KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang24/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 7800/BCT-KH ngày 04/8/2010)

Vấn đề cử tri tỉnh Nghệ An nêu trên cũng là nội dung được một số Đại biểu Quốc hội của tỉnh quan tâm và đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương bằng văn bản tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII vừa qua. Bộ Công Thương đã có công văn số 5728/BCT - KH ngày 11 tháng 6 năm 2010 trả lời bà Thái Thị An Chung và công văn số 5889/BCT-KH ngày 16 tháng 6 năm 2010 trả lời bà Vi Thị Tuyết về nội dung này (Đồng gửi Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An). Nay, Bộ Công Thương xin trả lời cử tri tỉnh Nghệ An như sau :

Do vị trí địa lý khó khăn, dân cư ở lại rải rác, suất đầu tư cho một hộ quá cao, nên cả nước đến nay vẫn còn lại 202 xã chưa có điện, trong đó Nghệ An còn 29 xã. Được sự ủng hộ của các Bộ, ngành, đến thời điểm hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua cơ chế đầu tư cấp điện cho các thôn, buôn, bản chưa có điện bằng nguồn vốn ODA cho các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Trà Vinh, Sóc Trăng và bằng nguồn NSNN cho các tỉnh Sơn La, Bạc Liêu, Bình Phước và đang giải quyết thủ tục cho các tỉnh: An Giang, Kiên Giang và Quảng Nam. Bộ Công Thương đang tiến hành tổng hợp nhu cầu đầu tư cấp điện cho các xã, thôn bản, buôn chưa có điện trong cả nước để trình Thủ tướng Chính phủ giải pháp và kế hoạch đầu tư cấp điện cho các xã, thôn bản, buôn chưa có điện, với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản các hộ nông thôn trong cả nước đều dược dùng điện.

Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo Sở Công Thương triển khai lập dự án cung cấp điện cho các thôn, bản, các hộ chưa có điện để trình Bộ và các cấp có thẩm quyền quyết định.



11. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Theo chỉ đạo của Chính phủ và việc triển khai mô hình tổ chức mới của EVN và EVNCPC, từ ngày 01/6/2010, Quảng Nam sẽ thự hiện mô hình tổ chức theo hình thức Công ty thuộc EVNCPC. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh điện năng là hoạt động đặc thù độc quyền nhà nước cùng kinh doanh gắn với phục vụ. Đề nghị Chính phủ xem xét tổ chức xây dựng quỹ công ích đối với việc kinh doanh bán điện vùng sâu, vùng xa.

Trả lời: (Tại Công văn số 8430/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Do phong tục tập quán, các hộ dân ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa thường ở rải rác, cách xa nhau, nên để đầu tư cấp điện cho các hộ này, phải có kinh phí lớn, trong khi mức tiêu dùng điện hàng tháng lại rất ít. Do đó, nếu theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh, thì những đối tượng này sẽ phải chịu giá điện cao nhất, trong khi thực tế lại được hưởng giá điện bình đẳng như các loại hộ khác. Đây thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Khi chuyển sang thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, mỗi một công ty phân phối điện sẽ được hạch toán riêng lẻ, nên giá bán lẻ điện của từng công ty sẽ khác nhau, vùng có chi phí cao thì giá điện phải cao. Nếu tiếp tục thực hiện bù chéo trong giá điện thì sẽ không đảm bảo thực hiện giá điện theo thị trường, do đó cần xây dựng cơ chế để tách bạch phúc lợi xã hội ra khỏi hạch toán sản xuất kinh doanh điện. Một trong những biện pháp để tách bạch phúc lợi xã hội ra khỏi hạch toán sản xuất kinh doanh điện, là việc xây dựng quỹ công ích đối với việc kinh doanh bán điện ở vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã giao nhiệm vụ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức đấu thầu theo quy định, để lựa chọn tư vấn triển khai đề án “nghiên cứu xây dựng Quỹ Công ích điện lực Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Đề án). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu Đề án đã gặp một số vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng như trên thực tế sự hình thành và hoạt động của Quỹ này luôn gắn liền với cơ chế giá điện. Vì vậy, Bộ Công Thương đã có văn bản số 0002/BCT-TC ngày 04 tháng 01 năm 2010 báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng Quỹ công ích Điện lực Việt Nam. Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với EVN nghiên cứu giải trình theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

12. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người dân nông thôn, hộ nghèo trong việc hạ thế và kéo nhánh rẽ điện sinh hoạt vào nhà vì hiện nay chi phí này cũng còn rất cao so với điều kiện của người dân nông thôn là hộ lao động nghèo.

Trả lời: (Tại Công văn số 8220/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng “Phấn đấu đến năm 2010, trên 90% hộ dân nông thôn có điện”, với cơ chế “Nhà nước và nhân dân, trung ương và địa phương cùng làm” nhằm huy động nhiều nguồn vốn vào đầu tư phát triển điện nông thôn, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, tăng cường nguồn vốn đầu tư cấp điện cho vùng nông thôn. Tính đến thời điểm hiện nay, 100% số huyện trong cả nước có điện lưới và điện tại chỗ; 10.794/10.996 xã, phường ( đạt 98,16%), trong đó 8.904/9.106 xã ( đạt 97,78%) có điện lưới quốc gia; 20,5/21,2 triệu hộ dân trên cả nước được cung cấp điện (đạt tỷ lệ 96,57%), trong đó có 14,2/14,9 triệu hộ dân nông thôn có điện (đạt 95,4%).

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án cấp điện cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, Bộ Công Thương thấy rằng: Các thôn bản chưa có điện hiện nay, hầu hết thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, nhánh rẽ kéo điện về các hộ thường rất dài, nên chi phí đầu tư lớn, trong khu vực có khoảng 50% số hộ nghèo, khó có khả năng để đầu tư phần nhánh rẽ về hộ mình. Vì vậy, trong quá trình triển khai các dự án cấp điện về thôn buôn, bản chưa có điện các tỉnh Điện Biên; Lai Châu; Trà Vinh; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Sơn La...Chính phủ đã đồng ý cơ chế hỗ trợ toàn bộ đầu tư phần nhánh rẽ về hộ gia đình.

Để thực hiện kiến nghị của cử tri, Bộ Công Thương đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long căn cứ tình hình thực tế tại tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.



13. Cử tri các tỉnh Long An, Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu điện diễn ra thường xuyên như hiện nay. Tình trạng thiếu điện được xem là cuộc “khủng hoảng năng lượng” để có chiến lược điều hành đạt hiệu quả.

Trả lời: (Tại Công văn số 8281/BCT-KH ngày 17/8/2010)

Việc đảm bảo cung cấp điện có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã có những định hướng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển ngành điện. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; đã tổ chức xây dựng và phê duyệt Quy hoạch điện lực quốc gia, gần đây nhất là Quy hoạch điện VI và đang tổ chức xây dựng Quy hoạch điện VII. Trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quy định, cơ chế nhằm rút gọn thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình điện.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực, ngành điện đã có những bước phát triển vượt bậc, từ năm 2000 đến nay, công suất và sản lượng điện đã tăng gần 4 lần. Một số mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam đã đạt và vượt, như sản lượng điện xản xuất đề ra năm 2010 là 93 tỷ kWh, dự kiến đạt 97 tỷ kWh; chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi đề ra đến năm 2010 đạt 90% số hộ nông thôn có điện nhưng đến nay đã đạt trên 95%. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành điện đã bộc lộ một số tồn tại và bất cập về công tác tổ chức, lúng túng trong công tác điều hành. Mùa khô năm 2010, việc thiếu điện đã xảy ra, tuy lượng điện thiếu hụt không lớn so với sản lượng điện cả năm nhưng tập trung vào thời điểm nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Để khắc phục tình trạng thiếu điện, cần thực hiện các giải pháp sau:

a) Các giải pháp trước mắt

- Tập trung huy động phát tối đa (trong điều kiện kỹ thuật cho phép) các nguồn điện trong hệ thống lưới điện quốc gia, cũng như các nguồn điện khác; tổ chức khắc phục nhanh và cơ bản những tổ máy bị sự cố; vận động các hộ có nguồn điện diessel dự phòng tham gia phát điện; giám sát tốt công tác điều hòa tiết giảm; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Bộ về tăng cường tiết kiệm điên.

-  Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát điện trong kế hoạch huy động vào năm 2010 và 2011. Đồng thời rà soát các chủ đầu tư không triển khai dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thu hồi giao cho các nhà đầu tư khác.

-  Bố trí lịch sửa chữa bảo dưỡng các đường ống khí, các trạm phân phối khí và các nhà máy nhiệt điện hợp lý, để bảo đảm công suất huy động của hệ thống, nâng cao hệ số sẵn sàng và giảm suất sự cố. Đối các nhà máy thuỷ điện tập trung khai thác có hiệu quả khi nước về và tích nước cho mùa khô năm 2010-2011 theo thiết kế của nhà máy và theo yêu cầu của Ủy ban phòng chống lụt bão Trung ương.

- Tăng cường phối hợp với các địa phương để giải quyết các vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng. Đồng thời đề nghị đối với các dự án điện không nên thay đổi giá đền bù hàng năm mà giữ nguyên trong thời gian xây dựng nhằm tạo điều kiện cho dự án thực hiện được đúng tiến độ, nhất là đối với các dự án nhiệt điện.

b) Giải pháp dài hạn và cơ bản

- Hiện nay do giá điện của Việt Nam thấp, nên không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, trong khi nhu cầu vốn đầu tư để có thể cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu điện trong những năm tới khoảng trên 80 tỷ USD. Vì vậy, cần sớm thực hiện lộ trình chuyển giá điện sang giá thị trường và hình thành thị trường điện.

- Xây dựng một Chương trình hành động cụ thể về tiết kiệm điện cả trong sản xuất và tiêu dùng, nhất là khi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực thi hành.

14. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Công thương quan tâm triển khai đầu tư lưới điện 110 KV và trạm biến áp 110 KV để đấu nối các trạm thủy điện vừa và nhỏ; đồng thời, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài EVN (các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn) được vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay theo Thông báo kết luận số 301/TB-VPCP ngày 24/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La.

Trả lời: (Tại Công văn số 8219/BCT-KH ngày 16/8/2010)

Hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng, có rất nhiều trạm thuỷ điện vừa và nhỏ đang được xây dựng. Đối với việc Thoả thuận đấu nối các nhà máy thuỷ điện nằm trong qui hoạch, đã được thống nhất giữa đơn vị quản lý lưới điện với các Chủ đầu tư và đang được các đơn vị quản lý lưới điện tích cực tìm kiếm nguồn vốn, để tiến hành xây dựng, phục vụ cho công tác đấu nối. Tuy nhiên, các đơn vị quản lý lưới điện cũng đang gặp một số khó khăn về khả năng vay vốn của Ngân hàng để triển khai đầu tư . Do đó, Bộ Công Thương rất mong nhận được sự phối hợp và chia sẻ của các nhà đầu tư thuỷ điện nhỏ, để có những giải pháp phù hợp cho việc đấu nối các nhà máy thuỷ điện nhỏ.

Đối với lưới điện 110kV phục vụ đấu nối của tỉnh Sơn La: Hiện nay Tổng công ty Điện lực miền Bắc (NPC) đang triển khai đầu tư xây dựng đường dây 110kV Sơn La – Sông Mã dài 65,6km và dự kiến hoàn thành vào quý IV/2010. Đường dây này có nhiệm vụ cấp điện cho các phụ tải khu vực huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp, thông qua TBA 110kV Nậm Công và nối lưới với một số nhà máy thuỷ điện nhỏ trên địa bàn, như nhà máy thuỷ điện Nậm Công, Nậm Sọi, Nậm Công 3.

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài EVN được vay vốn, theo Thông báo kết luận số 301/TB-VPCP ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính xem xét, xử lý theo quy định. Do đó, đề nghị cử tri có ý kiến gửi Bộ Tài chính về vấn đề này



15. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Công thương quan tâm, chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam sớm triển khai việc đầu tư lưới điện nông thôn tỉnh Sơn La theo Công văn chỉ đạo số 1452/TTg-KTTH ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư lưới điện nông thôn Sơn La.

Trả lời: (Tại Công văn số 8219/BCT-KH ngày 16/8/2010)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1452/TTg-KTTH ngày 24 tháng 8 năm 2009 về cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư lưới điện nông thôn tỉnh Sơn La, Bộ Công Thương đã có văn bản số 8903/BCT-NL ngày 08 tháng 9 năm 2009, giao nhiệm vụ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai lập dự án đầu tư và công tác chuẩn bị đầu tư để có thể khởi công dự án vào năm 2011. Hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (NPC) đang tích cực tổ chức việc khảo sát, lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, do các khu vực chưa có điện của tỉnh Sơn La chủ yếu nằm tại các địa bàn vùng sâu vùng xa, cùng với đặc điểm mùa mưa lũ tại khu vực miền núi phía Bắc, nên công tác khảo sát thiết kế gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Các đơn vị tư vấn vẫn đang tích cực thực hiện các công tác nghiệp vụ để hoàn thành việc lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quí IV/2010.



16. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Đề nghị Tổng công ty Điện lực miền Trung thành lập Chi nhánh Điện lực tại 02 huyện Tu Mơ Rông và Kon Plong tỉnh Kon Tum, vì hiện nay việc cung cấp điện và quản lí lưới điện cho 02 huyện Tu Mơ Rông và Kon Plong do 02 Chi nhánh Điện lực: Đăk Tô và Kon Rẫy thực hiện, không thuận lợi cho nhân dân và chưa đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trên địa bàn.

Trả lời: (Tại Công văn số 8215/BCT-KH ngày 16/8/2010)

Sau khi nhận được công văn số 111/UBND-KTTH ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Kon Tum về việc thành lập Chi nhánh điện Kon Plong và Chi nhánh điện Tu Mơ Rông, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã chỉ đạo Công ty Điện lực Kon Tum xem xét các điều kiện cụ thể cho thành lập Chi nhánh điện tại 2 khu vực trên.

Theo số liệu tổng hợp tình hình quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện, khối lượng lưới điện trên địa bàn 2 huyện trên như sau:

- Huyện Kon Plong: Đường dây trung áp là 185,322 km; đường dây hạ áp là 48,063 km; 82 trạm biến áp hạ thế; điện thương phẩm năm 2009 là 2.190.434 kWh; số khách hàng sử dụng điện là 2.543 khách hàng.

- Huyện Tu Mơ Rông: Đường dây trung áp là 133,36 km; đường dây hạ áp là 51,5 km; 90 trạm biến áp hạ thế; điện thương phẩm năm 2009 là 3.019.530 kWh; số khách hàng sử dụng điện là 2.754 khách hàng.

Qua đó cho thấy khối lượng lưới điện và khách hàng mua điện trên địa bàn 2 huyện hiện nay có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện cần thiết để thành lập Chi nhánh điện.

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của 2 huyện Kon Plong và Tu Mơ Rông, Tổng Công ty công ty Điện lực miền Trung đã chỉ đạo Công ty Điện lực Kon Tum xây dựng phương án cho việc thành lập Chi nhánh điện (nay là Điện lực huyện) để trình Tổng Công ty xem xét, quyết định trong thời gian tới.

17. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Theo quy định tại khoản 1, Điều 24, Luật Điện lực đã quy định đơn vị phát điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm điện và phụ trợ. Tuy nhiên, theo Quyết định số 3042/2005/QĐ-ĐL2.3 ngày 07/11/2005 của Tổng công ty Điện lực 2 lại quy định: dưới 30 m ngành điện đầu tư toàn bộ, trên 30 m thì hộ dân phải tự lo chi phí. Quy định như vậy là thiệt thòi cho người dân, không công bằng giữa người có nhánh rẽ dưới 30 m và trên 30 m. Đề nghị Công ty Điện lực 2 xem xét lại quy định trên.

Trả lời: (Tại Công văn số 8214/BCT-KH ngày 16/8/2010)

Từ khi Luật điện lực có hiệu lực (01 tháng 7 năm 2005), khách hàng có nhu cầu đăng ký mua điện tăng đột biến ở hầu hết các Công ty Điện lực trong Tổng Công ty Điện lực miền Nam (SPC). Phần lớn khách hàng thuộc khu vực nông thôn và khách hàng phát triển mới từ công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp của các tổ chức điện nông thôn, để SPC bán trực tiếp... Do đó, để phát triển khách hàng trong giai đoạn này, SPC phải huy động nguồn kinh phí rất lớn, dẫn đến định mức chi phí thực hiện cao hơn rất nhiều so với định mức mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao kế hoạch.

Để giải quyết tình thế lúc bấy giờ, Công ty Điện lực 2 (nay là SPC) đã ban hành “Quy định nhánh rẽ khách hàng và hộp công tơ” kèm theo Quyết định số 3042/QĐ-ĐL2.3 ngày 7 tháng 11 năm 2005. Trong đó, tại mục 8.1 Điều 8 có quy định: “...chiều dài nhánh rẽ khách hàng tối đa không quá 30m, nếu chiều dài nhánh rẽ khách hàng lớn hơn 30 m thì thỏa thuận với khách hàng để đặt công tơ tại cột điện ở đầu nhánh rẽ”.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Công ty Điện lực 2 đã ban hành văn bản số 3997/CV-ĐL2.7 ngày 05 tháng 6 năm 2006 để bổ sung sửa đổi mục 8.1 Điều 8 của Quyết định số 3042/QĐ-ĐL2.3 nêu trên. Theo đó, nội dung được sửa đổi cho phù hợp với luật định như sau: “Chiều dài đoạn nhánh rẽ khách hàng được chọn đảm bảo hai điều kiện là khoảng cách an toàn điện và điện áp cam kết cấp điện cho khách hàng tại đầu cực ngõ ra của công tơ. Điện lực thực hiện thỏa thuận với khách hàng về vị trí đặt công tơ phù hợp với Luật Điện lực”.

Như vậy, kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2006, Tổng công ty Công ty Điện lực miền Nam đã huỷ bỏ quy định nói trên và thực hiện đúng theo quy định của Luật Điện lực. Do kiến nghị của cử tri không nêu rõ trường hợp cụ thể, nên Bộ Công Thương đề nghị cử tri có thể gặp trực tiếp Điện lực địa phương hoặc Công ty Điện lực Kiên Giang, để các đơn vị này phối hợp với địa phương xác định và có các giải pháp phù hợp với kiến nghị của cử tri.

18. Cử tri tỉnh Đắc Lắk kiến nghị: Chất lượng của lưới điện nông thôn hiện nay ở một số nơi xuống cấp quá thấp. Tình trạng “ăn đèn ngủ điện” diễn ra ở nhiều nơi và đây cũng là tình trạng chung ở nhiều tỉnh trong cả nước, đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống đường điện nông thôn, đảm bảo công suất phục vụ sản xuất và đời sống của người dân nông thôn, vì thực hiện chủ trương để xóa bán tổng còn chậm, đề nghị tăng vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ.

Trả lời: (Tại Công văn số 8432/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Xác định điện khí hoá nông thôn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện tính ưu việt trong chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thay đổi căn bản diện mạo ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đóng góp hiệu quả trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, trong giai đoạn 2006 - 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng “Phấn đấu đến năm 2010, trên 90% hộ dân nông thôn có điện”, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, tăng cường nguồn vốn đầu tư cấp điện cho vùng nông thôn. Tính đến thời điểm hiện nay, 100% số huyện trong cả nước có điện lưới và điện tại chỗ; 10.794/10.996 xã, phường ( đạt 98,16%), trong đó 8.904/9.106 xã ( đạt 97,78%) có điện lưới quốc gia; 20,5/21,2 triệu hộ dân trên cả nước được cung cấp điện (đạt tỷ lệ 96,57%), trong đó có 14,2/14,9 triệu hộ dân nông thôn có điện (đạt 95,4%). Khách hàng dùng điện ký hợp đồng trực tiếp với các Công ty Điện lực của EVN lên đến 16,412 triệu khách hàng. Như vậy, ngành điện đã hoàn thành vượt chỉ tiêu 90% hộ dân nông thôn có điện theo Nghị quyết Đại hội X. Tỷ lệ này ở nước ta cao hơn nhiều nước trong khu vực, kể cả các nước có thu nhập bình quân đầu người cao hơn nước ta, như Indonesia (mới đạt 53%), Ấn Độ ( mới đạt 43%) ...

Để đảm bảo quyền lợi cho mọi khách hàng dùng điện, từ tháng 6 năm 2008, EVN đã triển khai chương trình tiếp nhận lưới điện hạ áp và bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn trên toàn quốc. Đây là chương trình có qui mô rất lớn, đòi hỏi lượng vốn lớn, tăng biên chế, tăng chi phí quản lý... trong khi điều kiện hoạt động tài chính của EVN còn nhiều khó khăn. Song, vì lợi ích của người dân nông thôn, EVN đã nỗ lực cao độ, đến cuối năm 2009 đã tiếp nhận 3.500 xã với gần 3,9 triệu hộ dân. Mục tiêu đến hết năm 2010, sẽ hoàn thành tiếp nhận gần 5.300 xã với 7,4 triệu hộ dân nông thôn. Vì vậy, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp những lưới điện đã cũ nát, gây tổn thất lớn cũng là yêu cầu thiết thực của EVN. EVN sẽ tiếp tục từng bước tìm nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn trong giai đoạn tới.

19. Cử tri tỉnh Đắc Lắk kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét cho chủ trương đầu tư xây dựng lưới điện cho 674 thôn buôn còn lại thuộc chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây Nguyên của Chính phủ.

Trả lời: (Tại Công văn số 8432/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Trong chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk đã được đầu tư cấp điện cho 313 thôn buôn. Dự án vừa được hoàn thành đóng điện cho toàn bộ các thôn buôn trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Ngày 28 tháng 7 năm 2010, Bộ Công Thương có nhận được văn bản đề nghị của UBND tỉnh Đắc Lắc về việc đầu tư cấp điện cho 674 thôn buôn còn lại của tỉnh. Hiện nay số thôn buôn chưa có điện trên cả cả nước nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng còn rất lớn, nhu cầu vốn đầu tư bằng NSNN rất khó khăn. Vì vậy, Bộ Công Thương đang xem xét để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trên nguyên tắc có ưu tiên các vùng trọng điểm, đặc biệt khó khăn, nhưng đảm bảo sự hài hòa giữa các vùng, miền trong cả nước và phù hợp với khả năng của NSNN.



20. Cử tri tp Đà Nẵng và các tỉnh Tây Ninh, Hòa Bình kiến nghị: Vấn đề tiêu thụ điện năng trong nước rất lớn, do vậy việc thiếu điện thường xuyên xảy ra nhất là điện sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề nghị Chính phủ có chính sách quốc gia về sử dụng năng lượng trong tự nhiên là sức gió, năng lượng mặt trời,…

Trả lời: (Tại Công văn số 8476/BCT-KH ngày 23/8/2010)

Vấn đề sử dụng năng lượng sức gió, năng lượng mặt trời, ...(thuộc dạng năng lượng tái tạo) đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm và có chủ trương khuyến khích phát triển. Chủ trương này đã được thể hiện ở các mục tiêu và các cơ chế hỗ trợ quy định trong Luật Đầu tư, Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường, trong Chiến lược năng lượng quốc gia, Chiến lược phát triển ngành điện, Quy hoạch điện lực quốc gia.

Với thời gian mặt trời chiếu sáng trung bình đạt 2.000-2.500 giờ, tương đương gần 44 triệu tấn dầu quy đổi; năng lượng gió lên tới 500-1.400 kWh một m2 mỗi năm, có thể nói nguồn năng lượng tái tạo ở nước ta khá dồi dào, có khả năng thay thế nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu tác động tới môi trường, nhưng do giá thành còn cao nên cho đến nay nguồn năng lượng này vẫn chưa được phát huy. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương và các bộ, ngành nghiên cứu các chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.

Để cụ thể hóa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ xem xét phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo và Dự thảo Nghị định khuyến khích, hỗ trợ năng lượng tái tạo. Ba (3) văn kiện này đang được Chính phủ xem xét, trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, trong khuôn khổ xây dựng cơ chế hỗ trợ năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đang cùng các Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ điện gió, trình Chính phủ ban hành.



21. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:Đề nghị Nhà nước có sự điều chỉnh về giá điện cho phù hợp với thu nhập người dân, nhất là điện sử dụng bơm tưới, tiêu cho các Hợp tác xã nông nghiệp gặp khó khăn trong khâu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trả lời: (Tại Công văn số 8431/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ trước đến nay, giá bán điện cho bơm nước, tưới tiêu nông nghiệp luôn được quy định thấp hơn so với giá thành, nhằm đảm bảo chủ trương hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, ở cấp điện áp dưới 6 kV, giá bán lẻ điện cho bơm nước tưới tiêu giờ bình thường là 717 đ/kWh, bằng 71,41% giá thành; giá giờ thấp điểm là 292 đ/kWh, chỉ bằng 29,08% giá thành; giá giờ cao điểm là 1.331 đ/kWh, bằng 132,5% giá thành. Nếu tính theo cơ cấu tỷ trọng điện thương phẩm thực hiện năm 2009, thì giá bán điện bình quân cho bơm nước, tưới tiêu nong nghiệp ước tính là 691 đ/kWh, bằng 68,81% giá thành. Như vậy, điện bơm nước tưới tiêu đã được bù giá 31,19% so với giá thành, trong khi chỉ chiếm 0,67% tổng sản lượng điện thương phẩm.



22. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Hiện nay các thủy điện trên địa bàn Duyên hải miền Nam Trung Bộ nói chung chưa thực hiện điều tiết lũ vào mùa mưa. Các nhà máy thủy điện chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, tích nước đầy hồ rồi mới xả lũ, gây lũ lụt làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân dưới hạ lưu. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo giả quyết vấn đề này.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương