KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012


Về việc giải trình kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4 - HĐND tỉnh khóa VI



tải về 3.67 Mb.
trang40/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   51

Về việc giải trình kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4 - HĐND tỉnh khóa VI



Thực hiện Báo cáo số 26/BC-TT.HĐND ngày 09/7/2012 của HĐND tỉnh về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khoá VI; Ngoài các vấn đề đã được UBND tỉnh giải quyết và báo cáo trực tiếp tại kỳ họp thứ 3 của HĐND tỉnh VI, các vấn đề khác UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu giải quyết, xử lý. UBND tỉnh xin báo cáo 52 nhóm ý kiến trên 5 lĩnh vực mà cử tri quan tâm như sau:



I. VỀ QUI HOẠCH, XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ ĐÔ THỊ:

1. Cử tri thị xã Hương Thủy đề nghị: Thông báo quy hoạch khu E đô thị An Vân Dương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương trong việc quy hoạch các vùng lân cận phù hợp.

Qui hoạch khu E - đô thị mới An Vân Dương đang hoàn chỉnh một số nội dung đề nghị phê duyệt nhiệm vụ thiết kế; sau khi UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ thiết kế sẽ giao Ban Quản lý Đô thị mới tiến hành lập Qui hoạch phân khu, dự kiến sẽ hoàn thành và công bố Qui hoạch vào tháng 8/2013.



2. Cử tri thị xã Hương Thủy kiến nghị: Dự án bãi xe trung chuyển tại đường phía Tây thành phố Huế đã hoàn thành nhưng hiện nay là nơi buôn bán cơm và chăn gia súc, đề nghị kiểm tra, xử lý: UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Quản lý bến xe (đơn vị quản lý) phối hợp địa phương tăng cường quản lý khu vực này và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý triệt để; đến nay trật tự khu vực này đã ổn định.

3. Cử tri huyện Phú Lộc phản ánh tình trạng ngập úng tại đường Trung tâm đô thị Chân Mây:

Công trình đường Trung tâm đô thị Chân Mây được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 11/2009. Trong thời gian thi công cầu Thừa Lưu thuộc tuyến đường này (thời điểm tháng 5/2009) người dân thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến đã có đơn khiếu nại về diện tích hoa màu tại khu vực thượng lưu sông Thừa Lưu bị ngập úng với lý do là do thi công đường công vụ phục vụ lao dầm cầu Thừa Lưu chặn dòng chảy của sông Thừa Lưu gây nên. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của người dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo tiến hành khơi thông dòng chảy, đến nay không nhận được thêm bất kỳ khiếu nại nào của người dân thôn Phước Lộc về việc ngập úng tại khu vực này.



4. Cử tri thành phố Huế đề nghị:

- Cho biết kế hoạch cụ thể về dự án giải tỏa khu vực Eo bầu Thượng thành; kế hoạch giải tỏa từ kiệt ngân hàng (phường Phú Hoà) đến cầu Thanh Long và có giải pháp hợp lý cho việc đậu đỗ xe ở tuyến đường Trần Hưng Đạo.

- Kế hoạch cụ thể về dự án giải tỏa sông khu vực Eo bầu Thượng thành: Năm 2012, đã bố trí vốn đầu tư xây dựng 3 chung cư tại phường Hương Sơ phục vụ di dời giải tỏa cho khoảng 98 hộ phía Nam Thượng Thành, hoàn trả mặt bằng để Trung tâm bảo tồn di tích Huế triển khai chỉnh trang tôn tạo công trình di tích Kinh thành Huế. Tiếp tục tiến hành công tác kiểm kê, áp giá đền bù cho khoảng 99 hộ, đoạn từ đường 68 đến giáp đường Ông Ích Khiêm. Dự kiến công tác áp giá đền bù giải tỏa, trình duyệt dự toán hoàn thành vào ngày 30/12/2012. Thời gian có thể di chuyển vào tháng 02/2013 khi 3 chung cư tại Hương Sơ hoàn thành. Từ năm 2013-2015, tiếp tục giải tỏa các hộ Thượng Thành; đến trước năm 2020 giải tỏa toàn bộ các hộ đang sống khu vực Thượng Thành và Eo Bầu.

- Kế hoạch giải tỏa từ kiệt ngân hàng (phường Phú Hòa) đến cầu Thanh Long: Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên chưa thể bố trí kinh phí bồi thường, giải tỏa và xây dựng khu tái định cư phục vụ giải tỏa khu vực nêu trên, UBND tỉnh sẽ xem xét, cân đối trong những năm tiếp theo.

- Giải pháp hợp lý cho việc đậu đỗ xe ở tuyến đường Trần Hưng Đạo: Liên quan vấn đề này, UBND thành phố đã thống nhất chủ trương trước mắt cho phép đậu, đỗ ô tô (từ 7 chổ ngồi trở xuống) sát dãi phân cách đường Trần Hưng Đạo thuộc lòng đường phía chợ Đông Ba và một số vị trí khác. Năm 2013, để tránh mất an toàn giao thông sẽ nghiên cứu hướng điểm đỗ đậu xe trong bến xe Đông Ba.



- Hoàn thiện hạ tầng đô thị khu vực cụm phường Phú Cát - Phú Hiệp - Phú Hậu; nâng cấp cầu Đông Ba; xây dựng hệ thống thoát nước đường Cao Bá Quát (nối dài), đường Tạ Quang Bửu và sửa chữa đường Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Du, Lê Văn Hưu, Tam Thai, đoạn cuối đường Vạn Xuân; mở rộng đường Tản Đà và giải tỏa 8 hộ còn lại để nạo vét hói Hàng Tổng.

- Về nội dung hoàn thiện hạ tầng đô thị khu vực cụm phường Phú Cát - Phú Hiệp - Phú Hậu: Năm 2012, đang triển khai dự án đường Cao Bá Quát nối dài thuộc phường Phú Hiệp, hoàn thành tháng 12/2012. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn chế nên việc đầu tư hạ tầng trên địa bàn Thành Phố gặp nhiều khó khăn; Thời gian qua,UBND tỉnh đã yêu cầu UBND thành phố Huế đầu tư nâng cấp một số tuyến đường trên địa bàn quản lý và triển khai các dự án thoát nước các khu vực ngập úng, điện chiếu sáng đường kiệt trên địa bàn thành phố (gồm cả trên địa bàn phường Phú Cát, Phú Hiệp).

- Cầu Đông Ba triển khai xây dựng giai đoạn 2013-2015, khởi công trong năm 2013.

- Về nội dung xây dựng hệ thống thoát nước đường Cao Bá Quát (nối dài): Hiện nay, đường Cao Bá Quát nối dài đang được triển khai thi công; Trong phương án thiết kế thi công có đầy đủ hạng mục thoát nước dọc đường, đảm bảo cho việc thoát nước đường Cao Bá Quát nối dài.

- Về nội dung xây dựng hệ thống thoát nước đường Tạ Quang Bửu: đường Tạ Quang Bửu nối dài từ đường Phùng Hưng đến Trần Quý Cáp, có chiều dài khoảng 665m; Đoạn từ kiệt 02 Tạ Quang Bửu đến Phùng Hưng có tuyến mương xây B500, thu gom nước trong kiệt và dọc đường ra sông Ngự Hà; Đoạn còn lại chưa có hệ thống thoát nước nên thường xảy ra trình trạng ứ đọng nước cục bộ một vài vị trí. Đường Tạ Quang Bửu có mặt cắt đường là vỉa hè 3m + mặt đường 3,5m + vỉa hè 3m = 9,5m. Hiện nay, trên tuyến đường có những đoạn không có vỉa hè; Do đó việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cần phải giải phóng mặt bằng để thực hiện. Đang tiến hành vận động các hộ dân tự giải phóng công trình trên vỉa hè để có mặt bằng xây dựng hệ thống thoát nước, nhưng các hộ dân ở dọc đường chưa đồng ý, đề nghị nhân dân cùng phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng thành phố Huế ngày càng sạch đẹp.

Về giải tỏa 8 hộ còn lại để nạo vét hói Hàng Tổng: dự án xây dựng kè, nạo vét hói Hàng Tổng do Ban Đầu tư và Xây dựng Thành Phố làm chủ đầu tư đến nay đã đền bù xong cho các hộ gia đình, riêng các hộ dân ở tổ 7 và 3 không giải tỏa vì lý do thay đổi phương án thi công không ảnh hưởng phần đất của các hộ dân nói trên.

5. Giải trình việc thay đổi quy hoạch giải tỏa đường Tôn Thất Tùng tránh gây bức xúc cho nhân dân.

Dự án nâng cấp đường Tôn Thất tùng do Ban đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng dự án được thực hiện theo quy định lộ giới đường Tôn Thất Tùng là 19.5m được duyệt tại Quyết định số: 676/QĐ-UB ngày 03/04/1999 của UBND tỉnh về việc quy định lộ giới các trục đường khu vực ngoài kinh thành Huế. Đề nghị các hộ dân cung cấp hồ sơ tại Ban Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Thừa Thiên Huế để được giải quyết đền bù cụ thể.



6. Sớm triển khai di dời các nghĩa trang ở phường Phú Hiệp ra khỏi thành phố.

Dự án di dời các nghĩa trang ra khỏi thành phố được UBND thành phố giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất làm chủ đầu tư, đang khảo sát lập dự án đầu tư; UBND sẽ xem xét tìm nguồn vốn để ưu tiên giải quyết di dời các nghĩa trang ở các khu vực có khả năng trung tâm của thành phố để tạo quỹ đất xen ghép; trong đó có các nghĩa địa ở phường Phú Hiệp.



7. Cử tri thành phố Huế kiến nghị Mở rộng điểm giao lộ Lâm Hoằng - Nguyễn Sinh Cung và sửa chữa, nâng cấp cầu qua Cồn Hến để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại: Đường Lâm Hoàng, đã lập dự án tiến hành nâng cấp, mở rộng theo đúng quy hoạch, nhưng do kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng quá lớn, nên chỉ mới nâng cấp mở rộng được một đoạn; UBND tỉnh sẽ xem xét cân đối vốn nâng cấp, mở rộng đoạn đường còn lại trong kế hoạch tới.

Cầu Phú Lưu bắc qua Cồn Hến, dự kiến đưa vào kế hoạch 2013 cùng với phương án đầu tư xây mới cầu Đông Ba, toàn bộ hệ thống giàn thép của cầu Đông Ba hiện nay đưa về lắp vào cho cầu Phú Lưu, Cồn Hến.



8. Cử tri thành phố Huế kiến nghị Đường Đào Tấn (nối dài) mới hoàn thành nhưng đã xuống cấp, đề nghị kiểm tra, xử lý: Đường Đào Tấn (nối dài) thuộc dự án đầu tư phát triển quỹ đất do công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư, trước đây mặt đường khá xấu, vừa qua mặt đường vừa mới được đầu tư thảm bê tông nhựa, hiện trạng mặt đường hiện nay rất tốt.

9. Cử tri thị xã Hương Thủy kiến nghị: Nâng cấp tuyến đường Tỉnh lộ 1 từ đường Thủy Dương - Thuận An đến chợ cầu Ngói Thanh Toàn để có điều kiện phục vụ các kỳ Festival tốt hơn. Nâng cấp đường Tỉnh lộ 3 từ Đài Phát thanh thị xã Hương Thủy đến ngã ba xã Phú Xuân, huyện Phú Vang:

Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 04 từ đường Thuỷ Dương - Thuận An đến cầu ngói Thanh Toàn đang tiến hành chuẩn bị đầu tư, công trình sẽ được triển khai thi công khi sắp xếp được nguồn vốn.

Tỉnh lộ 03 đoạn từ Đài phát thanh thị xã Hương Thuỷ đến ngã ba xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, qua kiểm tra hiện trạng nền, mặt đường còn khá tốt, chưa cần phải đầu tư nâng cấp, một số hư hỏng cục bộ, UBND tỉnh đã yêu cầu đơn vị quản lý cho sửa chữa kịp thời.

10. Cử tri thị xã Hương Thủy kiến nghị: Quá trình thi công đường Tự Đức - Thuận An làm hư hỏng đường của thôn Lang Xá Cồn, xã Thủy Thanh, đề nghị Tỉnh chỉ đạo trả lại nguyên trạng: UBND tỉnh đã yêu cầu nâng cấp đoạn đường này bằng nguồn vốn của ngân hàng thế giới.

11. Cử tri huyện Quảng Điền kiến nghị sửa chữa, nâng cấp đoạn đường từ Đài tưởng niệm Liệt sỹ xã Quảng Thọ đến cầu Tân Xuân Lai: Dự án đầu tư nâng cấp Tỉnh lộ 04 từ Huế về đến Sịa , trong đó có đoạn từ đài liệt sỹ xã Quảng Thọ đến cầu Tân Xuân Lai sẽ được tiếp tục đầu tư nâng cấp trong năm 2013 và các năm tiếp theo theo kế hoạch.

12. Cử tri huyện Phong Điền đề nghị nâng cấp đường tỉnh lộ 11B đoạn xã Phong Xuân - Phong Mỹ; đường Điền Hải - Phong Hải; đường Quốc phòng ven biển của các xã vùng Ngũ Điền; đường từ thôn Đông Lâm đi suối nước khoáng Thanh Tân;

Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 11B đoạn Phong Xuân - Phong Mỹ đang tiến hành chuẩn bị đầu tư, công trình sẽ được triển khai thi công trong những năm tới. Đối với các tuyến Điền Hải - Phong Hải, đường Quốc phòng ven biển của các vùng ngũ điền, đường từ thôn Đông Lâm đi suối nước khoáng Thanh Tân trước mắt thực hiện duy tu, sửa chữa nhỏ để đảm bảo giao thông, tuỳ tình hình kế hoạch vốn hằng năm để đầu tư nâng cấp dần.



13. Cử tri huyện Phú Vang đề nghị sửa chữa tuyến đường từ cầu chợ Dinh đến ngã ba Tiên Nộn và từ ngã ba Tiên Nộn đến ngã ba Mậu Tài xã Phú Mậu; nâng cấp cầu Phường Nam bắt qua sông Như Ý (giữa Phú Hồ và Thủy Thanh).

Tuyến đường Tỉnh lộ 05 đoạn từ cầu Chợ Dinh đến ngã ba Tiên Nộn, UBND tỉnh sẽ xem xét đưa vào thực hiện trong kế hoạch năm 2013, đoạn từ Tiên Nộn đến ngã ba Mậu Tài hiện đang tiếp tục duy tu, sửa chữa. Cầu Phường Nam bắc qua sông Như Ý trên Tỉnh lộ 01 dự kiến xây dựng mới bằng nguồn vốn sự nghiệp giao thông năm 2013.



14. Cử tri thành phố Huế kiến nghị: Đề nghị nâng công tơ điện trên đường Hoàng Xuân Hãn do treo thấp gây nguy hiểm cho người dân. Hệ thống dây điện tại kiệt 320 và 111 đường Nguyễn Chí Thanh không đảm bảo, đề nghị kiểm tra, xử lý.

- Nâng công tơ điện trên đường Hoàng Xuân Hãn: Sau khi nhận được phán ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công ty Điện lực thực hiện kết gọn, nâng cao các công tơ lên phía trên để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, thực hiện xong trong tháng 10/2012.

- Tại kiệt 11 Nguyễn Chí Thanh, đã xây dựng mới 03 cột hạ thế và chuyển dây công tơ các hộ sang cột mới (thuộc công trình hoàn thiện lưới điện hạ áp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011).

- Tại kiệt 320 Nguyễn Chí Thanh (320 Bạch Đằng), các hộ dân đang kéo dây sau công tơ đấu nối từ cột 111 Nguyễn Chí Thanh lên đường dây không dài, không đảm bảo an toàn. Hiện Công ty Điện lực đang lập kế hoạch xây dựng mới 210m đường dây hạ thế, thuộc dự án ADB. Đang tiến hành thủ tục triển khai thực hiện sẽ ưu tiên thi công trước hạng mục này để đảm bảo điện an toàn, chất lượng.



15. Cử tri huyện Hương Trà kiến nghị đầu tư nước sạch sinh hoạt cho nhân dân xã Hải Dương:

Về tuyến ống cấp nước xã Hải Dương, hiện nay nhà thầu thi công đang tiến hành khắc phục, sữa chữa một số đoạn tuyến băng cầu Ca Cút và cầu Thanh Phước. Sau khi đơn vị thi công hoàn thành, công ty sẽ đấu nối vào hệ thống cấp nước sẵn có ống DN225 tại Tỉnh lộ 4 cầu Thanh Phước để cung cấp nước sạch cho nhân dân.

Để có thể cấp nước phủ kín toàn xã, UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty XD&CN tiếp tục đầu tư thi công 10,6 km ống nối mạng với tổng chi phí khoảng 4,3 tỷ đồng với sự hỗ trợ vốn từ ngân sách tỉnh trong năm 2013.

16. Cử tri huyện Phú Vang kiến nghị lắp thêm các đường ống rẽ nhánh trên địa bàn xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên:

Tuyến ống truyền tải xã Phú Thuận và Phú Hải với chiều dài 6,7km với tổng mức đầu tư là 6,5 tỷ đồng đã hoàn thành năm 2009.

Tuyến ống DN315 dài 1.280m băng ngầm Phá Tam Giang tại Thuận An để cấp nước cho thị trấn Thuận An và các xã Phú Thuận, Phú Hải và Phú Diên đã hoàn thành năm 2011;

Đến tháng 5/2011, tiếp tục triển khai dự án nối mạng xã Phú Thuận với số tiền là 6,1 tỷ đồng (vốn ngân sách cấp 1,8 tỷ đồng, công ty 3,8 tỷ đồng và nhân dân đóng góp là 540 triệu đồng). Dự án đã được triển khai đến nay gần 1,5 năm, mặc dù chính quyền địa phương và Công ty XD&CN đã tổ chức họp dân nhiều lần để vận động, tuyên truyền dân đóng góp công đào đất đường ống, nhưng đến nay phần dân đào mới đạt được 3,9km/5,8km còn lại dân ở Hòa Duân (600 hộ), không tham gia đào nên chỉ cấp nước được 1.002 hộ/1.854 hộ, đạt tỷ lệ 54%.

UBND tỉnh cũng đã phê duyệt dự án nối mạng xã Phú Hải với tổng mức đầu tư là 4,5 tỷ đồng (vốn ngân sách cấp 1,2 tỷ đồng, công ty là 2,4 tỷ đồng và nhân dân đóng góp là 880 triệu đồng). Dự án đã được khởi công từ tháng 5/2011, đến nay chỉ có nhân dân khu vực 3 tham gia đào được 1.300m, khu vực 4 được 300m, còn các thôn Bắc, Trung, Đông không tham gia đào lấp đất nên chỉ cấp được 450 hộ /1.571 hộ, đạt tỷ lệ 28,6%.

Đề nghị chính quyền các địa phương tiếp tục phối hợp với Công ty XD&CN vân động nhân dân đào đắp đất để có thể triển khai lắp đặt hệ thống tuyến nhánh để cấp nước kịp thời cho các hộ dân.

Việc cấp nước cho xã Phú Diên sẽ được thực hiện khi triển khai dự án cấp nước do ADB tài trợ, cần phải xây dựng hệ thống tuyến ống truyền tải và phân phối dài 23km với kinh phí khoảng 13,8 tỷ đồng.

17. Cử tri huyện Phong Điền kiến nghị: Đầu tư nước sạch tại khu tái định cư xã Phong Xuân ; đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình cấp nước tại các xã ven biển và đầm phá của huyện Phong Điền.

- Hệ thống cấp nước Khu tái định cư xã Phong Xuân được xây dựng và hoàn thành trong tháng 5/2012. Hiện tại, Công ty XD&CN đã triển khai lắp đặt nước cho 85 hộ/106 hộ tại khu tái định cư, còn lại 21 hộ chưa vào ở nên chưa lắp đặt được.

- Đầu tư HTCN sạch tại địa phương các xã ven biển và đầm phá Phong Hải, Điền Hòa và Điền Lộc của huyện Phong Điền: Đang khảo sát thiết kế, lập dự án, sẽ triển khai thi công và hoàn thành trong năm 2013 để sớm cấp nước sạch cho nhân dân trong vùng.

18. Cử tri huyện Phú Lộc kiến nghị: Xử lý tình trạng ngập úng do việc xây dựng các tuyến đường trong và ngoài khu Kinh tế; trục trung tâm ở Lộc Tiến; khu tái định cư Lộc Tiến…

Dự án mở rộng khu tái định cư Lộc Tiến được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng tháng 10/2012. Trong quá trình thi công từ năm 2009 đến năm 2012 do một số hạng mục thi công công trình chưa hoàn chỉnh nên một số vị trí hố ga bị cát lấp đầy gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ từng khu vực theo đúng như phản ánh của người dân và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình, Ban Quản lý Khu kinh tế đã yêu cầu đơn vị thi công nạo vét tất cả các hố ga, dọn dẹp vệ sinh, thông tất cả các tuyến nước mưa, nước thải nên sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng (ngày 02/10/2012) đến nay mặt dù đã chịu nhiều trận mưa lớn nhưng không còn xảy ra hiện tượng ngập úng



19. Cử tri thị xã Hương Trà kiến nghị:Đầu tư xây dựng kè chống xói lở tuyến dọc sông Bồ, sông Hương. Hiện nay đoạn qua thôn An Thuận, xã Hương Toàn và các thôn Thanh Phước, Thuận Hòa xã Hương Phong bị xói lở nặng.

Trong nhiều năm qua bằng nhiều nguồn vốn ngân sách của Trung ương và địa phương đã đầu tư xây dựng kè chống xói lở trên sông Bồ và sông Hương đoạn địa bàn thị xã Hương Trà với chiều dài hơn 14 km (gồm trên sông Bồ đoạn Lại Bằng thuộc phường Hương Vân dài 1100 m, đoạn qua thị trấn Tứ Hạ dài 1.050m, đoạn kè Hương Văn 300 m, kè Chợ Kệ - Thanh Lương, Xuân Đài 1.200m, kè qua xã Hương Toàn 2.982m, kè từ Cầu Thanh Hà đến thôn Thanh Phước 1.900m; trên Sông Hương đã đầu tư gồm các đoạn: Kè Kim Ngọc 650 m, kè La Khê Trẹm dài 1.046m, kè Minh Mạng xã Hương Thọ 1.100m, Kè La Khê Bãi 200 m, Xã Hương Hồ 2.011m, xã Hương Phong đoạn Thanh Phước dài 500m).

Tuy nhiên hiện nay trên sông Bồ và Sông Hương đoạn qua địa phận thị xã Hương Trà vẫn đang còn nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng (đoạn Hương Cần - An Thuận xã Hương Toàn dài 1.700m; đoạn qua thôn Thanh Lương 1,2 phường Hương Xuân dài 1.500m; đoạn Sơn Công - Lai Thành phường Hương Vân dài 1.200m; đoạn Thanh Phước - Thuận Hòa, xã Hương Phong dài 1.100m) các đoạn này hiện nay đang triển khai khảo sát lập dự án đầu tư và sẽ bố trí kinh phí thực hiện các năm đến.

Trong thời gian dự án chưa triển khai, để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, trước mắt, UBND thị xã Hương Trà kiểm tra cho di dời, tái định cư một số hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm.



20. Cử tri huyện Quảng Điền kiến nghị: Trong quá trình vận hành, sử dụng tuyến đê ngăn mặn ven phá Tam Giang đoạn qua các xã Quảng Công và Quảng Ngạn nảy sinh một số hạn chế, chưa phát huy hiệu quả như mong đợi, đề nghị kiểm tra, khắc phục.

Tuyến đê Đông phá Tam Giang đoạn qua xã Quảng Công và Quảng Ngạn đã được đầu tư nâng cấp mở rộng hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 9 năm 2012 với chiều dài 8.360m và một số công trình trên tuyến (thông số kỹ thuật tuyến đê: Mặt đê rộng 3.5 m, thân đê đắp áp trúc bằng đất cấp phối, mái phía phá m=2,5 lát đá hộc dày 25cm trong khung giằng BTCT, mái phía đồng m =2 trồng cỏ tải chổ). Nhiệm vụ tuyến đê ngăn mặn, giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm kết hợp giao thông ven đầm phá cho 2 xã Quảng Công và Quảng Ngạn. Trong quá trình vận hành và sử dụng có một số hạng mục nhỏ chưa phát huy hiệu quả cao như ván phai cống, đê quai xanh các cống… UBND tỉnh đã yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thi công khắc phục sửa chữa nhằm phát huy hiệu quả của công trình nói trên.



21. Cử tri huyện Phong Điền kiến nghị: Đầu tư đê chắn sóng biển, triều cường và điểm neo đậu tàu thuyền ở các xã ven biển Ngũ Điền.

Theo Quyết định 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình nâng cấp đê biển Từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, trong các năm qua đã đầu tư Nâng cấp mở rộng tuyến đê Đông, Tây Ô Lâu dài 22,7 km trong đó đoạn đê Đông Ô Lâu qua các xã từ Điền Hương đến xã Điền Hòa với chiều dài 11,3 km hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2010 phát huy hiệu quả rất tốt. Hiện nay còn lại tuyến đê ven phá đoạn từ Điền Hòa đến Điền Hải với chiều dài 7,5 km đã bị xuống cấp thường xuyên do ảnh hưởng triều cường, lũ sớm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.. đã khảo sát, lập dự án trong chương trình nâng cấp đê biển và đang đề xuất Trung ương có kế hoạch đầu tư trong các năm đến.



- Các điểm neo đậu tàu thuyền các xã Ngũ Điền: Trong các năm qua bằng nguồn vốn tu bổ đê điều thường xuyên, Tỉnh đã đầu tư xây dựng Âu thuyền tránh bão thôn Minh Hương năm 2009, Âu thuyền tránh bão Thôn 1 xã Điền Hải năm 2010; các âu thuyền này đã phát huy hiệu quả rất tốt. Trong năm 2012, UBND tỉnh đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình tu bổ đê điều thường xuyên năm 2012, trong đó có Âu thuyền tránh bão chợ Biện xã Điền Hòa và âu thuyền tránh bão thôn 8 xã Điền Hải. Tuy nhiên, do khó khăn kinh phí nên chưa thực hiện trong năm 2012, các hạng mục này sẽ bố trí triển khai trong năm 2013. Các âu thuyền còn lại sẽ xem xét bố trí đầu tư trong các năm đến.

22. Cử tri huyện Phong Điền kiến nghị Chỉ đạo kiểm tra, mở rộng tuyến kênh No1, No2 thuộc hệ thống kênh hồ Quao: Kênh N01 và N02 thuộc hệ thống kênh tưới hồ Hòa Mỹ đang được tiến hành thực hiện sửa chữa nâng cấp. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên giai đoạn 1 chỉ nâng cấp mở rộng đoạn từ Ko đến Ko+471,5 (dài 471,5 mét), các đoạn còn lại đang sửa chữa, tô trát để chống tràn và thấm, bảo đảm tưới hết diện tích và không làm ngập úng khu vực dân cư Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ.

23. Cử tri huyện Phú Lộc kiến nghị:Đầu tư giai đoạn 2 dự án kè sông Cầu Hai, ưu tiên những đoạn bị sạt lở và xâm thực nhiều, nhất là đoạn từ Đập Kênh đến cầu Khe Thị:

Dự án kè chống xói lở sông Cầu Hai giai đoạn 1 đã được đầu tư xây dựng chiều dài 2,4 km qua xã Lộc Trì và thị trấn Phú Lộc với tổng mức khoảng 11,0 tỷ đồng và đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011. Hiện nay trên sông Cầu Hai còn nhiều điểm sạt lở nhất là đoạn từ Đập Kênh đến cầu Khe Thị qua xã Lộc Trì với chiều dài khoảng 1,1 km ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Do kinh phí của Tỉnh đang gặp nhiều khó khăn nên chưa có kế hoạch đầu tư; UBND tỉnh đang cho khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng điểm sạt lở nói trên, dự kiến thực hiện kế hoạch 2013 - 2015.



24. Cử tri huyện Phú Lộc kiến nghị:Đề nghị đầu tư kênh dẫn nước N12 từ kênh hồ Truồi về các cánh đồng xã Lộc An và đầu tư đập khe Tray để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Dự án hệ thống kênh cấp 2 lấy nước từ kênh chính hồ Truồi về tưới cho xã Lộc An được phê duyệt từ năm 2000, do không có nguồn kinh phí XDCB nên chuyển hạng mục này bố trí vào vốn thuộc chương trình kiên cố hóa kênh mương của huyện Phú Lộc để đầu tư dần. Hiện, UBND tỉnh đã yêu cầu xây dựng dự án cụ thể để trình UBND tỉnh xem xét có kế hoạch đầu tư.

- Đập Khe Tray xuống cấp, đã bị hư hỏng sau lũ năm 2011, do khó khăn về nguồn vốn nên chưa được đầu tư nâng cấp sửa chữa. Trước mắt, để có đủ nước tưới, yêu cầu UBND thị trấn Phú lộc huy động nhân lực đắp tạm để giữ nước, sẽ nghiên cứu bố trí nguồn vốn giia đoạn 2013-2015.

25. Cử tri huyện Phú Lộc kiến nghị chỉ đạo sớm đưa cảng cá Vinh Hiền vào hoạt động:

Về cảng cá Tư Hiền: Đây là công trình do BCHQS tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư, hiện nay đã nghiệm thu hoàn công. BCHQS tỉnh đã có văn bản số 2370/CV-BCH ngày 05/11/2012 về việc bàn giao cảng cá để đưa vào sử dụng. UBND tỉnh đang đôn đốc hoàn công và bàn giao cho Cảng cá Thừa Thiên Huế quản lý khai thác.



26. Cử tri huyện Nam Đông kiến nghị Tỉnh: Quan tâm khảo sát và xây dựng bờ kè thị trấn Khe Tre để chống sạt lở, gây nguy hiểm đến tính mạng của nhân dân:

Hiện nay đoạn sông qua Thị trấn Khe Tre có chiều dài bị sạt lở khoảng 800 m đã làm ảnh hưởng đến giao thông và đất sản xuất nông nghiệp. UBND tỉnh sẽ xem xét, bố trí kinh phí cho khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng các điểm sạt lở nghiêm trọng; đồng thời đã yêu cầu UBND huyện Nam Đông tiếp tục theo dõi diễn biến sạt lở để đề xuất biện pháp khắc phục; chỉ đạo không cấp đất; nghiêm cấm việc xây dựng cơi nới nhà tạm, lều quán ra phía sông gây cản trở dòng chảy và mất an toàn trong mùa mưa bão.




II. VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP

1. Về nội dung cử tri huyện Nam Đông kiến nghị: Xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án nhà máy ximăng Nam Đông, thủy điện Thượng Lộ, Thượng Nhật vì đã quá thời hạn theo quy định.

- Dự án Nhà máy xi măng Nam Đông:

Dự án Nhà máy xi măng Nam Đông được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 31131000024 cho Công ty CP Đầu tư xi măng Nam Đông Việt Song Long lần đầu ngày 04/01/2008 và chứng nhận thay đổi lần thứ 01 ngày 07/5/2010 với tổng vốn đầu tư khoảng 4.437,8 tỷ đồng, nhà đầu tư cam kết khởi công xây dựng vào quý IV/2008, nghiệm thu bàn giao quý IV/2010 và đưa vào hoạt động tháng 01/2011. Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành các hạng mục: Đền bù giải phóng mặt bằng nhà máy, rà phá bom mìn khu vực mặt bằng nhà máy; xây dựng nhà điều hành và tường rào; được hội đồng trữ lượng quốc gia phê duyệt trữ lượng mỏ đá vôi, đá sét; triển khai khoan thăm dò, đánh giá trữ lượng mỏ phụ gia limonite.

Trong quá trình thực hiện do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan (ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khó tiếp cận với nguồn vốn vay, năng lực tài chính của Công ty, nhân sự không ổn định,...) nên nhà đầu tư đã không triển khai dự án đúng tiến độ theo cam kết. Dự án thực hiện tại địa bàn huyện Nam Đông, đây là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư vào địa bàn này là rất khó. Nhằm tạo điều kiện cho dự án được tiếp tục triển khai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương này, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp để nghe nhà đầu tư báo cáo giải trình về quá trình thực hiện dự án. UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty cam kết lại tiến độ và đã đồng ý chủ trương cho phép gia hạn tiến độ dự án tại Công văn số 4694/UBND-XD ngày 26/10/2011.

- Dự án thủy điện Thượng Nhật, Thượng Lộ:

Dự án thủy điện Thượng Nhật: Được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 31131000040 cho Công ty Cổ phần thuỷ điện Miền Trung Việt Nam lần đầu ngày 03/9/2008 với tổng mức đầu tư 141 tỷ đồng, nhà đầu tư cam kết khởi công Quý I/2009, thời điểm hoàn thành Quý III/2010. Đến nay Công ty đã làm được một số công việc như: đã lập báo cáo cơ hội đầu tư, khảo sát lập dự án đầu tư và đã thẩm định thiết kế cơ sở, khảo sát; đã thẩm định thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản thi công; hoàn thành công tác rà phá bom mìn trong phạm vi thực hiện dự án, hoàn thành giải phóng mặt bằng khu vực đầu mối, thi công được 50% đường vào nhà máy.

Dự án thủy điện Thượng Lộ: Được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 331131000066 cho Công ty cổ phần Trường Phú lần đầu ngày 04/8/2008, thay đổi lần một ngày 08/8/2008 với tổng mức đầu tư 181 tỷ đồng, nhà đầu tư cam kết khởi công tháng 4/2009, thời điểm hoàn thành tháng 9/2011. Đến nay Công ty đã hoàn thành hồ sơ thiết kế công trình, đền bù giải phóng mặt bằng công trình chính và phụ trợ; đang thi công đường vận hành nhà máy, đường điện thi công, đường dây đấu nối từ nhà máy đến đường dây 35KV.

Trong quá trình thực hiện do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan nên nhà đầu tư đã không triển khai dự án đúng tiến độ theo cam kết; UBND tỉnh đã tiến hành rà soát, yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại cam kết tiến độ thực hiện dự án và tiến hành bảo đảm thực hiện đầu tư dự án (ký quỹ hoặc nộp chứng thư bảo lãnh ngân hàng) theo quy định tại Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND ngày 30/11/2011. Sau khi nghiên cứu cam kết tiến độ và tình hình triển khai dự án, UBND tỉnh nghiên cứu, quyết định thu hồi hay gia hạn dự án theo qui định.



2. Về nội dung cử tri huyện Phú Vang kiến nghị: Chỉ đạo các đơn vị đầu tư du lịch trên địa bàn thị trấn Thuận An và Phú Thuận, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Thuận An và xã Phú Thuận, huyện Phú Vang có 04 dự án về du lịch đang triển khai xây dựng, cụ thể như sau:



- Dự án Khu nhà ở, văn phòng và dịch vụ tắm biển Thuận An:

Dự án Khu nhà ở, văn phòng và dịch vụ tắm biển Thuận An được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 3111000232 cho Công ty TNHH Mạc Lê lần đầu ngày 16/4/2012 với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng cho dự án 11ha. Nhà đầu tư cam kết khởi công giai đoạn 1: xây dựng khu dịch vụ bãi tắm biển của dự án vào tháng 3/2013 và hoàn thành tháng 6/2014. Đến nay chủ đầu tư đang triển khai các thủ tục đầu tư dự án, đền bù giải phóng mặt bằng. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương hỗ trợ Công ty trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng, đảm bảo cho nhà đầu tư khởi công dự án theo đung tiến độ đã cam kết.



- Dự án Khu resort công trình công cộng dịch vụ thương mại:

Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy CNĐT số 31111000083 cho Công ty CP Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam - Vinconstec lần đầu ngày 21/11/2008, điều chỉnh Giấy CNĐT lần 1 ngày 29/6/2012 với tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, diện tích 72 ha; tiến độ thực hiện dự án:

* Giai đoạn 1 (từ tháng 01/2012 đến năm 2015): Xây dựng hoàn thành toàn bộ hạ tầng kỹ thuật của dự án, trong đó:

- Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013: Hoàn thành công trình kiến trúc từ đoạn đầu dự án đến đoạn cầu nối sang đảo Cồn Sơn (không bao gồm tổ hợp khách sạn 5 sao và chung cư cao tầng);

- Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014: Hoàn thành 50% các công trình tại khu resort phần giáp biển;

- Từ tháng 12/2014 đến tháng 6/2015: Hoàn thành các công trình xã hội tại khu công trình công cộng dịch vụ thương mại (giáp phá Tam Giang).

* Giai đoạn 2 (từ tháng 6/2015 đến năm 2017):

- Xây dựng hoàn thành các tổ hợp khách sạn 5 sao, các công trình hạ tầng xã hội khác.

- Xây dựng hoàn thành khu dân cư thương mại tại khu công trình công cộng dịch vụ thương mại (giáp phá Tam Giang).

Đến nay chủ đầu tư đã hoàn thành công tác thiết kế công trình, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng 10 hạng mục công trình kiến trúc (02 biệt thự ven biển, 8 biệt thự ven phá), đường giao thông ven biển,... Giá trị thực hiện lũy kế đến nay khoảng 28 tỷ đồng.

Dự án chậm tiến độ theo cam kết do phải thay đổi mục tiêu dự án và đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. Nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dự án, ngày 29/5/2012 UBND tỉnh đã có Thông báo kết luận số 134/TB-UBND, trong đó giao trách nhiệm cho các sở ngành, địa phương liên quan giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư.

- Dự án mở rộng khu du lịch nghĩ dưỡng Tam Giang:

Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy CNĐT số 31111000139 cho Công ty CP Điện tử Tin học Viễn thông lần đầu ngày 23/9/2009 với tổng mức đầu tư 36 tỷ đồng, nhà đầu tư cam kết khởi công 11/2009 và hoàn thành 12/2011. Trong quá trình thực hiện do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan (vướng mắc công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện tuyến đường từ QL49 đến cồn Hợp Châu chậm nên nhà đầu tư không thể chuyển vật liệu và máy móc vào thi công tại Cồn Hợp Châu) nên nhà đầu tư đã không triển khai dự án đúng tiến độ theo cam kết. Công ty đã có báo cáo giải trình và đã được UBND tỉnh đồng ‎ý cho gia hạn tiến độ thực hiện đến Quý IV/2012 tại Công văn số 200/UBND-XD ngày 18/01/2011.

Đến nay các vướng mắc nêu trên đã được UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết hoàn thành, hiện nay Công ty CP Điện tử Tin học Viễn thông đã và đang triển khai thi công đồng loạt các hạng mục trên cồn Hợp Châu (hoàn thành san lấp mặt bằng, hệ thống đường nội bộ, công viên, cây xanh, nạo vét đường thủy đạo và tiếp tục triển khai xây dựng bến thuyền, nhà hàng, khu dịch vụ,…). Giá trị thực hiện đến nay khoảng 10 tỷ đồng.

- Dự án Khu dịch vụ bãi tắm cao cấp Tam Giang:

Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy CNĐT số 3111000189 ngày 27/9/2010 với tổng mức đầu tư 36 tỷ đồng, diện tích 01 ha tại Thôn Hải Thành, thị trấn Thuận An, Phú Vang. Dự án cam kết khởi công vào tháng 10/2010 và hoàn thành tháng 03/2012. Trong quá trình thực hiện do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan (vướng mắc công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục đất đai kéo dài, năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư còn hạn chế,...) nên nhà đầu tư đã không triển khai dự án đúng tiến độ theo cam kết. UBND tỉnh đã tổ chức kiểm tra và yêu cầu Công ty đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Đến nay dự án đã hoàn thành công tác san lấp mặt bằng, phần móng, hệ thống đường nội bộ. Giá trị đầu tư đến nay là 15 tỷ đồng. Nhà đầu tư cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động quý IV/2013.

3. Về ý kiến phản ánh của cử tri huyện Phú Lộc về dự án mở rộng khu bảo thuế giai đoạn 3, giai đoạn 4 (gần 55 ha đất) đã kiểm kê, áp giá đền bù từ năm 2008 và năm 2010 nhưng đến nay chưa thực hiện đền bù gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân:

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế làm chủ đầu tư có tổng diện tích đất 650 ha. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư đã thực hiện các thủ tục để triển khai dự án, đến nay dự án đã xây dựng xong 25.000 m2 nhà xưởng, vốn giải ngân đạt khoảng 100 tỷ đồng. Việc thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án không tiến hành một lần mà thực hiện theo tiến độ triển khai dự án. Đến nay dự án đã thực hiện thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng cho 73,3 ha và đang triển khai thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng cho 50,4 ha, cụ thể chia thành 4 đợt như sau:

- Đợt 1: Có diện tích là 48,43 ha, nhà đầu tư đã đền bù xong cho 147 hộ gia đình trong tổng số 168 hộ bị ảnh hưởng với tổng số tiền là 11.175.408.867 đồng; việc đền bù giải phóng mặt bằng được triển khai từ tháng 2/2009 nhưng đến nay vẫn còn 21 hộ chưa chịu nhận tiền, lý do các hộ dân đang khiếu nại về việc xác định sai vị trí đất, loại đất và thiếu sót đối tượng bị ảnh hưởng trong quá trình kiểm kê, áp giá đền bù đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai dự án. UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện rà soát, điều chỉnh theo qui định kịp thời tạo điều kiện cho người dân và nhà đầu tư.

- Đợt 2: Có diện tích là 24,81 ha, nhà đầu tư đã đền bù xong cho các hộ gia đình với tổng số tiền là 4.340.700.000 đồng. Các hộ dân đã bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư tiến hành xây nhà xưởng.

- Đợt 3: Có tổng diện tích là 13,99 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể tại Quyết định số 1370/QĐ-UBND ngày 27/7/2010 với tổng số tiền 13.045.192.000 đồng; UBND huyện Phú Lộc đã phê duyệt giá trị chi trả chi tiết để tiến hành đền bù. Hiện nhà đầu tư đang tiến hành thủ tục chi trả.

- Đợt 4: Có tổng diện tích 36,4 ha, nhà đầu tư đã phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Phú Lộc để kiểm kê, áp giá đền bù, đã hoàn chỉnh hồ sơ, phê duyệt giá trị đền bù để thực hiện chi trả cho các hộ dân. Hiện đã yêu cầu nhà đầu tư khẩn trương tiến hành thủ tục chi trả.



4. Đối với ý kiến một số dự án trong khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô được tỉnh cấp phép đầu tư nhưng qua nhiều năm không thấy triển khai xây dựng trong khi người dân không có đất sản xuất, đề nghị kiểm tra và kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai.

Đến nay, trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Ban Quản lý Khu kinh tế đã thực hiện thủ tục thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng cho diện tích 914,5 ha. Trong đó thu hồi đất phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông, các dự án tái định cư, các công trình phục vụ công cộng là 519,3 ha, diện tích đất thu hồi và giao đất, cho thuê đất cho 14 dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước là 395,23 ha, trong đó diện tích đất đã đưa vào sử dụng là 344,13 ha chiếm 88% diện tích đất đã thu hồi, cho thuê. Phần diện tích chưa đưa vào sử dụng chủ yếu tập trung ở các dự án du lịch dọc biển Lăng Cô. UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô tiến hành rà soát, thời gian vừa qua đã thu hồi 4 dự án và đang xem xét thu hồi tiếp 5 dự án. Từ những số liệu trên cho thấy, thời gian qua diện tích đất thu hồi mà chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 12%, chủ yếu là các dự án chậm tiến độ và sẽ được thu hồi, phần diện tích đất còn lại được đưa vào sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả đầu tư.



5. Cử tri huyện Phú Lộc kiến nghị: Dự án khu cao ốc phức hợp Lập An có tiếp tục thực hiện không, dự án này đã kiểm kê từ năm 2009 đến nay vẫn chưa thực hiện nhưng không rõ lý do, gây khó khăn cho dân trong việc sửa chữa nhà cửa:

Dự án khu cao ốc phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại - dịch vụ, căn hộ và văn phòng cho thuê Lăng Cô của Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức có diện tích sử dụng đất 13 ha. Nhà đầu tư đã đặt cọc 8 tỷ đồng để cam kết triển khai dự án, đã tập trung kiểm kê, đo đạc đền bù, giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, do quá trình đo đạc, kiểm kê, xác định nguồn gốc đất, áp giá đền bù kéo dài (Từ tháng 6/2009 đến tháng 2/2012) nên chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi đã làm cho chi phí đền bù tăng đột biến từ 59,3 tỷ đồng lên 105 tỷ đồng, tăng 77,1% (Bình quân 8,1 tỷ đồng/ha). Việc tăng chi phí đền bù đột biến đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án nên nhà đầu tư đã có Công văn số 1044/CV-CT ngày 03/8/2012 gửi UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế xin dừng dự án và UBND tỉnh đã có Công văn số 4149/UBND-TK ngày 14/9/2012 đồng ý cho phép dừng dự án. Hiện tại, Ban Quản lý Khu kinh tế đang làm các thủ tục để chấm dứt dự án và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.

Về việc sửa chữa nhà cửa của dân tại khu vực này: Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 05/12/2008, khu vực này được quy hoạch là đất phát triển du lịch. Các hộ dân trong các khu quy hoạch được phép sửa chữa, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng tạm hay cấm xây dựng được quy định tại Công văn số 2705/UBND-XD ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh về công bố các khu vực, vị trí được phép cải tạo, chỉnh trang hoặc xây dựng tạm trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, quy định này đã được phổ biến rộng rãi đến nhân dân trên địa bàn 3 xã, thị trấn của Khu kinh tế và niêm yết tại UBND các xã, thị trấn. Cụ thể đối với khu vực này các hộ dân được sữa chữa, cải tạo nhà cửa và cấm xây dựng mới.

III. VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1. Cử tri huyện Nam Đông kiến nghị Tỉnh xem xét giao một số tiểu khu rừng bìm trên trục đường 74 cho nhân dân xã Hương Hữu và Hương Sơn sử dụng nhằm phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Toàn bộ diện tích trên tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới thuộc các tiểu khu rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông quản lý, bảo vệ theo Chương trình bảo vệ và phát triển giai đoạn 2011-2015 nhằm phát triển vốn rừng để bảo vệ nguồn nước đầu nguồn cho Sông Hương. Vì vậy, UBND tỉnh không xem xét giao diện tích này cho người nhân dân thuộc 2 xã nói trên. UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND huyện Nam Đông rà soát lại quỹ rừng sản xuất để giao cho dân.



2. Cử tri huyện Nam Đông kiến nghị Tỉnh chỉ đạo BQLRPH triển khai trồng cây bản địa trong khu vực rừng phòng hộ chứ không trồng cây kinh tế (như keo, tràm,...) tránh sự không đồng tình của người dân sở tại.

UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015: Trên cơ sở dự án được phê duyệt theo 02 công thức: cây bản địa thuần loại và cây bản địa xen keo. Các năm tiếp theo BQL trồng rừng phòng hộ sẽ trồng cây bản bản địa xen keo không trồng keo thuần.



3. Cử tri Thị xã Hương Thủy đề nghị Tỉnh có chính sách giải quyết thỏa đáng đối với 21 ha rừng do nhân dân và hợp tác xã Thủy Bằng trồng đã đến kỳ khai thác nhưng Tỉnh đã chuyển sang rừng đặc dụng. Ngày 18/ 8/ 2012 UBND tỉnh đã có Công văn số 3694 /UBND-NN về việc cho phép 12 hộ dân thôn Cư Chánh 2, xã Thủy Bằng tổ chức khai thác nhựa thông và yêu cầu khai thác kết hợp dưỡng thông không làm ảnh hưởng đến chức năng rừng đặc dụng cảnh quan.

4. Cử tri huyện Phú Vang kiến nghị: Chỉ đạo khắc phục việc nước mặn xâm nhập làm 15 ha lúa bị chết và 18 ha lúa bị nhiễm mặn tại xã Phú Mỹ. Đầu tư công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp thôn Lương Viện và Viễn Trình, thị trấn Phú Đa.

Từ ngày 02/6 đến 05/6/2012, do triều cường, nước mặn xâp nhập vào cống Cầu Long và cống họ Nguyễn xã Phú Mỹ làm nhiễm mặn 15,2 ha lúa chết phải gieo lại và lúa 17,2 ha lúa bị ảnh hưởng nhiễm mặn phải chăm sóc.

Ngay sau khi phát hiện mặn xâm nhập, UBND tỉnh đã chỉ đạo tiến hành các biện pháp như: Bổ sung nguồn nước từ sông Như ý, hồ Truồi để giảm độ mặn và mở cống Cầu Long để thay chua rửa mặn, triển khai các biện pháp và hỗ trợ kinh phí khắc phục: Đã hỗ trợ cho bà con có diện tích bị thiệt hại số tiền 125.615.000 đồng để chi phí trong quá trình khắc phục. Sau thời gian khắc phục bằng các biện pháp như: gieo sạ lại các diện tích bị chết; chăm sóc, bón phân, thì các diện tích nêu trên đều được phục hồi và kết quả thu hoạch đạt năng suất khá.

5. Cử tri huyện Phú Vang kiến nghị đầu tư khơi thông luồng lạch và cắm đèn, biển báo ban đêm tại xã Phú Hải để thuận tiện cho tàu thuyền vào trú ẩn trong mùa mưa bão.

Công trình khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải do Trung ương đầu tư xây dựng và bàn giao cho Cảng cá Thuận An quản lý xử dụng trong năm 2011. Quá trình thi công đã tiến hành nạo vét luồng lạch rộng 50m và sâu 25 m, có lắp đặt hệ thống phao dẫn, lắp đặt hệ thống đèn báo hiệu, lắp đặt đèn pha để chiếu sáng hướng dẫn tàu vào khu neo đậu trong mùa mưa bão.Tuy nhiên do dòng chảy luồng lạch ở một vài nơi hiện bị bồi lấp, UBND đã yêu cầu xây dựng phương án đầu tư khắc phục để phục vụ tàu thuyền vào tránh trú ẩn trong mùa mưa bão tốt hơn trong những năm đến.



6. Cử tri các huyện, thị xã đề nghị: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giống lúa, vật tư nông nghiệp, do giá lúa thấp không bù đắp được chi phí sản xuất.

Về chính sách hỗ trợ cho cây lúa, nhà nước đã ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý sử dụng đất trồng lúa có hiệu lực từ ngày 01/7/2012. Căn cứ chính sách hỗ trợ cho đất lúa nước hằng năm tỉnh sẽ hỗ trợ cho người sản xuất lúa theo quy định. Riêng việc hỗ trợ giống lúa tỉnh sẽ hỗ trợ theo hình thức bán có trợ giá giống lúa cho các địa phương khi bị thiên tai, mất mùa không có đủ giống phục vụ sản xuất.



IV. VỀ LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

1. Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Lộc Thủy:

Tại địa bàn thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy khi thực hiện việc kê khai đăng ký và xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhiều hộ dân đến xây dựng và sinh sống từ năm 1996 theo dự án di dân phát triển vùng kinh tế mới Nam Phước. Như vậy, các hộ dân ở vùng này đã sử dụng đất làm nhà ở sau thời điểm 15/10/1993, do đó khi lập thủ tục cấp giấy CNQSDĐ ở phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp 50% giá đất ở với hạn mức giao đất là 400m2/hộ. Tuy nhiên do kinh tế khó khăn, đến nay các hộ dân chưa nộp tiền sử dụng đất do đó UBND huyện chưa tiến hành cấp giấy CNQSDĐ theo đúng quy định.

Đối với việc một số hộ gia đình ở xã Lộc Thủy đã lập thủ tục cấp Giấy CNQSDĐ ở và đã được UBND tỉnh chấp thuận...theo như kiến nghị, theo báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc qua kiểm tra không có các trường hợp này.

2. Cử tri thành phố Huế kiến nghị về việc cấp giấy CNQSDĐ cho 24 hộ vườn dừa ở đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế

Khu đất có 24 hộ đang ở thuộc khu vực vườn dừa tại số 227 Phan Bội Châu (số cũ là 99), phường Trường An, thành phố Huế đang sử dụng nguyên trước đây là của bà Lê Thị Ngọ được nhận chuyển nhượng từ năm 1958.

Năm 1976, bà Lê Thị Ngọ đã chuyển nhượng diện tích độ 9 sào (khoảng 4.500m2), cho Công ty Xây dựng tỉnh (nay là Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế) để lập cơ sở mộc cưa… việc chuyển nhượng đã được UBNDCM xã Thuỷ Trường, xác nhận ngày 28/4/1976, với nội dung ”Hai bên nhượng và nhận kể từ ngày ký văn bản này”.

Sau khi nhận đất, Công ty đã tiến hành xây dựng nhà xưởng; khu tập thể cán bộ, công nhân viên ở để phục vụ sản xuất. Năm 1984, phường Trường An được đo đạc lập bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 229/TTg, phần đất Công ty được gia đình bà Ngọ chuyển nhượng phân thành 02 thửa: Xưởng cưa thuộc thửa số 58, diện tích 2.270m2 và khu tập thể xây lắp thuộc thửa số 60 diện tích 3.848m2 là khu đất hiện các hộ đang sử dụng và kiến nghị việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vào khoảng năm 1986, Công ty di chuyển nhà xưởng đi nơi khác, phần đất này gia đình bà Lê Thị Ngọ đã tự ý trở lại quản lý, sử dụng khi chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Còn lại thửa số 60 diện tích 3.848m2 trên đó có khu nhà tập thể, Công ty vẫn tiếp tục quản lý, bố trí cho cán bộ, công nhân của Công ty ở, sử dụng.

Từ năm 1988 – 1992, Công ty đã lập thủ tục và quyết định hoá giá nhà cho 26 hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, có 4 hộ UBND tỉnh đã có Quyết định giao đất: (hộ ông bà: Mai Chiến - Võ Thị Diệu Hiền; Ngô Văn Đổi - Lê Thị Cầm; Bùi Dật; Nguyễn Đình Quy - Nguyễn Thị Sen) và các hộ đã sử dụng đất từ đó đến nay.

Tuy nhiên từ năm 1993 đến nay, bà Lê Thị Ngọ có nhiều đơn khiếu nại đòi lại khu đất trên. Để giải quyết việc khiếu nại đòi lại đất của bà Lê Thị Ngọ và kiến nghị cấp giấy CNQSDĐ của các hộ dân tại khu đất trên. Ngày 27/9/2012, UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại với Bà Lê Thị Ngọ; đồng thời yêu cầu Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế có phương án hỗ trợ cho gia đình bà Lê Thị Ngọ.

Sau khi giải quyết xong vụ việc khiếu nại đòi lại đất, UBND tỉnh mới xem xét việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ theo qui định.



3. Về kiến nghị của cử tri thành phố Huế kiến nghị tình trạng khai thác cát sạn trái phép trên sông Hương tiếp tục diễn ra, đề nghị có biện pháp xử lý dứt điểm:

Tình hình khai thác cát sỏi trái phép trên sông Hương đã tồn tại và diễn ra từ nhiều năm nay; với đặc điểm sông Hương chạy qua địa bàn nhiều huyện, thị xã, thành phố nên chính quyền địa phương rất khó khăn trong công tác kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác cát, sỏi ở sông Hương, quan điểm của UBND tỉnh là phải đảm bảo ổn định nguồn cung vật liệu xây dựng cát, sỏi cho các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Huế và các huyện thị; đảm bảo ổn định sinh kế cho các hộ gia đình đang hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông; đưa hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi vào nề nếp; từng đối tượng, phương tiện và khu vực khai thác phải được các cơ quan chức năng giám sát, theo dõi và quản lý cụ thể. Theo đó, UBND tỉnh đã tổ chức thực hiện như sau:

Sau khi quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt, UBND tỉnh đã tổ chức công bố quy hoạch, hướng dẫn thủ tục cấp phép và thực hiện cấp phép khai thác theo quy hoạch:

- Đối với tổ chức: UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ cấp phép thăm dò, khai thác cho các đơn vị; đồng thời yêu cầu tổ chức được cấp phép khai thác phải cam kết nhận hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động khai thác cát, sỏi cùng tham gia khai thác tại khu vực mỏ đã được cấp. Đến nay, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho 11 tổ chức thực hiện thủ tục thăm dò, khai thác các khu vực mỏ theo quy hoạch; trong đó đã cấp Giấy phép cho 02 tổ chức; cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 01 tổ chức; phê duyệt trữ lượng mỏ khoáng sản cho 1 tổ chức; 2 đơn vị đang thực hiện thủ tục thăm dò theo Giấy phép đã được cấp; 5 đơn vị còn lại đang hoàn thiện thủ tục.

- Đối với hộ gia đình, cá nhân: Ngoài các hộ gia đình, cá nhân đăng ký tham gia cùng khai thác với các doanh nghiệp được cấp phép; số hộ gia đình cá nhân còn lại không đăng ký vào cùng khai thác với doanh nghiệp được cấp phép thì sẽ được đưa vào khai thác tại khu vực tập trung ở sông Hương (khu vực khai thác có điểm đầu từ cách bến Gia Long 300 về phía thượng nguồn và điểm cuối là bãi Thanh Vân). Đến nay, UBND tỉnh đã hoàn thành việc thống kê danh sách các hộ gia đình cùng phương tiện hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi ở sông Hương; đã tổ chức công bố khu vực, hướng dẫn phương pháp khai thác cho các hộ gia đình, cá nhân; hiện đang tổ chức đăng ký nhu cầu khai thác cát, sỏi tại khu vực bãi tập trung để các ngành, địa phương có cơ sở theo dõi, quản lý.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tăng cường kiểm ra, xử lý vi phạm; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh để hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương trong việc xử lý vi phạm tại khu vực giáp ranh giữa đơn vị hành chính cấp huyện. Từ đầu năm 2012 đến nay, các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, lập 58 biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động khai thác cát sỏi trái phép trên sông Hương với số tiền xử phạt là 140.750.000 đồng.

Có thể nói, đến nay việc khai thác trái phép cát, sỏi ở sông Hương đã giảm nhiều nhưng chưa triệt để; UBND tỉnh sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp đồng bộ nêu trên để ngăn chặn việc khai thác cát sạn trái phép trên sông Hương, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và cát, sỏi ở sông Hương nói riêng.



4. Cử tri thành phố Huế kiến nghị về giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại lò mổ Hương Sơ:

Hoạt động của cơ sở trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần cung cấp sản phẩm an toàn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, củng cố công tác quản lý giết mổ tập trung. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở đã gây ra những tác động không nhỏ đối với môi trường trong khu vực do: Khu đất để xây dựng lò mổ có diện tích nhỏ, nằm gần khu dân cư, hoạt động giết mổ mang tính thủ công, hệ thống xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn) không theo đúng cam kết, quá tải, không được vệ sinh bảo dưỡng và vận hành theo đúng quy định nên hầu như không còn tác dụng xử lý; Hạ tầng của cơ sở đã xuống cấp nhưng khả năng tài chính của Công ty không đủ để cải tạo nâng cấp.

UBND tỉnh đã yêu cầu thành phố Huế nghiên cứu phương án quy hoạch di dời nhưng trước mắt chỉ đạo Công ty thực hiện các biện pháp giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường khu vực này.

5. Kiến nghị của cử tri huyện Quảng Điền về việc kiểm tra việc ô nhiễm môi trường biển do nuôi tôm cao triều trên cát và giải pháp xử lý:

Hiện tại trên địa bàn huyện Quảng Điền có 14 hộ nuôi tôm cao triều, với diện tích nuôi khoảng 07 ha. Trong đó xã Quảng Công có hơn 04 ha với 10 hộ nuôi, xã Quảng Ngạn có 03 ha với 4 hộ nuôi. Qua kiểm tra, việc ô nghiễm môi trường là do những nguyên nhân sau:

- Các hộ nuôi tôm chủ yếu với quy mô nhỏ từ 01-04 hồ/hộ, mỗi hồ có diện tích từ 2000 m2 trở lên, có một số hộ nuôi không phải là chủ thuê đất mà chuyển nhượng lại cho các nhóm hộ/hộ khác thuê để nuôi.

- Các hộ nuôi không thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải... và các thủ tục khác theo đúng quy định. Do không có hệ thống xử nước thải nên nước thải chảy trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường.

Hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo lấy mẫu phân tích; hoàn chính hồ sơ vi phạm hành chính để xử lý, đồng thời yêu cầu các nhóm hộ/hộ nuôi tôm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường và triển khai giảm thiểu ô nhiễm.

6. Cử tri huyện Phong Điền về việc khắc phục trình trạng ô nhiễm môi trường ở vùng phụ cận nhà máy tinh bột sắn: Nhà máy tinh bột sắn Phong Điền thuộc Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thực phẩm và Đầu tư FOCOSEV hoạt động từ năm 2004, thực hiện việc sản xuất tinh bột sắn với công suất thiết kế khoảng 60 tấn thành phẩm/ngày được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 165/QĐ-BTNMT ngày 12/02/2004.

Qua kiểm tra, trước đây Công ty có đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh học tuy nhiên việc xử lý nước thải không đạt hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của các hộ dân xung quanh. Hiện nay, Công ty đã đầu tư hệ thống Cigar để xử lý nước thải và chuyển hướng dòng chảy (Trước đây, nước thải chảy về khu vực ruộng lúa của đội 1, đội 2 thuộc thôn Đồng Lâm, xã Phong An, hiện nay chảy vào Khe Mây). Hệ thống Cigar đã giúp Công ty sử dụng 100% khí đốt sinh ra từ hệ thống này, thay thế hoàn toàn việc đốt bằng than đá và dầu FO thải ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên qua kiểm tra kết quả phân tích mẫu nước cho thấy: nước thải sau xử lý của Công ty không đạt yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp: QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B); Các chỉ tiêu: Tổng chất rắn lơ lửng TSS, Nhu cầu ôxy sinh hóa BOD5, nhu cầu ôxy hóa học COD, tổng hàm lượng sát Fe đều vượt giới hạn cho phép.

Giải pháp khắc phục: UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty có kế hoạch sử dụng cỏ Vectiver để xử lý nước thải. Bên cạnh đó, công ty chuẩn bị xây thêm hồ biogas thứ hai nhằm tăng hiệu quả xử lý nước thải cũng như tận dụng nguồn khí gas vào phục vụ sản xuất tinh bột sắn. UBND tỉnh yêu cầu Công ty tiếp tục hoàn thiện qui trình xử lý nước thải và yêu cầu các cơ quan quản lý tiếp tục giám sát giảm thiếu tối đa ô nhiễm môi trường.

7. Cử tri huyện Phong Điền kiến nghị việc san lấp trả lại nguyên trạng các vùng đất đã khai thác để trồng cây đối với doanh nghiệp khai thác quặng Titan:

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phong Điền, chỉ cấp phép khai thác khoáng sản quặng sa khoáng titan cho Công ty TNHH NN 1TV Khoáng sản Thừa Thiên Huế tại xã Phong Hải theo Quyết định số 1245/QĐ-UBND ngày 24/6/2009 và tại xã Điền Hải theo Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 07/8/2008.

Qua kiểm tra, với phương pháp khai thác cuốn chiếu vừa khai thác vừa hoàn trả mặt bằng, Công ty đã tiến hành san gạt, hoàn thổ mặt bằng, thực hiện việc trồng cây phục hồi môi trường theo phương án phục hồi môi trường đã được phê duyệt. Phần diện tích còn lại, Công ty dự kiến sẽ hoàn thành việc trồng cây vào quý 4 năm 2012 (vì việc trồng rừng trên cát phải theo mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 02 hàng năm).

8. Cử tri huyện Phú Lộc kiến nghị Về trình trạng khai thác cát sạn trái phép trên Sông Truồi:

Tình trạng khai thác trái phép cát sạn trên sông Truồi, thuộc hai xã Lộc Điền và Lộc An của huyện Phú Lộc đang diễn ra khá phức tạp với số lượng, tần suất vi phạm khá thường xuyên trong thời gian qua nhưng chủ yếu là do các hộ khai thác sử dụng thuyền nhỏ (tải trọng 4 đến 6 m3), khai thác thủ công.

Về lâu dài, để xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép ở sông Truồi, UBND tỉnh sẽ tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ cụ thể như việc quản lý khai thác cát, sỏi ở sông Hương đã nêu trên.

Trước mắt, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Phú Lộc khẩn trương, tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung được nêu tại Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 30/3/2012 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý dứt điểm vi phạm về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh:

+ Tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; xử lý và giải tỏa các tụ điểm thường xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông; giải tỏa các bãi tập kết không phù hợp quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ cấp phép các bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi phù hợp với quy hoạch cho các đối tượng có nhu cầu để sớm đưa vào hoạt động...

+ Đối với địa bàn thường xuyên xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, tập trung nhiều phương tiện khai thác vào ban đêm hoặc giáp ranh địa giới hành chính nhiều xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch UBND xã đó phải có kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện tại các chốt giám sát 24/24 để kịp thời phát hiện vi phạm...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành tăng cường phối hợp, hỗ trợ UBND huyện Phú Lộc để kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác cát sỏi trái phép trên sông Truồi.

9. Kiến nghị của cử tri huyện Phú Lộc về ô nhiễm tại nhà máy xỉ titan La Sơn, trạm trộn bê tông Đá Bạc, mỏ khai thác đá xây dựng về cảng Chân Mây:

+ Nhà máy xỉ titan: Nhà máy xỉ titan La Sơn do Công ty TNHH NN MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư hoạt động từ năm 2010 với công suất 10.000 tấn/năm. Quá trình vận hành nhà máy, khí thải phát sinh được xử lý qua hệ thống gồm: Xyclon, lọc bụi tay áo trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra để hạn chế mùi, Công ty đã tiến hành lưu giữ nhựa đường trong kho. Hiện tại công ty đang nghiên cứu để chuyển sang sử dụng mật mía thay cho nhựa đường để hạn chế mùi khí thải màu đen phát tán vào giai đoạn đầu đốt lò hơi.

Tuy nhiên, một số thời điểm do xảy ra sự cố thủng lọc bụi tay áo làm phát tán bụi ảnh hưởng môi trường khu vực xung quanh.

UBND tỉnh đã yêu cầu tiến hành lấy 04 mẫu khí thải trong khuôn viên nhà máy; sau khi có kết quả kiểm nghiệm sẽ xử lý theo qui định.

- Mỏ đá đường về Cảng Chân Mây:

Đây là khu mỏ tọa lạc tại Núi Giòn, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc do Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường; có diện tích là 4,8 ha (đã khai thác 2,5 ha), công suất khai thác 40.000 m3/năm.

Việc khai thác đá tại khu mỏ này nhằm kết hợp giữa mục đích mở rộng tầm nhìn tuyến đường nối Quốc lộ 1A - Cảng Chân Mây và khai thác đá để cung cấp cho khu vực Chân Mây - Lăng Cô; hiện trữ lượng khu mỏ còn lại khoảng 117.000 m3.

Qua kiểm tra, thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu mỏ có phát sinh bụi và tiếng ồn, gây ô nhiễm môi trường, mặc dù đơn vị khai thác đã có xây dựng hệ thống tưới nước dập bụi tại các trạm nghiền sàng; bên cạnh đó, một số nội dung tại Bản cam kết bảo vệ môi trường do Ban Quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô xác nhận Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế chưa thực hiện nghiêm túc như: đăng ký chủ nguồn thảo nguy hại, thu gom chất thải nguy hại phát sinh và thực hiện việc giám sát môi trường định kỳ tại khu vực sản xuất.



Giải pháp thực hiện: UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hướng dẫn và yêu cầu Công ty cổ phần Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung tại Bản cam kết bảo vệ môi trường; đồng thời, khẩn trương khắc phục tình trạng bụi và tiếng ồn như đã nêu trên.

- Trạm trộn bê tông Đá Bạc: Trạm trộn bê tông Đá Bạc tọa lạc tại thôn Bạch Thạch, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc do Xí nghiệp xây dựng Giao thông số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế quản lý. Trạm trộn có công suất thiết kế: 60 – 70 tấn/giờ, hoạt động từ năm 1999 đến nay.

Năm 2008, Công ty lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 87/QĐ-TNMT-MT ngày 11/01/2008.

Trong thời gian qua, nhiều thời điểm do chạy theo sản lượng nhựa bê tông và đặc biệt do vận hành không đúng quy định (đốt dầu cưỡng bức) nên hệ thống xử lý bụi quá tải, dầu đốt không hoàn toàn đã tạo ra cột khói đen gây ô nhiễm cảnh quan và môi trường khu vực dân cư xung quanh và đầm Cầu Hai. Đồng thời, Công ty chưa tiến hành công tác giám sát môi trường và đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định. UBND tỉnh đã yêu cầu kiểm tra và xử lý vi phạm theo qui định.

10. Về ý kiến phản ánh dự án cải thiện môi trường xử lý nước thải ở Lăng Cô do chất lượng thi công không đảm bảo, gây mùi hôi làm ô nhiễm môi trường: UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế đã tiến hành kiểm tra thực tế công trình này. Qua kiểm tra cho thấy phản ánh của người dân là đúng. Dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô do Công ty TNHH nhà nước môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ đầu tư, dự án đã được nghiệm thu bàn giao từ năm 2010. Hiện tại các hộ dân đã đấu nối xã nước thải từ các hộ gia đình vào đường ống và được dẫn đến bể xử lý nước thải bằng bơm tăng áp, tuy nhiên do bơm tăng áp chưa hoạt động nên nước thải bị ứ đọng cục bộ và trào ngược trở lại tại các hố ga. UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với UBND huyện Phú Lộc khẩn trương đưa dự án vào hoạt động tại Thông báo số 302/TB-UBND ngày 10/11/2011. Công ty đang tổ chức thực hiện và cam kết khắc phục sự cố đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất.

V. VỀ LĨNH VỰC NỘI CHÍNH, VĂN XÃ, AN SINH XÃ HỘI

1. Cử tri huyện A Lưới kiến nghị tiếp tục cấp kinh phí cho các xã biên giới trên địa bàn huyện (100 triệu đồng/xã/năm)”.

Thực hiện Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội các xã tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đến năm 2010. Tại điểm e - khoản 4 - Điều 1 của Quyết định 160/2007/QĐ-UBND có nêu “mỗi xã biên giới được Ngân sách Nhà nước cấp thêm 100 triệu đồng cho nhiệm vụ bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới”. Năm 2010 Bộ Tài chính đã bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thừa Thiên Huế số tiền 1,2 tỷ đồng và UBND tỉnh đã bố trí kinh phí này trong dự toán NSNN năm 2010 cho huyện A Lưới (Số tiền 1,2 tỷ đồng, mỗi xã 100 triệu đồng) kinh phí bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới.

Theo Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/102007 của Thủ tướng Chính phủ tại khoản e, mục 4 thì mỗi xã biên giới được ngân sách nhà nước cấp 100 triệu đồng để chi cho nhiệm vụ bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới từ năm 2008 đến năm 2010 và giao Bộ Tài chính có trách nhiệm bổ sung vào khoản chi thường xuyên hàng năm của Tỉnh. Từ năm 2011, Bộ Tài chính không bố trí kinh phí bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới cho tỉnh Thừa Thiên Huế nên UBND tỉnh không có cơ sở báo cáo HĐND tỉnh bố trí kinh phí bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới cho các xã biên giới thuộc huyện A Lưới.

2. Cử tri huyện A Lưới: Kiến nghị tỉnh đề xuất Chính phủ cho cán bộ công tác tại xã Hương Phong được hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nghị định số 116/2010/NĐ-CP quy định các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ tiêu chí các xã đặc biệt khó khăn, UBND tỉnh đã xây dựng đề án và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II), Thừa Thiên Huế có 16 xã, trong đó không có xã Hương Phong.

Được sự hỗ trợ của Chính phủ, sau một thời gian triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 23/2/2012 về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế có 03 xã đã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 là: xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), xã Hương Hữu (huyện Nam Đông), xã Hương Lâm (huyện A Lưới). Như vậy, việc cử tri huyện A Lưới kiến nghị tỉnh đề xuất Chính phủ cho cán bộ, công chức tại xã Hương Phong được hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP là không thực hiện được, vì xã Hương Phong không nằm trong danh sách các xã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Cử tri huyện Nam Đông kiến nghị: Đóng 100% Bảo hiểm xã hội cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Tăng mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, vì hiện nay mức phụ cấp quá thấp.

- Về chế độ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Trước đây, chế độ phụ cấp cho những hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo Quyết định số 2940/2007/QĐ-UBND ngày 28/12/2007 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh tăng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn. Quyết định này đã quy định mức phụ cấp theo 04 nhóm. Nhóm 1 có hệ số 1.0 gồm 09 chức danh; nhóm 2 có hệ số 0.7 gồm 08 chức danh; nhóm 3 có hệ số 0.5 gồm 04 chức danh và nhóm 4 có hệ số 1.1 gồm 02 chức danh.

Ngoài ra, cán bộ, công chức hoặc những người hoạt động không chuyên trách được giao kiêm nhiệm thêm các chức danh được hưởng 35% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.

Theo qui định tại khoản 1, Điều 14 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định: “Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung”.

Hiện nay, UBND tỉnh đang xây dựng đề án trình HĐND tỉnh thông qua qui định chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách, dự kiến hoàn thành trình tại kỳ họp chuyên đề năm 2013.

Về chế độ bảo hiểm: Tại khoản 2, Điều 15 của Nghị định 92/2009 quy định: “Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”. Vì vậy, các kiến nghị của cử tri huyện Nam Đông hiện nay chưa thực hiện được.

4. Cử tri huyện Nam Đông và A Lưới đề nghị: “Có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHYT cho các hộ nông dân, vì tiền đóng bảo hiểm tăng theo mức lương tối thiểu, nhưng giá nông sản và thu nhập của người nông dân không tăng, gây khó khăn cho bà con”

Để đảm bảo sự công bằng và khoa học trong việc hỗ trợ tiền đóng BHYT nhằm đảm bảo các chính sách về giảm nghèo và an sinh xã hội, Quốc Hội đã Ban hành Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, trong đó tại chương II, điều 12, khoản 22 đã qui định đối tượng tham gia BHYT là người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2012 của Chính phủ đã qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, trong đó tại điều 3, khoản 5, tiết c đã qui định Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng đối với đối tượng được quy định tại khoản 22, điều 12, Luật BHYT mà có mức sống trung bình từ ngày 01/01/2012 và tại điều 18, khoản 2 đã quy định giao trách nhiệm cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định người thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình có mức sống trung bình trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nhưng cho đến nay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mới trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 và tại điều 2 qui định: “Mức chuẩn nghèo quy định tại Điều 1 Quyết định này là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác”. Riêng chuẩn hộ gia đình có mức sống trung bình thì chưa có hướng dẫn của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội nên chưa có căn cứ để thực hiện.



5. “Quan tâm đóng BHYT cho người dân ở các xã, thôn, bản hưởng chương trình 135, không nên phân biệt giữa dân tộc thiểu số và dân tộc kinh”.

Theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ và nay là Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg tại Điều 2 đã qui định đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định này.

Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 1, Điều 1 đã qui định một trong những đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định này là “Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ”

Như vậy, việc sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để mua thẻ BHYT tế chỉ được thực hiện cho đúng đối tượng đã được nêu tại điều 1 của Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, không qui định mua thẻ BHYT cho người dân ở xã, thôn, bản hưởng chương trình 135 mà dùng cho việc mua thẻ BHYT cho đối tượng là “Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ”.

Theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, thì Thừa Thiên Huế có 61 xã. Như vậy tất cả đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn tại 61 xã của Thừa Thiên Huế đều sẽ được mua thẻ BHYT từ nguồn Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo. Đây là một trong những chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, nhất là giai đoạn hiện nay.

Đối với người đồng bào dân tộc kinh thì thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 để được hưởng các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác của Đảng và Nhà nước theo đúng Pháp luật quy định.

Trên đây là báo cáo giải trình kiến nghị cử tri tại kỳ họp 4, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VI, UBND tỉnh kính báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh./.





TM.UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 157/BC-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2012


BÁO CÁO

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương