KỸ SƯ TÀi năng ngành vật lý KỸ thuậT (Chuyên ngành: Vật liệu điện tử và công nghệ nano)



tải về 2.04 Mb.
trang14/23
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích2.04 Mb.
#36834
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   23

PH3370 Pin mặt trời và ứng dụng


1. Tên học phần: Pin mặt trời và ứng dụng

2. Mã số: PH3370

3. Khối lượng: 3(2-1-1-6)

  • Lý thuyết: 30 tiết

  • Bài tập/BTL: 9 tiết

  • Thí nghiệm: 2 bài (x 3 tiết/bài)

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học các ngành Vật lý kỹ thuật, Điện, từ học kỳ thứ 6.

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước: PH3110

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần và kết quả mong đợi

Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về nguyên lý biến đổi quang- điện, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời và hệ thống điện mặt trời cũng như kỹ năng xây dựng và phát triển các dự án điện mặt trời.

Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:


  • Hiểu được nguyên lý cấu tạo và biến đổi năng lượng trong các hệ nguồn điện mặt trời; biết xây dựng, phát triển và thực hiện các dự án điện mặt trời;

  • Nằm đươc công nghệ điện mặt trời và các ứng dụng của nó.

Mức độ đóng góp cho các tiêu chí đầu ra của chương trình đào tạo:

Tiêu chí

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

3.1

3.2

3.3

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

Mức độ

GD

GD

GD

GT

GT

GT

GT

GT

GT

GD

GD

GD

SD

SD

SD

SD

SD

7. Nội dung vắn tắt học phần:

Các nội dung chính: (1)- Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời; các loại vật liệu và pin mặt trời; (2)- công nghệ chế tạo pin mặt trời; (3)- thiết kế, tính toán và xây dựng các hệ thống điện mặt trời; (4)- phát triển và triển khai dự án điện mặt trời.



8. Tài liệu học tập:

  • Sách giáo trình:

(1)- Đặng Đình Thống: Pin mặt trời và ứng dụng, NXB KHKT Hà nội năm 2005.

(2)- Đặng Đình Thống, Lê Danh Liên: Cơ sở năng lượng tái tạo, NXB KHKT, Hà nội năm 2006



  • Sách tham khảo:

(3)- Stefan C.W. Krauter: Solar Electric Power, Generation- Photovoltaic Energy Systems. Springer Verlag Berlin Heidenberg 2006.

9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Nghe giảng đầy đủ; hoàn thành tốt tất cả các bài tập và seminar; đọc sách tham khảo và trao đổi thảo luận nhóm.

  • Học sinh lên lớp nghe giảng lý thuyết đầy đủ; phải hoàn thành các bài tập và các bài thí nghiệm; hoàn thành bài kiểm tra và bài thi đánh giá môn học.

10. Đánh giá kết quả:

  • Học sinh phải dự kiểm tra và hoàn thành các bài thí nghiệm mới được dự thi hết môn.

  • Trọng số đánh giá điểm thi cuối kỳ: kết quả kiểm tra: 30%; kết quả thi cuối kỳ: 70%.

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể

Tuần

Nội dung

Giáo trình

BT, TN,…

1

Chương I- nguồn năng lượng mặt trời

Nguồn năng lượng mặt trời; năng lượng mặt trời trên bề mặt quả đất



Chương 1 trong sách (1) và (2)




2

Chương I (tiếp): tính toán các thành phần năng lượng mặt trời trên bề mặt quả đất; đo lường bức xạ mặt trời;

Chương 1 trong sách (1) và (2)

bài tập chương I

3

Chương I (tiếp): Năng lượng mặt trời ở Việt nam;

Chương II: hiệu ứng quang điện- pin mặt trời



Chương 1 trong sách (1) và (2)

bài tập chương I

4

Chương II (tiếp): Hiệu ứng quang điện trên tiếp xúc bán dẫn pn; Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời tinh thể Si

Chương 2 trong (1), chương 4 trong (2)

bài tập chương I

5

Chương II (tiếp): Các đặc trưng quang-điện của pin mặt trời.

Chương 2 trong (1), chương 4 trong (2)

bài tập chương 2

6

Chương II (tiếp): công nghệ chế tạo pin và mô đun pin mặt trời

Chương 2 trong (1), chương 4 trong (2)

bài tập chương 2

7

Chương II (tiếp): Pin mặt trời màng màng mỏng vô định hình

Chương 2 trong (1), chương 4 trong (2)

bài tập chương 2

8

Chương II (tiếp): Vật liệu và công nghệ chế tạo pin mặt trời màng mỏng vô định hình

Chương 2 trong (1), chương 4 trong (2)

bài tập chương 2

9

Chương II (tiếp): các cấu hình pin mặt trời; Tổng quan về sản xuất ứng dụng pin mặt trời




Thí nghiệm bài 1: đo đặc trưng VA của pin mặt trời

10

Kiểm tra (1 tiết)

Chương III: Nguồn điện (pin) mặt trời: giới thiệu các công nghệ điện mặt trời; nguồn điện mặt trời độc lập;



Chương 3 trong (1), chương 4 trong (2)

Thí nghiệm bài 1: đo đặc trưng VA của pin mặt trời

11

Chương III (tiếp): thiết kế tính toán các thành phần trong hệ nguồn điện mặt trời độc lập; Xây dựng,lắp đặt hệ nguồn điện mặt trời độc lập;

Chương 3 trong (1), chương 4 trong (2)

Bài tập chương 3

12

Chương III (tiếp): Vận hành, bảo dưỡng hệ nguồn điện mặt trời độc lập; Nguồn điện mặt trời hỗn hợp; nguồn điện mặt trời nối lưới.

Chương 3 trong (1), chương 4 trong (2)

Bài tập chương 3

13

Chương III (tiếp): Nguồn điện mặt trời nối lưới.

Chương IV- Phát triển dự án điện mặt trời



Chương 3 trong (1), chương 4 trong (2)




14

Chương IV (tiêps)- Phát triển dự án điện mặt trời: Dự án điện mặt trời; qui trình xây dựng và phát triển dự án.

Chương VI sách (1); Mục 5, 6 sách tham khảo (3)

Thí nghiệm bài 2: đo đặc trưng quang-điện của hệ nguồn pin mặt trời

15

Chương IV (tiếp): xây dựng báo cáo dự án khả thi (feasibility study (FS)) dự án điện mặt trời.

Seminar


Chương VI sách (1); Mục 5, 6 sách tham khảo (3)

Thí nghiệm bài 2: đo đặc trưng quang-điện của hệ nguồn pin mặt trời

12. Nội dung các bài thí nghiệm (thực hành, tiểu luận, bài tập lớn)

12.1- BÀI TN1: Đo đặc trưng Von-Ampe và các đặc trưng quang-điện của pin mặt trời phụ thuộc vào cường độ sáng,

Nội dung: (1)- Đo đặc trưng Von-Ampe của pin mặt trời (Solar Cell) ở các cường độ sáng khác nhau; (2)- Xác định các đặc trưng quang-điện: dòng đoản mạch, thế hở mạch, điểm làm việc tối ưu, công suất phát điện tối ưu; (3)- xác định hiệu suất quang-điện của pin mặt trời; (4)- xử lý số liệu và báo cáo kết quả TN.

Thời lượng: 3 tiết

Chia theo nhóm,mỗi nhóm 5 học sinh, mỗi buổi một nhóm làm thí nghiệm.



12.2- BÀI TN2: Tìm hiểu hệ nguồn điện mặt trời độc lập và xác định công suất điện do hệ nguồn phát ra phụ thuộc vào cường độ sáng,

Nội dung: (1)- Đo công suất tấm pin mặt trời (thông qua đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên 2 cực của tấm pin); (2)- Đo công suất điện trên tải trời (thông qua đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên 2 cực của tải điện trở); (3)- Xác định tổn hao hiệu dụng của hệ nguồn; (4)- xác định hiệu suất của hệ nguồn; (5)- xử lý số liệu và báo cáo kết quả TN.

Thời lượng: 3 tiết

Chia theo nhóm,mỗi nhóm 5 học sinh, mỗi buổi một nhóm làm thí nghiệm.




tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương