KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang23/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 8429/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Dự án cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện của 5 tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai, đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai từ năm 2007. Đến nay, hầu hết khối lượng đầu tư đã được hoàn thành, trong 327 thôn buôn được đầu tư theo dự án, có 326 thôn buôn đã hoàn thành đóng điện và 01 buôn đã hoàn thành, dự kiến đóng điện trước tháng 9 năm 2010.



3. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BCT ngày 11/7/2008 của Bộ Công thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lí sử dụng giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 16/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp:

- Tại khoản 1, Điều 17: Việc cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện theo 2 giai đoạn là rất khó khăn cho chủ đầu tư dự án thủy điện và không phù hợp với thực tế. Để cấp được giấy phép hoạt động điện lực giai đoạn 1 thì chủ đầu tư phải có giấy phép sử dụng tài nguyên nước, để cấp giấy phép sử dụng tài nguyên nước thì chủ đầu tư phải hoàn thành dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và phải có quy trình vận hành hồ chứa được duyệt. Trong thực tế, khi dự án triển khai xây dựng thì việc hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là rất phức tạp, nên thường chậm và kéo dài; mặt khác kể cả khi dự án hoàn thành chuẩn bị đưa vào sử dụng thì vẫn còn phát sinh bồi thường, giải phóng mặt bằng. Do vậy, để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện, đề nghị Bộ Công thương bỏ thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực của các dự án thủy điện trong giai đoạn 1.

- Tại khoản 3, Điều 23: Quy định địa phương cấp giấy phép hoạt động điện lực trong hoạt động phát điện với các nhà máy điện có công suất dưới 3 MW. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 96/112 dự án thủy điện có công suất dưới 10 MW. Với mục đích tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chủ đầu tư trong việc thực hiện các quy định về quản lí đầu tư xây dựng công trình; đồng thời giám sát việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, an toàn đập và công tác quản lí vận hành hồ chứa, v.v.. Đề nghị Bộ Công thương nâng thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực của địa phương trong hoạt động phát điện với các nhà máy điện co công suất dưới 10MW.

Trả lời: (Tại Công văn số 8429/BCT-KH ngày 20/8/2010)

1. Về cấp giấy phép hoạt động phát điện theo 2 giai đoạn:

Theo khoản 5 Điều 1 Quyết định số 15/2008/QĐ-BCT ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực, ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006. Giấy phép hoạt động phát điện được cấp theo hai giai đoạn: thực hiện đầu tư xây dựng và phát điện thương mại toàn nhà máy điện.

Việc cấp giấy phép giai đoạn 1 nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án nhà máy điện có quy mô công suất lớn, có thời gian đưa các tổ máy vào vận hành thương mại cách nhau xa, có thể từ 6 tháng trở lên một cách kịp thời, tránh gây thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư.

Đối với các dự án vừa và nhỏ, việc cấp giấy phép hoạt động phát điện chỉ thực hiện 1 giai đoạn, khi nhà máy đã được xây dựng lắp đặt, nghiệm thu, chạy thử không tải và có tải để đưa toàn bộ nhà máy vào vận hành.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, xem xét sửa đổi quy định về việc cấp giấy phép hoạt động phát điện cho phù hợp với thực tế trong thời gian tới.

2. Về đề nghị nâng thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực của địa phương lĩnh vực phát điện cho các nhà máy thủy điện có công suất dưới 10MW:

Các nhà máy điện có công suất dưới 3MW đấu nối vào hệ thống ở cấp điện áp trung áp và chủ yếu phục vụ cho phụ tải tại địa phương. Do đó, các yêu cầu về trang thiết bị của nhà máy đơn giản gọn nhẹ, nên việc thẩm định và kiểm tra các điều kiện cấp phép cũng đơn giản hơn.

Đối với các nhà máy điện có quy mô công suất lớn hơn, không chỉ cung cấp điện cho địa phương đặt nhà máy, mà còn đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, nên yêu cầu kỹ thuật của các trang thiết bị của nhà máy, của hệ thống đo đếm điện năng, yêu cầu về hệ thống SCADA-EMS… phải đáp ứng quy định đấu nối vào hệ thống điện quốc gia ở mức độ cao hơn, để đảm bảo quản lý, vận hành nhà máy ổn định và hiệu quả với hệ thống điện. Do đó, Bộ Công Thương quy định thẩm quyền cấp phép các nhà máy thủy điện có công suất từ 3MW trở lên, thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương. Đồng thời, quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực cũng phù hợp với quy định về cấp giấy phép sử dụng tài nguyên nước cho các nhà máy thủy điện theo Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ.

Trong thời gian tới, khi xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu các ý kiến của cử tri để có quy định phù hợp hơn.



4. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Thực hiện các Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về định canh, định cư, sắp xếp dân cư và di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm, song do nguồn vốn hạn hẹp và chính sách hỗ trợ thấp chưa phù hợp với điều kiện thực tế của Lai Châu trong quá trình triển khai thực hiện. Đề nghị Trung ương bổ sung định mức hỗ trợ các hộ di chuyển như chính sách tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 8217/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Tại Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc bố trí vốn cho Chương trình; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách thực hiện bố trí dân cư; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện bố trí dân cư tại các địa phương; đề xuất các giải pháp để tổ chức quản lý và thực hiện có hiệu quả Chương trình. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình.

Về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 (sau đây gọi tắt là Chính sách), tại Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, dự án định canh, định cư cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư cho từng năm và cả giai đoạn; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chính sách và kế hoạch định canh, định cư ở các địa phương. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, theo định kỳ 6 tháng, báo cáo tình hình thực hiện chính sách, kế hoạch, các dự án định canh, định cư với Ủy ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, đề nghị Ban Dân nguyện của Quốc hội chuyển ý kiến này của cử tri tỉnh Lai Châu đến các cơ quan chức năng có liên quan nêu trên, để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.



5. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo EVN, Tổng công ty Điện lực miền Trung đầu tư đường dây và trạm biến áp 110KV theo tiến độ ghi trong quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được phê duyệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu nối các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh vào lưới điện quốc gia, góp phần bảo đảm hiệu quả đầu tư và sử dụng đất đai tiết kiệm.

Trả lời: (Tại Công văn số 8429/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, có rất nhiều trạm thuỷ điện vừa và nhỏ đang được xây dựng. Đối với việc Thoả thuận đấu nối các nhà máy thuỷ điện nằm trong qui hoạch, đã được thống nhất giữa đơn vị quản lý lưới điện với các Chủ đầu tư và đang được các đơn vị quản lý lưới điện tích cực tìm kiếm nguồn vốn để tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, các đơn vị quản lý lưới điện cũng đang gặp một số khó khăn về khả năng vay vốn của Ngân hàng để triển khai đầu tư. Do đó, Bộ Công Thương rất mong nhận được sự phối hợp và chia sẻ của các nhà đầu tư thuỷ điện nhỏ, để có những giải pháp phù hợp cho việc đấu nối các nhà máy thuỷ điện nhỏ.

Đối với lưới điện 110kV đầu nối của tỉnh Gia Lai: Trong 2 năm 2009 – 2010, Tổng công ty Điện lực miền Trung (CPC) đã thoả thuận đấu nối nhà máy thuỷ điện (NMTĐ) vào các đường dây và trạm 110 kV hiện có như NMTĐ Đăksrông, Đăksrông 2, Đăksrông 2A, Đaksrông 3, Đăksrông 3A, và đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư lưới điện 110kV phục vụ đấu nối thuỷ điện nhỏ theo thoả thuận.

6. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo EVN triển khai sớm việc thực hiện giá mua bán điện theo biểu giá chi phí tránh được (Quyết định số18/2008/QĐ-BCT ngày 18/8/2008 của Bộ Công thương) áp dụng cho các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trả lời: (Tại Công văn số 8429/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu (sau đây gọi tắt là Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT), áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo, có hiệu lực thi hành đối với các nhà máy điện mới được đưa vào vận hành sau thời điểm này và ngày 08 tháng 02 năm 2010 Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương)_cũng đã có văn bản số 53/ĐTĐL-GP yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

- Chỉ đạo các Tổng Công ty điện lực thực hiện đúng Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT và các quyết định của Cục Điều tiết điện lực về biểu giá chi phí tránh được hàng năm.

- Đối với các nhà máy thuỷ điện hiện có, do giá hợp đồng mua bán điện được hai bên thỏa thuận đã đảm bảo cho các nhà máy thuỷ điện thu hồi đủ chi phí và có lợi nhuận trong thời hạn hợp đồng, nên việc áp dụng biểu giá chi phí tránh được là không bắt buộc.

Tuy nhiên, để thực hiện chính sách của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển các dạng năng lượng mới, tái tạo, biểu giá chi phí tránh được có thể xem xét áp dụng cho các nhà máy điện hiện có và đủ điều kiện áp dụng, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên (EVN và Chủ đầu tư).

Trên thực tế, đã có nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ ký hợp đồng mua bán điện với các Công ty điện lực theo quy định của Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT.



7. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo EVN và Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia mua sản lượng điện của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong giờ thấp điểm với định mức phù hợp, không nên khống chế sản lượng mua điện quá thấp làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Trả lời: (Tại Công văn số 8429/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Trong hệ thống điện hiện nay, các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ được chia làm hai loại và được huy động theo cách thức như sau:

1. Đối với các NMTĐ có tổng công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30MW. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) không thực hiện việc huy động sản lượng nhà máy mà huy động theo các phương thức sau:

- Các NMTĐ nhỏ có ký hợp đồng theo biểu giá chi phí tránh được (căn cứ Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT nêu trên). Đây là một cơ chế khuyến khích phát điện càng nhiều càng tốt kể cả các giờ thấp điểm. Việc huy động công suất của các nhà máy này do chủ đầu tư quyết định để đạt tối đa doanh thu. Các đơn vị mua điện (cụ thể là các Công ty Điện lực) không can thiệp vào chế độ huy động các nhà máy này.

- Các NMTĐ nhỏ khác có ký hợp đồng mua bán điện với các Tổng công ty điện lực thì sẽ được huy động theo các điều kiện của hợp đồng mua bán điện. Về nguyên tắc sẽ đảm bảo các điều kiện kỹ thuật như chống quá tải, điện áp thấp và đảm bảo tính kinh tế theo từng khu vực.

2. Đối với các NMTĐ vừa có tổng CS lớn hơn 30MW, A0 thực hiện huy động theo qui trình điều độ và hợp đồng mua bán điện ký giữa EVN và các Công ty phát điện này. Chế độ huy động các nhà máy thường chia theo 2 mùa như sau:

- Mùa khô: Do nhu cầu cần mua điện của EVN là rất lớn, nhưng hầu hết các nhà máy này đều thiếu nước, nên EVN sẵn sàng mua tối đa theo khả năng phát điện của các NM;

- Mùa lũ: Do năng lực phát điện của các nhà máy trong toàn hệ thống là rất lớn, nên các NM sẽ được huy động theo thứ tự, tùy theo giá của từng NM và các điều kiện giàng buộc trong hợp đồng mua bán điện. Tuy nhiên, với mục tiêu chung là hạn chế tối đa khả năng xả thừa từ các nhà máy thuỷ điện, nên các nhà máy vừa và nhỏ cũng được huy động.



8. Cử tri tỉnh Đà Nẵng kiến nghị: Việc thi công dự án thủy điện Đắc Mi 4 tại huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam ở đầu nguồn sông Vu Gia sẽ gây tình trạng thiếu nước tại khu vực hạ lưu, đặc biệt là đối với thành phố Đà Nẵng. Vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có chỉ đạo chủ đầu tư phải thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện có khả năng xả 25m3/s là quá ít. Đề nghị phải thiết kế cống điều tiết và quy định thủy điện Đắc Mi 4 xả 47m3/s mới đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt đối với vùng hạ lưu sông Vu Gia.

Trả lời: (Tại Công văn số 8476/BCT-KH ngày 23/8/2010)

Dự án thủy điện Đắk Mi 4 thuộc Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Vu Gia - Thu Bồn đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) thẩm định và phê duyệt vào tháng 5 năm 2003, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trong nghiên cứu Quy hoạch, đã xem xét đảm bảo cân bằng nhu cầu nước ở hạ du sông Vu Gia, liên quan đến việc chuyển nước của dự án thủy điện Đắk Mi 4.

Sau khi có đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét, báo cáo về tình hình thiếu nước ở hạ lưu sông Vu Gia, trong đó có thành phố Đà Nẵng, liên quan đến việc xây dựng dự án thuỷ điện Đắk Mi 4. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Chủ đầu tư dự án thủy điện Đắk Mi 4 phối hợp với cơ quan tư vấn chuyên ngành (Viện Quy hoạch thủy lợi) lập Báo cáo rà soát và cập nhật tính toán cân bằng nước sông Vu Gia. Kết quả như sau:

+ Ở giai đoạn hiện nay (thủy điện Đắk Mi 4 chưa chuyển dòng chảy sang sông Thu Bồn) và mức đảm bảo 85%:

- Khi không có các công trình thủy điện, hạ lưu sông Vu Gia thiếu nước trong 4 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7 với mức thiếu từ 3,6 ÷ 12,2 m3/s), cụ thể như sau:


Tháng

3

4

5

6

7

8

Lưu lượng thừa (+), thiếu (-), m3/s

+ 2,4

-12,2

-3,6

-4,9

-8,5

+2,6

- Khi có các công trình thủy điện A Vương và Sông Côn 2, hạ lưu sông Vu Gia cơ bản không thiếu nước (chỉ thiếu 0,1 m3/s vào tháng 4), cụ thể như sau:

Tháng

3

4

5

6

7

8

Lưu lượng thừa (+), thiếu (-), m3/s

+12,3

- 0,1

+8,0

+5,6

+3,5

+11,3

Như vậy, có thể nói các hồ thủy điện A Vương và Sông Côn 2 đã cải thiện chế độ dòng chảy, tăng đáng kể lưu lượng về mùa kiệt so với tự nhiên, đáp ứng nhu cầu nước ở hạ lưu.

- Khi có các công trình thủy điện A Vương, Sông Côn 2 và Đăk Mi 4, hạ lưu sông Vu Gia thiếu nước trong 4 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7 với mức thiếu từ 3,5 ÷ 8,5 m3/s), cụ thể như sau:



Tháng

3

4

5

6

7

8

Lưu lượng thừa (+), thiếu (-), m3/s

+ 1,5

-8,5

-4,2

-3,5

-5,3

+ 0,7



Tháng

3

4

5

6

7

8

Lưu lượng thừa (+), thiếu (-), m3/s

-4,9

-10,1

-7,3

-8,2

-6,2

-7,1

+ Giai đoạn năm 2020: Khi có các công trình thủy điện A Vương, Sông Côn 2, Sông Boung 2, Sông Bung 4 và Đắk Mi 4, kết quả cân bằng như sau:

Trong giai đoạn này mặc dầu đã có sự tham gia điều tiết, bổ sung nước về mùa kiệt cho hạ lưu sông Vu Gia của các hồ chứa thủy điện Sông Boung 2, Sông Bung 4, nhưng lượng nước vẫn thiếu trong 6 tháng, từ 4,9 ÷ 10,1 m3/s.

Kết quả nghiên cứu nêu trên đã phản ánh khá rõ nét bức tranh về nhu cầu nước, cũng như sự thay đổi dòng chảy hạ du trước và sau khi xây dựng các công trình thủy điện theo các giai đoạn. Nhìn chung, vùng hạ du sông Vu Gia có nhu cầu dùng nước cao (đặc biệt là thành phố Đà Nẵng), trong khi nguồn nước mặt hạn chế. Khi các công trình thuỷ điện đã được quy hoạch vào vận hành, lưu lượng nước hạ lưu sông Vu Gia về mùa kiệt được cải thiện và điều hòa một cách chủ động nhờ có các hồ chứa điều tiết nước trên lưu vực. Đến năm 2020, lượng nước thiếu tăng lên, do nhu cầu dùng nước tăng nhanh (gần 1,6 lần so với hiện tại). Khi chưa hoàn thành hồ chứa Sông Bung 4 (sẽ khởi công xây dựng cuối năm 2010) thì hạ du sông Vu Gia thiếu nước. Tuy nhiên, lượng nước thiếu không nhiều, nếu yêu cầu duy trì lưu lượng cho môi trường tại Ái Nghĩa bằng 10% lưu lượng bình quân nhiều năm.

Như vậy, đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu thủy điện Đắk Mi 4 xả về mùa kiệt lưu lượng lớn nhất là 100 m3/s (văn bản số 7352/UBND-KTN ngày 26 tháng 11 năm 2008) hoặc 87 m3/s (văn bản số 3177/UBND-KTN ngày 25 tháng 5 năm 2009) hoặc mức 47 m3/s, vượt quá lưu lượng tự nhiên bình quân nhiều năm vào mùa kiệt tại tuyến đập Đắk Mi 4 là 36,39 m3/s và lưu lượng bình quân nhiều năm 3 tháng kiệt nhất là 25,59 m3/s. Mặt khác, theo tính toán Thiết kế kỹ thuật của dự án thủy điện Đắk Mi 4, lưu lượng bình quân nhiều năm (bao gồm mùa lũ và mùa kiệt) tại đập Đắk Mi 4 cũng chỉ đạt 71,36 m3/s. Trong khi đó, thiệt hại về điện khá lớn và dự án sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế (hiện đang thi công xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2011). Theo tính toán của cơ quan tư vấn và Chủ đầu tư, nếu xả thêm 1 m3/s, mỗi năm sẽ giảm điện lượng khoảng 10,7 triệu kWh, tương đương 7 tỷ đồng.

Nhằm đảm bảo chủ động đáp ứng nhu cầu nước cho hạ lưu khi có yêu cầu, hài hòa các lợi ích kinh tế - xã hội, qua xem xét báo cáo thẩm định của Bộ Công Thương và ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến tại văn bản số 2840/VPCP-KTN ngày 29 tháng 4 năm 2010 như sau:

- Chủ đầu tư dự án thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập Đắk Mi 4 có khả năng xả 25 m3/s trở lại sông Đắk Mi.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương lập Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bốn, trong đó cần tính toán, giải quyết bài toán phối hợp xả nước mùa kiệt giữa các hồ để sử dụng hiệu quả tài nguyên nước.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu khả năng xây dựng các hồ chứa trên lưu vực để bổ sung nước cho hạ du sông Vu Gia, nghiên cứu giải pháp công trình, để ngăn nguy cơ cắt dòng sông Vu Gia về sông Thu Bồn tại Đại Lộc.

- UBND thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cần đề ra các biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước hạ du sông Vu Gia, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sử dụng đất và các biện pháp thủy lợi để có thể đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài nhu cầu nước cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Sau khi các nội dung trên được các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện, Bộ Công Thương cho rằng sẽ giải đáp được một cách hoà hợp và có cơ sở yêu cầu của các bên có liên quan.



9. Cử tri các tỉnh Nghệ An, Bình Định kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam, các tổng công ty có kế hoạch phân bổ, cấp điện phù hợp với đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa phương… tạo điều kiện cho nhân dân sắp xếp sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với vùng sản xuất vùng màu và các doanh nghiệp.

Trả lời: (Tại Công văn số 8475/BCT-KH ngày 23/8/2010)

Trước tình hình khô hạn nghiêm trọng diễn ra từ cuối năm 2009 trên phạm vi cả nước, làm cho hầu hết các hồ thuỷ điện không tích được nước đến mức bình thường, dẫn đến hệ thống điện Quốc gia thiếu hụt hàng tỷ kWh, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã liên tiếp ban hành các Chỉ thị chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam lập kế hoạch vận hành hệ thống điện, điều hòa, tiết giảm phụ tải hệ thống điện và thực hiện phân bổ sản lượng điện cho các Tổng công ty Điện lực, cho các phụ tải theo m72 xã là các ức độ ưu tiên (Chỉ thị số 424/CT-TTg ngày 05/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ; các Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 28/01/2010; số 12/CT-BCT ngày 07/4/2010; số 16/CT-BCT ngày 20/5/2010 và Chỉ thị số 17/CT-BCT ngày 21/6/2010 của Bộ Công Thương).

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tính toán và lập bảng phân bổ sản lượng điện đầu nguồn hằng ngày cho các Công ty điện lực, căn cứ vào khả năng đáp ứng của nguồn điện, nhu cầu điện do các đơn vị đăng ký cho từng tháng 4, 5, 6 đã được các Công ty Điện lực cập nhật, với cơ cấu thành phần phụ tải thực tế trên địa bàn được UBND tỉnh phê duyệt, có xét đến đặc điểm thời tiết, vùng miền.

Kết quả thực hiện cung ứng điện trong Quý II năm 2010 đã phản ánh việc thực hiện của ngành điện là nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương. Cụ thể là :

- Điện dùng cho sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, vẫn được giữ ở mức tăng trưởng cao hơn 10% so với cùng kỳ năm 2009 (tháng 4 tăng trưởng 121,25%; tháng 5 tăng 117,03% và tháng 6 tăng 110,00% ).

- Điện dùng cho sinh hoạt của nhân dân: Ngoài Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được xem xét ưu tiên, sản lượng điện thương phẩm dùng cho sinh hoạt ở khu vực miền Nam trong các tháng 4, 5, 6 tăng trưởng nhiều, do năm nay khu vực miền Nam nắng nóng kéo dài, mưa muộn hơn mọi năm (điện dùng cho sinh hoạt của 20 tỉnh khu vực miền Nam trong các tháng 4, 5, 6 lần lượt tăng trưởng như sau: 109,54%, 107,98%, 113,87%, trong khi đó hầu hết các tỉnh phía Bắc sản lượng điện chỉ bằng cùng kỳ năm 2009).

- Điện dùng cho thương nghiệp, khách sạn nhà hàng đã được chú trọng, ưu tiên tính toán, phân bổ (ví dụ: tại tỉnh Khánh Hoà điện dùng cho hoạt động du lịch trong các tháng 4, 5, 6 tăng 36,6%).

Như vậy, trong hoàn cảnh rất khó khăn về nguồn điện và phải điều hoà, tiết giảm điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có nhiều cố gắng tính toán, cân đối phân bổ sản lượng, để đảm bảo điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả nước, phù hợp với đặc điểm, khí hậu và thời tiết của từng địa phương như đề nghị của cử tri.



10. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:Hiện nay, tỉnh Nghệ An còn có 29 xã chưa có điện thắp sáng. Đề nghị Chính phủ có ưu tiên đầu tư xây dựng lưới điện thắp sáng cho nhân dân.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương