KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang19/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 4962/BGTVT-KHĐT ngày 23/7/2010)

Để tham gia tuyến đường sắt xuyên Á (Singapore – Côn Minh), Bộ GTVT đã triển khai lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi – F/S) Đường sắt TP Hồ Chí Minh – Lộc Ninh, Chủ đầu tư dự án: Cục Đường sắt Việt Nam, Tư vấn lập dự án: Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDI South). Dự án có điểm đầu là ga Dĩ An – tỉnh Bình Dương và điểm cuối là điểm nối ray với đường sắt Căm Pu Chia tại cửa khẩu Hoa Lư – Tỉnh Bình Phước.

Hiện nay chủ đầu tư đang chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn chỉnh báo cáo cuối kỳ và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để trình duyệt dự án theo quy định. Vừa qua, tỉnh Bình Dương có điều chỉnh quy hoạch của địa phương nên Bộ GTVT đã chấp thuận và giao cho Cục ĐSVN và TEDI South khảo sát, nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến đoạn qua Thủ Dầu Một, dự kiến đến quý I/2011 sẽ hoàn thành công tác khảo sát, điều chỉnh hướng tuyến này.

Đây là dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, toàn tuyến dài 130 km, tổng mức đầu tư khoảng 8.600 tỷ đồng, Bộ GTVT đã kêu gọi rộng rãi các nhà tài trợ quan tâm đầu tư cho dự án, vừa qua có các nhà tài trợ của Trung Quốc (Tổng Công ty xuất nhập khẩu máy móc quốc gia Trung Quốc- Gọi tắt là CMC) và Tây Ban Nha (Tập đoàn DEFEX) vào nghiên cứu về dự án nhưng chưa có cam kết chính thức nào. Với khả năng còn hết sức hạn chế của ngân sách Nhà nước như hiện nay thì dự án khó có thể thực hiện sớm được, Bộ GTVT sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn để có thể đầu tư dự án trong thời gian sớm nhất.



28. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Đường Quốc lộ 5 ngày càng trở nên quá tải, không đáp ứng được nhu cầu lưu thông các loại phương tiện, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông do các công trình dân sinh đã lấp gần kín hai bên đường. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng đường 5 mới, hạn chế tối đa các công trình xây dựng hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời: (Tại Công văn số 5090/BGTVT-QLXD ngày 28/7/2010)

Nhằm khắc phục sự quá tải của QL5, Chính phủ đã cho phép đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi từ năm 2004 và Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1393/CP-CN ngày 24/09/2004 thông qua nghiên cứu tiền khả thi. Thiết kế cơ sở của dự án được Tư vấn KEC thẩm tra và Bộ GTVT thẩm định tại Văn bản số 6040/BGTVT-KHĐT ngày 21/9/2007. Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ giao cho Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (tại Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007). Theo quy định của Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 11/5/2007, Hội đồng quản trị của VIDIFI phê duyệt Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Bộ GTVT đã giao cho Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT số 7976/2008/HĐ.BOT-HN-HP ngày 30/10/2008 với VIDIFI.

Dự án có điểm đầu trên đường vành đai III thành phố Hà Nội, cách mố cầu Thanh Trì 1025m thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội. Điểm cuối là đập Đình Vũ, quận Hải An, thành phố Hải Phòng với tổng chiều dài là 105,5Km. Quy mô dự án: cấp hạng là đường cao tốc loại A; Tốc độ tính thiết kế 120Km/h; Bề rộng mặt đường 35m cho 6 làn xe.

Thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch: Khởi công ngày 07/9/2008 và hoàn thành ngày 08/4/2012 (43 tháng).

Theo báo cáo của VIDIFI đến nay đã tổ chức đấu thầu xong và triển khai thi công 05 gói thầu xây lắp. Các gói thầu còn lại sẽ tiếp tục triển khai xây dựng từ nay đến hết quý 3/2010. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) toàn tuyến đã đạt khoảng 90%, phần đất chưa GPMB chủ yếu là đất thổ cư, các công trình công cộng. Việc triển khai thực hiện dự án chưa được đảm bảo tiến độ do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan sau: Trong quá trình thiết kế kỹ thuật đã có nhiều thay đổi so với Thiết kế cơ sở do quy hoạch chi tiết của các địa phương có nhiều thay đổi; Việc thỏa thuận thiết kế với các địa phương bị kéo dài, đến tháng 7/2009 hồ sơ thiết kế mới cơ bản hoàn thành để thực hiện các bước lựa chọn nhà thầu xây lắp; Việc huy động vốn cũng có ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án; Công tác GPMB chậm so với kế hoạch ban đầu ...

Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là Dự án trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ cho phép VIDIFI đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết, thời gian xây dựng theo kế hoạch đã được nêu trên. Đây là một dự án xây dựng giao thông quan trọng nên Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ GTVT là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo cơ chế quản lý dự án BOT. Bộ GTVT đã phối hợp với Nhà đầu tư và cùng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, chỉ đạo giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng và toàn quốc.



29. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Cử tri kiến nghị việc đấu nối đường giao thông từ các xã, thôn và hộ gia đình… vào Quốc lộ số 9 rất khó khăn do thủ tục phức tạp, gây phiền hà cho dân. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có quy định phù hợp.

Trả lời: (Tại Công văn số 5338/BGTVT-TC ĐBVN ngày 06/7/2010)

1. Để duy trì tình trạng kỹ thuật và năng lực khai thác của các tuyến đường nhằm bảo đảm giao thông đường bộ luôn an toàn và thông suốt, đồng thời, để hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ, Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; trong đó có quy định về việc đấu nối đường giao thông (đường nhánh) vào quốc lộ mà cử tri quan tâm kiến nghị. Theo đó, bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh (khoản 5 Điều 44 Luật GTĐB năm 2008), nếu đã có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh, nếu chưa có đường nhánh thì đường nhánh mở mới đấu nối trực tiếp vào đường chính (quốc lộ) tại điểm đấu nối được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Việc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đã được Chính phủ quy định tại Điều 29 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010; trong đó quy định:

Đường nhánh được nối vào quốc lộ phải thông qua điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, sau khi có văn bản thoả thuận của Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thống kê các đường đã đấu nối và lập kế hoạch xử lý phù hợp với quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

Các đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh.”.

2. Như vậy, việc đấu nối đường giao thông từ các xã, thôn và hộ gia đình .. vào Quốc lộ 9 phải thực hiện theo “Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt trên cơ sở ý kiến thoả thuận của Bộ GTVT. Hiện nay, Bộ GTVT đã có ý kiến thỏa thuận “Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ qua địa bàn tỉnh Quảng Trị” tại công văn 3727/BGTVT-KCHT ngày 09/06/2010; trong đó, Bộ GTVT đã “Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị trước khi phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối, cần bổ sung phương án chi tiết xây dựng đường gom và lộ trình thực hiện xóa bỏ các điểm đấu nối (đã có) không có trong Quy hoạch”.

Để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia giao thông vào các tuyến quốc lộ nói chung và vào Quốc lộ 9 nói riêng, Bộ GTVT đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị sớm phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đồng thời khẩn trương triển khai xây dựng hệ thống đường gom dọc hai bên quốc lộ (nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ) theo Quy hoạch, trong đó ưu tiên thực hiện trước các đoạn tuyến quốc lộ 9 đi qua khu dân cư. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Quảng trị trong quá trình phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch, hướng dẫn và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện theo thẩm quyền.

30. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Hiện nay, tuyến đường quốc lộ 20 (tuyến đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai) đã xuống cấp nặng do quá tải, tình trạng lòng, lề đường nhiều đoạn sụp lở có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Đề nghị quan tâm xem xét kịp thời có biện pháp xử lý vấn đề trên (cử tri đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải từ trước kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XII vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa được duy tu, sửa chữa).

Trả lời: (Tại Công văn số 5386/BGTVT-CĐBVN ngày 06/7/2010)

Tuyến Quốc lộ 20 đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai từ Km0 (ngã ba Dầu Giây Km1832+400/QL.1) đến Km75+600 (ranh giới với tỉnh Lâm Đồng), đoạn tuyến có tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi. Trong những năm vừa qua, tuyến đường đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong khu vực nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Thời gian gần đây, do lưu lượng các xe tải nặng ngày càng gia tăng làm cho nền mặt đường QL.20 bị hư hỏng, xuống cấp gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đúng như ý kiến phản ánh của cử tri gửi đến Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ 4 và kỳ họp này.

Trước tình hình trên, Bộ Giao thông vận tải đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT tại công văn số 6469/BGTVT-KHĐT ngày 17/9/2009, Khu Quản lý đường bộ VII đã tiến hành xử lý kịp thời những đoạn mặt đường bị hư hỏng cục bộ, rạn nứt, ổ gà và đã cơ bản hoàn thành cuối tháng 9 năm 2009; đồng thời, tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên như bạt lề, khơi thông cống rãnh, đào rãnh dọc tại các đoạn ngập nước khi mưa v.v… Theo kế hoạch sửa chữa đường bộ năm 2010, Khu Quản lý đường bộ VII hiện đang triển khai thực hiện dự án sửa chữa cục bộ mặt đường đoạn Km0-Km18, Km35-Km43, dự kiến hoàn thành trong Quý IV năm 2010. Mặc dù kinh phí cấp cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ còn hạn hẹp nhưng Bộ GTVT đã ưu tiên thực hiện một số dự án sửa chữa, cải tạo QL.20 đoạn đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, đoạn Km0-Km20, đoạn Km62-Km76+700 được đưa vào Dự án khôi phục, cải tạo QL20 nối từ tỉnh Đồng Nai đến tỉnh Lâm Đồng (Km0-Km268), Dự án do Tổng Cục ĐBVN làm chủ đầu tư, hiện đã hoàn thành báo giữa kỳ, dự kiến thời gian thi công 36 tháng kể từ ngày khời công; đoạn Km20-Km62 được xem xét đưa vào Dự án bảo trì đường bộ vốn vay Ngân hàng thế giới, hiện Dự án đang trong quá trình đàm phán về các vấn đề có liên quan.

Ngoài việc đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương phối hợp với đơn vị quản lý tuyến đường thực hiện tốt công tác quản lý tải trọng xe, giải quyết triệt để tình trạng xe quá tải phá hoại kết cấu đường bộ trên địa bàn Tỉnh, nhất là tuyến QL.20.



31. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị Nhà nước sửa chữa, nâng cấp đường Quốc lộ 4 A đoạn từ thị trấn Na Sầm (huyện Văn Lãng) đi thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định) hiện nay đã xuống cấp đi lại khó khăn, không đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông.

Hiện nay, từ trung tâm huyện Lộc Bình đi xã Lục Thôn và một số xã phía đông nam của huyện chưa có cầu bắc qua sông Kỳ Cùng, trong khi ngân sách của tỉnh có hạn, vì vậy đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại được thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số 5055/BGTVT-KH ĐT ngày 276/7/2010)

1. Quốc lộ 4A đoạn qua tỉnh Lạng Sơn có chiều dài 66 km (Km0 - Km66), trong đó đoạn từ thị xã Na Sầm (Km29) đến thị trấn Thất Khê (Km40) đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2423/QĐ-BGTVT ngày 19/8/2009, quy mô đường cấp IV miền núi, tổng mức đầu tư 164 tỷ đồng. Hiện nay Sở GTVT Lạng Sơn (chủ đầu tư dự án) đang triển khai công tác đấu thầu để khởi công dự án quý IV/2010, hoàn thành năm 2012. Sau khi đầu tư cải tạo nâng cấp đoạn tuyến này sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách trong khu vực.

2. Cầu bắc qua sông Kỳ Cùng vào xã Lục Thôn và một số xã phía Đông- Nam huyện Lục Bình thuộc hệ thống đường giao thông địa phương. Theo quy định Luật Ngân sách, tỉnh Lạng Sơn bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng.

Trong trường hợp Ngân sách tỉnh khó khăn, đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu đưa vào các chương trình, mục tiêu quốc gia có liên quan như quy hoạch vào các công trình vượt lũ; quy hoạch các đường cứu hộ, cứu nạn và sắp xếp thứ tự ưu tiên để làm việc với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo ở địa phương.



32. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét nghiên cứu cấu trúc lại tiêu chuẩn kỹ thuật đường ô tô cấp VI miền núi TCVN 4054 – 85 và tiêu chuẩn đường nông thôn loại A – 22TCN210-92 (nền đường rộng 5,5m, mặt đường rộng 3.5m; kết cấu mặt đường nhựa và bê tông), hệ thống thoát nước dọc, ngang, hệ thống hành lang an tòa của loại đường này chưa được đầu tư đầy đủ, hai mép đường (mỗi bên 1 m) chưa được láng nhựa nên sau mỗi mùa mưa lũ, mép đường bị rửa trôi, đường xuống cấp rất nhanh; trong khi đó địa hình vùng cao, miền núi có độ dốc lớn, quanh co hiểm trở không đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Trả lời: (Tại Công văn số 5055/BGTVT-KHCN ngày 13/8/2010)

1. Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Hiện nay, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:1985 đã được thay thế bằng TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế. Theo Tiêu chuẩn này thì đường cấp VI miền núi đã được điều chỉnh chiều rộng của nền đường lên 6,0 m (thay cho 5,5 m ở tiêu chuẩn cũ).

Tiêu chuẩn 22 TCN 210-1992 đang được Viện Khoa học và Công nghệ GTVT thuộc Bộ Giao thông vận tải tiến hành soát xét bổ sung hoàn thiện để phù hợp với điều kiện về kinh tế xã hội hiện nay và chuyển đổi để trình ban hành theo hình thức tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình, quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường địa phương (trong đó có đường giao thông nông thôn) do các địa phương chịu trách nhiệm thực hiện.

Việc bố trí hệ thống thoát nước dọc, ngang, hệ thống hành lang an toàn của tuyến đường do chủ đầu tư và tư vấn thiết kế quyết định trong từng dự án cụ thể trên cơ sở tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Để hai mép đường được ổn định, không bị rửa trôi, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, chủ đầu tư cho áp dụng kết cấu gia cố lề đường như kết cấu mặt đường (mỗi bên 1 m) theo quy định của Tiêu chuẩn thiết kế. Ở những vùng địa hình có độ dốc lớn, khí hậu, thủy văn phức tạp, mức độ xói mòn, rửa trôi mạnh, có thể cho phép dùng kết cấu mặt gia cố lề bằng với kết cấu mặt đường chính kết hợp với bê tông hóa rãnh thoát nước dọc để đảm bảo độ ổn định bền vững của tuyến đường như đã thực hiện ở một số dự án xây dựng đường giao thông vùng núi phía Bắc.



33. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Cử tri đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải sớm triển khai thực hiện dự án Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Vì hiện nay, lượng lưu thông giao thông Đà Nẵng – Quảng Ngãi quá lớn, gây ách tắc và chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển nội vùng khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và tạo động lực cho phát triển kinh tế khu vực này.

Trả lời: (Tại Công văn số 5232/BGTVT-KHĐT ngày 02/8/2010)

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là dự án đầu tư hạ tầng quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông vận tải, cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc Bắc Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển các mặt kinh tế – xã hội Quốc gia và khu vực miền Trung.

Dự án đã được Bộ GTVT triển khai từ lâu, tuy nhiên vì đây là một dự án có quy mô lớn và sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn vay của Nhật Bản (JICA). Vì vậy thời gian triển khai dự án và làm việc với các nhà Tài trợ bị kéo dài

Về tiến độ, hiện nay Bộ GTVT đã lập xong dự án đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ, ngày 07/7/2010, Thủ tướng chính phủ đã có văn bản số 4684/VPCP-KTN cho phép Bộ GTVT tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án, dự kiến trong tháng 8/2010 sẽ phê duyệt DAĐT.



34. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Thực hiện Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 20/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đề nghị Bộ bổ sung thiết kế cầu vượt tại địa bàn xã Liêm Túc huyện Thanh Liêm để các phương tiện giao thông qua lại bình thường trong khu vực.

Trả lời: (Tại Công văn số 5359/BGTVT-QLXD ngày 06/8/2010)

Theo thiết kế kỹ thuật được duyệt đã bố trí 04 cống chui dân sinh để kết nối vào hệ thống đường sẵn có của địa phương, đồng thời đã cải tuyến nối liền ĐT9715 về phía trái đường cao tốc và xây dựng mới khoảng 1.6km đường gom phía trái tuyến nối trực tiếp vào nút giao liên thông Chằm Thị để đảm bảo cho các xe có tải trọng lớn, tĩnh không cao vượt qua đường cao tốc. Tuy nhiên, vừa qua địa phương xã Liêm Túc đề nghị UBND tỉnh Hà Nam và UBND tỉnh Hà Nam cũng đã có Văn bản số 755/UBND-GTXD ngày 04/6/2010 đề nghị Bộ GTVT cho xây dựng cầu vượt qua đường cao tốc tại điểm giao cắt với ĐT9715 tại Km239+506.61.

Bộ GTVT cũng đã làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về kiến nghị nêu trên. Đồng thời chỉ đạo Tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan đề xuất phương án với sự thống nhất của địa phương để giải quyết. Hiện nay, VEC (đơn vị Chủ đầu tư dự án) đã làm việc với địa phương và các đơn vị liên quan để thống nhất vị trí, quy mô, kết cấu của cầu vượt làm cơ sở cho TVTK hoàn thiện thiết kế chi tiết trình Bộ GTVT. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp về kinh tế - kỹ thuật của hạng mục phát sinh, Bộ GTVT sẽ báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo về nội dung này để xin ý kiến chỉ đạo.

35. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Để khắc phục khó khăn, yếu kém về cơ sở hạ tầng, tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng như đường cao tốc Bắc – Nam, đường sắt cao tốc, đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm triển khai đầu tư xây dựng quốc lộ 10 từ Ninh Bình đến Nghệ An; hỗ trợ vốn cho tỉnh để xây dựng sân bay dân dụng; đồng thời cho chủ trương lập Dự án xây dựng Đảo Mê thành Cảng trung chuyển.

Trả lời: (Tại Công văn số 5096/BGTVT- KHĐT ngày 28/7/2010)

- Quốc lộ 10 qua tỉnh Thanh Hoá dài khoảng 45Km, quy mô hiện tại chủ yếu là đường cấp IV và V. Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường này được hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Do kinh phí đầu tư đoạn tuyến là khá lớn, trong khi nguồn lực giai đoạn hiện nay đang còn khó khăn, Bộ Giao thông vận tải ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hoá và sẽ xem xét đầu tư vào thời điểm thích hợp phù hợp với quy hoạch đã được duyệt.

- Về việc hỗ trợ vốn cho tỉnh để xây dựng sân bay dân dụng: Bộ Giao thông vận tải đã lập xong quy hoạch sân bay Thanh Hoá, đang chờ ý kiến của các Bộ, ngành để thẩm định và phê duyệt. Sau khi quy hoạch được duyệt và căn cứ vào nhu cầu khả năng nguồn vốn có thể huy động sẽ quyết định thời điểm đầu tư.

- Đối với chủ trương lập dự án xây dựng Đảo Mê thành Cảng trung chuyển, phương án cảng trung chuyển tại Đảo Mê đã được đưa vào quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, trong đó trung chuyển dầu thô đã nằm trong dự án Nhà máy lộc dầu số 2 tại Nghi Sơn, trung chuyển than hiện đang nghiên cứu lựa chọn giữa Đảo Mê và Sơn Dương (Hà Tĩnh), trung chuyển hàng tổng hợp hiện chưa có cơ sở triển khai do lượng hàng còn thấp, sẽ nghiên cứu bổ sung trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 2, dự kiến hoàn thành trong năm 2010. Do vậy, chủ trương lập dự án sẽ được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi hoàn thành quy hoạch chi tiết.



36. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Để nghị Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tăng cường công tác phối hợp hơn nữa với địa phương để nắm được những bất hợp lý trong dự án, từ đó nhanh chóng có những thay đổi hồ sơ thiết kế cho phù hợp với địa hình của địa phương Phú Thọ. Đồng thời đôn đốc nhà thầu triển khai khẩn trương gói thầu A3 và nhận bàn giao gói thầu A4, có kế hoạch bảo vệ mặt bằng đã nhận bàn giao.

Trả lời: (Tại Công văn số 5050/BGTVT-QLXD ngày 27/7/2010)

Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (giai đoạn 1), được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3415/QĐ-BGTVT ngày 05/11/2007. Dự án được chia làm 8 gói thầu xây lắp, hiện nay các gói thầu này đã được khởi công xây dựng.

Địa phận tỉnh Phú Thọ có Gói thầu A3 và Gói thầu A4, hiện tại các gói thầu này đang làm công tác chuẩn bị và huy động máy móc thiết bị để thi công đồng loạt các hạng mục công trình.

Trong quá trình thực hiện dự án, VEC đã thường xuyên làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ để thống nhất các vị trí công trình…(các nội dung thống nhất được thể hiện tại các văn bản liên quan). Trong giai đoạn xây dựng, VEC đã thành lập Ban quản lý dự án và có văn phòng đại diện đặt tại các tỉnh để phối hợp với địa phương trong quá trình thực hiện dự án.

Về công tác giao nhận mặt bằng: Hiện nay, mặt bằng của gói A3, A4 đã bàn giao cho nhà thầu, tuy nhiên địa phận tỉnh Phú Thọ còn vướng mắc 14km/62km chưa thể thi công được do các khu vực dân cư đang chờ di chuyển đến các khu tái định cư (32/35 khu TĐC đã xây dựng xong, 3 khu TĐC đang thi công, các hộ vào khu TĐC đang chờ các thủ tục hành chính của chính quyền địa phương như: giá đất, phân lô…). Các đoạn tuyến đã được bàn giao chưa có vướng mắc cản trở, Nhà thầu đang triển khai thi công.

37. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Hệ thống tuyến đường cao tốc đi qua địa phận tỉnh Phú Thọ có 05 nút giao với các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, hiện các đường tỉnh lộ mới chỉ xây dựng theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi. Để khai thác và sử dụng đường cao tốc có hiệu quả hơn, tỉnh Phú Thọ đề nghị Bộ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp mở rộng những tuyến đường nối với đường cao tốc.

Trả lời: (Tại Công văn số 5305/BGTVT- KHĐT ngày 04/8/2010)

Theo Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (Quyết định số 3415/QĐ-BGTVT ngày 5/11/2007), tại địa phận tỉnh Phú Thọ có 5 nút giao liên thông. Trong giai đoạn 1 chỉ xây dựng 2 nút giao với quốc lộ 2 (Huyện Phù Ninh) và quốc lộ 32C (Huyện Cẩm Khê). Các nút giao với đường tỉnh sẽ được xây dựng sau khi các đường tỉnh đã được đầu tư. Bộ GTVT có trách nhiệm đầu tư phần cầu vượt và đường hai đầu cầu. Việc đầu tư cải tạo các đường tỉnh lộ, theo phân cấp do tỉnh quản lý đầu tư xây dựng. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ nghiên cứu các kiến nghị của cử tri xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan bố trí vốn để xây dựng các tuyến đường tỉnh nối với đường cao tốc. Sau khi các tuyến dường tỉnh xây dựng xong, Bộ GTVT sẽ xây dựng nút giao các tuyến đường này với đường cao tốc để khai thác đường cao tốc có hiệu quả.



38. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp đường cho các tỉnh miền núi hợp lý và tăng định mức đầu tư làm đường giao thông miền núi để các tuyến đường được đầu tư kiên cố hơn. Đồng thời cử tri cũng kiến nghị hiện nay địa phương có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua đã thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Bộ cần chỉ đạo đơn vị thi công công trình đường Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ thi công và có phương án đảm bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân gần tuyến đường được thi công.

Trả lời: (Tại Công văn số 5571/BGTVT-KHCN ngày 13/8/2010)

1. Tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế đã có quy định về tham số cơ bản thiết kế cho các tuyến đường theo vùng đồng bằng và đồi núi khác nhau bao gồm thiết kế các yếu tố hình học của tuyến đường, giải pháp tổ chức giao thông, các công trình phòng hộ, trang thiết bị an toàn giao thông trên đường…

Khi áp dụng thực tế, căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, lưu lượng và tải trọng xe,… các đơn vị tư vấn xây dựng công trình giao thông có thể đề xuất thêm các giải pháp tăng cường kết cấu mặt đường, lề đường, công trình bảo vệ mái ta luy, công trình thoát nước… phù hợp để đảm bảo tính ổn định bền vững và an toàn khai thác các tuyến đường giao thông, đặc biệt là các tuyến đường miền núi.

Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình, quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường địa phương (trong đó có đường giao thông nông thôn) do các địa phương chịu trách nhiệm thực hiện, vì vậy ngành giao thông vận tải ở các địa phương cần nghiên cứu kỹ điều kiện thực tế để tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố những đề xuất, giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cũng như tính bền vững của các tuyến đường giao thông.

2. Về tiến độ thi công dự án đường Hồ Chí Minh

Ngành Giao thông vận tải đang nỗ lực hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) nối Pắc Bó (Cao Bằng) với Đất Mũi (Cà Mau). Đoạn tuyến qua Tỉnh Cao Bằng dài khoảng 52,2 km nối từ Pắc Bó đến Thị xã Cao Bằng đã được khởi công từ tháng 10 năm 2008. Nhờ sự phối hợp rất có hiệu quả của chính quyền và nhân dân địa phương về các mặt, trong đó quan trọng nhất là công tác giải phóng mặt bằng nên hiện nay đã triển khai được 4/5 gói thầu với khối lượng thực hiện khoảng 60%. Gói thầu còn lại (gói số 1) cũng đã được ký kết hợp đồng, dự kiến khởi công sắp tới. Nhìn chung tiến độ xây dựng đang được các đơn vị liên quan như Nhà thầu, Tư vấn hết sức nỗ lực thực hiện.

Trong quá trình thi công, các Nhà thầu đã nỗ lực, nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, do đây là tuyến đường độc đạo, yêu cầu vận tải và đi lại của nhân dân khá lớn nên đôi lúc cũng còn để xảy ra ách tắc giao thông, nhất là khi có mưa lũ. Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã có kế hoạch và giải pháp cùng các đơn vị thi công khắc phục khó khăn nêu trên.

39. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri kiến nghị đoạn đường quốc lộ 4A đoạn từ lối rẽ đi Cửa khẩu Đồng Đăng đến huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn rất xấu, đề nghị Bộ quan tâm đầu tư làm mới đoạn đường trên để nhân dân hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn đi lại, giao thông thuận lợi.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương