KHÁi quát về chính quyền hợp chủng quốc hoa kỳ Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ


Chương 8: CHÍNH QUYỀN CỦA NHÂN DÂN: VAI TRÒ CỦA CÔNG DÂN



tải về 0.75 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích0.75 Mb.
#37845
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Chương 8: CHÍNH QUYỀN CỦA NHÂN DÂN: VAI TRÒ CỦA CÔNG DÂN


"Chức năng của công dân là giữ cho chính quyền khỏi rơi vào sai lầm"
- Robert H. Jackson, Phó chánh án Tòa án Tối cao Hợp chúng quốc,
vụ Hội Truyền thông Mỹ kiện Douds, 1950

Với việc soạn thảo Hiến pháp Hợp chúng quốc năm 1787, các Nhà khai quốc của nước này đã lập ra một hệ thống chính quyền mới. Ý tưởng đằng sau hệ thống đó - hoàn toàn mang tính cách mạng ở thời bấy giờ - thoạt nhìn có vẻ đơn giản và rõ ràng. Quyền cai quản đến thẳng từ nhân dân, không phải do thế tập hay bằng sức mạnh của vũ khí, mà thông qua những cuộc bầu cử tự do và công khai của công dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Trên lý thuyết có vẻ dễ dàng và thẳng tắp, song trong thực tiễn vấn đề còn xa mới được khép gọn. Điều phức tạp ngay từ buổi ban đầu là vấn đề quyền bầu cử: ai được phép bỏ phiếu, và ai không được phép.

Đương nhiên, các Nhà khai quốc là những con người của thời đại mình. Theo họ, hiển nhiên là chỉ những người có quyền lợi trong xã hội  mới có tiếng nói quyết định ai sẽ là người cai quản xã hội đó. Họ tin rằng, do chính quyền được lập ra để bảo vệ tài sản và tự do cá nhân, những ai tham gia vào việc lựa chọn đó phải có đôi chút gì của cả hai thứ này.

Lúc  bấy giờ điều đó có nghĩa là chỉ những người đàn ông da trắng theo đạo Tin Lành có tài sản mới được bầu cử. Phụ nữ không, người nghèo không, tôi tớ làm thuê không, người theo đạo Thiên Chúa và Do Thái không, nô lệ từ châu Phi hay người bản địa Mỹ không. Nhà sử học Michael Schudson viết: "Cũng như nô lệ và tôi tớ, phụ nữ được xác định bởi sự lệ thuộc của họ. Tư cách công dân chỉ thuộc về những ai làm chủ cuộc sống của mình” . Do những hạn chế đó, chỉ có khoảng 6% số dân của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vừa mới ra đời lựa chọn George Washington làm vị tổng thống đầu tiên của nước này năm 1789.

Cho dù những người Mỹ mới này tự hào về việc họ đã rũ bỏ chế độ quân chủ và qúy tộc, người dân "thường" ban đầu vẫn tiếp tục trọng vọng tầng lớp "cao sang". Vì vậy, thành viên các gia đình giàu có và có những mối quan hệ cao sang thường giành được những chức vụ chính trị mà không mấy bị phản đối. Tuy nhiên, tình trạng đó không kéo dài. Khái niệm dân chủ, tỏ ra mãnh liệt đến nỗi không thể kiềm chế được nó, và những người không thật giàu lắm và không thật có những quan hệ cao sang lắm bắt đầu tin rằng cả họ nữa cũng phải có cơ hội giúp vào việc cai quản công việc.

Mở rộng quyền bầu cử

Trong suốt thế kỷ XIX, sân khấu chính trị tại Hợp chúng quốc, một cách chậm chạp nhưng không gì ngăn lại được, bắt đầu mở rộng hơn. Những cách làm cũ bị bãi bỏ, những nhóm trước kia bị gạt ra ngoài nay tham gia vào tiến trình chính trị, và quyền bầu cử, dần dần từng bước, được mở rộng ra cho ngày một nhiều người hơn. Trước hết là việc loại bỏ những hạn chế về mặt tôn giáo và sở hữu tài sản, khiến cho đến giữa thế kỷ, hầu hết những người đàn ông da trắng trưởng thành đều có thể đi bầu.

Tiếp đến, sau cuộc Nội chiến (1861-1865) về vấn đề chế độ nô lệ, ba điều sửa đổi Hiến pháp Hợp chúng quốc đã làm thay đổi đáng kể quy mô và bản chất nền dân chủ Mỹ. Điều sửa đổi thứ 13, được phê chuẩn năm 1865, bãi bỏ chế độ nô lệ. Điều sửa đổi thứ 14, được phê chuẩn năm 1868, tuyên bố rằng sinh ra hoặc nhập quốc tịch Hợp chúng quốc đều là công dân của nước này và của bang trong đó họ sinh sống và do đó các quyền của họ về sinh sống, tự do, sở hữu tài sản, và quyền được sự che chở bình đẳng của pháp luật sẽ được chính quyền liên bang thực thi. Điều sửa đổi thứ 15, được phê chuẩn năm 1870, ngăn cấm các chính quyền liên bang hoặc bang có sự phân biệt đối xử đối với các cử tri có thể có với lý do chủng tộc, màu da hay điều kiện nô lệ trước đây.

Cái từ then chốt "giới tính" đã được để ngoài danh sách này, không phải vì bị  lãng quên; do đó, phụ nữ tiếp tục không được đi bỏ phiếu. Việc mở rộng quyền bầu cử để bao gồm cả những nô lệ cũ đã đem lại một sức sống mới cho chiến dịch âm ỉ lâu đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Cuộc chiến đấu này cuối cùng đã giành được thắng lợi vào năm 1920, khi Điều sửa đổi thứ 19 nói rằng không được khước từ quyền bỏ phiếu "vì lý do giới tính".

Các chính đảng


Nhiều người trong số các Nhà khai quốc của Mỹ căm ghét ý nghĩ về chính đảng, các "phe phái" tranh cãi nhau mà họ tin rằng chúng chỉ quan tâm đến việc tranh giành nhau hơn là làm việc vì sự tốt đẹp chung. Họ mong muốn cá nhân các công dân bỏ phiếu cho các ứng cử viên riêng lẻ, không có sự can thiệp của các nhóm có tổ chức - nhưng điều đó sẽ không thể diễn ra.

Trong những năm 1790, những ý kiến khác nhau về con đường thích hợp của đất nước mới này đã được phát triển và những ngươứi có những quan điểm đối lập nhau này đã tìm cách giành sự ủng hộ cho sự nghiệp của mình bằng cách tập hợp lại với nhau. Những người đi theo Alexander Hamilton tự gọi mình là Những người chủ trương chế độ liên bang. Họ tán thành một chính quyền trung ương hùng mạnh hậu thuẫn cho những lợi ích của thương mại và công nghiệp. Những người thuộc phái Thomas Jefferson tự gọi là Dân chủ - Cộng hòa, họ tán thành một nền cộng hòa điền địa phi tập trung, trong đó chính quyền liên bang có quyền lực hạn chế. Đến năm 1828, Những người chủ trương chế độ liên bang biến mất như một tổ chức, thay thế bằng phái Whig, được lập ra để chống lại việc bầu cử Tổng thống Andrew Jackson năm đó. Những người Dân chủ - Cộng hòa trở thành những người Dân chủ và ra đời chế độ hai đảng, vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Trong thập niên 1850, vấn đề chế độ nô lệ ở vào vị trí trung tâm, với bất đồng đặc biệt về vấn đề chế độ nô lệ có được phép tồn tại hay không tại những lãnh thổ mới của nước này ở miền Tây. Đảng Whig có lập trường chia rẽ và do đó  bị mất đi và bị thay thế trong năm 1854 bằng Đảng Cộng hòa mà chính sách hàng đầu là chế độ nô lệ phải được loại trừ khỏi mọi lãnh thổ. Đúng 6 năm sau, đảng mới này đã giành được chức tổng thống khi Abraham Lincoln thắng cử năm 1860. Đến khi đó, các đảng đã được thiết lập vững chắc như là những tổ chức chính trị áp đảo của nước này, và đứng về phía đảng nào đã trở thành một phần quan trọng trong ý thức của hầu hết người dân. Sự trung thành đối với đảng được truyền từ đời cha đến đời con và các hoạt động của đảng - bao gồm những cuộc vận động tranh cử vang dội, bổ sung bằng những nhóm diễu hành đồng phục - là một phần của đời sống xã hội trong nhiều cộng đồng.

Tuy nhiên, đến thập niên 1920, không khí dân đã ồn ào này đã giảm đi. Các cải cách thị chính, cải cách dân sự, các đạo luật chống những thông lệ tham nhũng và các cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống thay thế cho thế lực của các chính khách tại các đại hội đảng toàn quốc, tất cả những điều đó đều đã góp phần làm trong sạch bầu không khí chính trị, và làm cho nó bớt nhộn nhạo khá nhiều.

Tại sao đất nước này lại đi đến kết cuộc chỉ với hai chính đảng? Hầu hết các quan chức tại Mỹ được bầu lên từ những quận chỉ có một thành viên và giành được chức vụ bằng cách đánh bại đối thủ trong một chế độ xác định kẻ thắng gọi là "người đứng đầu giành chức vụ" - ai giành được nhiều phiếu bầu nhất thì thắng cử, và không có việc kiểm phiếu theo tỷ lệ. điều đó khuyến khích việc tạo ra một tình trạng hai cực: đảng này cầm quyền thì đảng kia bị gạt ra ngoài. Nếu những kẻ bị gạt ra ngoài tập hợp lại với nhau thì họ có nhiều khả năng đánh bại những kẻ đang "ngồi ở ghế" nhiều hơn.

Đôi khi xuất hiện những đảng thứ ba và những đảng này nhận được một phần số phiếu bầu, ít nhất trong một thời gian. Đảng thứ ba thành công nhất trong những năm gần đây là Đảng Cải cách của H. Ross Perot, đã giành được đôi chút thắng lợi trong hai cuộc bầu cử tổng thống năm 1992 và 1996. Jesse Ventura đã trở thành ứng cử viên đầu tiên của Đảng Cải cách giành được một chức vụ trong toàn bang khi ông được bầu làm thống đốc bang Minnesota năm 1998. Tuy nhiên, các đảng thứ ba đã phải vất vả mới sống sót được vì một hoặc cả hai đảng lớn kia thường giành lấy những chủ đề tranh cử được lòng dân nhất của họ, và do đó giành luôn cả cử tri.

Trong cuốn sách Các bài viết chủ trương chế độ liên bang mới: Tiểu luận bênh vực Hiến pháp, giáo sư khoa học chính trị Nelson W. Polsby viết: "Tại Mỹ, những nhãn hiệu chính trị như nhau - Dân chủ và Cộng hòa - được dán lên hầu như mọi nhân vật được bầu vào các chức vụ công cộng, và do đó hầu hết cử tri ở mọi nơi đều được động viên nhân danh hai đảng này. Thế nhưng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa không phải đâu đâu cũng như nhau. Những biến thể - đôi khi tinh tế, đôi khi dễ thấy ngay - trong 50 nền văn hóa chính trị của các bang đem lại nói chung những khác biệt rất lớn trong cái được mang tên để tồn tại, hoặc để nhận phiếu bầu, đó là Dân chủ hay Cộng hoà".

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương