KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang17/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5263/BGTVT-CQLXD ngày 02/8/2010)

Trên tuyến Quốc lộ 32 gồm 4 dự án nâng cấp cải tạo: Đoạn Nam Thăng Long – Diễn (Km8+850 – Km10+420); Diễn – Nhổn (Km10+420 – Km14); Nhổn – Sơn Tây (Km14 – Km41); Sơn Tây – Trung Hà (Km41 – Km61). Tình hình thực hiện và chất lượng của từng dự án như sau:

1. Đoạn Nam Thăng Long – Diễn (Km8+500 – Km10+420):

Dự án cải tạo nâng cấp QL32 đoạn Nam Thăng Long – Cầu Diễn được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư (giai đoạn 1) tại Quyết định số 1255/QĐ-BGTVT ngày 27/5/1999. Bộ GTVT làm Chủ đầu tư dự án và giao cho Ban Quản lý dự án 6 đại diện Chủ đầu tư. Dự án đã cơ bản hoàn thành năm 2003 để kịp thời phục vụ Seagame 23. Tuy nhiên đến nay vẫn còn vướng mắc mặt bằng 200 hộ dân chưa giải phóng được mặt bằng phía phải tuyến (Km8+500 – Km9+350). Ban QLDA6 đang tích cực kết hợp với các cơ quan chức năng của TP Hà Nội để giải phóng mặt bằng, hoàn thiện khối lượng tồn tại, bàn giao dự án về cho địa phương quản lý.

2. Đoạn Diễn – Nhổn (Km10+500 – Km14+00):

Dự án cải tạo nâng cấp QL32 đoạn Diễn – Nhổn được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1384/QĐ-BGTVT ngày 11/5/2007. Dự án được khởi công từ tháng 01/2009. Tháng 09/2009, Bộ GTVT đã bàn giao Chủ đầu tư dự án về UBND TP Hà Nội và hiện nay dự án đang được triển khai thi công.

3. Đoạn Nhổn – Sơn Tây (Km14 – Km41):

Dự án cải tạo nâng cấp QL32 đoạn Nhổn – Sơn Tây được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2392/QĐ-BGTVT ngày 09/8/2004 và giao Sở GTVT Hà Tây (nay là Sở GTVT Hà Nội) làm Chủ đầu tư, Ban QLDAGT 2 là Đại diện Chủ đầu tư.

Theo báo cáo của Ban QLDAGT2 (tại Báo cáo số 515/BC-QLDA2 ngày 22/7/2010), dự án đã cơ bản hoàn thành 30/6/2010. Hiện nay nhà thầu đang hoàn thiện một số hạng mục như: thảm BTN hạt mịn, sơn kẻ mặt đường và cắm cọc tiêu biển báo tổ chức giao thông…để bàn giao đơn vị quản lý trong tháng 8/2010.

Nhận được phản ánh của cử tri, Ban QLDAGT 2 đã rà soát trên toàn tuyến và thực tế kiểm tra cho thấy không có đoạn nào xuống cấp như cử tri phản ánh. Tại một số đoạn rải rác trên tuyến có xuất hiện một số vết rạn mặt đường nhưng nhà thầu đã khẩn trương sửa chữa để phục vụ công tác bàn giao đưa vào sử dụng.

4. Đoạn Sơn Tây – Trung Hà (Km41 – Km61):

Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32 đoạn Sơn Tây – Trung Hà đã hoàn thiện và bàn giao đưa vào sử dụng từ cuối năm 2006, hiện đang khai thác tốt; Công tác duy tu, bảo dưỡng được đảm bảo thường xuyên liên tục, không có hiện tượng hư hỏng, xuống cấp.



7. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng quốc lộ 1A đoạn qua huyện Thanh Trì hay ùn tắc, dễ xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo đầu tư mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua huyện Thanh Trì (Cử tri huyện Thanh Trì).

Trả lời: (Tại Công văn số 5053/BGTVT- KHĐT ngày 27/7/2010)

- Quốc lộ 1 đoạn qua TP Hà Nội có chiều dài 51,1km đã được Bộ GTVT đầu tư hoàn thành trước năm 2000, trong đó đoạn Pháp Vân – Vĩnh Quỳnh quy mô 4 làn xe, đoạn Vĩnh Quỳnh – Thường Tín quy mô đường cấp III đồng bằng.

- Theo thỏa thuận giữa Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội, các tuyến giao thông đô thị và nội đô do thành phố Hà Nội đầu tư nên Bộ GTVT đã có Quyết định số 2283/QĐ-BGTVT ngày 25/10/2006 chuyển đoạn tuyến Quốc lộ 1 từ Km175+500 (cầu Mai Động) đến Km189+900 (ranh giới Hà Nội và Hà Tây cũ), bao gồm cả đoạn qua huyện Thanh Trì thành đường đô thị và bàn giao cho thành phố Hà Nội đầu tư, quản lý kể từ ngày 1/11/2006. Như vậy, theo phân cấp việc đầu tư mở rộng tuyến đường thuộc thẩm quyền của UBND TP Hà Nội, đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét đề nghị của cử tri.

- Hiện nay do dự án cầu Thanh Trì đang trong giai đoạn thi công nên tại một số vị trí gây khó khăn cho việc đi lại. Tuy nhiên sau khi dự án này được hoàn thành và đồng thời tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ được nâng cấp thành đường cao tốc (Bộ GTVT đang lập dự án đầu tư, trong đó sẽ phân luồng xe máy sang lưu thông trên Quốc lộ 1) thì tình trạng giao thông trên Quốc lộ 1 sẽ được cải thiện đáng kể, giảm ùn tắc giao thông.



8. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh việc triển khai dự án đường sắt đoạn qua xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội dễ gây ùn tắc giao thông tại đây. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu và có giải pháp phù hợp (Cử tri huyện Gia Lâm).

Trả lời: (Tại Công văn số 5252/BGTVT- CQLXD ngày 02/8/2010)

Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được chia thành 04 tiểu dự án, đoạn tuyến đi qua xã Yên Thường huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội nằm trong Tiểu dự án 04 đã được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2345/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2009.

Theo thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư được duyệt và theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án, yêu cầu vận tải và phương án tổ chức chạy tầu trên tuyến, bãi Bắc ga Yên Viên được xác định như là một ga lập tầu hàng nên phải cải tạo kéo dài thêm nhà ga đến vị trí đường ngang giao cắt hiện tại Km12+742,73 đi vào xã Yên thường nằm sau ga và cắt qua 05 đường ga, 02 bộ ghi vi phạm Điều lệ đường ngang. Vì vậy, trong thiết kế cơ sở Tiểu dự án Yên Viên - Lim có nội dung rào vị trí đường ngang giao cắt vào xã Yên Thường (Km12+742,73) và làm đường gom về phía trước đó (Km12+588,13 với chiều dài đoạn đường gom là 175,2m.

Theo Điều lệ đường ngang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30/3/2006 quy định ở điều 14, vị trí đặt đường ngang cần phải đảm bảo yêu cầu:

1. Vị trí đường ngang phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

a) Đặt ở đoạn đường sắt thẳng. Trường hợp đặc biệt phải đặt ở đường ngang đoạn đường sắt cong thì bán kính đường cong phải từ 300m trở lên.

b) Đặt cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100m trở lên.

c) Đặt ngoài cột tín hiệu vào ga.

2. Cấm đặt đường ngang vào đoạn hoãn hòa của đường sắt hoặc ga ghi đường sắt.

Nếu tại vị trí giao cắt ở Km12+742,73 làm đường ngang thì đường ngang này sẽ cắt qua 5 đường sắt trong ga và 2 bộ ghi (Vi phạm vào Khoản 1 điều c và Khoản 2 nêu trên).

Theo Điều 23 của Luật Đường sắt có quy định: Nơi không được phép xây dựng đường ngang phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt để dẫn tới đường ngang hoặc nút giao khác mức gần nhất.

Sau khi nhận được ý kiến của Cử tri, Cục ĐSVN (Chủ đầu tư) đã kiểm tra hiện trường, hồ sơ liên quan và thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư được duyệt đã tuân thủ các quy định trên.

Tại vị trí giao cắt Km12+742,73 đi vào xã Yên Thường huyện Gia Lâm do không tổ chức được đường ngang nên đã làm đường gom về phía trước đó (Km12+588,13) với chiều dài 175,2m.

Các phương án thiết kế trong thiết kế cơ sở của dự án đầu tư được duyệt cũng phù hợp với quy hoạch chung huyện Gia Lâm tại Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 của UBND thành phố Hà Nội và đã được UBND huyện Gia Lâm chấp thuận phương án chung GPMB tại Văn bản số 232/UBND-GPMB ngày 21/10/2008.

Việc đóng đường ngang Km12+742,73 và làm đường gom về đường ngang Km12+588,13 nêu trên tuy có làm thay đổi thói quen đi lại của người dân trong thời gian qua nhưng đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đồng thời cơ bản đảm bảo giao thông thuận tiện tại khu vực này.

Tiếp thu kiến nghị của Cử tri thành phố Hà Nội, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục ĐSVN tiếp tục theo dõi, phối hợp với địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan (Tư vấn, Nhà thầu ...) có các đề xuất phương án xử lý phù hợp thực tế, đảm bảo việc đi lại của nhân dân trong khu vực được tốt hơn.



9. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị:Hiện nay, hơn 750 hộ dân sống 2 bên đường dẫn cầu Cần Thơ rất khó khăn trong việc đi lại do đường dân sinh đã bị tắc, cuộc sống hàng ngày của bà con bị xáo trộn, các giao dịch thông thường không thể tiến hành. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm có giải pháp khắc phục trở ngại này.

Trả lời: (Tại Công văn số 5106/BGTVT-KCHT ngày 28/7/2010)

- Hiện tại, Bộ GTVT đang tiến hành làm các thủ tục bổ sung hạng mục xây dựng đường gom dọc theo hai bên đường dẫn cầu Cần Thơ vào Dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ. Do Dự án xây dựng cầu Cần Thơ sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và đang chờ JICA cho ý kiến về việc bổ sung hạng mục và sử dụng vốn dư còn lại của Dự án xây dựng cầu Cần Thơ để xây dựng đường gom dọc theo hai bên đường dẫn cầu Cần Thơ.

Sau khi có ý kiến của JICA, Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan chức năng trong Bộ và Ban QLDA Mỹ Thuận khẩn trương triển khai xây dựng đương gom dọc theo hai bên đường dẫn cầu Cần Thơ để phục vụ cho việc đi lại của các hộ dân sống dọc theo hai bên đường dẫn cầu Cần Thơ.

10. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT nhanh chóng triển khai nâng cấp quốc lộ 91 (toàn tuyến) vì đã xuống cấp nặng, lòng đường lại hẹp nên tai nạn giao thông xảy ra khá thường xuyên.

Đề nghị Chính phủ nên sớm đầu tư xây cầu qua sông Hậu (đoạn Thốt Nốt) để thuận tiện đi lại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Nhiều cử tri nhận xét: tuy cầu Cần Thơ đã đưa vào sử dụng nhưng việc hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ của vùng ĐBSCL vẫn chậm khá nhiều so với kế hoạch, ảnh hưởng không ít đến tốc độ tăng trưởng. Tính đến thời điểm hiện nay, Quốc lộ 1A vẫn là tuyến đường “độc đạo” nối TPHCM với các tỉnh vùng ĐBSCL và chỉ cần một sự cố, (vốn từng xảy ra trước đây như kẹt phà, hư hỏng cầu Bến Lức,... ) là xe cộ và hàng hóa bị ùn tắc rất lớn. Bộ đã có tham mưu gì với Chính phủ về vấn đề này trong thời gian tới?

Trả lời: (Tại Công văn số 5081/BGTVT- KHĐT ngày 28/7/2010)

1. Hoàn thiện hệ thống đường bộ của vùng ĐBSCL:

Trong những năm vừa qua Chính phủ đã rất quan tâm phát triển hệ thống đường bộ vùng đồng bằng Sông Cửu Long và để cụ thể hoá chủ trương đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng ĐBSCL đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Mặc dù trong điều kiện đất nước còn khó khăn, tuy nhiên trong giai đoạn từ 2005-2010 các mục tiêu đề ra trong Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg cơ bản được hoàn thành ( ngày 28/11/2009 Bộ GTVT và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo QĐ số 344 có sự tham gia của Lãnh đạo UBND 13 tỉnh thành ĐBSCL). Tuy nhiên, do ĐBSCL là vùng bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, địa chất khá yếu, công tác GPMB của các tỉnh đều chậm, tổng mức đầu tư tất cả các dự án đường bộ rất lớn nằm ngoài khả năng nguồn lực nên một số dự án vẫn chưa được đầu tư hoặc hoàn thành chậm ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của khu vực.

Để đáp ứng nhu cầu vận tải và tạo ra động lực tăng trưởng cho khu vực, Bộ GTVT đang lập quy hoạch hệ thống GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và rà soát trình điều chỉnh Quyết định 344. Theo đó, sẽ hình thành 5 trục dọc nối các tỉnh ĐBSCL với TP HCM nói riêng và với các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung (tuyến trục dọc ven biển gồm QL50, QL60; tuyến QL1A; tuyến cao tốc phía Đông; đường HCM; tuyến N1). Đồng thời, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và tích cực phối hợp với các Bộ ngành để kêu gọi nguồn lực thực hiện.

2. Triển khai nâng cấp QL91:

Thời gian vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, QL 91 đã được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện nay một số dự án cải tạo nâng cấp QL91 đã và đang được đầu tư cụ thể như sau:

+ Đoạn Cần Thơ - Cái Sắn: Do nhu cầu vận tải lớn và việc nâng cấp thành phố Cần Thơ thành TP trực thuộc Trung ương, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án QL91 với quy mô đường cấp III đồng bằng sử dụng nguồn vốn vay của ngân hành thế giới. Dự kiến khởi công cuối năm 2010.

+ Đoạn Cái Sắn - Long Xuyên (10Km): Đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2005 với quy mô đường cấp III đồng bằng.

+ Đoạn Nguyễn Trung Trực - Bến Thuỷ (gồm cả cầu Nguyễn Trung Trực, Chắc Cà Đao): Đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng, riêng cầu Nguyễn Trung Trực đang thi công dự kiến hoàn thành trong năm 2010; cầu Kênh Đào dự kiến khởi công 2010 và hoàn thành 2011.

+ Đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên (dài 30Km): Đang được Bộ GTVT đầu tư nâng cấp, cải tạo thành đường cấp III đồng bằng. Công trình đã được khởi công từ năm 2009, dự kiến hoàn thành 2012.

Bộ GTVT ghi nhận ý kiến của cử tri và chỉ đạo sớm hoàn thành công tác nâng cấp QL91.

3. Cầu qua Sông Hậu (đoạn Thốt Nốt): Bộ GTVT đã lập dự án cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu (khu vực huyện Thốt Nốt) để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư. Bộ GTVT đã làm việc với EDCF kêu gọi nguồn vốn vay cho dự án. Do dự án có quy mô rất lớn nên việc huy động nguồn vốn đang gặp khó khăn. Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tích cực chuẩn bị để có thể khởi công cầu Vàm Cống trong năm 2012.



11. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm thực hiện dự án mở tuyến đường nối từ đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến thị xã Lai Châu để tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa Lai Châu với các trung tâm kinh tế lớn; đẩy nhanh việc nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 32 và thi công tuyến đường Pa Tần – Mường Tè và các tuyến đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.

Trả lời: (Tại Công văn số 5393/BGTVT-KHĐT ngày 09/8/2010)

  1. Theo phân công của Chính phủ, Bộ GTVT có trách nhiệm xây dựng Quốc lộ 12 đoạn Km66 – Km102 (bao gồm cầu Hang Tôm) tránh ngập thủy điện Sơn La. Bộ GTVT đã có Quyết định số 653/QĐ-BGTVT ngày 23/3/2007 phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng Quốc lộ 12 đoạn Km 66 - Km102 (bao gồm cầu Hang Tôm) với Tổng mức đầu tư là 1.292,765 triệu đồng; thời gian thực hiện dự án 2007-2010 và giao cho Ban Quản lý dự án 1 làm đại diện Chủ đầu tư.

Hiện nay đã cơ bản hoàn thành khối lượng nền (đạt 98% khối lượng), móng đường đá dăm tiêu chuẩn đã thi công 16,0/32,8 km (đạt 50%), mặt đường láng nhựa đã thi công 12 km/32,8km (đạt 37.5%). Cầu Hang Tôm đã hợp long các nhịp chính (nhịp 2, 3, 4 giữa các trụ T1, T2, T3, T4) còn lại nhịp 1 và 5 theo kế hoạch sẽ hợp long trong tháng 8/2010.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng (địa phận tỉnh Lai Châu đến tháng 3/2010 mới hoàn thành công tác GPMB; địa phận tỉnh Điện Biên đến nay vẫn còn đoạn tuyến Km101+229 – Km101+284 chưa được bàn giao) và thời tiết không thuận lợi, nhưng Ban QLDA1 đã chỉ đạo các nhà thầu thi công các hạng mục công trình cơ bản bám sát tiến độ yêu cầu. Bộ GTVT đang yêu cầu Ban QLDA1 tập trung chỉ đạo để hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng theo tiến độ vào Quý 4/2010.

2. Dự án xây dựng Quốc lộ 4D: Có hai dự án trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2.1. Dự án xây dựng Quốc lộ 4D tránh thị trấn Tam Đường:

Dự án xây dựng Quốc lộ 4D tránh thị trấn Tam Đường được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư theo Quyết định số 3565/QĐ-BGTVT ngày 26/09/2005. Tổng mức đầu tư là: 640.000 triệu đồng; thời gian thực hiện dự án 2007 – 2010. Sở GTVT Lai Châu là Chủ đầu tư.

Hiện nay khối lượng đào đắp đã thi công hoàn thành (đạt 100%), khối lượng nền móng đường đá dăm tiêu chuẩn đã thi công cơ bản (đạt 95%), mặt đường bê tông nhựa đã thi công hoàn thành 9 km/10km (đạt 90%).

Bộ GTVT đang chỉ đạo Sở GTVT Lai Châu đôn đốc nhà thầu tăng cường máy móc, nhân lực hoàn thiện dự án thời đúng hạn (30/11/2010).

2.2. Dự án xây dựng Quốc lộ 4D (Km0 – Km89):

Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4D (Km0 – Km89) tỉnh Lai Châu được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 3759/QĐ-BGTVT ngày 05/10/2005. Với Tổng mức đầu tư là 700 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án 2008 – 2010. Bộ BGVT giao Sở GTVT Lai Châu làm Chủ đầu tư.

Hiện nay khối lượng đào đắp đạt đã thực hiện được đạt 100% khối lượng, nền móng đã thi công được 60,0/89 km (đạt 67%), mặt đường bê tông nhựa đã thi công 36 km/89km (đạt 40.5%). Đã hoàn thành 4cầu /11 cầu trên tuyến.

Bộ GTVT đang chỉ đạo Sở GTVT Lai Châu đôn đốc nhà thầu tăng cường máy móc, nhân lực hoàn thiện dự án thời đúng hạn 30/11/2010.

12. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tuyến đường tránh ngập thủy điện Sơn La và nâng cấp quốc lộ 4D

Trả lời: (Tại Công văn số 5235/BGTVT-CQLXD ngày 02/8/2010)

1-Theo phân công của Chính phủ, Bộ GTVT có trách nhiệm xây dựng Quốc lộ 12 đoạn Km66 – Km102 (bao gồm cầu Hang Tôm) tránh ngập thủy điện Sơn La. Bộ GTVT đã có Quyết định số 653/QĐ-BGTVT ngày 23/3/2007 phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng Quốc lộ 12 đoạn Km 66 - Km102 (bao gồm cầu Hang Tôm) với Tổng mức đầu tư là 1.292,765 triệu đồng; thời gian thực hiện dự án 2007-2010 và giao cho Ban Quản lý dự án 1 làm đại diện Chủ đầu tư.

Hiện nay đã cơ bản hoàn thành khối lượng nền (đạt 98% khối lượng), móng đường đá dăm tiêu chuẩn đã thi công 16,0/32,8 km (đạt 50%), mặt đường láng nhựa đã thi công 12 km/32,8km (đạt 37.5%). Cầu Hang Tôm đã hợp long các nhịp chính (nhịp 2, 3, 4 giữa các trụ T1, T2, T3, T4) còn lại nhịp 1 và 5 theo kế hoạch sẽ hợp long trong tháng 8/2010.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng (địa phận tỉnh Lai Châu đến tháng 3/2010 mới hoàn thành công tác GPMB; địa phận tỉnh Điện Biên đến nay vẫn còn đoạn tuyến Km101+229 – Km101+284 chưa được bàn giao) và thời tiết không thuận lợi, nhưng Ban QLDA1 đã chỉ đạo các nhà thầu thi công các hạng mục công trình cơ bản bám sát tiến độ yêu cầu. Bộ GTVT đang yêu cầu Ban QLDA1 tập trung chỉ đạo để hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng theo tiến độ vào Quý 4/2010.

2. Dự án xây dựng Quốc lộ 4D: Có hai dự án trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2.1. Dự án xây dựng Quốc lộ 4D tránh thị trấn Tam Đường:

Dự án xây dựng Quốc lộ 4D tránh thị trấn Tam Đường được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư theo Quyết định số 3565/QĐ-BGTVT ngày 26/09/2005. Tổng mức đầu tư là: 640.000 triệu đồng; thời gian thực hiện dự án 2007 – 2010. Sở GTVT Lai Châu là Chủ đầu tư.

Hiện nay khối lượng đào đắp đã thi công hoàn thành (đạt 100%), khối lượng nền móng đường đá dăm tiêu chuẩn đã thi công cơ bản (đạt 95%), mặt đường bê tông nhựa đã thi công hoàn thành 9 km/10km (đạt 90%).

Bộ GTVT đang chỉ đạo Sở GTVT Lai Châu đôn đốc nhà thầu tăng cường máy móc, nhân lực hoàn thiện dự án thời đúng hạn (30/11/2010).

2.2. Dự án xây dựng Quốc lộ 4D (Km0 – Km89):

Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4D (Km0 – Km89) tỉnh Lai Châu được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 3759/QĐ-BGTVT ngày 05/10/2005. Với Tổng mức đầu tư là 700 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án 2008 – 2010. Bộ BGVT giao Sở GTVT Lai Châu làm Chủ đầu tư.

Hiện nay khối lượng đào đắp đạt đã thực hiện được đạt 100% khối lượng, nền móng đã thi công được 60,0/89 km (đạt 67%), mặt đường bê tông nhựa đã thi công 36 km/89km (đạt 40.5%). Đã hoàn thành 4cầu /11 cầu trên tuyến.

Bộ GTVT đang chỉ đạo Sở GTVT Lai Châu đôn đốc nhà thầu tăng cường máy móc, nhân lực hoàn thiện dự án thời đúng hạn 30/11/2010.

13. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị:

Đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường Bắc Giang - Bản Chắt (thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) vì đây là tuyến đường quan trọng để thông thương giữa tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, nơi gần với cửa khẩu Trung Quốc.

Trả lời: (Tại Công văn số 5301/BGTVT-CQLXD ngày 04/8/2010)

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 31 Hữu Sản - Bản Chắt (Km100+827 – Km161+500) thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn được Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư tại Quyết định số 2163/QĐ-BGTVT ngày 22/7/2008 với thời gian thực hiện từ quý II/2008 đến năm 2011, qui mô là đường cấp IV miền núi, chiều rộng nền đường Bn = 7,5m, chiều rộng mặt đường Bm = 5,5m. Tổng cục đường bộ Việt Nam được giao là Chủ đầu tư, Ban QLDA2 điều hành dự án.

Theo kế hoạch đấu thầu được duyệt tại Quyết định số 1225/QĐ-BGTVT ngày 12/5/2009, Dự án gồm 11 gói thầu (10 gói thầu xây lắp và 01 gói thầu xây dựng nhà cung hạt quản lý giao thông). Dự án đã được tổ chức thực hiện theo đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, đến nay đã có 02 gói thầu được triển khai thi công từ tháng 3/2010. Các gói thầu còn lại đang được khẩn trương, hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt thiết kế kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định để sớm thi công.

Công tác GPMB đang được Hội đồng bồi thường GPMB của địa phương tích cực thực hiện theo quy định để sớm bàn giao mặt bằng. Hiện tại Hội đồng bồi thường GPMB huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn đã nhận cọc giới GPMB và đang tiến hành kiểm đếm, lập phương án GPMB, trình duyệt theo quy định để chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dự án. Với phạm vi dự án qua thị trấn Đình Lập, công tác GPMB có khó khăn hơn do hai bên đường đã hình thành dãy phố với nhiều nhà cao tầng kiên cố. Bộ GTVT đang phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn lựa chọn giải pháp phù hợp để giải quyết đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật và tiến độ của dự án.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã chỉ đạo Chủ đầu tư phối hợp tích cực với Hội đồng GPMB địa phương nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao cho nhà thầu triển khai thi công ngay sau khi hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu.

14. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước xây dựng một cây cầu nối liền huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang với huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, tạo điều kiện đi lại cho nhân dân để phát triển kinh tế-xã hội.

Trả lời: (Tại Công văn số 5054/BGTVT-KH ĐT ngày 27/7/2010)

- Cầu nối liền huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang với huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh theo đề nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang là cầu Đồng Xuyên vượt sông Cầu thuộc tuyến ĐT295 tại Km70+500. Đây là công trình giao thông địa phương do tỉnh Bắc Giang quản lý và đầu tư.

- Do vai trò quan trọng của cầu Đồng Xuyên, đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang sớm nghiên cứu triển khai lập dự án xây dựng cầu Đồng Xuyên và ưu tiên bố trí vốn thực hiện đầu tư công trình để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương. Trong trường hợp khó khăn về nguồn vốn, đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí hỗ trợ vốn thực hiện đầu tư dự án.

15. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần sửa chữa và nâng cấp tuyến quốc lộ 53 vì hiện nay tuyến đường này xuống cấp đã ảnh hưởng lớn đến giao thông của người dân trong vùng.

Trả lời: (Tại Công văn số 5077/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2010)

Quốc lộ 53 chạy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 47,2Km (từ Km0 tiếp giáp với QL1A đến Km47+200). Bộ GTVT đang triển khai nâng cấp QL53 cụ thể như sau:

- Đoạn từ Km0-Km11: Bộ GTVT giao cho Sở GTVT Vĩnh Long làm chủ đầu tư với quy mô đường cấp III đồng bằng. Đến nay, đoạn Km0-Km4 đã hoàn thành đưa vào sử dụng; đoạn Km4-Km7 khởi công cuối năm 2008, dự kiến hoàn thành trong năm 2010; đoạn Km7-Km15 khởi công 30/4/2010, dự kiến hoàn thành trong năm 2011.

- Đoạn từ Km11-Km47+200: Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập dự án cải tạo nâng cấp QL53 đoạn Long Hồ - Ba Si (Km11+500-Km56+350), dự án đang triển khai bước chuẩn bị đầu tư với quy mô đường cấp II. Bộ GTVT cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung dự án trên vào danh mục các dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, dự kiến có thể khởi công đầu năm 2011.



16. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri phản ánh các dự án do trung ương đầu tư cụ thể như cầu, đường Quốc lộ 1 thực hiện chậm, việc quản lý trong thi công không tốt, vật liệu phương tiện thi công bỏ ngổn ngang, thiếu sự cảnh báo về công trình đang xây dựng, gây khó khăn cho việc lưu thông của người dân và cũng rất dễ gây tai nạn giao thông.

Trả lời: (Tại Công văn số 5265/BGTVT-CQLXD ngày 26/7/2010)

Đến nay các gói thầu số 4,5,6,7 trên tuyến chính QL1 (từ Km2042 đến Km2061) đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Các gói thầu thi công cầu - đường trên tuyến tránh thành phố Vĩnh Long (gói thầu số 1,2,3) đang thi công và dự kiến hoàn thành tháng 12 năm 2010. Còn lại 02 gói thầu số 8 và 9 thi công 7 cầu trên tuyến chính, khởi công xây dựng tháng 06 năm 2009, theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong tháng 4 năm 2011.

Theo báo cáo, trong quá trình thi công Ban Quản lý dự án 1 đã chỉ đạo các nhà thầu thực hiện việc tổ chức công trường, bố trí hệ thống cọc tiêu, biển báo... đúng theo các qui định tại Quyết định số 2525/2003/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2003 và Quyết định số 04/2006/QĐ-BGTVT ngày 09/01/2006 của Bộ GTVT về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ đang khai thác. Tuy nhiên, do công tác kiểm tra giám sát thực hiện đôi lúc chưa tốt nên còn gây khó khăn và ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân.

Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án 1 quan tâm, quản lý chặt chẽ dự án, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị tư vấn và nhà thầu liên quan tập trung thi công đảm bảo chất lượng, hoàn thành dự án đúng kế hoạch, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường và an toàn giao thông trong quá trình thi công.



17. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa QL 20B đoạn đi qua phường 11, các xã Xuân Thọ, xã Xuân Trường, xã Trạm Hành thuộc TP. Đà Lạt vì hiện nay đường đã xuống cấp, đi lại không an toàn, gây nguy hiểm cho việc tham gia giao thông và làm ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương