KỸ SƯ TÀi năng ngành vật lý KỸ thuậT (Chuyên ngành: Vật liệu điện tử và công nghệ nano)



tải về 2.04 Mb.
trang4/23
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích2.04 Mb.
#36834
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

Mô tả tóm tắt nội dung học phần

PH1110 Vật lý đại cương I


3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (cơ học, nhiệt học), làm cơ sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Hệ quy chiếu và hệ quy chiếu quán tính. Các đại lượng vật lý cơ bản và những quy luật liên quan như: Động lượng, các định lý và định luật về động lượng; mômen động lượng, các định lý và định luật về mômen động lượng; động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng. Vận dụng xét chuyển động quay vật rắn, dao động và sóng cơ;

Thuyết động học phân tử sử dụng thống kê giải thích và tính các lượng: nhiệt độ, áp suất, nội năng (khí lý tưởng). Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các quá trình chuyển trạng thái nhiệt. Xét chiều diễn biến của các quá trình nhiệt, nguyên lý tăng entrôpi; ứng dụng vào động nhiệt. Trạng thái tới hạn.


PH1120 Vật lý đại cương II


3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (điện từ).

Nội dung: Các loại trường: Điện trường, từ trường; các tính chất, các đại lượng đặc trưng (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Ảnh hưởng qua lại giữa trường và chất. Quan hệ giữa từ trường và điện trường, trường điện từ thống nhất. Vận dụng xét dao động và sóng điện từ.

PH1130 Vật lý đại cương III


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH1110, PH1120



Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (quang học, vật lý lượng tử) làm cơ sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Tính sóng của ánh sáng gồm các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, phân cực; Tính hạt của ánh sáng gồm các hiện tượng bức xạ nhiệt, Compton; Lưỡng tính sóng-hạt của các hạt vi mô (như electron, nguyên tử,..). Phương trình cơ bản của cơ học lượng tử (phương trình Schrodinger). Khảo sát: Hiệu ứng đường hầm, dao tử điều hòa, nguyên tử Hydro, nguyên tử kiềm (về năng lượng, quang phổ, trạng thái, xác suất thấy electron).

Tính chất từ của nguyên tử. Spin của electron và cấu trúc tế vi của các mức năng lượng. Nguyên lý Pauli và giải thích bảng tuần hoàn; Thuyết vùng năng lượng trong chất rắn tinh thể và phân loại vật dẫn, điện môi, bán dẫn. Bán dẫn tạp chất loại p, loại n, tiếp xúc p-n, cấu tạo và ứng dụng của transistor; Phát xạ tự nhiên, phát xạ cảm ứng. Sự khuếch đại bức xạ qua môi trường kích hoạt. Hiệu ứng laser; Hai tiên đề Einstein. Quan niệm mới về không gian, thời gian. Hệ thức E = mc2 và ứng dụng.


PH2010 Nhập môn Vật lý kỹ thuật


3(2-0-3-6)

Học phần học trước: PH1120



Mục tiêu: Sinh viên có được khái niệm ban đầu về ngành học Vật lý kỹ thuật với các định hướng như: vật liệu điện tử và CN nano, quang học và quang điện tử, vật lý tin học. Sinh viên nắm được một số vấn đề của khoa học và công nghệ cao: CN vi điện tử, công nghệ nano và ứng dụng, một số loại vật liệu bán dẫn và các phương pháp phân tích vật lý.

Nội dung: Giới thiệu về ngành học Vật lý kỹ thuật; các hoạt động đào tạo và NCKH tại Viện VLKT và các đơn vị trong, ngoài trường; công nghệ vi điện tử; công nghệ nano; vật liệu điện tử và quang điện tử; ứng dụng tin học trong vật lý; kỹ thuật ánh sáng; các phương pháp phân tích vật lý…

PH2021 Đồ án môn học I


3(0-0-6-12)

Học phần học trước: PH2010



Mục tiêu: Sinh viên làm quen với làm việc theo nhóm với các đề tài nghiên cứu, liên kết các môn học.

Nội dung: Làm quen với phòng thí nghiệm, lựa chọn các hướng nghiên cứu; tập làm việc trong môi trường nhóm nghiên cứu, tham gia thực hành, thí nghiệm, quan sát và đọc tài liệu chuyên môn.

PH2022 Đồ án môn học II


3(0-0-6-12)

Học phần học trước: PH2021



Mục tiêu: Sinh viên làm việc theo nhóm, trang bị kiến thức về thiết kế - chế tạo sản phẩm.

Nội dung: Lựa chọn các hướng nghiên cứu; tập làm việc trong môi trường nhóm nghiên cứu, tham gia thực hành, thí nghiệm, quan sát và đọc tài liệu chuyên môn, viêt báo cáo khoa học, thực hành và tiến hành các khảo sát, đo đạc trực tiếp, nắm vững thiết bị thí nghiệm…

PH3010 Phương pháp toán cho vật lý


3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1120, MI1130



Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những phương pháp toán cơ bản để giải quyết các bài toán của cơ sở lý thuyết chung và chuyên ngành.

Nội dung: Véctơ và tensor. Không gian hàm. Phép tính biến phân. Hàm biến số phức và ứng dụng.Biến đổi tích phân. Toán tử vi phân tuyến tính. Phương trình đạo hàm riêng.

PH3030 Trường điện từ


3(3-0-0-6)

Học phần học trước: PH1120



Mục tiêu: Môn học này cung cấp cho sinh viên vật lý kỹ thuật những kiến thức cơ bản về trường điện từ trong môi trường chất: trường tĩnh điện, từ trường không đổi, sóng điện từ, bức xạ điện từ, các tính chất điện từ của môi trường và phương trình điện động lực học dưới dạng hiệp biến.

Nội dung: Trường điện từ trong môi trường chất. Trường tĩnh điện. Từ trường không đổi. Sóng điện từ. Bức xạ điện từ. Các tính chất điện từ của môi trường. Điện động lực học tương đối tính.

PH3060 Cơ học lượng tử


3(2-2-0-6)

Học phần học trước: PH1120



Mục tiêu: Cơ học lượng tử cung cấp những kiến thức cơ bản về các hiện tượng vi mô (nguyên tử, điện tử) cho sinh viên các ngành vật lý kỹ thuật, kỹ thuật hạt nhân, công nghệ hoá học, công nghệ vật liệu, kỹ thuật điện tử,….; cho người học một quan niệm mới lạ mà xác thực về thế giới vi mô.

Nội dung: Tính hai mặt Sóng - Hạt của các hạt. Hàm sóng và ý nghĩa. Phương trình cơ bản của cơ học lượng tử (phương trình Schrodinger); Toán tử của đại lượng vật lý. Phương trình trị riêng của toán tử. Toán tử mômen động lượng: hàm riêng và trị riêng; Phương pháp nhiễu loạn (tính gần đúng); Chuyển động trong trường đối xứng xuyên tâm. Nguyên tử hydrô. Phương trình của hạt chuyển động trong trường điện từ. Xác suất chuyển rời trạng thái; Hệ các hạt đồng nhất. Nguyên lý Pauli. Nguyên tử nhiều electron: phương pháp trường tự hợp; Bước đầu bài toán tán xạ.

PH3070 Kỹ thuật chân không


2(2-0-0-4)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chân không như các phương pháp tạo chân không, các thiết bị tạo chân không và đo chân không.

Nội dung: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bơm chân không và các phương pháp thường được sử dụng trong quá trình rút khí tạo chân không; Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các loại chân không kế. Các vật liệu thường dùng trong kỹ thuật chân không, các phương pháp kiểm tra các chỗ dò khí và cách khắc phục.

PH3080 Cảm biến và kỹ thuật đo lường


3(3-0-0-6)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kỹ thuật đo lường, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các loại cảm biến dùng trong đo lường các đại lượng vật lý, hóa học trong đời sống và trong môi trường công nghiệp.

Nội dung: Các Cơ sở của kỹ thuật đo lường và các đặc trưng cơ bản của thiết bị đo. Nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các loại cảm biến nhiệt, cảm biến cơ, cảm biến quang, cảm biến từ trường, cảm biến hoá, cảm biến đo thành phần khí và cảm biến sinh học.

PH3090 Quang học kỹ thuật


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH1120



Mục tiêu: Bổ sung một số kiến thức quang học đại cương và nâng cao mà sinh viên Vật lý chưa co điều kiện được học trong phần Vật lý đại cương; Trang bị thêm cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về các máy quang học, các kỹ thuật vận hành thiết bị quang học.

Nội dung: Trình bày tổng quan về bức xạ quang học, sự truyền dẫn ánh sáng, thu nhận và phân tích ánh sáng và các ứng dụng.

PH3110 Vật lý chất rắn đại cương


3(3-0-0-6)

Học phần học trước: PH1120,



Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức hiện đại về vật lý chất rắn tinh thể. Sinh viên hiểu được các mô hình chất rắn cơ bản để giải thích được các tính chất của chất rắn tinh thể nói chung như: tính chất cơ học, tính chất nhiệt, tính chất điện. Ngoài ra còn hiểu được tại sao chất rắn có các tính chất đặc biệt như: siêu dẫn, bán dẫn, từ, áp điện...Sự hiểu biết này cần thiết cho các môn chuyên ngành của Vật lý kỹ thuật, vật liệu học nói chung và của ngành Vật liệu điện tử nói riêng.

Nội dung: Các mô hình chất rắn cơ bản: Cấu trúc tuần hoàn, cấu trúc thực, dao động mạng, khí phonon, khí điện tử tự do, lý thuyết vùng năng lượng nhằm giải thích các tính chất vật lý của chất rắn như tính chất cơ học, tính chất nhiệt, tính chất điện; Các tính chất đặc biệt của vật rắn: siêu dẫn, bán dẫn, từ, áp điện... được lý giải riêng cho các vật liệu tương ứng bằng các mô hình riêng của loại vật liệu đó.

PH3120 Vật lý thống kê


3(2-2-0-6)

Học phần học trước: PH3010, PH360



Mục tiêu: Nhằm làm cho sinh viên hiểu được đối tượng của học phần là các hệ nhiều hạt nhiệt động, là các hệ có mặt trong hầu hết các đối tượng vật chất, dưới cả dạng chất lẫn dạng trường, phân biệt được các tính chất cơ bản của hệ nhiệt động với hệ cơ học. Giúp sinh viên biết cách nghiên cứu một cách vi mô các tính chất cơ bản của hệ nhiệt động, qua đó hiểu rõ bản chất của các tính chất này.

Nội dung: Các hệ nhiệt học, là các hệ có mặt trong hầu hết các đối tượng vật chất, dưới cả dạng chất lẫn dạng trường; Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê; Các tính chất cơ bản của hệ nhiệt động bao gồm các phân bố cân bằng và không cân bằng, các tính chất cơ bản của các chuyển pha, các quy luật quan hệ giữa các đại lượng; Một số ví dụ và ứng dụng đối với các hệ cụ thể.

PH3190 Vật lý và linh kiện bán dẫn


3(3-0-0--6)

Học phần học trước: PH3110, ET2010



Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vùng năng lượng, nồng độ hạt dẫn và các hiện tượng vận chuyển trong vật liệu bán dẫn; hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các loại linh kiện bán dẫn khác nhau.

Nội dung: Giới thiệu về vùng năng lượng và nồng độ hạt dẫn trong vật liệu bán dẫn. Các hiện tượng vận chuyển trong bán dẫn. Chuyển tiếp p-n. Các linh kiện lưỡng cực. Transistor hiệu ứng trường. Các linh kiện vi sóng. Các linh kiện quang điện tử và quang tử.

PH3200 Quang điện tử và thông tin quang sợi


3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện quang điện tử. thông tin quang. Sinh viên có kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại, có khả năng nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông.

Nội dung: Giới thiệu các kiến thức cơ bản về sợi quang, linh kiện dẫn sóng bản phẳng, các nguồn phát quang, thiết bị thu quang và các bộ điều biến dùng trong kỹ thuật thông tin quang.

PH3280 Vật lý siêu âm và ứng dụng


3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý siêu âm, ứng dụng của sóng siêu âm nói chung và trong kiểm tra không phá hủy vật liệu. So sánh phương pháp siêu âm với một số phương pháp kiểm tra không phá hủy vật liệu khác.

Nội dung: Tìm hiểu cơ chế lan truyền của các dạng sóng âm cơ bản trong vật rắn. Siêu âm và các phương pháp công nghệ tạo dao động siêu âm. Cấu tạo của các loại đầu dò sử dụng trong kỹ thuật thăm dò khuyết tật vật liệu bằng siêu âm. Nguyên lý và quy trình kiểm tra khuyết tật vật liệu bằng phương pháp siêu âm. So sánh tính ưu việt của phương pháp siêu âm với các phương pháp khác.

PH3290 Vật lý và công nghệ nano


2(1-1-1-4)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Vật liệu điện tử những vấn đề cơ bản của lĩnh vực vật lý hiện đại: Vật lý và Công nghệ Nano và những ứng dụng thực tế. Trên cơ sở đó, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Vật liệu điện tử có khả năng nghiên cứu sâu hơn về Vật lý và Công nghệ Nano và phát triển các ứng dụng của nó vào công nghệ hiện đại.

Nội dung: Học phần giới thiệu cho sinh viên một số khái niệm cũng như các vấn đề của Vật lý và Công nghệ nano.

PH3301 Phân tích cấu trúc


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH3310



Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về cơ sở vật lý và ứng dụng của một số phương pháp trọng yếu để phân tích vật liệu như các phương pháp nhiễu xạ, hiển vi điện tử, hiển vi đầu dò quét. Sinh viên cũng dễ dàng hơn khi lựa chọn phương pháp thích hợp cho mục tiêu nghiên cứu .

Nội dung: Phân loại vật liệu; Nhiễu xạ rơngen; Nhiễu xạ điện tử; Hiển vi điện tử truyền qua-TEM; Hiển vi điện tử quét-SEM; Hiển vi tunnel-STM, Hiển vi lực nguyên tử-AFM.

PH3350 Căn bản khoa học máy tính cho kỹ sư vật lý


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: IT1110



Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về khoa học máy tính để ứng dụng có hiệu quả trong vật lý kỹ thuật.

Nội dung: Cấu trúc dữ liệu, các thuật toán căn bản, tổ chức hệ thống máy tính, thiết kế hệ thống điều hành, kiến trúc máy tính, đồ họa máy tính và mạng máy tính.

PH3360 Tính toán trong vật lý và khoa học vật liệu


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH3350



Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên vật lý kỹ thuật những kiến thức về khoa học tính toán trong vật lý và khoa học vật liệu.

Nội dung: Tính toán trong vật lý và khoa học vật liệu: 1/ Giới thiệu: Tính toán số trong lĩnh vực vật lý và khoa học vật liệu, Mô hình liên tục, Mô hình mức nguyên tử, phân tử. 2/Kỹ thuật tính toán: các phương pháp và kỹ thuật tính toán áp dụng trong lĩnh vực vật lý và khoa học vật liệu. 3/ Ứng dụng: mô phỏng vi cấu trúc của vật liệu (kim loại, hợp kim, vật liệu ôxit…); mô phỏng các tính chất vật lý của vật liệu; mô phỏng quá trình chuyển pha..

PH3370 Pin mặt trời và ứng dụng


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH3310



Mục tiêu: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về nguyên lý biến đổi quang- điện, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời và hệ thống điện mặt trời cũng như kỹ năng xây dựng và phát triển các dự án điện mặt trời.

Nội dung: Các nội dung chính: (1)- Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời; các loại vật liệu và pin mặt trời; (2)- công nghệ chế tạo pin mặt trời; (3)- thiết kế, tính toán và xây dựng các hệ thống điện mặt trời; (4)- phát triển và triển khai dự án điện mặt trời.

PH3500 Thực tập kỹ thuật


2(0-0-6-4)

Học phần học trước: PH2022



Mục tiêu: Sinh viên làm quen với thực tế nghề nghiệp, ý thức rõ hơn về công việc.

Nội dung: Thực tập 4 tuần tại các cơ sở nghiên cứu / sản xuất trong hoặc ngoài trường.

PH4010 Vật liệu bán dẫn


2(2-0-0-4)

Học phần học trước:



Mục tiêu: Sinh viên có được kiến thức tổng quan có hệ thống, đầy đủ về các loại vật liệu bán dẫ.

Nội dung: - Cấu trúc tinh thể, những khái niệm, tính chất, đặc trưng cơ bản của vật liệu bán dẫn; Phân loại vật liệu bán dẫn, công nghệ chế tạo, các phương pháp xác định các thông số của vật liệu bán dẫn; Các loại vật liệu bán dẫn “truyền thống”; Các loại vật liệu bán dẫn đặc biệt.

PH4020 Kỹ thuật phân tích phổ


3(2-1-1-6)

Học phần học trước:



Mục tiêu: Sinh viên có được các kiến thức nguyên lý cơ bản về lĩnh vực phổ học, các dụng cụ trong một hệ đo phổ, có khả năng lựa chọn phương pháp và kỹ thuật phân tích phổ, khai thác sử dụng các thiết bị phù hợp có khả năng phân tích, đánh giá kết quả đo và có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên sâu.

Nội dung: Các phương pháp nghiên cứu vật liệu thông qua việc sử dụng các thiết bị đo và phân tích phổ nhằm xác định thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất hóa lý trên bề mặt cũng như trong khối vật liệu.

PH4040 Vật lý và kỹ thuật màng mỏng


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH3110



Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành mầm và phát triển tạo màng mỏng, các kỹ thuật và thiết bị để chế tạo màng mỏng, các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng màng mỏng.

Nội dung: Những khái niệm cơ bản và các phương pháp chế tạo màng mỏng: PVD, CVD, epitaxy; Các tính chất cơ bản của màng mỏng: tính chất điện, tính chất từ, tính chất cơ và những ứng dụng của chính của màng mỏng.

PH4070 Công nghệ vi điện tử


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH3110



Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về quá trình công nghệ chế tạo các mạch Vi điện tử (IC): Công nghệ màng mỏng, công nghệ màng dày, công nghệ planar, đặc điểm thiết kế mạch điện tử dựa trên cơ sở các mạch Vi điện tử: các mạch tương tự và mạch số.

Nội dung: Lịch sử phát triển mạch điện tử. Mạch vi điện tử màng. Vật liệu bán dẫn silic. Các công đoạn chính của công nghệ planar: epitaxy, oxy hóa, khắc và tẩm thực, khuếch tán, cấy ion. Quy trình công nghệ IC lưỡng cực. Công nghệ IC MOS. Các bộ nhớ MOS.

PH4080 Từ học và vật liệu từ


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH3110



Mục tiêu: SV hiểu được vật lý các hiện tượng từ, kinh điển và lượng tử; SV hiểu được các tính chất và ứng dụng của các vật liệu dẫn từ và nam châm , kinh điển và hiện đại.

Nội dung: Bản chất vi mô của các hiện tượng từ, cấu trúc vi mô của vật liệu từ, các tương tác trong vật liệu từ, các tính chất của vật liệu từ, các ứng dụng của vật liệu từ.

PH4090 Các cấu trúc nano


2(1-1-1-4)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về các hệ bán dẫn cấu trúc thấp chiều (2D, 1D, 0D), tính chất điện, quang, ứng dụng và phương pháp chế tạo các cấu trúc có kích thước nano.

Nội dung: Các hệ bán dẫn thấp chiều: màng mỏng - 2D, dây lượng tử - 1D, chấm lượng tử - 0D; Các phương pháp chế tạo các cấu trúc nano; Tính chất điện quang và ứng dụng của các cấu trúc nano. Linh kiện quang điện tử trên cơ sở các cấu trúc nano. Sợi carbon kích thước nano.

PH4100 Công nghệ và linh kiện MEMS


3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH3110



Mục tiêu: Sinh viên có được các kiến thức cơ sở về lĩnh vực vi hệ thống cơ điện tử và các phương pháp công nghệ chế tạo linh kiện MEMS.

Nội dung: Các kỹ thuật cơ bản của công nghệ MEMS, công nghệ vi cơ khối, vi cơ bề mặt, công nghệ liga. Các linh kiện MEMS.

PH4120 Mô phỏng linh kiện và quá trình bán dẫn


2(2-0-0-4)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những khái niệm và kỹ năng cơ bản về mô phỏng vật lý các linh kiện bán dẫn và vi điện tử, đặc biệt là các linh kiện kích thước nano và các linh kiện quang điện tử thế hệ mới trên cơ sở các cấu trúc lượng tử, kỹ năng mô phỏng các quá trình công nghệ chủ yếu trong sản xuất các linh kiện bán dẫn.

Nội dung: Các quá trình vật lý trong các hệ lượng tử và trong các linh kiện bán dẫn; Các quá trình công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn; Các phương pháp và kỹ năng mô phỏng bằng máy tính đối với vật lý và CN linh kiện bán dẫn.

PH4130 Vật liệu polyme


2(1-1-1-4)

Học phần học trước: CH1010



Mục tiêu: Sinh viên có được các kiến thức cơ bản về vật liệu polyme, có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên sâu.

Nội dung: Vật liệu polyme: cấu trúc, tính chất, phương pháp tổng hợp. Một số loại polyme đặc trưng. Cơ tính, tính chât của polyme trong dung dịch, phụ gia cho polyme.

PH4540 Kỹ thuật tính toán số trong vật lý kỹ thuật


3(2-1-1-6)

Học phần học trước:



Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản các phương pháp tính toán số để giải quyết các vấn đề khác nhau của vật lý kỹ thuật

Nội dung: Giới thiệu các phương pháp tính toán số cơ bản: giải phương trình, hệ phương trình tuyến tính và phi tuyến, phương pháp phổ, tính gần đúng tích phân, vi phân.. sai số trong tính toán số; Tính toán số với sự trợ giúp của các phần mềm thông dụng như Matlab, Mathematica, C, Fotran; Tính toán hiệu năng cao; Tính toán số cho các quá trình vật lý: phương trình Parabol, Hyperbol, eliptic, phân tích phổ Furrier.....

PH4640 Vật liệu quang điện tiên tiến


2(1.5-0.5-0.5-4)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Vật lý - kỹ thuật ánh sáng những kiến thức về tính chất quang điện của một số vật liệu tiêu biểu cho các lĩnh vực quang học hiện đại. Trên cơ sở đó, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý - kỹ thuật ánh sáng có khả năng nghiên cứu và nâng cao chất lượng phát quang của vật liệu trên .

Nội dung: Các khái niệm, các tính chất vật lý, tính chất quang của các vật liệu trong lĩnh vực quang điện.

PH4660 Vật lý laser


2(2-0-0-4)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên một số vấn đề chọn lọc về vật lý, nguyên lý kỹ thuật Laser, các hệ Laser và ứng dụng cơ bản của tia Laser, đặt cơ sở khoa học vững chắc để có thể tiếp cận với lĩnh vực công nghệ mũi nhọn đang phát triển và ứng dụng rất mạnh mẽ này.

Nội dung: Các vấn đề chủ yếu của Nguyên lý Kỹ thuật máy phát lượng tử – LASER; Các hệ laser điển hình, đặc điểm vật lý kỹ thuật, tính năng và ứng dụng của chúng. Các đặc tính ưu việt của tia laser và các ứng dụng cơ bản của tia laser trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ.

PH5000 Thực tập tốt nghiệp


3(0-0-6-12)

Học phần học trước: PH3500



Mục tiêu: Sinh viên làm thực tập tại các cơ sở nghiên cứu phục vụ cho đồ án tốt nghiệp.

Nội dung: Thực tập 6 tuần tại các cơ sở nghiên cứu / sản xuất trong hoặc ngoài trường.

PH5100 Đồ án tốt nghiệp


9(0-0-18-36)

Học phần học trước: PH3500



Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức / kỹ năng chuyên sâu; nâng cao năng lực thiết kế - chế tạo, định hướng cho công việc tương lai

Nội dung: Làm việc tại các cơ sở nghiên cứu / sản xuất 15 tuần theo các cá nhân hoặc nhóm 2-3 sinh viên/nhóm. Báo cáo kết quả và có điểm đánh giá thông qua Hướng dẫn - phản biện - hội đồng.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN


tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương