Khoa hóa họC (141 142 báo cáo)


Loại bỏ Asen khỏi nước bằng vật liệu sét chống sắt



tải về 0.78 Mb.
trang19/37
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.78 Mb.
#3323
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   37

73. Loại bỏ Asen khỏi nước bằng vật liệu sét chống sắt



Sinh viên: Mai Phương Tú, K52 Chương trình Tiên tiến

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Nội, PGS.TS. Nguyễn Văn Ri



Tiến hành khảo sát khả năng hấp phụ Asen (III) và As (V) trong dung dịch nước bằng vật liệu sét chống sắt với thành phần chính là montmorillonite. Vật liệu được tổng hợp theo hai phương pháp: chèn sắt đã thuỷ phân sơ bộ vào montmorilonite và thuỷ phân các ion sắt đã được chèn vào montmorillonite. Các mẫu sét chống đã được tổng hợp theo hai phương pháp trên có lượng sắt gấp từ 1 đến 6 lần dung lượng trao đổi cation (CEC-Cation Exchange Capacity) của montmorillonite. Các thí nghiệm được thực hiện để xác định khả năng hấp phụ cũng như ảnh hưởng của pH môi trường đến khả năng hấp phụ Asen của vật liệu. Kết quả cho thấy vật liệu được tổng hợp theo phương pháp 2 với lượng sắp chống gấp 5 lần CEC là vật liệu hiệu quả nhất. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, ảnh hiển vi điện tử quét SEM và giản đồ phân tích nhiệt TA cũng được khảo sát với vật liệu sét chống và nguyên liệu sét ban đầu. Ảnh SEM cho thấy vật liệu mới có độ xốp cao hơn so với montmorillonite ban đầu; thêm vào đó, khả năng bền nhiệt của vật liệu mới cũng tương đương với vật liệu sét nguyên liệu như được chỉ ra trên giản đồ phân tích nhiệt. Khảo sát ảnh hưởng của pH chỉ ra rằng pH tối ưu cho hấp phụ As (III) và As(V) tương ứng là 10 và 7. Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir được sử dụng để tính toán dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu sét chống sắt đối với Asen và cho ra các giá trị là 27,027 mg/g đối với As(V), 26,326 mg/g đối với As(III).




Removal of Arsenic from contaminated water using
iron pillared clay




Adsorption of Arsenic (III) and Arsenic (V) in aqueous solution onto the iron pillared clay, in which the main composition is montmorillonite. The material was synthesized by two methods: insertion of pre-hydrolyzed iron and hydrolysis of inserted iron ions. Synthesized samples in two methods have the amount of iron as 1 to 6 times as much as CEC of the montmorillonite. Batch adsorption studies were carried out to determine the Arsenic adsorption capacity of the materials and the influence of pH on the Arsenic adsorption process. The results revealed that the material which was synthesized by the second method with the iron amount as 5 times as CEC was the most effective one. Isothermal adsorption line, SEM images and TA diagrams of the materials were also investigated. The SEM images showed that the new material was higher in porosity then the initial montmorillonite; in addition, the heat resistance of a new material is as good as that of montmorillonite as being illustrated by the TA diagrams. The pH influence investigation indicated the best pH for As(III) and As(V) adsorption is 10 and 7, respectively. The Langmuir isothermal model was applied to calculate the As(III) and As(V) maximum adsorption capacity of the new material, making up to 27,027 mg/g for As(V) and 26,326 mg/g for As(III).




74. Đặc trưng tính chất điện hóa và quang hoá của vật liệu nano ZnO điều chế bằng phương pháp thủy nhiệt



Sinh viên: Hoàng Thị Hương Thảo, K52 Cử nhân tài năngCNKHTN

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Hoàn, TS. Nguyễn Thị Cẩm Hà



Trong nghiên cứu này, ZnO dạng bột đã được điều chế bằng phương pháp thủy nhiệt trực tiếp ở 900C từ chất ban đầu là kẽm nitrat và kali hydroxit. Trong đó, thời gian phản ứng và môi trường phản ứng của các mẫu được điều chỉnh nhằm thu được điều kiện phản ứng thích hợp nhất để tổng hợp vật liệu ZnO. Các sản phẩm được xác định bằng ảnh SEM, nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoại, và năng lượng vùng cấm Eg được ngoại suy từ phổ hấp thụ UV-vis. Cấu trúc tinh thể của ZnO được xác định dựa vào phương pháp Rietveld sử dụng trên phần mềm Powdercell. Kết quả cho thấy, ZnO đã điều chế có cấu trúc tinh thể là mạng lục phương (P63mc), hạt có dạng que và chiều dài khoảng 1-3μm. Năng lượng vùng cấm của ZnO nằm trong khoảng Eg = 3,10 – 3,19 eV. Tính chất điện hóa của tất cả các mẫu cũng đã được khảo sát bằng phương pháp đo phân cực vòng. Ngoài ra, tác dụng xúc tác cho phản ứng quang hoá phân hủy metylen xanh dưới ảnh hưởng của sóng siêu âm và ảnh hưởng của tia UV cũng được trình bày.




Electrochemical and optical properties of zinc oxide materials prepared by hydrothermal method




In this study, zinc oxide powders were prepared using direct hydrothermal method at 90oC with nitrate zinc and potassium hydroxide solution as precursors. In which, reaction time and reaction medium of the samples were adjusted in order to get the optimum reaction condition to synthesis ZnO powders. The obtained products were characterized by means of scanning electron microscope, X-ray diffraction, infrared spectrum and energy bandgap Eg was extrapolated from UV-vis spectra. The crystal structures of ZnO powders were investigated based on Rietveld method using Powdercell software. The results showed that, zinc oxide powders have hexagonal crystal structure (P63mc), well defined like-rod-form in morphology and range 1-3μm in length size. The energy bandgap Eg of ZnO powders were Eg = 3.10 - 3.19 eV. The electrochemical properties of all samples were investigated by using cyclic voltammetry measurement. The photocatalytic effects of ZnO powder on degradation over time of methylene blue with sonication and under UV radiation were also performed.



75. Nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính của kháng sinh
β-Lactam thông qua phần mềm Gaussian 2003



Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo, K52 Chương trình Tiên tiến

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Kim Long



Họ kháng sinh β-Lactam bao gồm các kháng sinh có cấu trúc vòng β-Lactam. Chúng tác động đến lớp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn. Vì thế, kháng sinh β-Lactam được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm và gram dương. Cấu trúc của kháng sinh β-Lactam được nghiên cứu theo phương pháp tính toán DFT dùng B3LYP/6-31G (d). Cấu trúc phân tử được tối ưu hóa và tính năng lượng hạt nhân lõi, điện tích phần và tổng năng lượng phân tử.

Moment lưỡng cực một số kháng sinh Penicillin và nồng độ ức chế bán phần của chúng (IC50) đã được xác định và dùng để đánh giá sự nhạy cảm của kháng sinh Penicillin lên vi khuẩn E. faecium. Mối quan hệ của moment lưỡng cực và IC50 giúp dự đoán tác dụng của kháng sinh cùng loại chưa biết hoạt tính.

Cấu trúc của kháng sinh β-Lactam và cấu trúc lõi được tính để xác định sự thay đổi năng lượng phân tử, năng lượng hạt nhân lõi, độ dài liên kết và xác định được ảnh hưởng của nhóm thế lên hoạt tính của nhóm β-Lactam. Cấu trúc của kháng sinh β-Lactam trước và sau khi có men β-Lactamase được khảo sát dự đoán sự khác biệt cấu trúc và năng lượng phân tử, xác định sự mất hoạt tính của kháng sinh β-Lactam gây ra bởi sự thủy phân vòng β-Lactam của vi khuẩn.






tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương