   5   6

1.2.3. Đặc điểm chủ yếu của hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay


Hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay mang một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, các phần tử còn sót lại của tổ chức khủng bố Al Qaeda và thế lực Hồi giáo cực đoan khác vẫn là lực lượng nòng cốt của khủng bố quốc tế.

Thứ hai, các vụ khủng bố xảy ra ở Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á… cho thấy khủng bố đã mở rộng mục tiêu tấn công của mình ra ngoài phạm vi các nước phương Tây.

Thứ ba, khuynh hướng tiến hành các vụ tấn công khủng bố ở các quốc gia đang phát triển ngày càng nổi bật.

Thứ tư, "Đánh bom tự sát" trở thành thủ đoạn tấn công quan trọng của các thế lực khủng bố quốc tế.

Thứ năm, mục tiêu có xu hướng mở rộng.

Trước kia, khi tiến hành hoạt động khủng bố, các phần tử khủng bố đều có mục tiêu chính trị rõ ràng: khi thì để đạt được mục đích “chính đáng” của bản thân, khi thì để thực hiện mục tiêu thay đổi xã hội… nhưng nhìn chung mục tiêu mà các phần tử khủng bố tấn công thường có ý nghĩa tượng trưng nhất định như các đại sứ quán, căn cứ quân sự, các công trình quan trọng… Nhưng thời gian gần đây, mục tiêu mà các phần tử khủng bố nhằm vào thường không mang ý nghĩa tượng trưng rõ ràng mà mở rộng tấn công vào các mục tiêu dân sự như tàu chở dầu, khách du lịch.



Thứ sáu, kết cấu của các tổ chức khủng bố quốc tế có xu hướng lỏng lẻo, tản mát hơn.

Sau sự kiện 11-9, dưới sự truy lùng ráo riết của các quốc gia, các tổ chức khủng bố quốc tế đã thay đổi quy mô, chiến lược và cơ cấu tổ chức để phù hợp với bối cảnh. Lực lượng khủng bố của các tổ chức không tập trung mà phân chia rải rác, liên kết lỏng lẻo với nhau hơn. Hàng loạt các vụ khủng bố được tiến hành đa phần là do các tổ chức quy mô nhỏ thực hiện, thậm chí do một số cá nhân không thuộc tổ chức nào thực hiện.



Thứ bảy, hình thức khủng bố biến hóa đa dạng.

Thời gian đầu khi chủ nghĩa khủng bố mới xuất hiện, các phần tử khủng bố thường dùng các phương thức như ám sát, bắt cóc, đặt bom… Nhưng đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, phương thức tiến hành khủng bố cũng không ngừng được biến hóa, thay đổi. Bên cạnh các phương thức truyền thống, đã xuất hiện tội phạm khủng bố sử dụng công nghệ cao.



Kết luận chương 1

Hiện nay, mặc dù, hệ thống văn bản pháp lý quốc tế về chống khủng bố tương đối lớn, tuy nhiên chưa văn bản nào đưa ra được định nghĩa rõ ràng, toàn diện, được thừa nhận chung về khủng bố mà mới chỉ ghi nhận một số hành vi nhất định là khủng bố và các biện pháp để hợp tác đấu tranh chống lại các hành vi này. Song, những hành vi được ghi nhận này đã ít nhiều phản ánh được bản chất của hiện tượng khủng bố. Chúng ta có thể nhận biết hành động khủng bố dựa trên một số dấu hiệu như: dấu hiệu về động cơ chính trị của hành vi bạo lực; dấu hiệu về mục đích của hành vi bạo lực, các yếu tố chủ thể, khách thể của hoạt động khủng bố…

Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm về khủng bố của cộng đồng quốc tế và của một số quốc gia trên thế giới, phân tích nguyên nhân dẫn đến hoạt động khủng bố, đặc điểm của hoạt động khủng bố, đặc điểm pháp lý của hoạt động khủng bố, có thể nhận định: khủng bố là hành vi bạo lực hoặc đe dọa bạo lực do các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện tác động đến tính mạng, sức khoẻ (tinh thần và thể chất), tài sản của người dân và các mục tiêu dân sự khác nhằm đạt được mục đích chính trị (ép buộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân hành động hoặc không được thực hiện hành động nào đó vì lí do tôn giáo, sắc tộc…).

Chương 2

KHÁI QUÁT KHUNG PHÁP LÝ QUỐC TẾ

VỀ PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ




2.1. Khái quát khung pháp lý quốc tế về phòng, chống khủng bố


Trước sự đe dọa của hoạt động khủng bố tới hòa bình, an ninh quốc tế, cộng đồng quốc tế đã chung tay xây dựng hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh vấn đề khủng bố. Có thể khái quát hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống khủng bố gồm: Các điều ước quốc tế (Điều ước quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương, điều ước quốc tế toàn cầu, điều ước quốc tế khu vực…), Nghị quyết của Liên hợp quốc liên quan đến việc phòng, chống khủng bố…

2.1.1. Điều ước quốc tế


2.1.1.1. Điều ước quốc tế đa phương

Hiện nay, cộng đồng quốc tế đã xây dựng được 14 điều ước đa phương về chống khủng bố quốc tế:

- Công ước Tokyo năm 1963 về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay;

- Công ước Lahay 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay;

- Công ước Montreal năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng;

- Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội phạm chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973;

- Công ước quốc tế bảo vệ về mặt vật lý vật liệu hạt nhân năm 1979;

- Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979;

- Nghị định thư Montreal năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế;


  • Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hành trình hàng hải năm 1988;

  • Nghị định thư về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn các công trình cố định trên thềm lục địa năm 1988;

  • Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo nhằm mục đích phát hiện năm 1991;

  • Công ước quốc tế về trấn áp hành vi khủng bố bằng bom năm 1997;

  • Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố năm 1999;

  • Công ước New York năm 2005 về ngăn chặn hoạt động khủng bố hạt nhân;

  • Công ước về ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010.

Đây là những văn bản pháp lý quan trọng về tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế, lên án mạnh mẽ các hoạt động khủng bố, và khẳng định sự cần thiết phải đấu tranh chống lại các hành vi khủng bố dưới mọi hình thức.

2.1.1.2. Điều ước quốc tế khu vực

Vấn đề chống khủng bố là mối quan tâm của toàn nhân loại. Bên cạnh điều ước quốc tế đa phương mang tính toàn cầu thì trong khuôn khổ của khu vực (châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ…), các quốc gia, tổ chức quốc tế khu vực cũng ký kết những điều ước quốc tế để ngăn ngừa và đấu tranh chống tội phạm khủng bố trong phạm vi khu vực của mình.



2.1.1.3. Điều ước quốc tế song phương

Nhằm ngăn ngừa tội phạm khủng bố, tăng cường hợp tác trong đấu tranh chống khủng bố, bên cạnh việc tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương, khu vực, các quốc gia cũng đã ký kết các hiệp định song phương với nhau. Có thể kể đến một số hiệp định song phương về phòng, chống khủng bố như: Hiệp định Hợp tác và Đối tác (PCA) giữa Indonesia và Liên minh châu Âu (EU) ký ngày 9/11/20009 tại thủ đô Jakarta, Indonesia; Hiệp định hợp tác Trung Quốc-Nga về chống khủng bố, ly khai và cực đoan; Thỏa thuận hợp tác chống khủng bố Mỹ - Ấn Độ năm 2010 (CTCA); Thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về chống khủng bố năm 2007; Bản ghi nhớ về hợp tác chống khủng bố quốc tế giữa Bangladesh và Autralia 2008 (ký ngày 24/12/2008 tại Dhaka)…




tải về 200.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương