KHÁi quát về chính quyền hợp chủng quốc hoa kỳ Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ



tải về 0.75 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích0.75 Mb.
#37845
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Washington với hội nghị lập hiến


Khi đã có đủ đại biểu đến Philadelphia để tạo thành số đại biểu tối thiểu hợp lệ cho việc triệu tập Hội nghị lập hiến, George Washington được nhất trí bầu làm chủ tịch Hội nghị. Ông miễn cưỡng chấp nhận vinh dự này vì cho rằng mình không đủ tiêu chuẩn. Diễn văn khai mạc của ông là những lời nói với niềm tự hào và lý tưởng của những người tham dự Hội nghị: "Chúng ta hãy cùng giương cao một lá cờ mà những người sáng suốt và trung thực có thể sửa đổi".

Với tư cách người chủ trì, Washington đã tỏ ra kiên định, nhã nhặn nhưng lạnh lùng, chỉ tham gia các cuộc tranh luận vào ngày cuối cùng của Hội nghị. Ông là một nhân vật gây ấn tượng sâu sắc, cả về mặt hình thể lẫn tinh thần, đến nỗi một đại biểu nhận xét rằng Washington là "người duy nhất mà tôi cảm thấy hơi sợ khi gặp mặt".

Sự ủng hộ của Washington cho một Liên bang hùng mạnh đã bắt rễ từ kinh nghiệm khi làm tổng tư lệnh Quân đội Lục địa trong thời kỳ Cách mạng Mỹ. Ông còn nhớ ông đã phải cố thuyết phục quân lính bang New Jersey của mình tuyên thệ trung thành với Hợp chúng quốc. Họ đã cự tuyệt và nói "New Jersey là đất nước của chúng ta !". Trong một khoảng thời gian nghỉ giữa Hội nghị, Washington đã trở lại chiến trường cách mạng Valley Forge, bang Pennsylvania, gần đó, nơi ông và quân đội của mình đã trải qua một mùa đông khắc nghiệt do các bang không chịu đóng góp vào sự nghiệp chung.

Khi Hội nghị kết thúc và bắt đầu tiến trình phê chuẩn, Washington từ bỏ sự im lặng của mình và nhân danh Hội nghị làm việc đầy nhiệt huyết, góp phần thuyết phục một số người chống đối của bang Virginia quê hương ông hãy thay đổi lập trường. Ông công nhận tác dụng của những người phê phán khi họ đưa ra Tuyên ngôn Nhân quyền (sau đó trở thành 10 điều sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp) trước cử toạ. Đồng thời, ông biểu dương James Madison và Alexander Hamilton về sự ủng hộ của họ đối với Hiến pháp trong tập Các bài viết chủ trương chế độ liên bang, khi ông viết rằng họ đã "rọi một ánh sáng mới vào khoa học chính quyền; họ đã đem đến một sự bàn luận đầy đủ và công bằng về quyền con người và giải thích những quyền ấy một cách rõ ràng và mạnh mẽ đến nỗi không thể không để lại một ấn tượng lâu dài".

Phê chuẩn: một bước mở đầu

Trước mắt là tiến trình phê chuẩn gay go gian khổ, nghĩa là phải có ít nhất 9 bang chấp thuận Hiến pháp. Delaware là bang hành động đầu tiên, tiếp ngay sau đó là New Jersey và Georgia. Tại Pennsylvania và Connecticut, Hiến pháp đã được chấp thuận với một đa số lớn. Một cuộc tranh cãi gay gắt đã xảy ra ở Massachusetts. Bang này cuối cùng đặt điều kiện cho việc phê chuẩn của mình là bổ sung 10 điều sửa đổi đảm bảo một số quyền cơ bản nhất định trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp; quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn; và việc cấm khám xét hoặc bắt giữ vô căn cứ. Một số bang khác cũng đưa vào những điều khoản tương tự, và những điều sửa đổi này - nay được gọi là bản Tuyên ngôn Nhân quyền - đã được đưa vào Hiến pháp năm 1791.

Đến cuối tháng Sáu năm 1788, Maryland, South Carolina và New Hampshire đã đồng ý, qua đó đáp ứng yêu cầu cần có sự phê chuẩn của 9 bang. Về mặt pháp lý, Hiến pháp đã có hiệu lực. Nhưng hai bang đầy thế lực và quan trọng là New York và Virginia, cùng hai bang nhỏ hơn là North Carolina và Rhode Island vẫn lưỡng lự. Người ta thấy rõ là nếu không có sự chấp thuận của New York và Virginia thì Hiến pháp vẫn còn đặt trên một nền tảng bấp bênh.

Virginia bị chia rẽ sâu sắc, nhưng ảnh hưởng của George Washington khi đưa ra những lý lẽ hậu thuẫn cho việc phê chuẩn đã thuyết phục được cơ quan lập pháp bang này thông qua với đa số phiếu sít sao vào ngày 26 tháng Sáu năm 1788. Tại New York, Alexander Hamilton, James Madison và John Jay đã viết một loạt bài lý luận xuất sắc bênh vực Hiến pháp - được gọi là Các bài viết chủ trương chế độ liên bang –   và giành được một đa số phiếu sít sao ủng hộ việc chấp thuận vào ngày 26 tháng Bảy. Tháng Mười Một có thêm sự chấp thuận của North Carolina. Rhode Island tiếp tục đứng ngoài cho tới năm 1790 khi không còn chỗ đứng cho một bang nhỏ và yếu thế bị bao bọc bởi một thể chế cộng hòa lớn mạnh.

Tiến trình tổ chức chính quyền bắt đầu ngay sau khi có sự phê chuẩn của Virginia và New York. Ngày 13 tháng Chín năm 1788, Quốc hội quyết định thành phố New York là nơi đặt trụ sở của chính quyền mới. (Đến năm 1790, thủ đô được chuyển đến Philadelphia và năm 1800, chuyển đến Washington, D.C.). Quốc hội lấy ngày Thứ Tư đầu tiên của tháng Giêng năm 1789 làm ngày lựa chọn các đại cử tri (những đại biểu bỏ phiếu bầu ra tổng thống), lấy ngày Thứ Tư đầu tiên của tháng Hai là ngày các đại cử tri họp lại để bầu chọn tổng thống, và lấy ngày Thứ Tư đầu tiên của tháng Ba làm ngày khai mạc Quốc hội khóa mới.

Theo Hiến pháp, cơ quan lập pháp của từng bang có quyền quyết định cách lựa chọn các đại cử tri, cũng như cách bầu ra các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Một số bang quyết định chọn cách phổ thông đầu phiếu, một số bang khác chọn cách để cho cơ quan lập pháp bầu chọn, và một số ít bang kết hợp cả hai cách trên. Những cuộc tranh chấp diễn ra kịch liệt; những chậm trễ trong những cuộc bầu cử đầu tiên theo Hiến pháp mới là điều không thể tránh khỏi. Ví dụ, New Jersey đã lựa chọn cách phổ thông đầu phiếu, nhưng lại quên không ấn định rõ thời gian kết thúc bỏ phiếu, nên thời gian bỏ phiếu kéo dài tới ba tuần.

Việc thực thi hoàn toàn và cuối cùng Hiến pháp được ấn định vào ngày 4 tháng Ba năm 1789. Nhưng đến ngày đó, mới chỉ có 13 trong số 59 hạ nghị sĩ và 8 trong số 22 thượng nghị sĩ có mặt tại thành phố New York. (Số ghế phân bổ cho North Carolina và Rhode Island vẫn bỏ trống cho tới khi các bang này phê chuẩn Hiến pháp). Cuối cùng cũng có được số đại biểu tối thiểu hợp lệ tại Hạ viện vào ngày 1 tháng Tư và tại Thươùng viện vào ngày 1 tháng Sáu. Cả hai viện sau đó họp liên tịch để kiểm các lá phiếu của các đại cử tri.

Không ai ngạc nhiên khi George Washington được nhất trí bầu làm tổng thống đầu tiên, và John Adams của bang Massachusetts làm phó tổng thống. Adams đến New York ngày 21 tháng Tư và Washington đến vào ngày 23 tháng Tư. Hai người tuyên thệ nhậm chức ngày 30 tháng Tư năm 1789. Công việc thiết lập chính quyền mới đã được hoàn tất. Song việc giữ gìn chế độ  cộng hòa đầu tiên trên thế giới mới chỉ bắt đầu.

Hiến pháp với tư cách là bộ luật tối cao

Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tự coi là "bộ luật tối cao của đất nước". Điều này có nghĩa là khi hiến pháp hoặc luật pháp của các bang do các cơ quan lập pháp của các bang hoặc Quốc hội thông qua, bị phát hiện là trái với Hiến pháp liên bang, thì chúng sẽ không có hiệu lực. Những phán quyết mà Tòa án Tối cao đưa ra trong hai thế kỷ qua đã khẳng định và củng cố nguyên tắc về quyền tối thượng của Hiến pháp.

Quyền lực tối hậu thuộc về người dân Hoa Kỳ, những người có thể thay đổi bộ luật cơ bản, nếu họ mong muốn, bằng cách sửa đổi Hiến pháp hoặc –   ít nhất trên lý thuyết –   thảo ra một hiến pháp mới. Tuy nhiên, người dân không trực tiếp thực hiện quyền lực đó của mình. Họ ủy nhiệm việc tiến hành những công việc thường nhật cho các quan chức nhà nước do dân cử hoặc được bổ nhiệm.

Theo Hiến pháp, quyền lực của các quan chức nhà nước là có giới hạn. Các hoạt động công ích của họ phải tuân thủ Hiến pháp và những đạo luật đã được ban hành theo Hiến pháp. Các quan chức dân cử phải ra ứng cử theo định kỳ, và khi đó quá trình làm việc của họ sẽ được công chúng xem xét kỹ lưỡng. Các quan chức được bổ nhiệm thì phục vụ tuỳ theo ý muốn của cá nhân hay cơ quan bổ nhiệm họ, và có thể bị cách chức bất kỳ lúc nào. Có một ngoại lệ là việc tổng thống bổ nhiệm các chánh án Tòa án Tối cao và các thẩm phán liên bang khác cho một nhiệm kỳ suốt đời, để họ khỏi phải chịu những ràng buộc hoặc ảnh hưởng chính trị.

Thông thường nhất, nhân dân Mỹ thể hiện ý nguyện của mình bằng cách bỏ phiếu kín. Tuy nhiên, Hiến pháp có điều khoản quy định việc phế truất các quan chức trong những trường hợp có hạnh kiểm sai trái hoặc có sai phạm cực kỳ nghiêm trọng bằng quy trình luận tội. Điều II khoản 4 quy định: "Tổng thống, Phó tổng thống và mọi quan chức dân sự của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ bị cách chức nếu bị luận tội, và sau đó bị kết tội là phản quốc, nhận hối lộ hoặc những tội và những hành động phạm pháp nghiêm trọng khác” .

Luận tội là việc một cơ quan lập pháp buộc tội một quan chức chính quyền có hành vi sai trái; điều này, không như người ta thường nghĩ, không có nghĩa là đã kết tội theo tội danh đó. Theo quy định của Hiến pháp, Hạ viện phải đưa ra những lời buộc tội là có hành vi sai trái khi bỏ phiếu biểu quyết dự luật luận tội. Quan chức bị buộc tội sau đó được xét xử tại Thượng viện với sự chủ toạ của chánh án Tòa án Tối cao.

Luận tội được coi là một biện pháp quyết liệt, một biện pháp chỉ được sử dụng trong những trường hợp hãn hữu ở Hoa Kỳ. Kể từ năm 1797, Hạ viện mới biểu quyết điều khoản luận tội đối với 16 quan chức liên bang: 2 tổng thống, 1 thành viên nội các, 1 thượng nghị sĩ, 1 chánh án Tòa án Tối cao và 11 thẩm phán liên bang.

Năm 1868, Tổng thống Andrew Johnson bị luận tội về những vấn đề liên quan đến cách đối xử thích đáng đối với các bang bại trận sau khi kết thúc cuộc Nội chiến. Tuy nhiên Thượng viện đã thiếu một phiếu để đủ 2/3 số phiếu thuận cần thiết cho việc kết tội, và Johnson vẫn tại vị cho đến hết nhiệm kỳ. Năm 1974, do vụ Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã từ chức sau khi Uỷ ban Tư pháp của Hạ viện kiến nghị luận tội, và trươực khi toàn thể Hạ viện kịp bỏ phiếu thông qua dự luật luận tội.

Mới đây năm 1998, Tổng thống Bill Clinton bị Hạ viện luận tội về tội khai man và cản trở hoạt động tư pháp. Sau khi xét xử, Thượng viện miễn tội cho vị tổng thống này về cả hai điều buộc tội: Thượng viện đã biểu quyết với số phiếu 55-45 là không phạm tội khai man, và biểu quyết với số phiếu bằng nhau 50-50 về tội cản trở hoạt động tư pháp. Để cách chức tổng thống phải có biểu quyết có tội với đa số 67 phiếu về cả hai lời buộc tội.

Những nguyên tắc của chính quyền

Mặc dù Hiến pháp đã thay đổi trên nhiều phương diện kể từ khi được thông qua lần đầu, những nguyên tắc cơ bản của nó ngày nay vẫn được giữ nguyên như hồi năm 1789:

  • Ba ngành cơ bản của chính quyền –   hành pháp, lập pháp và tư pháp –   vẫn độc lập và tách biệt với nhau. Quyền lực của từng ngành được cân đối hài hòa với quyền lực của hai ngành còn lại. Mỗi ngành đóng vai trò kiềm chế khả năng lạm quyền của hai ngành kia.

  • Hiến pháp, cùng với các luật được thông qua phù hợp với các điều khoản của Hiến pháp và những hiệp ước do tổng thống ký kết và được Thượng viện chấp thuận, đứng trên mọi đạo luật, mọi nghị định hành pháp và các quy định khác.

  • Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền như nhau được hưởng sự bảo vệ của pháp luật. Tất cả các bang đều bình đẳng, và không bang nào được hưởng ưu đãi đặc biệt của chính quyền liên bang. Trong khuôn khổ của Hiến pháp, mỗi bang phải công nhận và tôn trọng luật pháp của các bang khác. Chính quyền các bang cũng như chính quyền liên bang phải có hình thức dân chủ trong đó quyền lực tối hậu thuộc về nhân dân.

  • Nhân dân có quyền thay đổi hình thức chính quyền quốc gia của mình bằng những biện pháp pháp lý được chính Hiến pháp quy định.

Các điều khoản về sửa đổi Hiến pháp

Các tác giả bản Hiến pháp đã nhận thức sâu sắc rằng muốn cho Hiến pháp có thể trường tồn và theo kịp sự lớn mạnh của đất nươực thì thỉnh thoảng sẽ cần phải có những thay đổi. Họ cũng ý thức được rằng không thể để cho tiến trình thay đổi diễn ra dễ dãi, cho phép có những điều sửa đổi thiếu suy xét và được thông qua vội vã. Cũng với sự cân nhắc tương tự, họ muốn đảm bảo không để cho một thiểu số có thể cản trở hành động mà đa số người dân mong muốn. Giải pháp của họ là nhằm tạo ra một quá trình kép qua đó Hiến pháp có thể được sửa đổi.

Với hai phần ba số phiếu thuận tại mỗi viện, Quốc hội có thể khởi xướng việc sửa đổi. Hoặc theo cách khác, cơ quan lập pháp của hai phần ba số bang có thể yêu cầu Quốc hội triệu tập một đại hội toàn quốc để bàn luận và dự thảo sửa đổi. Trong cả hai trường hợp, sửa đổi chỉ có hiệu lực khi được sự chấp thuận của ba phần tư số bang.

Ngoài quá trình trực tiếp thay đổi Hiến pháp, hiệu lực của các điều khoản trong Hiến pháp có thể được thay đổi bằng sự giải thích tư pháp. Ngay từ sớm trong lịch sử của nền cộng hòa, năm 1803 trong vụ Marbury kiện Madison, Tòa án Tối cao đã thiết lập nguyên tắc giám sát tư pháp, tức là quyền của Tòa án trong việc giải thích các đạo luật của Quốc hội và quyết định các đạo luật đó có mang tính hợp hiến hay không. Nguyên tắc này cũng bao gồm cả quyền lực của Tòa án trong việc giải thích ý nghĩa của nhiều phần trong hiến pháp khi áp dụng vào các điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị và pháp luật luôn thay đổi. Qua nhiều năm, một loạt quyết định của Tòa án, về những vấn đề từ quy định của chính quyền đối với phát thanh và truyền hình cho tới các quyền của người bị kết án trong các vụ án hình sự, đã đem lại hiệu quả là cập nhật mục đích chính của luật hiến pháp mà không có sự thay đổi đáng kể nào trong bản thân Hiến pháp.

Các luật của Quốc hội, được thông qua để thực thi những điều khoản của luật cơ bản hoặc để thích nghi nó với những điều kiện thay đổi, cũng mở rộng và, theo những cách thức tinh tế, làm thay đổi ý nghĩa của Hiến pháp. Về điểm này, các quy chế và quy định của nhiều cơ quan chính quyền liên bang có thể cũng có tác dụng tương tự. Theo quan điểm của tòa án, sự kiểm nghiệm chặt chẽ trong cả hai trường hợp là nhằm kiểm định xem liệu các luật và quy chế này có tuân thủ Hiến pháp hay không.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền

Hiến pháp được sửa đổi 27 lần kể từ năm 1789 và chắc chắn sẽ còn tiếp tục được sửa đổi trong tương lai. Những thay đổi bao quát nhất đã được tiến hành trong vòng hai năm sau ngày Hiến pháp được thông qua. Trong thời kỳ này, 10 điều sửa đổi đầu tiên, được gọi chung là bản Tuyên ngôn Nhân quyền, đã được bổ sung. Quốc hội đã chấp thuận cả khối 10 điều khoản sửa đổi này trong tháng Chín năm 1789 và 11 bang đã phê chuẩn chúng vào cuối năm 1791.

Phần lớn việc phản đối ban đầu đối với Hiến pháp không phải xuất phát từ những người chống đối việc củng cố khối liên bang mà là từ những chính khách cảm thấy rằng các quyền cá nhân phải được quy định cụ thể. Một trong những chính khách đó là George Mason, tác giả bản Tuyên bố về nhân quyền của bang Virginia – tiền thân của Tuyên ngôn Nhân quyền. Với tư cách là đại biểu của Hội nghị Lập hiến, Mason từ chối ký vào văn kiện này do ông cảm thấy các quyền cá nhân không được bảo vệ đầy đủ. Dĩ nhiên, việc phản đối của Mason gần như làm bế tắc việc phê chuẩn của bang Virginia. Như đã nói ở trên, do cũng có những suy nghĩ tương tự, Massachusetts đặt điều kiện cho việc phê chuẩn của mình là bổ sung những đảm bảo cụ thể về quyền cá nhân. Khi Quốc hội khóa đầu tiên nhóm họp, quan điểm chung đối với việc thông qua những sửa đổi này gần như hoàn toàn nhất trí, và Quốc hội không mất nhiều thời gian cho việc soạn thảo những sửa đổi này.

Những sửa đổi này ngày nay vẫn còn nguyên vẹn như khi chúng được viết ra từ hai thế kỷ trước. Điều sửa đổi đầu tiên bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được hội họp bình yên và quyền yêu sách chính quyền sửa chữa sai lầm. Điều sửa đổi thứ hai bảo đảm cho công dân được quyền mang vũ khí. Điều sửa đổi thứ ba quy định rằng quân đội không được đóng tại nhà dân khi không được phép của chủ sở hữu. Điều sửa đổi thứ tư không cho phép khám xét, bắt giữ và tịch thu tài sản vô căn cứ.

Bốn điều sửa đổi tiếp theo liên quan tới hệ thống tư pháp. Điều sửa đổi thứ năm cấm xét xử tội phạm nghiêm trọng nếu không có bản cáo trạng của bồi thẩm đoàn. Điều sửa đổi này cấm xét xử lặp lại đối với cùng một vi phạm; cấm xử phạt mà chưa có sự phán xét của pháp luật và quy định rằng không thể bắt buộc một người bị buộc tội làm chứng chống lại bản thân người đó. Điều sửa đổi thứ sáu bảo đảm xét xử nhanh chóng, công khai đối với các vi phạm hình sự. Điều sửa đổi này đòi hỏi việc xét xử bởi một bồi thẩm đoàn công minh, đảm bảo quyền tư vấn pháp luật cho người bị buộc tội và quy định rằng các nhân chứng buộc tội phải tham dự phiên tòa và đối chất với người bị kết tội. Điều sửa đổi thứ bảy đảm bảo việc xét xử bởi bồi thẩm đoàn trong các vụ kiện dân sự liên quan tới bất cứ thứ gì có trị giá trên 20 USD. Điều sửa đổi thứ tám cấm bắt nộp phạt hoặc thế chấp quá nặng và xử phạt tàn ác hoặc bất bình thường.

Hai điều cuối cùng trong 10 điều sửa đổi này bao gồm những tuyên bố theo nghĩa rộng của Hiến pháp: điều sửa đổi thứ chín tuyên bố rằng việc liệt kê các quyền không nhất thiết phải đầy đủ; rằng con người có những quyền khác không được đề cập cụ thể trong Hiến pháp. Điều sửa đổi thứ mười quy định rằng các quyền hạn mà Hiến pháp không trao cho chính quyền liên bang cũng không ngăn cấm đối với các bang thì được dành cho các bang hoặc cho nhân dân.

Sự bảo vệ sống còn đối với các quyền tự do cá nhân

Tính sâu sắc của Hiến pháp trong việc tổ chức chính quyền liên bang đã đem lại cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tính ổn định phi thường qua hai thế kỷ. Tuyên ngôn Nhân quyền và những điều sửa đổi Hiến pháp sau đó đã đặt các quyền cơ bản của con người vào trung tâm của hệ thống pháp lý Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Vào những thời điểm xảy ra khủng hoảng quốc gia, các chính quyền có xu hướng tìm cách tạm đình chỉ những quyền này vì lợi ích an ninh quốc gia, nhưng tại Hoa Kỳ, những biện pháp này luôn luôn được tiến hành một cách miễn cưỡng và cẩn trọng nhất. Ví dụ, trong thời chiến nhà cầm quyền quân sự kiểm duyệt thư từ giữa Hoa Kỳ và các nước khác và đặc biệt là thư từ từ mặt trận gửi về nhà cho các gia đình. Song, ngay cả trong thời chiến thì quyền được xét xử công bằng theo hiến pháp cũng không bị bãi bỏ. Những người bị buộc tội hình sự –  và cả những đối tượng bao gồm công dân các nước thù địch bị buộc tội làm gián điệp, đảo chính và những hoạt động nguy hiểm khác - đều có quyền tự bảo vệ và, theo hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, được coi là vô tội cho tới khi bị chứng minh là phạm tội.

Những điều sửa đổi Hiến pháp sau Tuyên ngôn Nhân quyền bao gồm một loạt rộng rãi nhiều chủ đề. Một trong những điều sửa đổi có ảnh hưởng sâu rộng nhất là điều sửa đổi thứ 14 được phê chuẩn vào năm 1868, trong đó thiết lập một định nghĩa đơn giản và rõ ràng về quyền công dân và khẳng định sự đảm bảo bao trùm đối với việc xét xử công bằng theo pháp luật. Thực chất, điều sửa đổi thứ 14 áp dụng những điều khoản bảo vệ của Tuyên ngôn Nhân quyền cho các bang. Những điều sửa đổi khác đã hạn chế quyền lực tư pháp của chính quyền quốc gia, thay đổi phương thức bầu cử tổng thống, nghiêm cấm chế độ nô lệ, bảo vệ quyền bầu cử chống lại việc cự tuyệt quyền đó với lý do chủng tộc, màu da, giới tính hoặc điều kiện nô lệ trước đây; mở rộng quyền của Quốc hội trong việc thu thuế đối với các khoản thu nhập cá nhân; và thiết lập việc bầu cử thượng nghị sĩ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ theo hình thức phổ thông đầu phiếu.

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương