KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang20/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5259/BGTVT- KHĐT ngày 02/8/2010)

Quốc lộ 4A đoạn từ lối rẽ đi cửa khẩu Đồng Đăng (Km8) đến huyện Tràng Định (Km51) chiều dài 43km, thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay đã và đang được Bộ GTVT thực hiện đầu tư, cụ thể:

+ Đã hoàn thành cải tạo nâng cấp và đưa vào khai thác đoạn Km8-Km29 (năm 2004) và đoạn Km40-Km66 (năm 2008), quy mô đường cấp IV miền núi, nền đường rộng 7,5m; mặt đường rộng 5,5m, mặt đường láng nhựa, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Do mặt đường các đoạn này bị xuống cấp, Bộ GTVT đã có quyết định giao Sở GTVT Lạng Sơn lập dự án cải tạo mặt đường hai đoạn tuyến nêu trên, dự kiến phê duyệt dự án quý I/2011.

+ Đoạn Km29 – Km40 đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2423/QĐ-BGTVT ngày 19/8/2009, quy mô đường cấp IV miền núi, tổng mức đầu tư 164 tỷ đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Hiện nay Sở GTVT Lạng Sơn đang triển khai công tác đấu thầu để khởi công dự án quý IV/2010, dự kiến hoàn thành năm 2012.

Sau khi hoàn thành đầu tư cải tạo, nâng cấp các đoạn tuyến nêu trên tình trạng tuyến đường sẽ được cải thiện, đáp ứng nhu cầu vận tải trong khu vực.

40. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Chủ trương của Chính phủ đã đồng ý đầu tư mở rộng quốc lộ 14 từ 6m lên 12m, nhân dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, để đảm bảo mỹ quan, nhằm thu hút đầu tư, cũng như hạn chế tai nạn giao thông, cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải lập dự án nên bố trí “con lươn” chia đôi làn đường từ Cai Chanh, huyện Đăk R’lấp đến thị xã Gia Nghĩa, nếu được có thể toàn tuyến hoặc ít nhất là các điểm qua đô thị - tương tự như các tỉnh Bình Phước, Bình Dương. Liên quan đến dự án quốc lộ 14 cử tri kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 qua các huyện Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song vì hiện nay mặt đường đã hư hỏng nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông.

Trả lời: (Tại Công văn số 5244/BGTVT- KHĐT ngày 02/8/2010)

- Quốc lộ 14 đoạn Cai Chanh đến thị xã Gia Nghĩa đây là đoạn tuyến nằm trong dự án đầu tư Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 14 đoạn Km817 – Km 887 theo hình thức BOT đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, nguyên tắc và giao cho UBND tỉnh Đăk Nông là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện, ngày 26/7/2010 Bộ Giao thông đã có văn bản số 4983/BGTVT – KHĐT thoả thuận chủ trương về quy mô của dự án để UBND tỉnh Đắc Nông làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo phù hợp với quy hoạch của địa phương, của ngành đã cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của cử tri và nhân dân tỉnh Đăk Nông và tạo tiền đề cho Tỉnh phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới.

- Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quốc lộ 14 đoạn qua Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song, theo kế hoạch dự án sẽ hoàn thành vào tháng 5/2011, Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh giải phóng mặt bằng để nhà thầu có mặt bằng thi công sớm, phấn đấu hoàn thành công trình vào đầu năm 2011.

41. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Cử tri huyện Cư Jút đề nghị Bộ Giao thông vận tải có quy định cụ thể đối với các phương tiện tham gia giao thông các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường liên xã, liên thôn (trong đó có một số đoạn đường nhà nước và nhân dân cùng làm). Thực tế hiện nay có nhiều đoạn đường trọng tải chỉ có 13 tấn (đường bán xâm nhập) nhưng phải chịu trọng tải của các xe chở hàng hóa, vật liệu xây dựng lên đến 30-40 tấn, đường nhanh chóng hư hỏng. Nếu xã, thôn cấm không cho lưu thông hoặc đặt chốt thu phí bảo dưỡng đường thì không có cơ sở. Vì vậy đề nghị Bộ sớm có quy định hoặc trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về việc quản lý sử dụng và bảo vệ các tuyến đường này.

Trả lời: (Tại Công văn số 5016/BGTVT-KCHT ngày 26/7/2010)

- Hiện tại, Chính phủ đã ban hành Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 “Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”.

- Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ”, sau đây gọi tắt là Thông tư 07.

- Thông tư 07 quy định các loại xe được phép lưu hành trên mạng lưới đường bộ, quy định lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; quy định trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan quản lý đường bộ trong việc cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, ..vv; quy định phối hợp công tác giữa cơ quan quản lý đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông trong việc kiểm tra, xử lý các xe vi phạm các quy định về việc lưu hành xe khi tham gia giao thông trên đường bộ.

- Để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông và an toàn cho phương tiện tham gia giao thông, Luật giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 07 quy định: cấm lưu hành xe có tổng trọng lượng của xe cộng hàng hoá xếp trên xe lớn hơn tải trọng thiết kế của xe hoặc lớn hơn tổng tải trọng xe được phép tham gia giao thông trên đường bộ quy định trong Giấy chứng kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do cơ quan đăng kiểm có thẩm quyền cấp.

- Thông thường, các tuyến đường địa phương được thiết kế với cấp thấp hơn so với quốc lộ. Do vậy, cần hạn chế tối đa xe tải nặng lưu thông trên các tuyến đường này nhằm tránh gây hư hỏng mặt đường. Các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địa phận tỉnh Đắk Nông do Sở GTVT Đắk Nông quản lý, khai thác. Khi phát hiện các phương tiện tham gia giao thông có dấu hiệu quá tải trọng của đường bộ, đề nghị thông báo cho Sở GTVT, các cơ quan chức năng trong tỉnh, thanh tra giao thông và lực lượng cảnh sát giao thông xử lý theo thẩm quyền.



42. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Dự án đường Quốc lộ 14c đoạn đi qua huyện Tuy Đức (3 km) đã phê duyệt, giao cho UBND huyện làm công tác giải phóng mặt bằng và huyện đã hoàn thành việc cắm mốc, kê khai đền bù, tuy nhiên đến nay kinh phí bồi thường, hỗ trợ chưa có trong khi đó giá đất đã lên 2.5 lần so với thời điểm kê khai lập phương án, làm người dân rất bức xúc. Thời gian gần đây, trung ương chỉ đạo nắn tuyến, thay đổi mốc lộ giới giải tỏa quốc lộ 14C, làm cho chính quyền địa phương hết sức lúng túng trong việc chỉ đạo triển khai, thực hiện. Vì vậy, đề nghị Bộ quan tâm chỉ đạo sớm việc cấp kinh phí đền bù, hỗ trợ cho dân, giữ nguyên phương án đã được phê duyệt trước đây, không thực hiện việc nắn tuyến quốc lộ 14C. (Cử tri huyện Tuy Đức).

Trả lời: (Tại Công văn số 5243/BGTVT- KHĐT ngày 02/8/2010)

- Về kinh phí đền bù giải phóng mặt: Theo quy định tại văn bản 1665/TTg – KTN ngày 24/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã tách riêng thành tiểu dự án, giao cho địa phương thực hiện. Đến nay, địa phương đã giải ngân được 23/24 tỷ đồng; còn lại là kinh phí di dời công trình công cộng (đường điện, đường dây điện thoại) chưa giải ngân với kinh phí đã phê duyệt là 900 triệu vì chưa có mặt bằng để di dời.

- Việc nắn chỉnh tuyến quốc lộ 14C đoạn Km 364+200 – Km 364+750: Đây là đoạn tuyến đi sát hồ nước nên Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đã có ý kiến chỉ đạo Ban Quản lý dự án 5 và Tư vấn thiết kế nghiên cứu đề xuất việc dịch tuyến sang phía bên trái để cải thiện bình đồ, tránh phải làm kè và đảm bảo bền vững công trình.

Tuy nhiên trên cơ sở thực tế hiện trường, Ban Quản lý dự án 5 và Tư vấn đã có đề nghị không thay đổi chỉnh tuyến và giữ nguyên phương án đã được phê duyệt trước đây để không làm ảnh hướng đến tiến độ của dự án và đảm bảo an sinh xã hội, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đang xem xét để có văn bản chấp thuận theo kiến nghị của địa phương.



43. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Tuyến Quốc lộ 49A là tuyến đường huyết mạch, duy nhất nối huyện miền núi A Lưới với thành phố Huế và các huyện đồng bằng ven biển, tuyến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa – chính trị, an ninh – quốc phòng; phục vụ công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn; cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, tuyến quốc lộ 49A còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của khu vực biên giới giữa 2 nước Việt Nam và Lào qua cửa khẩu Hồng Vân – Cô Tài, huyện A Lưới. Với tính chất cấp thiết và tầm quan trọng nêu trên, tuyến quốc lộ 49A đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư và Bộ Giao thông - Vận tải đã có Quyết định số 2050/QĐ-BGTVT ngày 14/7/2009 phê duyệt dự án đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài Chính, Bộ Giao thông vận tải xem xét, cho ứng vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ để dự án sớm được triển khai trong năm 2010.

Trả lời: (Tại Công văn số 4978/BGTVT- KHĐT ngày 23/7/2010)

Nhận thấy tính cấp thiết và quan trọng của dự án QL49A, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 2050/QĐ-BGTVT ngày 14/7/2009 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nói trên với tổng mức đầu tư là 2.442 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 1.892 tỷ đồng), tuyến dài 71,23Km. Do nguồn vốn hiện nay đang khó khăn, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho ứng trước 50 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 để triển khai trước đoạn xung yếu Km65-Km78 QL49A, Bộ Giao thông vận tải đang tích cực triển khai các thủ tục cần thiết để có thể khởi công đoạn tuyến trên trong năm 2010. Mặt khác, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ đưa dự án vào danh mục trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2 để tiếp tục triển khai dự án.



44. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, hiện nay đường quốc lộ 4E đoạn từ Lào Cai đi Bắc Ngầm đã xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế của địa phương, Bộ Giao thông vận tải đã có dự án nâng cấp tuyến đường này, tuy nhiên tiến độ thực hiện rất chậm. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đẩy nhanh dự án nâng cấp tuyến quốc lộ 4E đoạn Lào Cai - Bắc Ngầm.

Trả lời: (Tại Công văn số 5619/BGTVT- KHĐT ngày 16/8/2010)

Quốc lộ 4E đoạn từ Lào Cai đi Bắc Ngầm (Km15 - Km46), đ­ược đầu tư­ xây dựng với tiêu chuẩn cấp IV, hoàn thành năm 1993 bằng nguồn vốn NSNN. Hiện tại, mặt đ­ường bị xuống cấp nghiêm trọng. Bộ GTVT đang triển khai lập dự án để đầu t­ư xây dựng. Hiện Tổng Cục ĐBVN đang hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ để phê duyệt dự án trong Quý IV/2010. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện là rất khó khăn, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan bố trí nguồn TPCP giai đoạn 2 cho dự án. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành tổng hợp để trình Quốc hội. Trư­ớc mắt, Bộ GTVT giao Tổng Cục Đ­­BVN thực hiện công tác bảo trì bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để đảm bảo an toàn giao thông. Sau khi bố trí được vốn, Bộ GTVT sẽ triển khai ngay.



45. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đã quá tải và xuống cấp, không đáp được nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có kế hoạch sớm nâng cấp tuyến đường này đáp ứng yêu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hoá.

Trả lời: (Tại Công văn số 5047/BGTVT- KHĐT ngày 27/7/2010)

Để nâng cao năng lực vận tải hàng hóa và hành khách của tuyến đường, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai dự án “Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai” với tổng mức đầu tư 160 triệu USD vay ODA của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Quĩ ngân khố Pháp (DGTPE) và đối ứng từ ngân sách Nhà nước. Nội dung đầu tư: Cải tạo nâng cấp tuyến đư­ờng sắt hiện tại với tổng chiều dài 285km từ ga Yên Viên (Km 10+900) đến giữa cầu Hồ Kiều (Km 296+050) và nhánh đường sắt từ ga Phố Lu (Km 261+650) đến Ga Xuân Giao (Km 272+235).

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và Bộ GTVT đã quyết định đầu tư dự án tại quyết định số 2742/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2007. Sau khi đầu tư, vận chuyển của tuyến đường đáp ứng khoảng 5 triệu hành khách/năm và khoảng 7,5 triệu tấn hàng hoá/năm đồng thời tăng mức độ an toàn chạy tàu, rút ngắn thời gian chạy tàu trên tuyến (thời gian chạy tàu khách giảm khoảng 70 phút).

Hiện nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam với chức năng chủ đầu tư dự án đang chỉ đạo tư vấn do ADB lựa chọn lập thiết kế kỹ thuật toàn tuyến. Dự kiến tháng 11/2010 sẽ triển khai thi công gói thầu đầu tiên (Gói CP2), sau đó sẽ tiếp tục thi công các gói thầu tiếp theo để hoàn thành dự án vào cuối năm 2012.



46. Cử tri tỉnh Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm có đường sắt chạy qua nhưng không có ba-ri-e gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, cho lắp đặt ba-ri-e và thiết bị cảnh báo tại khu vực này.

Trả lời: (Tại Công văn số 5001/BGTVT-KCHT ngày 26/7/2010)

Theo kiểm tra và báo cáo của Cục Đường sắt Việt nam, trên địa bàn xã Dương Xá, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội hiện có 02 đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, đó là 01 đường ngang có người gác tại km 16+690 và 01 đường ngang cảnh báo tự động tại km 17+300 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng. Đường ngang có người gác tại km 16+690 đang vận hành bình thường không có trở ngại gì. Nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên có lẽ liên quan đến đường ngang km 17+300 tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng.

Đường ngang km17+300, tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng hiện được tổ chức phòng vệ bằng tín hiệu cảnh báo tự động (báo hiệu bằng âm thanh và đèn đỏ khi có tàu tới).

Các thông số kỹ thuật chủ yếu của đường ngang như sau:

- Về đường bộ: Bên trái đường sắt là Quốc lộ 5 chạy song song, sát đường sắt và cách mép ray ngoài cùng 2.5m; đường bộ phía bên phải đường sắt bị hạn chế tầm nhìn; độ dốc đường bộ phía bên trái đường sắt là 7%, bên phải là 2%.

- Về đường sắt: Đường ngang nằm trên hoà hoãn của đường cong bán kính R=400m tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng.

+ Tầm nhìn đường sắt từ đường ngang về phía Hà Nội là 650m, về phía Hải Phòng là 300m.

+ Góc giao cắt: 900.

+ Mặt đường ngang rộng 7.0m.

- Về thực trạng giao thông trên đường ngang:

+ Do đường bộ (QL5) chạy song song với đường sắt nên tiếng còi xe ôtô và còi tàu pha trộn nhau rất khó phân biệt. Mặt khác người tham gia giao thông thường dừng, đỗ xe trên đường ngang để quan sát các phương tiện giao thông trên đường bộ (khi từ phía trong đi ra đường bộ QL5).

+ Vào các ngày cuối tuần thường có một lượng lớn học sinh và công nhân đứng trên đường sắt để chờ, đón xe ôtô.

Để đảm bảo an toàn giao thông trên đường ngang như kiến nghị của cử tri nêu trên có một số giải pháp đó là:

- Xây dựng đường gom đi về phía đường ngang có người gác tại km16+690 tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng (khoảng 600m đường gom) và đóng đường ngang km17+300.

- Hoặc nâng cấp cải tạo đường ngang km17+300 từ phòng vệ bằng cảnh báo tự động lên phòng vệ có người gác.

Hiện nay, Bộ GTVT đang giao cho Tổng Công Ty Đường sắt Việt Nam lập dự án đầu tư dự án Đường ngang trên các tuyến đường sắt phía Bắc sông Hồng (trong đó có tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng) dự kiến phê duyệt và thực hiện đầu tư vào quí I/2011, nội dung kiến nghị của cử tri sẽ được TCTĐSVN và đơn vị Tư vấn nghiên cứu cụ thể phương án giải quyết.

Trước mắt, đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thành phố cùng phối hợp với Cục ĐSVN, TCTĐSVN tổ chức tuyên truyền cho nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông.

47. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Hiện nay tuyến quốc lộ 70 được Chính phủ đầu tư, cải tạo và nâng cấp cơ bản đã hoàn thành, giao thông được thuận lợi hơn. Đây là tuyến quốc lộ đi qua các tỉnh miền núi, đường quanh co, nhiều đèo dốc, lưu lượng xe qua lại rất nhiều; đường được cải tạo nâng cấp khá hoàn chỉnh, nhưng mặt đường hẹp, rãnh thoát nước 2 bên đường được kiên cố hóa, nhưng lại rất rộng và sâu, thiếu các hệ thống hộ lan, biển báo ATGT nên đã làm xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông trên tuyến đường này.

Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, có giải pháp cải tạo bề mặt hệ thống thoát nước 2 bên đường, nhằm hạn chế thấp nhất những tai nạn giao thông có thể xảy ra.

Trả lời: (Tại Công văn số 5429/BGTVT-TCĐBVN ngày 10/8/2010)

Dự án khôi phục,cải tạo QL70 được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 161/Q Đ-BGTVT ngày 23/1/2007 với tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp V miền núi, tốc độ thiết kế Vtk=30km/h. Dự án khởi công xây dựng từ tháng 1/2008 đến nay đã cơ bản hoàn thành. Đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái từ Km 25- km 109 tổng chiều dài là 84km.

Tuy dự án được cải tạo nâng cấp nhưng với cấp kỹ thuật thấp, tuyến đường đi qua địa hình miền núi, đường quanh co, nhiều đèo dốc, mặt đường hẹp. Trong những năm gần đây, lưu lượng xe tăng cao, đặc biệt là các xe có kích thước và tải trọng lớn vào đường cua với bán kính nhỏ nếu không giảm tốc độ, đi đúng phần đường thì rất dễ gây mất an toàn giao thong, Để giải quyết, khắc phục, giảm thiểu tai nạn giao thong, trong khi chờ xây dựng các tuyến đường có cấp kỹ thuật coao hơn để đáp ứng lưu lượng phương tiện, cho phép các phương tiện có kích thước và trọng tải lớn lưu thông dễ dàng, Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các giải pháp cụ thể:

- Bổ sung rãnh thoát nước chữ U có nắp đậy qua khu vực đông dân cư, thị trấn, thị tứ, các đoạn đường hẹp, đường cong.

- Bổ sung, bố trí cắm gương cầu lồi, hộ lan, vạch sơn phân làn, tăng cường biển báo nguy hiểm tại các vị trí đường nguy hiểm hạn chế tầm nhìn.

- Tại các điểm gần vào khu dân cư, thị trấn, thị tứ, trường học đã được bổ sung, bố trí các gờ giảm tốc và cắm biển báo nguy hiểm..

Để nâng cao điều kiện khai thác và ATGT của đoạn tuyến, Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị lien quan rà soát và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

48. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: HIện nay tại ngã ba xã An Thái Trung (Quốc lộ 1 giao với Quốc lộ 30) thuộc địa phận huyện Cái Bè có lắp đèn tín hiệu giảm tốc độ (đèn vàng), cử tri đề nghị lắp đèn xanh, đỏ ở khu vực này để đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời: (Tại Công văn số 5684/BGTVT-TCĐBVN ngày 18/8/2010)

Việc lắp đặt đèn cảnh báo chớp vàng tại 09 vị trí trên Quốc lộ 1 thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang đã được thực hiện theo đề nghị tại văn bản số 305/BATGT ngày 10/10/2007 của Ban An toàn giao thông tỉnh Tiền Giang và văn bản số 6047/UBND-CN ngày 09/10/2007 của UBND tỉnh Tiền Giang.

Đối với vị trí Km2022+800 Quốc lộ 1 giao với Quốc lộ 30 (ngã ba An Thái Trung) thuộc địa phận huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang đã bố trí hệ thống đảo phân luồng kết hợp đèn tín hiệu giảm tốc độ (đèn chớp vàng), hiện tại việc lưu thông bình thường; Tuy nhiên, tại khu vực này hai bên lề đường bị một số người dân chiếm dụng để buôn bán dẫn đến có lúc mất trật tự và đã có những va chạm giao thông;

Với lưu lượng giao thông trên Quốc lộ 1 qua ngã ba này là rất lớn, phạm vi ngã ba rộng và đã có đảo giao thông nên việc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông (đèn xanh, đỏ) là không phù hợp.

Để nâng cao hiệu quả khai thác và an toàn giao thông tại ngã ba nêu trên, Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi, nghiên cứu để có giải pháp điều chỉnh, tổ chức giao thông cho phù hợp. Trước mắt đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các ngành chức năng và UBND huyện Cái Bè có biện pháp khắc phục tình trạng chiếm dụng lề đường để buôn bán ở khu vực này.

49. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh các cống nổi trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận các xã trên không thoát nước, bốc mùi hôi gây ô nhiễm. Đề nghị Bộ chỉ đạo nghiên cứu để có biện pháp khắc phục.

Trả lời: (Tại Công văn số 5360/BGTVT-TCĐBVN ngày 06/8/2010)

Quốc lộ 1 chạy qua địa phận tỉnh Tiền Giang từ km1954+790 đến km2027+380, do quá trình đô thị hóa nhanh đã làm thay đổi địa hình, địa mạo của khu vực dẫn đến việc thoát nước trên quốc lộ 1 nói riêng và thoát nước trong khu vực nói chung gặp nhiều khó khăn, nhất là khi có mưa lớn. Để xử lý những vị trí không thoát được nước ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, Bộ Giao thông vận tải đã và đang chỉ đạo đơn vị chức năng thực hiện; cụ thể như sau:

- Tại km1955+300 (bên phải tuyến) đơn vị quản lý đã xây dựng cống thoát nước dọc thực hiện xong ngày 22/7/2010.

- Đoạn km1957+800 – km1958+180 (bên trái tuyến): Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa vào kế hoạch sửa chữa đường bộ năm 2010, Chủ đầu tư đang triển khai thủ tục để tiến hành xây dựng cống thoát nước dọc và hoàn thành vào cuối năm nay.

- Tại km1967+000 (nút giao với QL50) : Việc giải quyết chống ngập tại vị trí này đã được đề cập trong Dự án cải tạo nâng cấp QL50, khi hoàn thành dự án việc thoát nước tại vị trí này sẽ được cải thiện .

- Tại km1978+000 thuộc phạm vi dự án cải tạo nâng cấp QL1 đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận, hiện nay dự án đang triển khai, khi dự án hoàn thành việc thoát nước tại vị trí này sẽ được cải thiện.



50. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ cho tỉnh Tiền Giang bổ sung quy hoạch đấu nối giữa đường cao tốc và khu vực Đông Nam Tân Phước: Nút giao Thân Cửu Nghĩa đã được phê duyệt là núi giao ngã 3 đấu nối giữa khu vực Tân Phước với đường cao tốc, đề nghị trung ương cho bổ sung vào dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận để tạo điều kiện cho khu vực gồm vùng công nghiệp – đô thị Đông Nam Tân Phước và trung tâm huyện Tân Phước kết nối với đường cao tốc và đường tỉnh 865 là đường liên tỉnh. Ngoài ra, việc cải tạo núi giao thông Thân Cửu Nghĩa cũng sẽ tạo điều kiện khai thác đường ô tô cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Thuận tốt nhất, sẽ thu hút lượng lớn xe tham gia lưu thông trên đường cao tốc, tăng hiệu quả đầu tư tuyến đường.

Trả lời: (Tại Công văn số 5080/BGTVT- KHĐT ngày 28/7/2010)

1. Ngày 25/5/2010, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3486/VPCP-KTN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc bổ sung quy mô nút giao Thân Cửu Nghĩa thuộc đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

2. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại văn bản số 3486/VPCP-KTN của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đã có văn bản số 3503/BGTVT-KHĐT ngày 31/5/2010 giao Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam tính toán, bổ sung quy mô nút giao Thân Cửu Nghĩa để kết nối với Đường tỉnh 878, tỉnh Tiền Giang vào Dự án đường ô tô cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

51. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 186 về quy định hành lang an toàn giao thông đường bộ (đường Hồ Chí Minh) phù hợp với điều kiện hiện nay vì nhiều hộ dân nhà cửa xuống cấp, hư hỏng nhưng không được phép sửa chữa, làm lại trong khi nhà nước chưa có tiền để đền bù di dời. Cử tri hết sức bức xúc.

Trả lời: (Tại Công văn số 4966/BGTVT-KCHT ngày 23/7/2010)

Nghị định số 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được Chính phủ ban hành ngày 05/11/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2004 (sau đây gọi là Nghị định 186). Nghị định 186 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đúc kết sau một quá trình thực hiện Nghị định số 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về Điều lệ Bảo vệ đường bộ, Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao đối với công trình giao thông đường bộ, các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các lĩnh vực khác có liên quan. Nghị định 186 có tính xã hội sâu rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội và trật tự an toàn giao thông. Với nỗ lực chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội, việc thực hiện Nghị định 186 đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong tình trạng trật tự an toàn giao thông đường bộ diễn biến phức tạp, Nghị định 186 cũng đã bộc lộ một số vấn đề hạn chế nhất định.

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ GTVT được Chính phủ giao nhiệm vụ là Cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thay thế Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ). Trong quá trình xây dựng Nghị định, Bộ GTVT đã xin ý kiến của các Bộ, ngành và các địa phương góp ý Dự thảo Nghị định. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ GTVT đã nghiên cứu, tiếp thu và đã có báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định 186 gửi Chính phủ, trong đó có nêu kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc để làm căn cứ chỉnh sửa, bổ sung Nghị định.

Ngày 24/02/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2010 và thay thế Nghị định 186. Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, về quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ đã quy định các nội dung về quản lý, bảo vệ, sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ; cụ thể như sau:

- Chương 5 về Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các nội dung về: Phạm vi đất dành cho đường bộ (Điều 14); Giới hạn hành lang an toàn đường bộ (Điều 15). Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống (Điều 16)…

- Chương 6 về Sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ có Điều 28 về Khai thác, sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ.

- Chương 7 về Trách nhiệm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có các nội dung về Xác định mốc thời gian đối với công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường bộ (Điều 43); Quy định về giải quyết các công trình tồn tại trong đất dành cho đường bộ (Điều 44) và trách nhiệm của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, Bộ GTVT đề nghị các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý quy hoạch dọc hai bên đường bộ, cũng như quản lý đất đai nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.



52. Cử tri các tỉnh Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Long An, Phú Yên, Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn giao thông trên phạm vi cả nước. Chính phủ cần nghiên cứu từng bước đầu tư vốn nâng cấp hệ thống đường giao thông vì thực tế hệ thống giao thông của ta đã quá tải, đường giao thông, các cơ sở hạ tầng giao thông liên tỉnh ngày càng trở nên chật hẹp và xuống cấp trong khi mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông không đáp ứng được nhu cầu vận tải cũng như nhu cầu đi lại của nhân dân, đây chính là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông. Một số cử tri đề nghị Chính phủ nên đầu tư hệ thống kiểm soát giao thông bằng máy camera tự động thay cho việc thành lập các trạm kiểm tra, kiểm soát bằng lực lượng cảnh sát giao thông dày đặc trên các tuyến đường như hiện nay, đặc biệt nghiên cứu các chủ xe bắt buộc phải có tài khoản để áp dụng xử lý vi phạm bằng biện pháp tự động như ở các nước đã thực hiện tạo được hình ảnh đẹp của Quốc gia, vừa thuận lợi, giảm bớt thủ tục hành chính, vừa hạn chế tiêu cực và tạo được ý thức tuân thủ pháp luật.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương