KỸ SƯ TÀi năng ngành vật lý KỸ thuậT (Chuyên ngành: Vật liệu điện tử và công nghệ nano)



tải về 2.04 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích2.04 Mb.
#36834
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

PH1110 Vật lý đại cương I


1. Tên học phần: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG I

2. Mã số: PH1110

3. Khối lượng: 3 (2-1-1-6)

  • Lý thuyết: 30 giờ

  • Bài tập: 15 giờ

  • Thí nghiệm: 6 bài (x 2 giờ)

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học các ngành kỹ thuật từ học kỳ 2.

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước:

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương Phần Cơ, Nhiệt, làm cơ sở để sinh viên học các môn kỹ thuật (Vật lý hôm nay là kỹ thuật ngày mai).

Sau khi học xong phần này, sinh viên cần nắm được:

- Những quy luật cơ bản của cơ học gồm nguyên lý tương đối và các định luật Newton.

- Các đại lượng Vật lý cơ bản và các định lý liên quan như động lượng, mômen động lượng, động năng, thế năng.

- Các định luật bảo toàn đối với 7 đại lượng Vật lý cơ bản: năng lượng, 3 thành phần động lượng, 3 thành phần mômen động lượng.

- Biết vận dụng xét chuyển động phản lực, chuyển động trong trường hấp dẫn, chuyển động quay, chuyển động sóng.

- Nhận thức được cơ sở của các hiện tượng nhiệt là chuyển động hỗn loạn của các phân tử.

- Các phương pháp nghiên cứu các hiện tượng nhiệt là phương pháp thống kê (thống kê Maxwell, Boltzmann) và phương pháp nhiệt động (nguyên lý 1, nguyên lý 2).

- Biết vận dụng xét các quá trình biến đổi nhiệt cơ bản: đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt và ứng dụng trong động cơ nhiệt.

7. Nội dung vắn tắt học phần:

Hệ quy chiếu và hệ quy chiếu quán tính. Các đại lượng vật lý cơ bản và những quy luật liên quan như: Động lượng, các định lý và định luật về động lượng; mômen động lượng, các định lý và định luật về mômen động lượng; động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng. Vận dụng xét chuyển động quay vật rắn, dao động và sóng cơ.

Thuyết động học phân tử sử dụng thống kê giải thích và tính các lượng: nhiệt độ, áp suất, nội năng (khí lý tưởng). Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các quá trình chuyển trạng thái nhiệt. Xét chiều diễn biến của các quá trình nhiệt, nguyên lý tăng entrôpi; ứng dụng vào động nhiệt. Trạng thái tới hạn.

8. Tài liệu học tập


  • Sách, giáo trình chính:

1. Trần Ngọc Hợi (Chủ biên), Phạm Văn Thiều: Vật lý Đại cương các nguyên lý và ứng dụng, tập 1: Cơ học và Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2006, 511 trang.

2. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, 267 trang.

3. Lương Duyên Bình- Dư Trí Công- Nguyễn Hữu Hồ: Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Giáo dục , 2006, 339 trang.

4. Lương Duyên Bình (Chủ biên), Nguyễn Hữu Hồ, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Tụng: Bài tập Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, 199 trang.

5. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Bài tập Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Giáo dục, 2006, 173 trang.


  • Sách tham khảo: Xem đề cương chi tiết

9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Dự lớp: đầy đủ theo quy chế

  • Bài tập: hoàn thành các bài tập của học phần

  • Thí nghiệm: hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm của học phần. Phải bảo vệ đạt thí nghiệm.

10. Đánh giá kết quả: KT/BT(0.3)-T(TN/TL:0.7)

  • Điểm quá trình: trọng số 0.3

  • Bài tập làm đầy đủ (chấm điểm vở bài tập)

  • Làm thí nghiệm đầy đủ, có báo cáo và bảo vệ đạt.

  • Kiểm tra giữa kỳ

  • Thi cuối kỳ (trắc nghiệm và tự luận): trọng số 0.7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể:




Tuần

Nội dung

Giáo trình

BT, TN, ..

1

PHẦN 1. CƠ HỌC (18LT+9BT)

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (2LT + 0BT)

1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu vật lý học

1.2. Các đại lượng vật lý (đơn vị và thứ nguyên)

1.3. Sai số của phép đo các đại lượng vật lý


C1

TLHT 4, chương 1 (4, 8, 11, 12, 14, 15, 22, 24, 26).


2

CHƯƠNG 2. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM (2LT + 1BT)

2.1. Những khái niệm mở đầu

2.1.1. Chuyển động cơ học. Chất điểm. Hệ quy chiếu. Bán

kính véc tơ. Tính tương đối của chuyển động.

2.1.2. Phương trình chuyển động

2.1.3. Véc tơ vận tốc.

2.1.4. Véc tơ gia tốc.

2.3. Các dạng chuyển động cơ đơn giản

2.3. 1. Chuyển động có gia tốc không đổi.

Chuyển động của vật được ném lên với một góc α trong trọng

trường đều (tự đọc)

2.3. 2. Chuyển động tròn. Vận tốc và gia tốc góc.




C1

TLHT 4, chương 2 (4, 13, 21, 24, 25, 28)

3

CHƯƠNG 3. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM (3LT + 1,5BT)

3.1. Các định luật cơ bản của cơ học

3.1.1 Lực và khối lượng. Định luật quán tính

3.1.2 Phương trình cơ bản của động lực học.

3.1.3 Tác dụng và phản tác dụng.

3.2. Nguyên lý tương đối Galileo

3.2.1. Hệ quy chiếu quán tính. Nguyên lý tương đối Galileo

3.2.2. Biến đổi Galileo. Tổng hợp vận tốc và gia tốc.

3.2.3. Hệ qui chiếu phi quán tính. Lực quán tính.

3.3. Một số lực liên kết thường gặp

3.3.1. Lực hướng tâm, lực ly tâm.

3.3.2. Lực ma sát, lực căng.

3.4. Động lượng chất điểm.

3.4.1. Phương trình động lực học tổng quát.

3.4.2. Định lý về động lượng. Xung lượng của lực.


C2

TLHT 4, chương 2(29, 33, 34, 35); TLHT 3, chương 3 (4, 5,10,11).

TN1


4

3.5. Mômen động lượng của chất điểm

3.6.1. Mômen động lượng của chất điểm đối với một điểm

3.6.2. Định lý và Định luật bảo toàn mômen động lượng

CHƯƠNG 4. HỆ CHẤT ĐIỂM –CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN (3LT+1,5BT)

4.1. Hệ chất điểm: nội lực, ngoại lực và định luật bảo toàn động

lượng của hệ.

4.2. Khối tâm và chuyển động khối tâm

4.3. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn.







TLHT 4, chương 3(12,13,19,

20,2123,24)

TN2


5

4.4. Phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn quanh

một trục cố định

4.4.1. Tác dụng lực trong chuyển động quay. Phương trình

cơ bản của chuyển động quay.

4.4.2. Mômen quán tính.

4.5. Các định lý về mômen động lượng của một hệ chất điểm.

4.6. Định luật bảo toàn mômen động lượng.

Ứng dụng. Hiệu ứng con quay

4.7. Động năng trong chuyển động quay và lăn không trượt của vật

rắn.


4.8. Điều kiện cân bằng của vật (cơ sở tĩnh học)


C4

TLHT 4, chương 4(20, 24.27, 28, 29)

TN3


6

CHƯƠNG 5. CƠ NĂNG VÀ TRƯỜNG LỰC THẾ ( 4LT + 2BT)

5.1. Công và công suất

5.2. Năng lượng và Định luật bảo toàn năng lượng

5.3. Động năng và định lý về động năng

5.4. Thế năng và định lý thế năng. Thế năng tương tác

5.6. Trường lực.

5.6.1. Trường hấp dẫn.Tính chất thế của trường hấp dẫn


C8, Sách VLĐC 2


TLHT 4, chương 4(30, 32), 5 (3, 12). TN4


7

5.6.2. Định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường.

5.6.3 Chuyển động trong trường hấp dẫn.

5.7. Khái niệm về trường lực thế. Quan hệ lực-thế năng.

5.8. Va chạm

5.9. Chuyển động có khối lượng thay đổi





TLHT 5, chương 8 (6, 7, 8, 14, 17);

TLHT 5, chương 9 (5, 7).

TN5


8

CHƯƠNG 6. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG CƠ (2LT + 1BT+1KT)

6.1. Dao động cơ

6.1.1. Các điều kiện để một hệ có thể dao động (Tự đọc)

6.1.2. Dao động riêng. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng

bức. Hiện tượng cộng hưởng.

6.1.4. Tổng hợp dao động.

6.2. Sóng cơ

6.2.1. Môi trường đàn hồi. Sóng cơ. Các đặc trưng của sóng.

6.2.2. Hàm sóng. Phương trình truyền sóng- sóng dừng

6.2.3.Năng lượng và năng thông sóng.



6.2.4. Sóng âm (tự đọc). Hiện tượng Doppler.

C8, Sách VLĐC 2


TLHT 4, chương 7(4,5,8, 9,11)

TN6


9

CHƯƠNG 7. CƠ HỌC CHẤT LƯU (2LT+1BT)

7.1. Áp suất thủy tĩnh.

7.2. Dòng chảy tầng và dòng chảy rối. Định luật Becnuli

7.3. Độ nén và độ nhớt trong dòng. Số Reynolds

7.4. Phân bố vận tốc trong dòng chảy tầng.





Kiểm tra


10

PHẦN 2. NHIỆT (12 LT + 6 BT)

CHƯƠNG 8. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CÁC CHẤT KHÍ & ĐỊNH LUẬT PHÂN BỐ (3LT + 1BT)

8.1. Các đặc trưng cơ bản của chất khí

8.2. Phương trình trạng thái khí lý tưởng

8.3. Thuyết động học phân tử

8.3.1. Các giả thuyết của thuyết động học phân tử

8.3.2. Phương trình Cơ bản của thuyết động học phân tử

8.4. Định luật phân bố hạt theo vận tốc của Maxwell.





Chương Thuyết động hoc PT các chất khí và đ/l phân bố: làm BT theo tài liệu GV phát, bài số (5, 7, 8, 9, 12, 15, 18, 20).

11

8.5. Số bậc tự do. Nội năng của khí lý tưởng.

8.6. Công thức khí áp. Định luật phân bố hạt theo thế năng của Boltzmann.

CHƯƠNG 9. NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (3LT + 2BT)

9.1. Nội năng của một hệ nhiệt động. Công và nhiệt.

9.2. Phát biểu nguyên lý 1, các hệ quả, ý nghĩa.


C8

TLHT 4, chương 8(4, 12, 14, 17, 18, 22, 27, 30, 31).

12

9.3. Khảo sát các quá trình cân bằng của khí lý tưởng

9.3.1. Trạng thái cân bằng và quá trình cân bằng

9.3.2. Khảo sát các quá trình: đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt.


C9

TLHT 4, chương 9(1, 4, 6, 14, 17, 18, 19)

13

CHƯƠNG 10. NGUYÊN LÝ THỨ HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (3LT + 2BT)

10.1. Quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch

10.2. Máy nhiệt. Hiệu suất của động cơ nhiệt

10.3. Phát biểu nguyên lý 2 về truyền nhiệt và về động cơ vĩnh cửu loại hai

10.4. Chu trình Carnot và Định lý Carnot

10.4.1. Chu trình Carnot

10.4.2. Phát biểu Định lý Carnot

10.5. Biểu thức toán học của nguyên lý 2






TLHT 4, chương 9(21, 22, 25, 26, 28, 29).

14

10.6. Hàm entropi và nguyên lý tăng entropi

10.6.1. Định nghĩa và các tính chất của hàm entropi

10.6.2. Nguyên lý tăng entropi

10.6.3. Biến thiên entropi cho khí lý tưởng

10.6.4. Ý nghĩa của nguyên lý 2

10.7. Thế hóa học. Điều kiện cân bằng nhiệt động.

CHƯƠNG 10. KHÍ THỰC (3LT + 1BT)

10.1. Phương trình trạng thái khí thực Van der Waals

10.1.1. Tương tác phân tử. Khí thực.

10.1.2. Phương trình Van der Waals.

10.1.3. Đường đẳng nhiệt thực nghiệm. Trạng thái tới hạn





TLHT 4, chương 10(2, 4, 5, 6, 8).

15

10.2. Hiệu ứng Joule-Thomson.

10.3. Pha và chuyển pha

10.3.1. Khái niệm pha, cấu tử. Quy tắc pha Gibbs

10.3.2. Phân loại chuyển pha

10.4. Chuyển pha loại 1

10.4.1. Ẩn nhiệt chuyển pha

10.4.2. Phương trình Clapeyron-Clausius.

THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH (1LT+0BT)



C10

Ôn tập


Nội dung các bài thí nghiệm (thực hành, tiểu luận, bài tập lớn).

1. Làm quen với các dụng cụ đo độ dài

2. Khảo sát hệ vật chuyển động tịnh tiến-quay. Xác định mômen quán tính của bánh xe và lực ma sát ổ trục

3. Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch

4. Xác định bước sóng và vận tốc âm theo phương pháp sóng dừng

5. Xác định hệ số nhớt của chất lỏng theo phương pháp Stokes

6. Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử CP/CV của chất khí.
12. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Chi, Đặng Quang Khang: Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt, ĐH Bách Khoa Hà nội, 2000, 467 trang.






tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương