Khoa luật trần minh thu pháp luật quốc tế VỚi vầN ĐỀ khủng bố: MỘt số VẤN ĐỀ LÝ luận và thực tiễN luận văn thạc sĩ luật họC


Nguyên nhân dẫn đến hành động khủng bố quốc tế



tải về 200.74 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích200.74 Kb.
#12950
1   2   3   4   5   6

1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến hành động khủng bố quốc tế


Hoạt động khủng bố được thực hiện dưới nhiều hình thức, do nhiều lực lượng, thế lực khác nhau thực hiện. Chúng ta có thể lý giải một số nguyên nhân dẫn đến hành động khủng bố như sau:

- Về khía cạnh chính trị của những hành động khủng bố: Các mâu thuẫn dân tộc và xung đột sắc tộc, tôn giáo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hành động khủng bố quốc tế.

- Về khía cạnh kinh tế: Tình trạng đói nghèo, phân cực giàu nghèo quá lớn, thất nghiệp là những lý do thúc đẩy một bộ phận của xã hội gia nhập lực lượng khủng bố.

1.2. Đặc điểm của khủng bố quốc tế


1.2.1. Đặc điểm của hoạt động khủng bố

Qua nghiên cứu một số khái niệm khủng bố trong các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia và thực tiễn quá trình phát triển của chủ nghĩa khủng bố trong những năm trở lại đây, có thể nhận diện hoạt động khủng bố qua một số đặc điểm sau:

- Hoạt động khủng bố thường nhắm đến mục tiêu là cộng đồng dân cư với mục đích gieo rắc sự sợ hãi, nỗi kinh hoàng trong một bộ phận nhân dân. Những kẻ khủng bố muốn thông qua các hành động đó để gây ra ảnh hưởng xấu đến ổn định xã hội, đến phát triển kinh tế của quốc gia, qua đó thực hiện cho được mục đích chính trị của chúng.

- Hoạt động khủng bố quốc tế thường được thực hiện dưới nhiều hình thức, đó là những hành vi sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực; hành vi phá hoại, phá hủy hoặc đe dọa phá hoại, phá hủy… Việc sử dụng bạo lực đối với con người được thực hiện dưới nhiều hành vi như bắt cóc, giết người, hành hung, gây thương tích… Việc phá hủy, phá hoại các mục tiêu vật chất khác được thực hiện dưới hình thức như đặt bom mìn, gây nổ, thiêu hủy hoặc sử dụng các loại vũ khí hết sức nguy hiểm khác.

- Hoạt động khủng bố luôn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với một quốc gia hoặc một chính phủ.

1.2.2. Đặc điểm pháp lý của tội khủng bố

1.2.2.1. Chủ thể của tội phạm khủng bố quốc tế

Xác định chủ thể của tội phạm khủng bố quốc tế hiện nay vẫn đang là vấn đề tranh cãi.

Theo các Công ước quốc tế về phòng, chống khủng bố, chủ thể của tội phạm khủng bố chủ yếu là các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, vấn đề đang cần làm rõ hiện nay là liệu quốc gia có thể coi là chủ thể của tội phạm khủng bố?

Khoa học pháp lý Xô viết đã từng ghi nhận khả năng quốc gia là chủ thể chủ yếu thực hiện các hành vi khủng bố, theo đó, khủng bố quốc tế là hành vi được tổ chức bởi các quốc gia nước ngoài nhằm mục đích tạo ra ảnh hưởng đến chính sách đối nội hoặc đối ngoại của quốc gia khác, gây ra sự căng thẳng, xung đột quốc tế hoặc chiến tranh. Còn theo quan điểm của một số nước A-rập trên diễn đàn của Ủy ban Adhoc của Liên hợp quốc về các vấn đề khủng bố cũng nhấn mạnh đến "khủng bố nhà nước", tới các hành vi bất hợp pháp bằng vũ lực của nước này trên lãnh thổ nước khác hoặc các trường hợp nhượng bộ, che giấu hay giúp đỡ của quốc gia đối với các nhóm, tổ chức khủng bố tiến hành hoạt động chống lại nước khác.

Tuy vậy, quan điểm này chưa được tất cả các quốc gia tán đồng. Nhiều quốc gia cho rằng không nên đưa quốc gia hoặc chính phủ vào nhóm chủ thể của tội phạm khủng bố quốc tế. Vì quy định hiện hành của luật quốc tế nghiêm cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ được xác định cụ thể. Luật quốc tế nghiêm cấm các hành vi như xâm lược, diệt chủng, tội ác chống nhân loại, chống hòa bình và trong chừng mực nào đó, khủng bố quốc gia lại nằm trong khuôn khổ các hoạt động ủng hộ các hình thức xâm lược, mà xâm lược là hành vi hoàn toàn trái với các quy định hiện hành của pháp luật quốc tế.

Một số Công ước quốc tế về phòng, chống khủng bố cũng xác định hành động quân sự của quốc gia không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước. Ví dụ: Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom tại phần mở đầu có nêu: “Lưu ý rằng các hoạt động quân sự của các quốc gia được điều chỉnh theo các quy tắc của luật pháp quốc tế nằm ngoài khuôn khổ của Công ước này và việc loại trừ một số hành động của nhất định ra ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước này không có nghĩa là bỏ qua hoặc hợp pháp hóa các hành vi bất hợp pháp, hoặc loại trừ việc truy tố theo các luật khác”.

Từ phân tích trên, có thể khẳng định theo quan điểm được thừa nhận chung hiện nay, chủ thể thực hiện tội phạm khủng bố quốc tế là chủ thể phi quốc gia, đó là các cá nhân hoạt động dưới hình thức băng nhóm, tổ chức có kỷ luật chặt chẽ, có tôn chỉ mục đích, có thế lực vững mạnh và có quy mô toàn cầu hoặc khu vực. Vấn đề quốc gia có được coi là chủ thể tội phạm khủng bố không đến nay vẫn đang còn nhiều tranh luận và chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Tuy nhiên, những hành động mang tính chất khủng bố do các quốc gia thực hiện cũng cần được xem xét, nghiên cứu để xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh nhằm ngăn ngừa, trừng trị kịp thời những hành vi bất hợp pháp do quốc gia tiến hành.



1.2.2.2. Khách thể của tội phạm khủng bố quốc tế

Khách thể của tội phạm khủng bố quốc tế là các quan hệ xã hội được các điều ước quốc tế đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế bảo vệ và bị tội phạm khủng bố quốc tế xâm hại. Tội phạm khủng bố xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội do vậy khách thể của tội phạm này rất đa dạng bao gồm: quyền, tự do cơ bản của con người, trật tự an toàn công cộng, hoà bình và an ninh quốc tế, mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc giav.v... Tuy xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội nhưng khách thể trực tiếp, thể hiện đầy đủ nhất tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khủng bố quốc tế chính là hoà bình và an ninh quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể khẳng định tội phạm khủng bố là tội phạm có "tính quốc tế" nên khách thể của tội phạm khủng bố không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu, đó là hòa bình, an ninh quốc tế, lợi ích của nhân loại, là quan hệ bình thường ổn định giữa các quốc gia hoặc là tính mạng, tài sản, sức khỏe, tự do, danh dự và các quyền con người cơ bản của các công dân thuộc quốc gia đó.



1.2.2.3. Mặt khách quan của tội phạm khủng bố quốc tế

Mặt khách quan của tội phạm khủng bố quốc tế là mặt biểu hiện bên ngoài của tội phạm khủng bố quốc tế, diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

Trong mặt khách quan của tội phạm khủng bố quốc tế, hành vi là biểu hiện cơ bản nhất. Hành vi của tội phạm khủng bố quốc tế là những hành vi mang tính bạo lực hoặc đe dọa bạo lực, gây nguy hiểm xâm hại đến loài người, gây hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm khủng bố quốc tế. Đó là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần của con người, an ninh của quốc gia và quốc tế. Những hành vi này có thể bằng hành động hay không hành động.

Có thể nhận thấy đa phần hành vi khủng bố là các hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, hành vi khủng bố đã mang tính chất đa dạng hơn. Tội phạm khủng bố có thể tiến hành khủng bố bằng các phương không mang tính vũ lực như chống phá bằng công nghệ thông tin (tin tặc); làm ô nhiễm nguồn nước, phát tán mầm bệnh...



1.2.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm khủng bố quốc tế

Tội phạm khủng bố quốc tế được thực hiện một cách cố ý trực tiếp, thủ phạm thực hiện các hành vi khủng bố này nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nghiêm trọng của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Mục đích của tội phạm khủng bố quốc tế là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích của tội phạm khủng bố quốc tế không chỉ là thực hiện tội phạm mà còn là tạo ra sự bất ổn trong xã hội, gây thiệt hại cho các quốc gia và các tổ chức quốc tế, gây sự chú ý đến các vấn đề đang tồn tại và chưa được giải quyết, buộc các quốc gia và các chủ thể khác phải nhượng bộ và đáp ứng yêu cầu của chúng.

1.2.2.5. Tính quốc tế của tội phạm khủng bố quốc tế

Ở tội phạm khủng bố quốc tế, "tính quốc tế" là dấu hiệu đặc biệt quan trọng. "Tính quốc tế" của tội phạm khủng bố quốc tế được thể hiện ở nhiều yếu tố khác nhau.

Trước hết, "tính quốc tế" thể hiện ở địa bàn hoạt động của tội phạm khủng bố quốc tế. Tội phạm khủng bố quốc tế hoạt động vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, xuyên quốc gia, xuyên lục địa và có thể trên phạm vi toàn cầu.

"Tính quốc tế" còn thể hiện ở chủ thể thực hiện tội phạm bao gồm nhiều người có quốc tịch khác nhau hoặc một người có nhiều quốc tịch, cũng có thể dựa vào nạn nhân của hành vi khủng bố quốc tế - nạn nhân của hành vi khủng bố quốc tế có nhiều quốc tịch khác nhau.

"Tính quốc tế" còn thể hiện ở chỗ việc đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố quốc tế muốn có hiệu quả phải có sự nỗ lực chung thống nhất của loài người, sự hợp tác tích cực của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Bởi hậu quả của tội phạm khủng bố quốc tế là làm phát sinh các mối quan hệ tố tụng hình sự phức tạp giữa các quốc gia, đó là vấn đề thẩm quyền xét xử và dẫn độ tội phạm.



tải về 200.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương