KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012



tải về 3.67 Mb.
trang36/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   51

BÁO CÁO THẨM TRA


Về Tờ trình, dự thảo nghị quyết đặt tên đường

tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền


Chuẩn bị kỳ họp lần thứ 5, HĐND tỉnh khóa VI, sau khi nhận được Tờ trình số 5364/TTr - UBND ngày 21/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Ban Văn hóa - Xã hội đã nghiên cứu, tổ chức làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, công trình công cộng của tỉnh, với UBND huyện Phong Điền và khảo sát thực tế tại các tuyến đường đề nghị đặt tên thị trấn Phong Điền. Qua thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội báo cáo kết quả như sau:



A. Đối với Đề án:

I. Sự cần thiết, căn cứ pháp lý và quy trình xây dựng Đề án

Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, được hình thành và phát triển gần 17 năm, từ những năm 2000 đến nay, tình hình kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, trên địa bàn có các tiểu khu công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được phát triển. Thị trấn Phong Điền còn là trung tâm huyện lỵ, hành chính, trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền. Để làm tốt công tác quản lý đô thị và hoạt động giao dịch của các cơ quan Đảng, nhà nước, nhân dân trên địa bàn được thuận lợi, việc đặt tên cho các tuyến đường ở thị trấn Phong Điền là yêu cầu cần thiết. Ban Văn hóa - Xã hội nhất trí cao với việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh đề nghị đặt tên đường ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền tại kỳ họp lần này.

Đề án đặt tên đường ở thị trấn Phong Điền đã được UBND huyện và UBND tỉnh chuẩn bị khá kỹ, theo đúng quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 17/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng. UBND huyện đã phối hợp với Hội đồng tư vấn đặt tên đường, công trình công cộng của tỉnh chọn lựa tên trong ngân hàng tên đường để đặt cho các tuyến đường; tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn; UBND tỉnh đã 2 lần tổ chức họp để xem xét, lấy ý kiến tham gia của các ngành chức năng để hoàn chỉnh đề án. Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tham gia góp ý trong quá trình xây dựng đề án.

II. Nội dung của Đề án

Ban Văn hóa - Xã hội nhất trí với các nội dung trong Đề án đặt tên các tuyến đường tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền.



1. Về đường đề nghị được đặt tên:

Trong tổng số 46 đường hiện có, UBND huyện đã chon lựa 24 tuyến đường hội đủ các điều kiện về chiều dài, chiều rộng, kết cấu mặt đường để đặt tên là hợp lý, tương xứng với tên danh nhân, địa danh được lựa chọn để đặt cho các tuyến đường.



3. Về tên đường:

Ban Văn hóa - Xã hội nhất trí với các tên được lựa chọn để đặt cho các tuyến đường tại thị trấn Phong Điền. Vì không trùng lặp với các tên đường đã được đặt ở các đô thị trên toàn tỉnh; thể hiện tính bao quát, cân đối, gồm tên các danh nhân tiêu biểu, nhà hoạt động cách mạng qua các thời kỳ lịch sử, trong đó, đã ưu tiên chọn tên nhân vật lịch sử, nhà hoạt động cách mạng gắn bó với quê hương Phong Điền; các địa danh, di tích tiêu biểu của quê hương như Phò Trạch, Ô Lâu, Tam Giang, Phước Tích, Hiền Lương, Đất Đỏ, Hiền Sĩ, Vân Trạch Hòa; quốc hiệu Văn Lang, phong trào yêu nước Đông Du...

Ban Văn hóa - Xã hội thống nhất cao về 24 tên nhân vật lịch sử, nhà hoạt động cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, địa danh, di tích... để đặt cho 24 tuyến đường tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền nêu trong đề án.

B. Về dự thảo Nghị quyết:

Ban Văn hóa - Xã hội thống nhất về thể thức và nội dung của dự thảo Nghị quyết.

Trên đây là một số ý kiến của Ban Văn hóa - Xã hội, đề nghị HĐND tỉnh thảo luận để quyết định thông qua./.





TM. BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phan Công Tuyên


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 5368/TTr-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 11 năm 2012


TỜ TRÌNH

Về việc đặt tên cầu đường bộ qua sông Hương



Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh.


Thực hiện chương trình công tác năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ V Đề án đặt tên cầu đường bộ qua sông Hương với nội dung chính như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

a) Nghị định số 80/CP, ngày 22 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về việc phân chia ranh giới hành chính các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

b) Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về ban hành Quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

c) Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 về đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng.

d) Căn cứ Công văn số 85/HĐND-THKT của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 28/8/2012 về việc bổ sung chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2012;

2. Căn cứ thực tiễn:

Dự án xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hương nối từ đường Lê Duẩn (Quốc lộ 1A) sang đường Bùi Thị Xuân và kết nối với hệ thống các trục đường quy hoạch khu vực phía Nam thành phố Huế có tổng mức đầu tư hơn 730 tỷ đồng. Sau hai năm triển khai thi công, công trình đã được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 31 tháng 8 năm 2012.

Cầu đường bộ qua sông Hương là một công trình hoành tráng, có ý nghĩa quan trọng, mang dấu ấn lịch sử quan trọng trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông cho hai cầu Phú Xuân và Trường Tiền, là điểm cho du khách và nhân dân tham quan, thưởng ngoạn sông Hương.

Nhận thấy tầm quan trọng của công trình này nên Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thi tuyển kiến trúc đến 03 lần và đã trưng bày để lấy ý kiến của cán bộ, nhân dân và giới tri thức trong toàn tỉnh về Kiến trúc và Tên cầu. Công trình không những đã làm thoả mãn lòng dân trong Tỉnh mà còn được Nhân dân trong và ngoài Tỉnh hết sức phấn khởi, ca ngợi; Công trình đã góp phần tô điểm thêm cho Kinh thành Huế; là một điểm nhấn của Thành phố mà đặc biệt là trên Sông Hương.

Do vậy, việc đặt tên cho công trình Cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương là rất cần thiết và phải được cân nhắc thật kỹ càng; tên cầu phải mang ý nghĩa lịch sử và tầm vóc của công trình và đặc biệt là phải thoả mãn được kỳ vọng của Nhân dân trước một công trình hoành tráng, niềm tự hào của Tỉnh nhà.

3. Đề xuất đặt tên cầu:

a) Phương án 1: Cầu Dã Viên.

b) Phương án 2: Cầu sông Hương.

(Có Đề án và các văn bản liên quan kèm theo)

Ủy ban nhân dân tỉnh kính đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ V thông qua Đề án đặt tên cầu đường bộ qua sông Hương./.







TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Ngô Hòa




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐỀ ÁN

Đặt tên cầu đường bộ qua sông Hương

(Kèm theo Tờ trình số:5368 /TTr-UBND ngày 21 tháng11 năm 2012

của Ủy ban nhân dân tỉnh)




I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý:

a) Nghị định số 80/CP, ngày 22 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về việc phân chia ranh giới hành chính các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

b) Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về ban hành Quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

c) Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 về đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng.

d) Căn cứ Công văn số 85/HĐND-THKT của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 28/8/2012 về việc bổ sung chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2012;

2. Căn cứ thực tiễn:

Dự án xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hương nối từ đường Lê Duẩn (Quốc lộ 1A) sang đường Bùi Thị Xuân và kết nối với hệ thống các trục đường quy hoạch khu vực phía Nam thành phố Huế có tổng mức đầu tư hơn 730 tỷ đồng. Sau hai năm triển khai thi công, công trình đã được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 31 tháng 8 năm 2012.

Cầu đường bộ qua sông Hương là một công trình hoành tráng, có ý nghĩa quan trọng, mang dấu ấn lịch sử quan trọng trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông cho hai cầu Phú Xuân và Trường Tiền, là điểm cho du khách và nhân dân tham quan, thưởng ngoạn sông Hương.

Nhận thấy tầm quan trọng của công trình này nên Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thi tuyển kiến trúc đến 03 lần và đã trưng bày để lấy ý kiến của cán bộ, nhân dân và giới tri thức trong toàn tỉnh về Kiến trúc và Tên cầu. Công trình không những đã làm thoả mãn lòng dân trong Tỉnh mà còn được Nhân dân trong và ngoài Tỉnh hết sức phấn khởi, ca ngợi; Công trình đã góp phần tô điểm thêm cho Kinh thành Huế; là một điểm nhấn của Thành phố mà đặc biệt là trên Sông Hương.

Do vậy, việc đặt tên cho công trình Cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương là rất cần thiết và phải được cân nhắc thật kỹ càng; tên cầu phải mang ý nghĩa lịch sử và tầm vóc của công trình và đặc biệt là phải thoả mãn được kỳ vọng của Nhân dân trước một công trình hoành tráng, niềm tự hào của Tỉnh nhà.

II. NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CẦU

Tuân thủ theo quy định tại các điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 và khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 10 Quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ.

1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.

2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.

3. Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.

4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.



III. ĐỀ XUẤT ĐẶT TÊN CẦU

1. Quá trình chuẩn bị:

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giao thông Vận tải đã trưng bày để lấy ý kiến nhân dân về phương án kiến trúc và tên cầu từ ngày 15/12/2008 đến hết ngày 31/12/2008 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, ngay sau khi cầu được hợp long, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng của tỉnh nghiên cứu đề xuất việc đặt tên cho cầu đường bộ qua sông Hương. Đề xuất của Hội đồng tư vấn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho công khai trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang tin điện tử của Sở Giao thông Vận tải để lấy ý kiến tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân trong địa bàn tỉnh, những người yêu Huế ở trong và ngoài nước.

Qua ý kiến đề xuất của Hội đồng tư vấn và của quần chúng nhân dân trong địa bàn tỉnh, những người yêu Huế ở trong và ngoài nước, các tên được đề cập đến nhiều là: Dã Viên, Sông Hương. Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị đặt tên cho cầu là: Bạch Hổ, Hương Giang, Thuận Hóa, Thống Nhất, Huyền Trân, Kim Hổ, Thượng Xuân, Trường Xuân, Kim Thọ, Long Thọ, Thanh Giang, Thi Giang, Thơ Giang, Thiên Giang, Thiên An, Bạch Hương Viên, Dạ Long, Hương Sơn…chỉ có một đề xuất.



2. Đề xuất đặt tên:

Căn cứ vào quy hoạch giao thông vận tải và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại và từng bước chỉnh trang đô thị, sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất đặt tên cho cầu đường bộ qua sông Hương là:

a) Phương án 1: Cầu Dã Viên.

b) Phương án 2: Cầu sông Hương.



3. Ý nghĩa các tên gọi "Dã Viên" và "Sông Hương":

a) Về tên Dã Viên:

Dã Viên là tên gọi tắt của “Dữ Dã Viên” (tức vườn Dữ Dã) một vườn ngự uyển đã được vua Tự Đức (1829-1883) cho xây dựng, đặt tên và cho khắc vào tấm bia đá ba chữ Hán “Dữ Dã Viên” vào năm Tự Đức thứ 21 (1868). Vùng đất này nguyên là một bãi bồi tự nhiên, khi xây dựng Kinh thành Huế, cồn Dã Viên và cồn Hến được chọn làm “tả thanh long hữu bạch hổ” hai thực thể địa lý chầu trước mặt Kinh Thành.

Tên gọi “Dữ Dã Viên” có nguồn gốc từ câu chuyện trước Công Nguyên được ghi trong sách "Luận Ngữ". Câu chuyện là một cuộc đối thoại giữa Đức Khổng Tử (551- 479 trước Công Nguyên) và 4 môn đệ về triết lý chính trị và tư tưởng trị nước của từng người.

Ba người đầu là Tử Lộ, Nhiễm Hữu và Tây Công Hoa đều nói lên tư tưởng trị nước là sẽ tích cực làm cho dân chúng giàu có. Riêng môn đệ thứ tư là Điểm (tức là Tăng Tích) thì thưa rằng: "Vào cuối mỗi mùa xuân, khi áo mỏng may xong, tôi cùng với năm sáu người trạc tuổi đôi mươi và sáu bảy đứa trẻ đi tắm ở sông Nghi và đến hóng mát ở đàn Vũ Vu (đều ở nước Lỗ), rồi ca vịnh mà về". Đức Khổng Tử nói: "Ta chia sẻ với Điểm vậy". Nguyên văn "Ngô dữ Điểm dã".

Khi lập khu vườn ngự này vua Tự Đức đã cho lấy hai chữ “Dữ Dã” trong điển tích trên để đặt tên cho khu vườn ngự của mình là "Dữ Dã Viên" (tức vườn Dữ Dã) bởi Vua tâm đắc với nhân sinh quan “thanh tĩnh vô vi, an nhàn hưởng lạc” và mong muốn tìm nơi yên tĩnh, gần với thiên nhiên để quên đời và hưởng thú tiêu dao như trong câu chuyện trên.

b) Về tên Sông Hương:

Tên gọi "Sông Hương" (chữ Hán là Hương Giang, dưới thời các chúa Nguyễn, sông có tên là Kim Trà) là dòng sông được hình thành từ hợp lưu của hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch ở thượng nguồn và sông Bồ ở hạ nguồn. Sông Hương đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân vùng đất cố đô.

Có thể nói rằng, sông Hương là thành tố quan trọng và gắn liền mật thiết với kiến trúc đô thị Huế. Từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, dân tộc Chăm đã xem sông Hương là dòng sông mẹ và xây dựng nhiều công trình kiến trúc quan trọng dọc theo dòng sông này. Trong nhiều thế kỷ sau, khi vùng đất này thuộc chủ quyền của Đại Việt và khi chúa Nguyễn định đô ở Đàng Trong chính dòng sông này đã được các chúa Nguyễn, vua Quang Trung và sau này là các vị vua nhà Nguyễn chọn làm yếu tố minh đường trong xây dựng Kinh thành Huế, hệ thống các lăng tẩm, cung điện, đền đài, chùa quán…

Nhắc đến Sông Hương mọi người sẽ nhớ lại những ngày đầu chúa Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong để xây dựng cơ nghiệp và câu chuyện truyền thuyết về "Bà mụ trời" (Thiên Mụ) chỉ cho Chúa đi dọc Sông Hương để chọn đất xây dựng Kinh đô. Sông Hương gắn liền với Huế và đi vào thơ ca và đã ăn sâu vào tiềm thức, tình cảm của nhân dân, là nguồn cảm hứng, là chất liệu để các văn nghệ sỹ sáng tác những ca khúc, những tác phẩm, công trình nổi tiếng về Huế, về Sông Hương.

Đối với du khách, khi nhắc đến hai từ Sông Hương - một tên gọi gần gũi, người ta nghĩ ngay đến Huế thành phố cổ kính. Sông Hương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Huế và Quần thể di tích Cố đô Huế, đã nhiều lần UNESCO đề nghị lập hồ sơ đề nghị công nhận Sông Hương và cảnh quan hai bên là di sản văn hóa thế giới.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đề án này sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ phê duyệt và chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải triển khai thực hiện theo quy định hiện hành./.


ỦY BAN NHÂN DÂN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 47/BC-VHXH Thừa Thiên Huế, ngày 6 tháng 12 năm 2012




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương