KHÁi quát về chính quyền hợp chủng quốc hoa kỳ Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ



tải về 0.75 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích0.75 Mb.
#37845
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Bộ Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp (USDA) theo dõi sản xuất nông nghiệp để đảm bảo giá cả hợp lý và các thị trường ổn định cho người sản xuất và người tiêu dùng, hoạt động để cải thiện và duy trì thu nhập của nông dân, giúp phát triển và mở mang các thị trường nước ngoài cho hàng nông sản. Bộ cố gắng hạn chế tình trạng nghèo khổ, đói kém và suy dinh dưỡng bằng cách phát hành tem phiếu thực phẩm cho người nghèo; đài thọ cho các chương trình giáo dục về dinh dưỡng; điều hành các chương trình trợ giúp thực phẩm khác, chủ yếu là cho trẻ em, phụ nữ có thai và người già. Nó duy trì năng lực sản xuất bằng cách giúp cho các chủ đất bảo vệ được đất trồng trọt, nước, rừng, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

Bộ Nông nghiệp chỉ đạo sự phát triển nông thôn, các chương trình tín dụng và tiết kiệm nhằm thực hiện các chính sách tăng trưởng quốc gia, tiến hành việc nghiên cứu khoa học và công nghệ trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp. Thông qua dịch vụ thanh tra và xếp loại, Bộ Nông nghiệp bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của thực phẩm được chào bán. Cục Nghiên cứu nông nghiệp của Bộ tìm cách phát triển những giải pháp cho những vấn đề nông nghiệp có vị trí ưu tiên quốc gia cao, và cục này quản lý Thư viện Nông nghiệp quốc gia để truyền bá thông tin cho đông đảo người sử dụng, từ những nhà khoa học nghiên cứu đến quảng đại công chúng.

Ban Nông nghiệp nước ngoài (FAS) của Bộ Nông nghiệp có vai trò là cơ quan xúc tiến xuất khẩu và dịch vụ cho nông nghiệp Hoa Kỳ, sử dụng chuyên gia nước ngoài tiến hành điều tra về nông nghiệp nước ngoài, phục vụ cho những nhóm lợi ích nông nghiệp và kinh doanh của Hoa Kỳ. Tổng cục Lâm nghiệp Mỹ, cũng là một bộ phận của Bộ, kiểm soát một mạng lưới rộng lớn các khu vực rừng và động vật hoang dã của quốc gia.

Bộ Thương mại

Bộ Thương mại có vai trò thúc đẩy thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ kỹ thuật của quốc gia. Nó cung cấp sự trợ giúp và thông tin nhằm làm tăng tính cạnh tranh của Mỹ trong nền kinh tế thế giới; chỉ đạo các chương trình nhằm ngăn chặn cạnh tranh ngoại thương không công bằng; cung cấp các số liệu thống kê và những phân tích về kinh tế và xã hội cho các nhà xây dựng kế hoạch của chính phủ.

Bộ gồm có nhiều cơ quan đa dạng. Ví dụ, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế bằng cách cộng tác với công nghiệp nhằm phát triển và ứng dụng công nghệ, đo lường và tiêu chuẩn. Cục Đại dương và Khí quyển quốc gia (NOAA) trong đó có Nha Thời tiết quốc gia, có nhiệm vụ nâng cao sự hiểu biết về môi trường trái đất và bảo toàn các tài nguyên biển và ven biển của đất nước. Cục Sáng chế và Nhãn hiệu thương mại đẩy mạnh tiến bộ khoa học và mỹ nghệ bằng cách bảo đảm cho tác giả và nhà sáng chế giữ độc quyền đối với những sáng tạo và phát minh của mình. Cục Viễn thông và Thông tin quốc gia cố vấn cho tổng thống về chính sách viễn thông, thúc đẩy sáng kiến, khuyến khích cạnh tranh, tạo ra công ăn việc làm và đem lại cho người tiêu dùng dịch vụ viễn thông chất lượng cao hơn và giá hạ hơn.

Bộ Quốc phòng

Đại bản doanh đóng tại Lầu Năm góc, "tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới", Bộ Quốc phòng (DOD) chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề liên quan tới an ninh quân sự của quốc gia. Nó cung cấp lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, gồm khoảng 1 triệu nam nữ quân nhân đang tại ngũ. Trong trường hợp khẩn cấp, lực lượng này được sự hậu thuẫn của 1,5 triệu thành viên lực lượng dự bị của các bang, gọi là Đội Cận vệ quốc gia. Ngoài ra, có khoảng 730.000 nhân viên dân sự phục vụ cho Bộ Quốc phòng trong những lĩnh vực như nghiên cứu, liên lạc tình báo, vẽ bản đồ và các vấn đề an ninh quốc tế. Cục An ninh quốc gia (NSA) phối hợp, chỉ đạo và thực hiện những hoạt động tình báo rất chuyên biệt ủng hộ cho các hoạt động của chính quyền Hoa Kỳ, cũng đặt dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các quân chủng được tổ chức riêng biệt là Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân, cũng như các học viện của bốn quân chủng và Trường Cao đẳng Chiến tranh quốc gia, Hội đồng tham mưu liên quân và một số binh chủng tác chiến chuyên môn hóa. Bộ Quốc phòng duy trì các lực lượng hải ngoại để đáp ứng những cam kết theo hiệp ước, bảo vệ thương mại và các vùng lãnh thổ ở bên ngoài quốc gia, cung cấp các lực lượng không chiến và các lực lượng hỗ trợ. Những trách nhiệm phi quân sự bao gồm việc kiểm soát lũ lụt, phát triển các nguồn lực hải dương và quản lý các trữ lượng dầu mỏ.

Bộ Giáo dục

Trong khi các trường học trước hết là một trách nhiệm địa phương trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, Bộ Giáo dục đảm trách sự lãnh đạo quốc gia đối với các vấn đề trọng yếu trong nền giáo dục ở Mỹ và phục vụ như một văn phòng trung ương về thông tin để giúp cho những người ra quyết định tại các bang và địa phương cải thiện các trường  học của họ. Bộ xây dựng chính sách và điều hành các chương trình viện trợ liên bang dành cho giáo dục, trong đó có các chương trình cho sinh viên vay, chương trình dành cho sinh viên bị thiệt thòi hoặc bị tàn tật và các chương trình dạy nghề.

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Bộ Giáo dục tập trung vào những chương trình sau đây: nâng cao tiêu chuẩn cho tất cả các sinh viên, cải tiến công việc giảng dạy, đưa các bậc cha mẹ và gia đình tham gia vào sự giáo dục của trẻ em, làm cho nhà trường trở thành một nơi an toàn, có kỷ luật và không có ma tuý, tăng cường quan hệ giữa nhà trường với lao động, nâng cao sự tiếp cận với viện trợ tài chính để sinh viên có thể đến trường và tiếp nhận sự đào tạo, và giúp đỡ cho mọi sinh viên đều trở thành những người hiểu biết về công nghệ.

Bộ Năng lượng

Mối quan ngại ngày càng tăng lên về những vấn đề năng lượng của quốc gia trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã thúc đẩy Quốc hội thành lập Bộ Năng lượng (DOE). Bộ tiếp quản các chức năng của một số cơ quan chính phủ đã từng  tham gia vào lĩnh vực năng lượng. Đội ngũ cán bộ của Bộ Năng lượng chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và vận hành công nghệ năng lượng; bảo tồn nguồn năng lượng; quản lý việc sản xuất và sử dụng năng lượng; sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự và quân sự; định giá và phân bổ dầu mỏ; và một chương trình trung tâm thu thập và phân tích dữ liệu về năng lượng.

Bộ Năng lượng bảo vệ môi trường quốc gia bằng cách đề ra những tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu các tác hại của sản xuất năng lượng. Ví dụ, Bộ Năng lượng tiến hành việc nghiên cứu về môi trường và những vấn đề liên quan đến sức khoẻ, như các nghiên cứu về các chất gây ô nhiễm có liên quan tới năng lượng và những ảnh hưởng của chúng đối với các hệ sinh học.

Bộ Y tế và Các dịch vụ con người

Bộ Y tế và Các dịch vụ con người (HHS), giám sát khoảng 300 chương trình, có lẽ là cơ quan động chạm trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người Mỹ hơn bất kỳ một cơ quan liên bang nào khác. Bộ phận cấu thành lớn nhất của nó, Cục Tài trợ Chăm sóc sức khoẻ, quản lý các chương trình Medicare và Medicaid - những chương trình đem lại sự chăm sóc sức khoẻ cho khoảng 1 trên 5 người Mỹ. Chương trình Medicare đem lại bảo hiểm y tế cho 30 triệu người già và tàn tật ở Hoa Kỳ. Chương trình Medicaid, một chương trình phối hợp liên bang và bang, đem lại bảo hiểm y tế cho 31 triệu người thu nhập thấp, trong đó có 15 triệu trẻ em.

Bộ Y tế và Các dịch vụ con người còn quản lý mạng lưới các Viện y tế quốc gia (NIH), tổ chức nghiên cứu y học hàng đầu thế giới, hỗ trợ khoảng 30.000 dự án nghiên cứu về các bệnh như ung thư, Alzheimer, tháo đường, xơ cứng động mạch, đau tim và AIDS. Các cơ quan khác của Bộ Y tế và Các dịch vụ con người bảo đảm tính an toàn và hữu hiệu của việc cung cấp thực phẩm, của các loại thuốc men của quốc gia, ngăn chặn sự bùng nổ các căn bệnh lây lan và cung cấp dịch vụ y tế cho người Anhđiêng Mỹ và dân bản địa ở Alaska, góp phần nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp biện pháp ngăn ngừa mắc nghiện, điều trị bệnh nghiện ma túy và các dịch vụ điều trị bệnh tâm thần.

Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị

Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị (HUD) quản lý các chương trình  trợ giúp phát triển cộng đồng và giúp cung cấp nhà ở với mức giá phải chăng cho quốc gia. Các luật về cấp nhà với giá cả  phải chăng, do Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị thực thi, nhằm đảm bảo cho các cá nhân và gia đình có thể mua được một căn hộ mà không phải chịu tình trạng kỳ thị trong vấn đề nhà ở. Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị điều hành các chương trình bảo hiểm cầm cố để giúp các gia đình trở thành người chủ của căn nhà, và một chương trình bao cấp tiền thuê cho các gia đình có thu nhập thấp mà nếu không có chương trình này họ không thể có tiền trả cho một căn hộ tươm tất. Ngoài ra, Bộ còn điều hành các chương trình viện trợ cho việc xây dựng  lại các vùng lân cận, tránh cho các trung tâm đô thị khỏi những khu ổ chuột và khuyến khích phát triển những cộng đồng mới. Bộ cũng bảo vệ những người mua nhà trên thị trường và xúc tiến các chương trình khuyến khích ngành xây dựng nhà ở.

Bộ Nội vụ

Là cơ quan bảo toàn chính của quốc gia, Bộ Nội vụ có trách nhiệm đối với hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai công cộng thuộc sở hữu liên bang ở Hoa Kỳ. Ví dụ, Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ quản lý 500 nơi trú ngụ của động vật hoang dã, 37 khu quản lý đồng lầy, 65 trại nuôi cá quốc gia, và một mạng lưới nhân viên thi hành luật về động vật hoang dã. Cục Công viên quốc gia quản lý hơn 370 công viên quốc gia và các danh lam thắng cảnh, các tuyến đường sông, bờ biển, các khu vui chơi giải trí và di tích lịch sử, qua đó Cục thực hiện việc bảo toàn di sản tự nhiên và văn hóa của Mỹ.

Thông qua Cục Quản lý ruộng đất, Bộ giám sát đất đai và các nguồn lực - từ các khu đất trồng trọt, các khu vui chơi giải trí đến việc sản xuất gỗ và dầu - trên hàng triệu hécta đất công chủ yếu thuộc miền Tây. Cục khai hoang quản lý các nguồn nước khan hiếm ở miền Tây nửa khô cằn của Mỹ. Bộ quản lý hoạt động khai thác mỏ ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, và chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ và bảo toàn các nguồn tài nguyên chính của các bộ lạc người Anhđiêng Mỹ và dân bản địa ở Alaska. Trên phương diện quốc tế, Bộ điều hành các chương trình ở những vùng lãnh thổ như U.S. Virgin lslands, Guam, American Samoa, Northern Mariana lslands, giám sát việc cấp kinh phí phát triển cho Marshall lslands và Federated States of Micronessia và Palau.

Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ trong các vấn đề pháp lý và tòa án và, khi được yêu cầu, đệ trình các ý kiến cố vấn, các quan điểm pháp lý lên tổng thống và những người đứng đầu các bộ hành pháp. Đứng đầu Bộ Tư pháp là tổng chưởng lý, quan chức đứng đầu trong việc thực thi luật pháp của chính quyền liên bang. Cục Điều tra Liên bang (FBI) của Bộ này là cơ quan cưỡng chế thi hành luật chủ yếu, và Vụ Nhập cư và Nhập quốc tịch (INS) áp dụng các luật về nhập cư. Một cơ quan lớn trong bộ này là Cơ quan Thi hành luật về ma túy (DAE), áp dụng các luật về các chất bị kiểm soát và thuốc ngủ, khám phá các tổ chức lớn buôn bán ma túy bất hợp pháp. Bộ Tư pháp cũng trợ giúp các lực lượng cảnh sát địa phương. Ngoài ra, Bộ còn điều hành các công tố viên và cảnh sát trưởng Mỹ trên cả nươực, giám sát các nhà tù liên bang và các thể chế xử phạt khác, điều tra và báo cáo lên tổng thống về các đơn xin được phóng thích hay ân xá. Bộ Tư pháp cũng liên kết với INTERRPOL (Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế) có trách nhiệm thúc đẩy sự tương trợ lẫn nhau giữa các cơ quan cưỡng chế luật pháp trên 176 nước.

Bộ Lao động

Bộ Lao động thúc đẩy phúc lợi về thu nhập từ tiền công ở Hợp chúng quốc, giúp cải thiện các điều kiện lao động và tạo lập những mối quan hệ tốt giữa người lao động và người quản lý. Bộ áp dụng các luật lao động liên bang thông qua các cơ quan như Vụ Sức khoẻ và An toàn nghề nghiệp (OSHA), Vụ Tiêu chuẩn nghề nghiệp, Vụ Sức khoẻ và An toàn mỏ. Các trách nhiệm của Bộ là: đảm bảo các quyền của ngươứi lao động đối với các điều kiện lao động an toàn và lành mạnh; ấn định mức tiến công tối thiểu theo giờ và thanh toán lao động vươùt giờ; cấm phân biệt đối xử về việc làm; cung cấp bảo hiểm thất nghiệp và đền bù cho người bị tai nạn lao động. Bộ cũng bảo vệ các quyền về trợ cấp hưu trí của công nhân, đài thọ cho các chương trình đào tạo việc làm và giúp người lao động tìm kiếm việc làm... Cục Thống kê lao động của Bộ theo dõi và báo cáo những thay đổi trong vấn đề lao động và việc làm, giá cả và các chỉ tiêu kinh tế quốc gia khác. Đối với những người tìm kiếm việc làm, Bộ lập những báo cáo đặc biệt để giúp đỡ những công nhân lớn tuổi, thanh niên, người thiểu số, phụ nữ và người tàn tật.

Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao cố vấn cho tổng thống, người chịu trách nhiệm tổng thể về  việc thiết lập và thực thi chính sách đối ngoại của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Bộ đánh giá các lợi ích của Hoa Kỳ ở hải ngoại, đưa ra những khuyến nghị về chính sách và hành động trong tương lai, tiến hành những bước đi cần thiết để thực hiện chính sách đã thiết lập. Bộ duy trì các mối liên hệ và quan hệ giữa Hoa Kỳ  và các nước, cố vấn cho tổng thống về việc công nhận các nước và chính phủ mới, đàm phán các hiệp ước và thỏa thuận với các nước, phát ngôn cho Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc và tại các tổ chức quốc tế lớn khác. Bộ duy trì hơn 250 chức vụ ngoại giao và lãnh sự trên khắp thế giới. Trong năm 1999, Bộ hợp nhất Cơ quan Giải trừ quân bị và Kiểm soát vũ khí của Hoa Kỳ và Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ vào cơ cấu và nhiệm vụ của Bộ.

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Giao thông vận tải (DOT) thiết lập chính sách về giao thông vận tải tổng thể của quốc gia thông qua 10 đơn vị vận hành gồm việc quy hoạch, phát triển và xây dựng đường cao tốc; việc chuyên chở trên quy mô lớn ở đô thị; đường sắt; hàng không dân dụng; vấn đề an toàn đường thuỷ, cảng, đường cao tốc, các ống dẫn dầu và khí đốt.

Ví dụ, Cục Quản lý hàng không liên bang vận hành một mạng lưới các đài chỉ huy sân bay, các trung tâm điều khiển giao thông đường không và các trạm dịch vụ bay trên cả nước; Cục Quản lý đường cao tốc liên bang đem lại sự hỗ trợ tài chính cho các bang để cải thiện hệ thống xa lộ giữa các bang, các đường đô thị và nông thôn cũng như các cầu. Cục An toàn giao thông đường bộ quốc gia thiết lập các chuẩn mực an toàn và tiết kiệm nhiên liệu cho các phương tiện có động cơ. Cục Hàng hải điều hành đoàn tàu biển thương mại Mỹ. Đội Cảnh vệ duyên hải Hoa Kỳ, cơ quan cấp phép và cưỡng chế thực thi luật hàng hải chủ yếu của quốc gia, đã thực hiện các sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ ở ngoài khơi, chống nạn buôn lậu ma túy và hành động ngăn chặn tình trạng tràn dầu và ô nhiễm đại dương.

Bộ Ngân khố

Bộ Ngân khố có trách nhiệm phục vụ các nhu cầu tài chính và tiền tệ của quốc gia. Bộ thực hiện bốn chức năng cơ bản: xây dựng các chính sách tài chính, thuế và tài khóa; đóng vai trò đại diện tài chính của chính phủ Hoa Kỳ; cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa về cưỡng chế thực thi luật; sản xuất tiền kim loại và tiền giấy. Bộ Ngân khố báo cáo với Quốc hội và tổng thống về tình trạng tài chính của chính phủ và của nền kinh tế quốc dân. Nó kiểm soát doanh số về rượu cồn, thuốc lá và súng ngắn trong hoạt động buôn bán giữa các bang và với nước ngoài; giám sát việc in tem cho Cục Bưu chính Hoa Kỳ; điều hành Cơ quan Mật vụ - cơ quan bảo vệ tổng thống, phó tổng thống, gia đình họ, các quan chức cao cấp và các nguyên thủ quốc gia tới thăm; trấn áp việc làm giả tiền và chứng khoán của Mỹ, điều hành Cục Hải quan - nơi kiểm soát và đánh thuế các luồng hàng hóa vào đất nước.

Bộ gồm có Văn phòng Quan chức Kiểm soát tiền tệ, tức là quan chức của Bộ thực thi các luật điều chỉnh hoạt động của gần 2.900 ngân hàng; và Cục Thu nhập nội bộ (IRS), nơi áp dụng các luật thuế - nguồn thu chủ yếu của chính quyền liên bang.

Bộ Các vấn đề về Cựu chiến binh

Bộ Các vấn đề về Cựu chiến binh (VA) được thành lập như một cơ quan độc lập từ năm 1930 và được nâng lên cấp trực thuộc Nội các năm 1989, cấp phát những lợi ích và các dịch vụ cho các cựu chiến binh hoàn thành nghĩa vụ quân sự và những người ăn theo họ. Cục Sức khoẻ cựu chiến binh đáp ứng việc chăm sóc tại bệnh viện và tại trạm an dưỡng, cung cấp các dịch vụ về răng và điều trị bệnh nhân ngoại trú trong 173 trung tâm điều trị, 40 nhà nghỉ hưu trí, 600 trạm y tế, 133 trạm an dưỡng và 206 trung tâm cựu chiến binh của chính quyền Sài Gòn ở vùng xa tại Hoa Kỳ, Puerto Rico và Philippin. Bộ cũng tiến hành nghiên cứu y học trong những lĩnh vực như tuổi già, các vấn đề sức khoẻ của phụ nữ, bệnh AIDS và những rối loạn thần kinh sau khi bị chấn thương.

Vụ Các lợi ích của cựu chiến binh (ABA) giám sát các quyền lợi của người tàn tật, tiền trợ cấp hưu trí, và đặc biệt là việc cấp nhà ở cùng các dịch vụ khác đáp ứng theo điều kiện cụ thể. Vụ này cũng quản lý các chương trình giáo dục cho cựu chiến binh và cung cấp nguồn trợ giúp tín dụng xây nhà ở cho các cựu chiến binh đủ điều kiện và đội ngũ nhân viên phục vụ tại ngũ. Hệ thống nghĩa trang quốc gia của Vụ này cung cấp dịch vụ chôn cất, bia mộ và ghi nhận cho các cựu chiến binh cùng các thành viên có đủ điều kiện của gia đình họ trong 116 nghĩa địa trên toàn Hoa Kỳ.

Các cơ quan độc lập

Các bộ hành pháp là những đơn vị vận hành chủ yếu trong chính quyền liên bang, nhưng cũng có nhiều cơ quan khác giữ những trọng trách bảo đảm cho chính phủ và nền kinh tế hoạt động một cách trôi chảy. Chúng thường được gọi là các cơ quan độc lập, bởi chúng không phải là một bộ phận của các bộ hành pháp.

Bản chất và mục đích của những cơ quan này rất khác nhau. Một số là những nhóm quản lý có quyền giám sát những khu vực đặc biệt của nền kinh tế. Một số khác cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho chính phủ hoặc cho dân chúng. Trong đa số trường hợp, các cơ quan này do Quốc hội thành lập để giải quyết những vấn đề đã trở nên quá phức tạp trong khuôn khổ các văn bản pháp lý thông thường. Chẳng  hạn, năm 1970, Quốc hội lập ra Cục Bảo vệ môi trường để điều phối hoạt động bảo vệ môi trường của chính phủ. Trong số các cơ quan độc lập quan trọng nhất, có những cơ quan sau đây:

Cục Tình báo trung ương (CIA) phối hợp các hoạt động tình báo của các bộ và cơ quan nhất định của chính phủ; thu thập, liên hệ và đánh giá các thông tin tình báo có liên quan tới an ninh quốc gia; đưa ra các khuyến nghị cho Hội đồng An sinh quốc gia thuộc Văn phòng của tổng thống.

Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) làm việc với các chính quyền bang và địa phương trên toàn nước Mỹ để kiểm soát và làm giảm nhẹ tình trạng ô nhiễm không khí và nước, xử lý các vấn đề chất thải rắn, thuốc trừ sâu, bức xạ và các chất độc hại. Cơ quan này thiết lập và cưỡng chế thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng không khí và nước, đánh giá tác động của thuốc trừ sâu và các hóa chất, quản lý cái gọi là chương trình "siêu quỹ" cho việc làm sạch các bãi chất độc hại.

Uỷ ban Truyền thông liên bang (FCC) chịu trách nhiệm điều hành việc truyền thông giữa các bang và quốc tế qua mạng lưới phát thanh, truyền hình, vệ tinh và cáp. Nó cấp giấy phép cho các đài phát thanh và truyền hình, ấn định tần số đài phát thanh, thực thi các quy chế nhằm bảo đảm cho giá cả truyền thông bằng cáp được hợp lý. Cơ quan này điều hành những công ty dịch vụ công cộng như các công ty điện thoại và điện tín cũng như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA) phối hợp công việc của các cơ quan liên bang, bang và địa phương trong việc đối phó với lũ lụt, bão, động đất và các thiên tai khác. Cơ quan này hỗ trợ tài chính cho các cá nhân và chính quyền để xây dựng lại nhà cửa, công việc kinh doanh và các phương tiện công cộng, đào tạo nhân viên chữa cháy và các nhân viên cấp cứu y tế chuyên nghiệp, cấp tài chính cho việc đặt kế hoạch đối phó với tình trạng khẩn cấp trong khắp Hoa Kỳ và các lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Cục Dự trữ liên bang là cơ quan chỉ đạo của Hệ thống dự trữ liên bang, tức ngân hàng trung ương của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nó thi hành chính sách tiền tệ của đất nước bằng cách ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng và tiền tệ lưu thông. Cục Dự trữ liên bang điều hành các thể chế ngân hàng tư nhân, tìm cách giới hạn nguy cơ có hệ thống trên các thị trường tài chính và cung cấp một số dịch vụ tài chính nhất định cho chính quyền Hoa Kỳ, cho công chúng và cho các thể chế tài chính.

Uỷ ban Thương mại liên bang (FTC) thi hành các luật liên bang chống tơrớt và bảo vệ người tiêu dùng bằng cách điều tra những lời phàn nàn của người tiêu dùng chống lại các công ty riêng lẻ, các công việc kinh doanh, các cuộc điều tra của Quốc hội và các báo cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Uỷ ban tìm cách bảo đảm cho thị trường quốc gia hoạt động một cách có sức cạnh tranh bằng cách loại trừ những lề thói không công bằng hoặc lường gạt.

Cơ quan Dịch vụ chung (GSA) chịu trách nhiệm việc mua, cung cấp, vận hành và bảo trì tài sản liên bang, nhà cửa và thiết bị, và chịu trách nhiệm về việc bán những hạng mục dư thừa. Cục này còn điều hành đội xe cơ giới liên bang và giám sát các trung tâm vận chuyển và trung tâm chăm sóc trẻ em.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia (NASA) được thành lập năm 1958 để điều hành chương trình vũ trụ của Hoa Kỳ. Nó đã đưa những vệ tinh và các nhà du hành đầu tiên của Mỹ vào quỹ đạo, và phóng tàu vũ trụ Apollo đưa con người lên mặt trăng năm 1969. Ngày  nay, NASA tiến hành nghiên cứu trên các vệ tinh xoay quanh trái đất và các tàu thăm dò vũ trụ liên hành tinh, khảo sát những khái niệm mới trong công nghệ hàng không vũ trụ tiên tiến, và điều hành đội tàu con thoi có người điều khiển của Hoa Kỳ.

Cục Lưu trữ và Hồ sơ quốc gia (NARA) gìn giữ lịch sử của đất nước bằng cách giám sát việc quản lý tất cả các hồ sơ liên bang. Tài sản lưu trữ tại Cục này gồm có những tài liệu văn bản gốc, phim truyện, băng ghi âm và băng hình, bản đồ, hình ảnh cố định và dữ liệu vi tính. Bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền được gìn giữ và trưng bày tại tòa nhà Cục Lưu trữ quốc gia ở Washington, D.C.

Ban Quan hệ lao động quốc gia (NLRB) quản lý luật lao động chính của Hoa Kỳ, tức Đạo luật về quan hệ lao động quốc gia. Ban này được trao quyền ngăn chặn hoặc khắc phục các cách ứng xử với lao động không công bằng và bảo vệ các quyền của người lao động trong việc tổ chức và quyết định thông qua bầu cử vấn đề có hay không những liên đoàn đại diện cho họ trong đàm phán.

Quỹ Khoa học quốc gia (NSF) hỗ  trợ việc nghiên cứu cơ bản và giáo dục trong khoa học và chế tạo tại Hoa Kỳ thông qua những trợ cấp, hợp đồng và các thỏa thuận khác dành cho các trường đại học, cao đẳng và thể chế kinh doanh phi lợi nhuận và nhỏ. Quỹ này khuyến khích việc hợp tác giữa các trường đại học, ngành công nghiệp với chính quyền, và nó đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua khoa học và chế tạo.

Văn phòng Quản lý nhân sự (OPM) là cơ quan về tài nguyên con người của chính quyền liên bang. Nó bảo đảm sao cho việc phục vụ dân sự của đất nước không chịu ảnh hưởng chính trị và sao cho viên chức liên bang được chọn lựa và đối xử công bằng, trên cơ sở công lao của mình. Cơ quan này hỗ trợ các cơ quan chính phủ bằng dịch vụ nhân viên và sự lãnh đạo về chính sách. Nó cũng điều hành hệ thống hưu trí liên bang và chương trình bảo hiểm y tế.

Đội Hòa bình, thành lập năm 1961, đào tạo và đưa những người tình nguyện ra phục vụ ở nước ngoài trong hai năm. Những người tình nguyện của Đội Hòa bình hiện đang làm việc tại hơn 80 quốc gia, trợ giúp phát triển nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ, y tế, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giáo dục.

Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC) được thành lập để bảo vệ các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu và trái phiếu. Luật liên bang yêu cầu những công ty đang dự định huy động tiền bằng cách bán các chứng khoán phải nộp các dữ liệu thực tế về các hoạt động của họ cho Uỷ ban. Uỷ ban có quyền ngăn ngừa hoặc xử phạt các hành vi lừa đảo trong việc bán chứng khoán, và được quyền kiểm soát sở giao dịch chứng khoán.

Vụ Kinh doanh nhỏ (SBA) được thành lập năm 1953 để cố vấn, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ. Vụ này cho vay tiền tới các doanh nghiệp nhỏ, trợ giúp những nạn nhân của lũ lụt và các loại thiên tai khác, giúp bảo đảm được các hợp đồng cho các loại doanh nghiệp nhỏ cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho chính phủ liên bang.

Vụ An ninh xã hội (SSA) điều hành chương trình bảo hiểm xã hội của đất nước, gồm có những quyền lợi hưu trí, tàn tật và sống sót. Muốn được hưởng những quyền lợi này, hầu hết những người lao động Mỹ phải đóng thuế bảo hiểm xã hội lấy vào thu nhập của họ; những quyền lợi tương lai được căn cứ trên sự đóng góp của những người làm thuê.

Cục Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) thực hiện các chương trình trợ giúp kinh tế và nhân đạo tại các nước đang phát triển cũng như tại Trung Âu và Đông Âu và những quốc gia thuộc Liên Xô trước đây. Cục này hỗ trợ các chương trình trong  bốn lĩnh vực: dân số và sức khoẻ, sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở rộng rãi, môi trường và dân chủ.

Cục Bưu chính Hoa Kỳ được vận hành bởi một tập đoàn công cộng tự quản thay cho Bộ Bưu điện từ năm 1971. Cục Bưu chính chịu trách nhiệm về việc thu nhận, vận chuyển và phân phát thư tín, về hoạt động của hàng nghìn bưu cục địa phương trong cả nước. Nó cũng cung cấp dịch vụ thư tín quốc tế thông qua Liên đoàn Bưu chính quốc tế và những thỏa thuận khác với nước ngoài. Một Uỷ ban Cước phí bưu điện độc lập, cũng được thành lập năm 1971, ấn định các mức cước phí cho các loại thư tín.

Tổ chức Chính quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ


Ngành lập pháp

Quốc hội
     Thượng viện * Hạ viện

  • Kiến trúc sư Điện Capitol

  • Văn phòng Ngân sách Quốc hội

  • Văn phòng Kế toán Quốc hội

  • Văn phòng In ấn của Chính phủ

  • Thư viện Quốc hội

  • Văn phòng Thẩm định công nghệ

  • Trung tâm Stennis về công vụ

Ngành hành pháp

Tổng thống * Phó tổng thống
Văn  phòng điều hành của Tổng thống

  • Hội đồng Cố vấn kinh tế

  • Hội đồng Chất lượng môi trường

  • Hội đồng Kinh tế quốc gia

  • Hội đồng An ninh quốc gia

  • Văn phòng Quản lý và Ngân sách

  • Văn phòng Chính sách quốc gia chống bệnh AIDS

  • Văn phòng quốc gia về Chính sách kiểm soát ma tuý

  • Văn phòng về Chính sách khoa học và công nghệ

  • Ban Cố vấn về Tình báo nước ngoài của Tổng thống

  • Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ

  • Văn phòng của Nhà Trắng về sáng kiến và tầm vóc của phụ nữ

  • Bộ Nông nghiệp

  • Bộ Thương mại

  • Bộ Quốc phòng

  • Bộ Giáo dục

  • Bộ Năng lượng

  • Bộ Y tế và Các dịch vụ con người

  • Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị

  • Bộ Nội vụ

  • Bộ Tư pháp

  • Bộ Lao động

  • Bộ Ngoại giao

  • Bộ Giao thông vận tải

  • Bộ Ngân khố

  • Bộ Các vấn đề về Cựu chiến binh

Các tổ chức độc lập, các tổng công ty của chính phủ và các cơ quan được coi như chính thức (Xếp theo thứ tự vần chữ cái tiếng Anh)

    • Hội đồng Cố vấn về Bảo tồn lịch sử

    • Cục Tình báo trung ương

    • Uỷ ban Dân quyền

    • Uỷ ban về Giao dịch các hợp đồng hàng hóa tương lai

    • Uỷ ban về An toàn sản phẩm tiêu dùng

    • Tổng công ty Dịch vụ quốc gia

    • Cơ quan Bảo vệ môi trường

    • Uỷ ban về Cơ hội việc làm bình đẳng

    • Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Hoa Kỳ

    • Cơ quan Quản lý tín dụng nông nghiệp

    • Uỷ ban Truyền thông liên bang

    • Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang

    • Uỷ ban Bầu cử liên bang

    • Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang

    • Cơ quan liên bang về Các quan hệ lao động

    • Uỷ ban Hàng hải liên bang

    • Hệ thống Dự trữ liên bang

    • Ban Đầu tư tiết kiệm hưu trí của liên bang

    • Uỷ ban Thương mại liên bang

    • Cơ quan Dịch vụ chung

    • Ban Bảo vệ các hệ thống có giá trị

    • Cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia

    • Cục Lưu trữ và Hồ sơ quốc gia

    • Quỹ quốc gia về Mỹ thuật và các bộ môn về nghiên cứu khoa học nhân văn

    • Ban Quan hệ lao động quốc gia

    • Tổng công ty Hành khách xe lửa quốc gia

    • Ban Giám sát thành tích quốc gia

    • Quỹ Khoa học quốc gia

    • Ban An toàn giao thông quốc gia

    • Uỷ ban Chế định về năng lượng hạt nhân

    • Uỷ ban Kiểm soát sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp

    • Văn phòng về Đạo đức của chính quyền

    • Văn phòng Quản lý nhân sự

    • Văn phòng Cố vấn đặc biệt

    • Tổng công ty Đầu tư tư nhân hải ngoại

    • Đội Hòa Bình

    • Công ty Bảo hiểm phúc lợi hưu trí

    • Uỷ ban Cước phí bưu điện

    • Ban Hưu trí đường sắt

    • Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán

    • Hệ thống Dịch vụ chọn lọc

    • Vụ Kinh doanh nhỏ

    • Viện Smithsonian

    • Vụ An ninh xã hội

    • Cơ quan Quản lý thung lũng Tennessee

    • Cục Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ

    • Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ

    • Cục Bưu chính Hoa Kỳ

    • Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ

    • Đài Tiếng nói Hoa Kỳ

Ngành tư pháp

Tòa án Tối cao

  • Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ

  • Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ xử lưu động trong khu vực Liên bang

  • Các tòa án quận của Hoa Kỳ

  • Tòa án Khiếu nại liên bang Hoa Kỳ

  • Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ

  • Tòa án Thuế Hoa Kỳ

  • Tòa án Phúc thẩm dành cho các lực lượng vũ trang

  • Tòa án Phúc thẩm cựu chiến binh Hoa Kỳ

  • Văn phòng Quản lý các tòa án Hoa Kỳ

  • Trung tâm Xét xử liên bang

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương