KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012


Tình hình thực hiện nội dung chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân



tải về 3.67 Mb.
trang41/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   51

Tình hình thực hiện nội dung chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân

tỉnh tại kỳ họp thứ 3, 4 - HĐND tỉnh khóa VI



Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh


Thực hiện chương trình kỳ họp lần thứ 5, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI về việc chuẩn bị Báo cáo tình hình thực hiện các nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4, HĐND tỉnh khóa VI; UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan tiếp thu ý kiến chất vấn của các đại biểu HĐND tỉnh, ý kiến phản ảnh trong các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh để triển khai chỉ đạo thực hiện. Ngoài các nội dung giải trình của Thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương thừa ủy quyền UBND tỉnh trả lời chất vấn tại các kỳ họp, UBND tỉnh xin báo cáo tình hình thực hiện các nội dung còn tồn tại, các giải pháp đã triển khai thực hiện từ sau phiên chất vấn đến nay như sau:

I. KỲ HỌP THỨ 3, HĐND TỈNH KHÓA VI:

Câu 1. Chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh: “Một trong những vấn đề ở đào tạo chất lượng cao là sự hổng, thiếu giáo viên giỏi, trong tương lai khi học sinh thi vào trường sư phạm không phải là tốp trên; nhiều sinh viên khi ra trường lại đầu quân cho các tỉnh, thành khác. Vì vậy, Tỉnh có chủ trương gì để thu hút giáo viên giỏi cho các trường chất lượng cao như: Quốc Học, Nguyễn Tri Phương...”.

Hiện nay, mặc dù Nhà nước đã có nhiều ưu đãi thu hút sinh viên vào ngành sư phạm, và Nhà nước cũng đã có nhiều đãi ngộ đối với các nhà giáo như vấn đề tăng phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thâm niên, hỗ trợ phát triển giáo dục vùng bãi ngang... nhưng thực tế hiện nay lượng học sinh tốp trên vào học sư phạm vẫn đang có chiều hướng giảm sút. Ở Tỉnh cũng đã nhận ra vấn đề này, đặc biệt thực hiện Kết luận 48/KL-BCT về phát triển giáo dục và đào tạo, thì vấn đề đại biểu chất vấn là hết sức đáng quan tâm:

Vừa qua, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 3 của HĐND tỉnh khóa V, UBND tỉnh đã tiếp thu và đề ra 4 giải pháp thực hiện. Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo và đạt được kết quả trong triển khai 04 nhóm giải pháp như sau:

- Giải pháp về chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương, chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với giáo viên công tác tại các trường phổ thông chất lượng cao: Đã hoàn thành Quy chế tuyển chọn giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học; Đã ban hành quy định tạm thời mức chi cho công tác tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tập huấn học sinh giỏi để dự thi quốc gia một số định mức về chế độ bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp chuyên và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.

- Giải pháp về tuyển chọn trong đội ngũ giáo viên giỏi trong toàn ngành để tiếp tục cho đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu dạy chuyên: Đã tổ chức tuyển chọn một số giáo viên có năng lực chuyên môn đang giảng dạy trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh cho đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu dạy chuyên.

- Giải pháp về tiếp cận các trường đại học để tiếp xúc với các sinh viên có kết quả học tập xuất sắc về môn chuyên nhằm giới thiệu các chính sách ưu tiên của giáo viên chuyên Quốc Học, để thu hút đội ngũ giáo viên trẻ: Đã làm việc với Trường ĐHSP Huế để nắm thông tin về các sinh viên có kết quả học tập xuất sắc về môn chuyên, giới thiệu các chính sách ưu tiên của giáo viên chuyên Quốc Học. Kết quả trong 01 năm đã thu hút 03 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về Trường THPT chuyên Quốc Học và còn 15 sinh viên giỏi được bố trí ở một số trường THPT lân cận làm nguồn cho Trường Quốc Học.

- Về giải pháp luân chuyển một số cán bộ chỉ đạo bộ môn của Sở GD&ĐT về tham gia giảng dạy một số tiết tại Trường THPT chuyên Quốc Học: Đã tiến hành đưa các chuyên viên chỉ đạo bộ môn của Sở Giáo dục và Đào tạo về tham gia giảng dạy, bồi dưỡng một số tiết chuyên tại Trường THPT chuyên Quốc Học.

- Đối với Trường Nguyễn Tri Phương: Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo hoàn chỉnh Quy chế tuyển chọn giáo viên Trường THCS Nguyễn Tri Phương.



Câu 2. Chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Theo số liệu của Sở Nội vụ, hiện toàn Tỉnh còn có 1039 cán bộ cấp xã không có trình độ chuyên môn (trong tổng số 2.732 người); 529 người chưa có trình độ gì. Xin cho biết Tỉnh có kế hoạch gì để nâng trình độ và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Về vấn đề này, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 06/12/2011 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, trong đó, các mục tiêu cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2015 như sau: 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 95% công chức cấp xã vùng đô thị, vùng đồng bằng; 90% công chức cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; 70% đến 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh, thời gian qua UBND tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ này, đến nay đã tổ chức 05 lớp đào tạo về: Trung cấp công tác xã hội cho chức danh văn hóa - xã hội; Trung cấp công an cho chức danh Trưởng Công an và Phó Trưởng Công an xã và bồi dưỡng cho chức danh Trưởng Công an xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Ngoài ra, sau cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016, đã lựa chọn được những cán bộ cấp xã có trình độ, năng lực vào các vị trí lãnh đạo và công tác tuyển dụng mới công chức cấp xã đảm bảo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung cấp trở lên đúng tiêu chuẩn với chức danh công chức được tuyển dụng, đã làm cho chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tăng lên đáng kể, cụ thể:



Số lượng cán bộ cấp xã được xếp ngạch

Số lượng công chức cấp xã được xếp ngạch

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2012

Số lượng

Xếp ngạch

Tỷ lệ

Số lượng

Xếp ngạch

Tỷ lệ

Số lượng

Xếp ngạch

Tỷ lệ

Số lượng

Xếp ngạch

Tỷ lệ

1.583

1.098

69%

1.627

1.318

81%

1.131

874

77%

1.541

1.374

89%

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 06/12/2011 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015:

- Mở các lớp Trung cấp Văn thư lưu trữ cho chức danh Văn phòng - thống kê; Trung cấp Luật cho chức danh Tư pháp - hộ tịch; Trung cấp Quân sự cho chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự và Phó Chỉ huy trưởng Quân sự; Trung cấp Công an cho chức danh Trưởng Công an và Phó Trưởng Công an; Trung cấp Văn hóa quần chúng cho chức danh Văn hóa - xã hội; Trung cấp Tài chính cho chức danh Tài chính - kế toán; Trung cấp Địa chính cho chức danh Địa chính - xây dựng...

- Tăng cường giám sát việc tuyển dụng mới công chức cấp xã để đảm bảo tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng, bố trí.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã để khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nằm trong quy hoạch, dự nguồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn theo quy định nhưng có tiềm năng phát triển cần được đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn theo quy định.

- Ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại cấp xã.



Câu 3. Chất vấn của đại biểu Nguyễn Quang Tuấn: Công tác quản lý đô thị, quản lý xây dựng còn hạn chế như: Việc các hộ dân tự ý xây dựng, cơi nới tường thành, mái che từ đường phố đến đường kiệt, việc lấn chiếm vỉa hè vẫn xảy ra nhiều nơi làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến trật tự đô thị, an toàn giao thông gây bức xúc trong dân cư. Đề nghị có giải pháp xử lý trong năm 2012 - năm đô thị.

- Thời gian qua, công tác quản lý trật tự đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh; góp phần nâng cao chất lượng và diện mạo các đô thị; Có thể đánh giá một số nội dung triển khai nội dung triển khai và kết quả đạt được trong công tác quản lý đô thị; chấn chỉnh tình trạng các hộ dân tự ý xây dựng, cơi nới tường thành, mái che, lấn chiếm vỉa hè tại các địa phương trong thời gian qua như sau:

+ Trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và tuyên truyền, vận động nhân dân, các địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm trật tự đô thị; thường xuyên tổ chức nhiều đợt ra quân lập lại trật tự đô thị, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm vỉa hè, đổ rác thải, vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định làm mất mỹ quan đô thị và tăng cường tuyên truyền, vận động để nhân dân chấp hành. Nhìn chung, tình trạng tự ý xây dựng trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán có phần được hạn chế; một số đường phố khang trang, sạch, đẹp hơn. Một số địa phương như thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà đã thành lập mới bộ máy đội quản lý đô thị, cũng như chấn chỉnh việc phân công chồng chéo, trách nhiệm chưa cụ thể.

+ Trong công tác quy hoạch đô thị, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương rà soát và giải quyết điều chỉnh quy hoạch nhiều trường hợp không còn phù hợp với thực tế; từ đó, người dân có điều kiện ổn định cuộc sống, xây dựng nhà ở phù hợp quy định và hạn chế tình trạng xây dựng trái phép, không phép, cũng như xây dựng lấn chiếm.

+ Đối với xử lý lấn chiếm vỉa hè, Thành phố Huế đã tiếp tục triển khai thí điểm Đề án thu phí sử dụng một phần vỉa hè tại một số nơi trên địa bàn, cũng như thường xuyên chỉ đạo quyết liệt, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm, tiếp tục rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện Đề án có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Mặc dù công tác quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong thời gian vừa qua ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực; tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng như mong muốn. Đây là việc đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện thường xuyên để tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả xử lý vi phạm trật tự đô thị, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Để thực hiện những công việc này trong thời gian đến, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương và đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 08/8/2012 của Tỉnh ủy về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đẩy mạnh công tác đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, trong đó tập trung tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền một cách sâu rộng, đồng bộ trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân. Xây dựng phong trào toàn dân tham gia giữ gìn môi trường vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp; xoá bỏ các thói quen, nếp sống thiếu văn minh đô thị; nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”

+ Tập trung đầu tư đồng bộ, từng bước hiện đại hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo vẻ mỹ quan cho thành phố, nhất là các tuyến phố chính. Xây dựng phương án cắm biển báo và quy định các vị trí đỗ, đậu xe ôtô tại các tuyến đường trên địa bàn. Nghiên cứu đề xuất quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố Huế để tiến hành sắp xếp ngăn nắp, trật tự và thực thi các quy định quản lý chặt chẽ, chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lề đường, vỉa hè.

+ Xây dựng các tuyến phố kiểu mẫu phát huy hình ảnh Huế văn minh, lịch sự, hiếu khách.Tập trung thí điểm xây dựng mô hình văn hóa đô thị xây dựng các tuyến phố kiểu mẫu xanh, sạch, đẹp trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu có kiến trúc mặt phố hài hoà, có hè phố đủ mặt lát, đảm bảo mỹ quan đô thị về chiếu sáng, cây xanh, điểm nghỉ, tường rào công trình, biển hiệu quảng cáo, chỗ đỗ xe, hệ thống thông tin liên lạc ngầm; thực hiện mỗi cơ quan, trường học, đơn vị gắn với một tuyến phố văn hoá.

+ Tăng cường hơn nữa công tác quản lý xây dựng đô thị, kiểm tra việc thực hiện xây dựng công trình theo giấp phép xây dựng và quy hoạch được duyệt; xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, trong đó quan tâm khu vực trung tâm thành phố Huế, các khu đô thị mới và các khu vực dọc Quốc lộ 1A.

Câu 4. Chất vấn của đại biểu Trần Thị Minh Nguyệt: Những năm qua tỉnh đã tập trung giải toả, di chuyển các cơ quan, cơ sở sản xuất để chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế quản lý như: Tam toà (trụ sở cơ quan Tỉnh ủy cũ), Bộ học (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội), Bộ lại (trụ sở UBND phường Thuận Thành), Lầu Tàng thơ, Phủ Nội vụ... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có di tích nào trong số trên được bảo tồn và phát huy. Đề nghị UBND tỉnh cho biết lý do và hướng giải quyết sắp đến.

Về vấn đề này, tiếp thu ý kiến phản ảnh của đại biểu, ngay sau khi tiếp nhận các cơ sở nói trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã triển khai việc nghiên cứu, lập các dự án nhằm bảo tồn và phát giá trị các di tích, tuy nhiên, do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, kế hoạch triển khai các dự án này diễn ra không đúng tiến độ như mong muốn, cụ thể là:



- Về di tích Tam Tòa (Cơ Mật Viện): Tiếp nhận từ năm 2001, được sử dụng làm trụ sở làm việc của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế. Ngay khi đủ điều kiện di dời, khu di tích Tam Tòa trở lại chức năng làm nơi trưng bày bảo tàng, kết nối thành cụm di tích bảo tàng liên hoàn: Quốc Tử Giám – Di Luân Đường (hiện là trụ sở của Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế) → Điện Long An (hiện là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) → Tam Tòa (Bảo tàng Kinh tế vào đầu thế kỷ 20). Hiện nay, đang phối hợp với Phân Viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng – Bộ Xây dựng xúc tiến triển khai khảo sát lập dự án, nhằm sớm hoàn thiện dự án bảo tồn tổng thể di tích Tam Tòa, trình Hội đồng Khoa học, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch phê duyệt.

Tuy nhiên, trước mắt nguồn lực cần tập trung ưu tiên cho các công trình trong khu vực Đại Nội, nên dự án này chỉ có thể triển khai sau năm 2012. Mặc dù vậy, thời gian qua khu di tích này cũng đã được tiến hành sắp xếp, bảo tồn các cơ sở hiện có, tôn tạo cảnh quan khu vực di tích. Đặc biệt đã tổ chức thám sát khảo cổ học và phục dựng bức bình phong – một tác phẩm nghệ thuật rất có giá trị trong khu vực di tích.



- Về khu di tích Khâm Thiên Giám – Bộ Học và Bộ Lại: Đang phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng lập quy hoạch tổng thể khu vực Lục Bộ và kế hoạch tu bổ thích nghi Phủ Phụ chính và các di tích thuộc Lục Bộ, khi kế hoạch được phê duyệt, khu vực này sẽ được trưng bày các ấn phẩm của Lục Bộ (Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Hình, Bộ Binh, Bộ Công), tạo thêm một cụm điểm tham quan du lịch trong Kinh Thành Huế.

Tuy nhiên, cũng do phải tập trung ưu tiên nguồn vốn cho các dự án trùng tu tôn tạo các công trình bên trong khu vực Đại Nội, nên dự án này chỉ có thể triển khai sau năm 2013.



- Lầu Tàng Thơ – Hồ Học Hải và Phủ Nội Vụ: Đã tổ chức cắm mốc khu vực I khoanh vùng bảo vệ cho di tích lầu Tàng Thơ - Hồ Học Hải. UBND tỉnh đã yêu cầu lập dự án xây dựng Thư viện Hoàng cung tại di tích Lầu Tàng Thơ để trình Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch phê duyệt. Dự kiến dự án này sẽ được triển khai vào năm 2013.

- Phủ Nội vụ (trong Hoàng Thành Huế): Phối hợp với nhóm chuyên gia của Cộng hòa Liên Bang Đức hoàn thành việc trùng tu công trình miếu Tối Linh Từ trong khu vực này. Về hướng phát huy giá trị, đang làm việc với Tập đoàn Aman Resort và Công ty Hương Giang để xây dựng một trung tâm dịch vụ tại khu vực Phủ Nội Vụ. Dự kiến kế hoạch cũng sẽ được triển khai trong năm 2013.

Câu 5. Chất vấn của đại biểu Lê Phùng: Nhiệm kỳ HĐND tỉnh khóa V đã có Nghị quyết 3i/2006/NQ-HĐND ngày 10/4/2006 về chính sách bảo vệ nhà vườn giai đoạn 2006-2010 và tại đề án Chính sách bảo vệ nhà vườn Huế 2006-2010 kèm theo Tờ trình số 871/TTr-UBND ngày 23/6/2006 của UBND tỉnh; đề án đã đề xuất tổng vốn đầu tư cho 150 nhà vườn tiêu biểu có trong danh sách được phê duyệt của 5 năm là khoảng 20 tỉ đồng. Tại nội dung nghị quyết 3i/2006/NQ-HĐND đã giao cho UBND tỉnh ban hành các văn bản để thực hiện nghị quyết. Song mãi đến ngày 4/11/2009 (gần hết thời hiệu của giai đoạn), UBND tỉnh mới ban hành văn bản quy định một số chính sách quản lý bảo vệ nhà vườn và ngày 25/01/2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 184/QĐ-UBND về việc thành lập quỹ bảo tồn nhà vườn Huế.

Xin hỏi nguồn vốn đề xuất trên của đề án đã được cấp chưa? Nếu đã cấp thì cấp bao nhiêu và cho đơn vị, ngành nào để có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng và có bao nhiêu đối tượng được hưởng từ chính sách trên? Trong khi đó, từ 150 nhà vườn Huế có trong danh mục, qua khảo sát mới đây của Phòng văn hóa thông tin Huế đến hết ngày 10/4/2011 thì chỉ còn 52 ngôi nhà vườn Huế. Vậy xin hỏi nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chậm trễ ban hành các văn bản trên? và ai là người chịu trách nhiệm trước sự biến mất gần 100 ngôi nhà vườn ở Huế.

Sau khi Nghị quyết về bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010 được thông qua, ngày 05/5/2006 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1183/2006/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án Chính sách bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006 – 2010”.

Trên cơ sở Quyết định số 1183/2006/QĐ-UBND ngày 05/5/2006 của UBND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định chính sách quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế. Tuy nhiên, do vướng mắc trong việc tìm các giải pháp thực hiện nên ngày 04/11/2009, UBND tỉnh mới ban hành được Quyết định 2434/2009/QĐ-UBND ban hành “Quy định về một số chính sách quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế”.

- Nguồn vốn hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách bảo vệ nhà vườn Huế:

Từ năm 2002, nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị nhà vườn Huế, phục vụ phát triển du lịch và kinh tế xã hội địa phương, Tỉnh đã cấp cho thành phố nguồn vốn là 1,5 tỷ đồng. Nguồn quỹ nhà vườn này đã được chi 487 triệu đồng cho các đối tượng sau:

+ Bà Tôn Nữ Thị Hà – Phú Mộng, phường Kim Long cho vay sửa chữa nâng cấp nhà với số tiền 70 triệu đồng (năm 2003): .

+ Phường Kim Long: cải tạo nâng cấp 07 nhà vườn Phú Mộng với số tiền 70 triệu đồng (năm 2003).

+ Dự án vườn thanh trà, Phường Thủy Biều (2003): 185 triệu đồng, năm 2006: 162 triệu đồng.

Căn cứ Quyết định số 2434/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành “Quy định về một số chính sách quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế” đã có 5 hộ nhà vườn ở Phú Mộng – Kim Long lập hồ sơ dự án đề nghị hỗ trợ kinh phí bảo vệ nhà vườn. Đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất mức hỗ trợ cho 5 hộ nhà vườn nói trên với số tiền là 345 triệu đồng. Ngoài ra, đang tiếp tục hoàn chỉnh các hồ sơ đã đăng ký để triển khai hỗ trợ cho 5 nhà vườn ở phường Thủy Biều.



- Đánh giá hiện trạng 150 nhà vườn Huế có trong danh mục được lập vào năm 2006:

Qua kiểm tra, rà soát cho thấy có khá nhiều nhà vườn được gìn giữ tương đối tốt. Hai nhà vườn Lạc Tịnh và phủ thờ Diên Khánh đã được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh, nhiều nhà vườn tham gia tích cực phục vụ du lịch như nhà vườn Công chúa Ngọc Sơn, các nhà vườn Phú Mộng. Công tác gìn giữ, khai thác, phát huy giá trị nhà vườn phục vụ phát triển dịch vụ du lịch được các phường Kim Long, Thủy Biều đặc biệt quan tâm. Một số nhà vườn có những biến động nhỏ như chuyển nhượng một phần đất hoặc cơi nới xây thêm nhà trệt, tu sửa nhà chính nhưng không làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, tính chất, cấu trúc đặc trưng đối tượng nhà vườn. Bên cạnh đó, có một số nhà vườn bị xuống cấp là do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là do nhà vườn Huế ra đời đã lâu cộng với thiên tai, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, do quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh, lối sống đô thị thay đổi dẫn đến đất vườn bị phân chia, mua bán, chuyển nhượng, phát sinh cải tạo xây dựng nhà theo kiểu kiến trúc mới làm phá vỡ cấu trúc cảnh quan nhà vườn truyền thống, do nhà vườn nằm trong khu quy hoạch nên bị giải tỏa và biến mất, do tranh chấp về mặt thừa kế, do sự thiếu ý thức bảo vệ, gìn giữ của một bộ phận chủ nhân nhà vườn. Ngoài ra, còn do công tác triển khai chính sách quản lý và bảo vệ nhà vườn diễn ra chưa mạnh, thiếu kịp thời, một số cấp chính quyền cơ sở chưa thật sự coi trọng công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát huy nhà vườn.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách bảo vệ nhà vườn không đạt được mục tiêu ban đầu của đề án. Đánh giá nguyên nhân trước hết là sự chưa tập trung chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt của UBND tỉnh đối với UBND thành phố Huế trong chỉ đạo thực hiện các nội dung đề án; một số chính sách chưa được xây dựng và triển khai như chính sách về thuế, giao đất để hạn chế tách thửa nhà vườn... Bên cạnh đó, các đối tượng hưởng lợi từ đề án chưa thật sự quan tâm tiếp cận, tham gia dự án; sự phối hợp giữa UBND thành phố Huế và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chưa đồng bộ; công tác đánh giá hiện trạng, lập dự án, tu bổ nhà mới đòi hỏi thời gian và tính khoa học cao. Để có cơ sở cho việc xây dựng đề án mới và ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 3i/2006/NQ- HĐND và các chính sách của đề án đi vào cuộc sống, UBND tỉnh đã có Tờ trình báo cáo và đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép thực hiện các nội dung sau:

- Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 3i/2006/NQ-HDND5 đến hết năm 2013 nhằm rút ra những bài học quan trọng cho việc ban hành một chính sách đồng bộ, có tính khả thi cao, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ nhà vườn giai đoạn tới.

- UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện đề án trong năm 2013, tổng kết rút kinh nghiệm và xây dựng dự thảo đề án chính sách bảo vệ nhà vườn giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để trình Hội đồng nhân dân tỉnh trong quý IV/2013.

Câu 6. Chất vấn của đại biểu Đào Chuẩn "Quy hoạch khu vực Cồn Hến cũng như quy hoạch cồn Dã Viên đã nghe cách đây nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai gây khó khăn cho sản xuất, đời sống của nhân dân tại hai khu vực này. Đề nghị cho biết Quy hoạch của hai khu vực này khi nào mới được triển khai, trong lúc chưa triển khai thì nhân dân có được xây dựng, sửa chữa nhà cửa và có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất hay không":

Về quy hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch Cồn Hến (Vĩ Dạ): UBND Tỉnh đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch dịch vụ cao cấp Cồn Hến theo Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 10/12/2009; Tiến hành lập quy hoạch, tổ chức niêm yết, họp để lấy ý kiến cộng đồng dân cư phường Vỹ Dạ và khu vực Cồn Hến từ ngày 13/5/2011 đến 23/5/2011. Trên cơ sở ý kiến tham gia góp ý của cộng đồng dân cư, phương án quy hoạch đã được điều chỉnh lại. Đến nay, đang tiến hành hoàn chỉnh phương án quy hoạch.

Về quy hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch Cồn Dã Viên: Quy hoạch chi tiết khu vực Cồn Dã Viên được UBND Tỉnh phê duyệt theo quyết định số 1634/QĐ-UBND ngày 21/7/2008. Tính chất của khu quy hoạch này là khu vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy cảnh quan sinh thái thiên nhiên. Đồng thời, là khu vực văn hóa, di tích lịch sử và là một trong những điểm dịch vụ du lịch, dừng chân của tuyến du lịch sông Hương. Khu vực này thời gian qua do ảnh hưởng của việc thi công cầu đường bộ Bạch Hổ nên cũng chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ kêu gọi một số nhà đầu tư nghiên cứu, khai thác theo đúng mục đích.

Trong lúc chưa triển khai Dự án thì các hộ dân vẫn được sửa chữa nhà cửa trên hiện trạng cũ; Đồng thời các hộ gia đình có giấy tờ đất đai đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Luật Đất đai thì vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.



Câu 7. Chất vấn của đại biểu Bùi Thanh Hà: “Theo báo cáo công tác thanh tra năm 2011, qua thanh tra, kiểm tra đã quyết định thu hồi 4,659 tỷ đồng, 105.332m2 đất (gồm 1.463 m2 đất ở và 103.869 m2 đất nuôi trồng thủy sản) và 04 giấy CNQSD đất. Xử lý hành chính 1,214 tỷ đồng. Đến nay mới thu hồi 2,204 tỷ đồng, đạt 47,3% số tiền phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước. Đề nghị UBND tỉnh cho biết những biện pháp thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra trong thời gian tới”.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin báo cáo như sau: Sau 1 năm đôn đốc thực hiện đến nay, Thanh tra các cấp đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước:

- Về tiền: 3,038 tỷ đồng, đạt 65,2% (thu thêm được 834 triệu đồng so với thời điểm chất vấn).

- Về xử lý đất đai vi phạm:

+ Thanh tra huyện Phong Điền kiến nghị UBND huyện thu hồi 103.869m2 đất nuôi trồng thủy sản đối với 46 hộ lấn, chiếm đất để đào hồ nuôi tôm tại UBND xã Điền Hương, hiện nay UBND huyện Phong Điền đang chỉ đạo các Phòng chức năng triển khai thực hiện theo kết luận thanh tra.

+ Thanh tra thị xã Hương Thuỷ kiến nghị UBND Thị xã thu hồi 1.463m2 đất ở sử dụng sai mục đích. UBND thị xã Hương Thủy đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với UBND phường Phú Bài hướng dẫn cho các đối tượng làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp tiền theo quy định. Kết quả đã có 4/11 trường hợp tiến hành làm thủ tục theo quy định.

+ Thanh tra huyện Phú Lộc kiến nghị UBND huyện thu hồi 04 giấy CNQSD đất cấp sai đối tượng để cấp lại theo đúng quy định và hiện nay UBND huyện Phú Lộc đã thực hiện thu hồi và cấp lại giấy CNQSD đất theo đúng quy định.



- Để thực hiện có hiệu quả, bảo đảm hiệu lực các kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, UBND tỉnh đã yêu cầu Thanh tra tỉnh và các đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục thực hiện những biện pháp sau đây:

+ Rà soát, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, tổng hợp, phân loại và đề xuất UBND tỉnh xử lý đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm có điều kiện thi hành nhưng không chấp hành kết luận thanh tra.

+ Kiểm tra và xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

+ Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo cho UBND tỉnh về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra (xử lý về tiền, tài sản cũng như xử lý trách nhiệm liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức), đề xuất các biện pháp xử lý tháo gỡ đối với các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý còn tồn đọng, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, đối với việc đôn đốc xử lý sau thanh tra, UBND tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh đưa vào Kế hoạch thanh tra năm 2012 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 25/11/2011.

II. TẠI KỲ HỌP 4, HĐND TỈNH KHÓA VI

Câu 1. Chất vấn của đại biểu Đào Chuẩn “Vấn đề nước sạch nông thôn: cử tri các xã Vinh Phú, Vinh Hà, Vinh Thái và thị trấn Phú Đa thuộc huyện Phú Vang đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay chưa được giải quyết. Đề nghị UBND tỉnh cho biết nhà máy cấp nước tại xã Lộc An khi nào hoàn thành, và lúc nào thì cư dân ở các vùng này được dùng nước sạch”.

Theo Quy hoạch cấp nước toàn tỉnh, Vinh Phú, Vinh Hà, Vinh Thái là khu vực sẽ được nối mạng từ Dự án cấp nước thị trấn Phú Lộc và 5 xã phụ cận. Dự án này có tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy Lộc An và Lộc Trì là 67 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách cấp 4,5 tỷ đồng, vốn vay Tổ chức JICA (Nhật Bản) 28,9 tỷ đồng và 23 tỷ vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gần 2 năm vẫn chưa được giải ngân. Tuy thiếu vốn, UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty TNHH NNMTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (Công ty XD&CN) khắc phục khó khăn và sau hơn 1 năm nỗ lực thi công 2 nhà máy Lộc An và Lộc Trì đã đi vào hoạt động từ đầu tháng 7/2012. Hiện nay, toàn bộ tuyến ống chính dài 25,47km do công ty thực hiện cơ bản đã hoàn thành. Năm nay, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng Tỉnh đã ưu tiên cấp vốn gần đủ cho thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì (Theo quyết định số 1357 ngày 9/6/2003 của UBND tỉnh, để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn MTQG phải có sự tham gia của nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động) tuy nhiên, nhân dân một số nơi thiếu tích cực hợp tác đào lấp đất nên khó khăn trong việc cấp nước sạch cho nhân dân; UBND tỉnh đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm cung cấp nước sạch cho nhân dân trong khu vực. Nhờ vậy, hiện nay số hộ lắp đặt nước trong vùng dự án là 2.797 hộ/8.335 hộ đạt tỷ lệ 34%, trong đó, tại thị trấn Phú Lộc đã có 213 hộ lắp đặt đồng hồ nước, xã Lộc Trì 573 hộ, xã Lộc An 1.600 hộ, xã Lộc Điền 411 hộ (cải tạo 292 hộ), riêng xã Lộc Hòa chưa bố trí được vốn nên chưa triển khai dân đào và lắp đặt nước vào nhà.

Để phát huy hết công suất 8.000m3/ngày đêm của Nhà máy nước Lộc An, năm 2013, sẽ tiếp tục thi công hệ thống cấp nước dài 10,6km nối từ xã Lộc An đến xã Vinh Hưng, (8,3km từ Lộc An đến Vinh Hà để cấp cho các xã Vinh Hà, Vinh Thái, Vinh Phú, 2,3km từ Vinh Hà đến Vinh Hưng) trong đó, có tuyến ống DN315 băng đầm Cầu Hai dài 5km, tạo tiền đề để thực hiện vốn ADB thi công tiếp tuyến truyền tải dọc Quốc lộ 49B dài 21km để cấp nước cho 2 xã Vinh An, Vinh Thanh huyện Phú Vang và 5 xã Khu 3 huyện Phú Lộc là: Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền.

Dự án có tổng mức đầu tư 40,22 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp 24,57 tỷ đồng. Đến nay, đã cấp 6 tỷ đồng, còn lại 18,57 tỷ đồng sẽ tiếp tục bố trí vốn để hoàn thành trong năm 2013.

Tiếp đến, giai đoạn 2015-2017, sẽ sử dụng nguồn vốn vay ADB thi công tiếp tuyến truyền tải dọc Quốc lộ 49B dài 21km để cấp nước cho các xã Vinh An, Vinh Thanh, Vinh Thái huyện Phú Vang và 5 xã Khu 3 huyện Phú Lộc là: Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền.

Câu 2. Chất vấn của đại biểu Bùi Thanh Hà: “Theo thông báo số 179/TB-VPCP ngày 16/5/2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì cả nước còn 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đề nghị UBND tỉnh cho biết trong số đó tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu vụ? thời gian và hướng giải quyết cụ thể của từng vụ việc?”, vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:

Trong tổng số 528 vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài trên toàn quốc, thì Thừa Thiên Huế có 10 vụ - trong đó có 02 vụ việc thuộc thẩm quyền của Thủ Tướng Chính phủ (vụ ông Nguyễn Sinh và vụ bà Lê Thị Bích Hồng) và 01 vụ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân (vụ ông Lê Đình Song).

Từ đầu năm 2012, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh; qua rà soát, theo thống kê phân loại có 34 vụ khiếu nại, tố cáo phúc tạp kéo dài (tính đến thời điểm 6/2012) - trong đó bao gồm 10 vụ được thống kê trên phạm vi toàn quốc. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 30/7/2012 để rà soát, xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc trong năm 2012 theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012; Công văn số 1644/TTCP-VP ngày 02/7/2012 của Tổng Thanh tra Chính phủ. Mỗi vụ việc đều được cơ quan chuyên môn kiểm tra, rà soát trình UBND tỉnh thông qua phương án xử lý; Lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại và tiến hành các công việc cụ thể đối với từng trường hợp để tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Kết quả cụ thể như sau:



1. Vụ khiếu nại đòi lại nhà, đất thuộc lô D1 tọa lạc tại số 26 (số cũ) Nguyễn Huệ, thành phố Huế của ông Nguyễn Sinh và bà Lê Thị Hoài Phương:

- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 1915/QĐ-UBND ngày 08/6/1996. Tổng Thanh tra Nhà nước giải quyết khiếu nại tại Quyết định số 1584/QĐ-XKT Ngày 29/10/1996. Tuy nhiên, do phát hiện hồ sơ trong đó có Quyết định số 695 QĐ/UB ngày 28/5/1979 của UBND tỉnh Bình Trị Thiên quản lý toàn bộ khu nhà đất số 28A và 28B Nguyễn Huệ, thành phố Huế theo diện cho thuê, cho mượn, nên sau khi phúc tra, Tổng Thanh tra Nhà nước đã ban hành Quyết định số 591/TTNN-XKT ngày 04/8/1999 thu hồi Quyết định số 1584/QĐ-XKT ngày 29/10/1996 và Công văn số 696/CV-XKT ngày 20/6/1998 của Thanh tra Nhà nước về việc giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Sinh - trú tại 28 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.

- Thanh tra Chính phủ đã 3 lần tổ chức gặp gỡ, đối thoại và đã có Công văn số 1100/TTCP-V.IV ngày 24/5/2007, Công văn số 2930/TTCP-CII ngày 20/11/2009 giải quyết, trả lời nhưng ông Nguyễn Sinh vẫn liên tục khiếu nại.

- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã gửi hồ sơ và Báo cáo số 2028/UBND-KNNĐ ngày 19/5/2010, Báo cáo số 77/BC-UBND ngày 09/7/2012 kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nói trên theo nội dung đối thoại lần 3.

- Ngày 10/7/2012, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức cuộc họp với Văn phòng Ban CĐTW về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ, Bộ xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất khẳng định việc khiếu nại của ông Nguyễn Sinh đòi lại khu nhà đất số 28 Nguyễn Huệ là không có cơ sở để giải quyết và báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để trả lời dứt điểm. Đối với hành vi tiếp tục sử dụng và xây dựng công trình trái phép của gia đình ông Nguyễn Sinh trên khu nhà đất 28 Nguyễn Huệ thì UBND thành phố Huế có biện pháp giải quyết, xử lý dứt điểm các vi phạm của gia đình ông Nguyễn Sinh và tiến hành cưỡng chế theo thẩm quyền của địa phương.

Sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 3244/UBND-KNTD ngày 10/7/2012 và Thanh tra Chính phủ đã có Công văn số 2235/TTCP.CII ngày 07/9/2012 báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo khẳng định việc đòi lại khu nhà đất số 28 Nguyễn Huệ là không có cơ sở để giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài này để địa phương triển khai dự án xây dựng Trường Mầm non Vĩnh Ninh tại vị trí khu đất nói trên.

- Ngày 19/10/2012, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 8354/VPCP-KNTC về việc khiếu nại của ông Nguyễn Sinh (tỉnh Thừa Thiên Huế) có nội dung giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản trả lời đương sự; khẳng định việc ông Nguyễn Sinh khiếu nại đòi lại khu nhà đất số 28 Nguyễn Huệ là không có cơ sở pháp lý và chấm dứt xem xét, giải quyết đối với vụ việc này.

2. Vụ ông Lê Đình Song, trú tại 104 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế:

- Năm 1979, UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã ban hành Quyết định số 531QĐ/UB ngày 20/4/1979 quản lý các ngôi nhà của bà Tống Thị Thí tại đường Lý Thường Kiệt - trong đó có ngôi nhà 40 Nguyễn Huệ với diện tích 200m2. Đến năm 1983, UBND tỉnh Bình Trị Thiên có Quyết định số 904QĐ/UB Ngày 16/7/1983 về việc miễn quản lý nhà cho thuê; giao lại căn hộ số 40 Nguyễn Huệ cho chủ cũ là bà Tống Thị Thí và Tống Thị Chút chưa có nhà ở: được hưởng nghiệp chủ căn hộ đó, dùng để ở. Tuy nhiên năm 1984, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ban hành Quyết định số 897QĐ/UB ngày 06/7/1984 về việc tiếp tục quản lý Nhà nước ngôi nhà số 40 Nguyễn Huệ, thành phố Huế (thuộc diện nhà cho thuê).

Từ tháng 8/1993 đến 10/1994, với hành vi gian dối, dấu bớt Quyết định quản lý số 531QĐ/UB, Quyết định tiếp tục quản lý số 897QĐ/UB của UBND tỉnh; ông Lê Đình Song đã sử dụng Quyết định 904QĐ/UB về việc miễn quản lý nhà 40 Nguyễn Huệ để hợp thức hoá quyền sở hữu nhà ở; đồng thời, đã làm thủ tục chuyển nhượng ngôi nhà (số mới 106 Nguyễn Huệ ) có diện tích 98 m2 cho bà Trần Thị Bợt với giá trị 70 triệu đồng ghi trên hợp đồng mua bán, nhưng thực tế giá trị tương đương là 56 lượng vàng.

- Năm 1987, theo yêu cầu của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã thành lập Đoàn thanh tra để giải quyết đơn kiện của ông Lê Đình Song về việc quản lý ngôi nhà 40 Nguyễn Huệ; đến năm 1998, Thanh tra tỉnh tiếp tục thanh tra việc quản lý, sử dụng nhà đất của ông Lê Đình Song và đã có Kết luận số 113/KL-TTr ngày 14/7/1998: căn nhà 40 Nguyễn Huệ do bà Tống Thị Thí đứng nghiệp chủ đang thuộc quản lý của Nhà nước; do đó việc mua bán nhà giữa bà Tống Thị Thí và ông Song là bất hợp pháp.

Ngày 21/5/2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 940/QĐ-UBND về việc tiếp tục quản lý khu nhà đất số 40 (số mới: 104) đường Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế.

- Ngày 25/5/2010, ông Lê Đình Song có Đơn khiếu nại Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi Thanh tra tỉnh có Báo cáo số 565/BC-TTr, ngày 16/9/2010 về kết quả phúc tra, xác minh khu nhà đất số 104 (số cũ:40) Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế; ngày 15/02/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 384/QĐ-UBND về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông, bà Lê Đình Song - Tống Thị Thiện với nội dung:

+ Không công nhận nội dung đơn của ông, bà Lê Đình Song - Tống Thị Thiện khiếu nại Quyết định 940/QĐ-UBND, ngày 21/5/2010 của UBND tỉnh…”

+ Yêu cầu ông, bà Lê Đình Song - Tống Thị Thiện nghiêm túc thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTr, ngày 01/10/1998 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thực hiện xử lý thanh tra, thu hồi của ông, bà Lê Đình Song - Tống Thị Thiện 56 lượng vàng 24K (Năm mươi sáu lượng vàng) tiền bán trái phép căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước nằm trong khu vực nhà đất 40 Nguyễn Huệ, thành phố Huế”.

Không đồng ý với nội dung giải quyết khiếu nại, ông Lê Đình Song đã khởi kiện đề nghị Tòa án hủy Quyết định 940/QĐ-UBND nói trên của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Thông báo số 161/TB-TLVA ngày 11/7/2012 về việc thụ lý vụ án hành chính sơ thẩm số 02/2012/TLST-HC ngày 10/7/2012 theo đơn khởi kiện nêu trên của ông Lê Đình Song.

Hiện vụ việc đang được Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét, giải quyết theo qui định của Luật Tố tụng hành chính.



3. Vụ ông Nguyễn Thắng Nhu trú tại 40 Nguyễn Thiện Thuật, phường Thuận Hòa và ông Nguyễn Thiện Trí trú tại 246 Lý Nam Đế, thôn An Ninh Thượng, xã Hương Long, thành phố Huế:

- Nội dung khiếu nại đòi lại đất cũ ở xã Hương Long, thành phố Huế mà trước đây gia đình các ông đã cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Hương Long mượn để xây dựng Câu lạc bộ thanh niên.

- UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra xác minh và đã báo cáo kết quả tại Báo cáo số 131/BC-TNMT-TTr, ngày 21/8/2012 về phương án giải quyết khiếu nại đòi lại đất của ông Nguyễn Thắng Nhu, ông Nguyễn Thiện Trí.

- Ngày 28/9/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4406/UBND-KNĐĐ về trả lời đơn ông Nguyễn Thắng Nhu, Nguyễn Thiện Trí với nội dung: mặc dù thửa đất ông Nguyễn Thắng Nhu, Nguyễn Thiện Trí có đơn khiếu nại đòi lại, đã được cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp trích lục địa bộ và gia đình ông Nhu, ông Trí có giấy cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Hương Long mượn. Tuy nhiên, vào năm 1985, khi thực hiện Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Bộ trưởng, UBND thành phố Huế đã ban hành Quyết định 49-QĐ/UB ngày 27/02/1984 về thu hồi toàn bộ ruộng đất sử dụng không hợp pháp, không hợp lý trên địa bàn thành phố thì thửa đất trên UBND thành phố Huế đã phê duyệt thu hồi. Do đó, việc mượn đất theo Giấy mượn giữa gia đình hai Ông và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Hương Long đã bị điều chỉnh bởi chính sách đất đai của Nhà nước.

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2003; khoản 1 Điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ “Về thi hành Luật Đất đai” thì trường hợp khiếu nại đòi lại đất của hai Ông không có cơ sở để xem xét, giải quyết trả lại.

4. Vụ bà Lê Thị Bích Hồng - trú tại 48 Hải Triều, phường An Cựu, thành phố Huế:

- Căn cứ nội dung Công văn số 3855/VPCP-KNTN, ngày 30/5/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp khiếu nại của bà Lê Thị Bích Hồng; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức gặp gỡ, đối thoại với bà Lê Thị Bích Hồng (Báo cáo số 122/BC-TNMT-TTr ngày 10/8/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả đối thoại). Ngày 20/8/2012, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1507/QĐ-UBND về việc thu hồi đất từ Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đang quản lý để giao lại cho bà Lê Thị Bích Hồng cùng các đồng thừa kế của ông, bà Lê Trọng Từ - Châu Thị Tích.

- Ngày 13/9/2012, UBND thành phố Huế, Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng đại diện các cơ quan có liên quan mời bà Hồng (được các đồng thừa kế cử làm đại diện) để tiến hành bàn giao đất trên thực địa. Tuy nhiên, qua kiểm tra UBND phường An Cựu phát hiện gia đình ông Lê Minh Tân, cụ thể, là ông Lê Minh Kiệm và ông Lê Thanh Trà (con trai của ông Lê Minh Tân) ngày 17/7/2012 đã tự ý xây dựng nhà trái phép trên thửa đất trước đây xảy ra tranh chấp giữa ông Tân và bà Hồng. Hiện nay, UBND thành phố Huế đang chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành xử lý việc xây dựng nhà trái phép của ông Lê Minh Kiệm. Sau khi tiến hành xong việc cưỡng chế, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành bàn giao thửa đất trên tại thực địa cho bà Lê Thị Bích Hồng cùng các đồng thừa kế của ông, bà Lê Trọng Từ - Châu Thị Tích theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3855/VPCP-KNTN ngày 30/5/2012.

5. Ông, bà Nguyễn Văn Thọ - Mai Thị Thanh Thủy, trú tại thôn Thượng 1, Thủy Xuân, thành phố Huế đề nghị thực hịên Quyết định số 1162/QĐ-UB ngày 8/6/1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và việc ông Phạm Xuân Bang trú tại 18/11/266 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, khiếu nại Quyết định số 1162/QĐ-UB ngày 8/6/1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Đối với ông, bà Mai Văn Thọ - Mai Thị Thanh Thủy: Ngày 24/7/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với gia đình ông, bà Nguyễn Văn Thọ - Mai Thị Thanh Thủy. Qua buổi làm việc, gia đình ông Thọ kiến nghị xin xem xét giao lô đất trước đây Xí nghiệp in Tỉnh ủy giao cho Ông. Nếu không được thì xem xét giao cho Ông lô đất khác tại địa bàn phường Trường An, ông, bà Mai Văn Thọ - Nguyễn Thị Thanh Thủy cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, UBND thành phố Huế đang rà soát lại quỹ đất tại địa bàn thành phố (ưu tiên địa bàn phường Trường An) để báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Thọ.



- Đối với việc khiếu nại ông Phạm Xuân Bang: Ngày 05/9/2012, Lãnh đạo UBND tỉnh đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại với gia đình ông Phạm Xuân Bang. Tại buổi đối thoại, gia đình ông Phạm Xuân Bang đã thống nhất phương án giải quyết của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 1765/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 với nội dung:

+ Không công nhận nội dung đơn của ông Phạm Xuân Bang, khiếu nại Quyết định 1162/QĐ-UBND ngày 08/6/1999 của UBND tỉnh “Về việc giải quyết khiếu nại của Xí nghịêp in thuộc Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế” vì không có cơ sở để xem xét, giải quyết.

+ Công nhận gia đình ông Phạm Xuân Bang được tiếp tục sử dụng và lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất 239,4 m2 ; trong đó: 170m2 không phải nộp tiền sử dụng đất; phần diện tích đất còn lại (69,4m2), gia đình ông Phạm Xuân Bang phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

+ Giao thửa đất số 02, diện tích 117m2 cho Trung tâm phát triển quỹ đất của thành phố Huế quản lý, sử dụng theo kế hoạch của Tỉnh phê duyệt.



6. Vụ ông Lê Quang Sâm, trú tại 8/69 Lê Trung Đình, Thuận Lộc, thành phố Huế:

- UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác minh vụ việc và có Báo cáo số 95/BC-TNMT-TTr ngày 05/7/2012. Hội đồng Tư vấn GQKNTC tranh chấp của tỉnh đã họp tham mưu, đề xuất hướng giải quyết vụ việc tại Công văn số 624/UBND-HĐTV ngày 10/8/2012; UBND tỉnh đã ban hành văn bản trả lời người khiếu nại và chỉ đạo UBND huyện Phong Điền như sau:

+ Ngày 21/9/2012, UBND tỉnh có Công văn số 4283/UBND-KNĐĐ trả lời và hướng dẫn ông Lê Quang Sâm với nội dung: Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ: "Tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này… do Tòa án nhân dân giải quyết”. Do đó, trường hợp của Lê Quang Sâm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Ngày 21/9/2012, UBND tỉnh có Công văn số 4284/UBND-KNĐĐ yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phong Điền thu hồi Quyết định số 348/QĐ-UB ngày 31/8/2001 về việc giải quyết đơn xin lại đất vườn cũ của ông Lê Quang Sâm, đồng thời, rút kinh nghiệm trong việc giải quyết vụ việc của ông Sâm.

- Ngày 19/10/2012 UBND huyện Phong Điền đã có Quyết định 2943/QĐ-UBND về việc thu hồi Quyết định số 348/QĐ-UB ngày 31/8/2001 của UBND huyện về việc giải quyết đơn xin lại đất vườn cũ của ông Lê Quang Sâm.

7. Vụ việc khiếu nại của 09 hộ dân trú tại thôn Hà An, Xã Hương Phú, huyện Nam Đông (gồm các hộ: ông Văn Hùng, ông Mai Xuân Dũng, ông Mai Xuân Điếm, bà Nguyễn Thị Sen, bà Nguyễn Thị Xin, ông Phạm Sinh, ông Bùi Khắc Vinh, ông Nguyễn Kính, ông Trần Hùng):

Vụ việc khiếu nại của 09 hộ dân trú tại thôn Hà An phát sinh từ năm 2009, khi UBND huyện Nam Đông ban hành Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 21/8/2009 về việc thu hồi đất và Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung giá trị đền bù thiệt hại về đất khi thu hồi đất khu xây dựng Khu Qui hoạch dân cư thôn Hà An, xã Hương Phú - đây là vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp trên địa bàn.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Báo cáo số 188/BC-TNMT-TTr ngày 18/11/2011 và Báo cáo số số 130/BC-TNMT ngày 21/8/2012 về kết quả kiểm tra, xác minh phương án giải quyết việc khiếu nại của 09 hộ tại thôn Hà An, xã Hương Phú, huyện Nam Đông. Ngày 30/8/2012, Lãnh đạo UBND tỉnh đã chủ trì tổ chức đối thoại với các hộ dân tại Trụ sở UBND huyện Nam Đông. Qua đối thoại, 09 hộ dân khiếu nại đã thống nhất theo phương án giải quyết của UBND tỉnh là giao thêm đất lâm nghiệp (diện tích từ 0,5 - 1,5 ha/hộ); giữ nguyên các khoản bồi thường đã được UBND huyện Nam Đông phê duyệt đối với 9 hộ và giao đất ở cho 6 hộ có nhu cầu (gồm các trường hợp: ông Mai Xuân Điếm, bà Nguyễn Thị Sen, ông Mai Xuân Dũng, ông Phạm Sinh, ông Trần Hùng, ông Nguyễn Kính).

Qua kết quả đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 3964/UBND-KNTD ngày 05/9/2012 chỉ đạo Sở Tài nguyên & Môi trường và có Công văn số 4216/UBND-KNTD ngày 19/9/2012 chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Nam Đông khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4045/UBND-KNTD ngày 10/9/2012, chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường rà soát từng trường hợp cụ thể để ban hành quyết định giao đất lâm nghiệp, giao đất ở và thông báo các hộ nhận tiền đền bù, tạo niềm tin nhằm vận động thuyết phục các hộ tự nguyện rút đơn, chấm dứt vụ việc khiếu nại.

- Ngày 28/9/2012, Sở Tài nguyên & Môi trường và UBND huyện Nam Đông đã chủ trì làm việc với các hộ để thống nhất diện tích, vị trí giao đất lâm nghiệp (diện tích được giao từ 0,5 - 1,5 ha/hộ); đất ở đối với 6 hộ có nhu cầu (diện tích được giao từ 500m2 - 600m2; trong đó 300m2 đất ở, diện tích còn lại là đất vườn), các hộ đều thống chủ trương, UBND huyện Nam Đông sẽ tiến hành giao đất tại thực địa trong năm 2012.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện của UBND huyện Nam Đông còn chậm; đến nay, UBND huyện vẫn chưa tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc giao đất lâm nghiệp, đất ở và chi trả các khoản bồi thường đối với các hộ nói trên. Ngày 16/11/2012, UBND tỉnh đã có Công văn số 5295/UBND-KNTC đôn đốc, chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Nam Đông khẩn trương triển khai và hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp, đất ở và hỗ trợ tiền đền bù cho các hộ dân thôn Hà An; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 05/12/2012.



8. Trường hợp bà Lê Thị Ngọ - trú tại 227 Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế:

- Vụ việc của bà Lê Thị Ngọ khiếu nại đòi lại đất tọa lạc tại Khu tập thể 227 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế phát sinh đơn vào những năm 1993, năm 1998, năm 2002, năm 2009, năm 2010 đã gửi UBND phường Trường An, Ban quản lý ruộng đất thành phố Huế, Sở Địa chính, Sở Xây dựng tỉnh.

- Ngày 25/6/2010, UBND phường Trường An có Báo cáo số 22/BC-UBND phản ánh liên quan việc giải quyết kiến nghị của các hộ dân ở Khu tập thể 227 (số cũ 99) Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế; trong đó, đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp của bà Lê Thị Ngọ đối với khu đất nói trên để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác minh và có Báo cáo số 144/BC-TNMT-TTr ngày 05/9/2012 về kết quả xây dựng phương án giải quyết vụ việc khiếu nại đòi lại đất của bà Lê Thị Ngọ.

- Ngày 28/9/2012, Lãnh đạo UBND tỉnh đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại với gia đình bà Lê Thị Ngọ theo phương án thống nhất quan điểm giữ nguyên hiện trạng việc sử dụng đất liên quan khu đất mà gia đình bà Lê Thị Ngọ có đơn khiếu nại đòi lại cũng như phần diện tích mà gia đình bà Lê Thị Ngọ đã tự ý trở lại quản lý, sử dụng phần diện tích đất khoảng 2.270m2 khi Công ty Xây dựng tỉnh đã tháo dỡ di chuyển nhà, xưởng đi nơi khác nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết giao lại cho gia đình bà Lê Thị Ngọ theo quy định. Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế nghiên cứu và có phương án hỗ trợ cho gia đình bà Lê Thị Ngọ liên quan khu đất đòi lại tọa lạc tại Khu tập thể 227 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế.

Tại buổi đối thoại gia đình bà Lê Thị Ngọ đã cơ bản thống nhất với phương án giải quyết của UBND tỉnh và có nguyện vọng đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ cho gia đình bà Lê Thị Ngọ để khỏi bị thiệt thòi.

- UBND tỉnh ban hành Công văn số 4605/UBND-TTTN Ngày 11/10/2012 giao Sở tài nguyên & Môi trường làm việc với Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế thống nhất phương án hỗ trợ để chuẩn bị cho UBND tỉnh tổ chức đối thoại lần 2 với gia đình bà Lê Thị Ngọ nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại kéo dài.

9. Trường hợp ông Phạm Hồng Thủy - địa chỉ 124 Yên Bái, Hải Châu, Đà Nẵng (do bà Trương Thị Choắt - trú tại xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc ủy quyền):

- UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên & Môi trường kiểm tra, xác minh. Trên cơ sở hồ sơ, kết quả kiểm tra, xác minh của Sở Tài nguyên & Môi trường nhận thấy, ông, bà Hà Đá - Trương Thị Choắt là chủ sử dụng phần diện tích đất nông nghiệp mà nhà nước thu hồi, phát sinh khiếu nại và ông Đá, bà Choắc đã uỷ quyền cho con trai là ông Hà Văn Long thực hiện việc khiếu nại. Trong quá trình Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc đang xem xét, giải quyết khiếu nại thì ngày 15/7/2008 ông Hà Đá đã chết; tuy nhiên, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc vẫn ban hành Quyết định số 2384/QĐ-UBND ngày 26/10/2009 "Về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Hà Văn Long, trú tại tổ 11, ấp 8, xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước" .

- Ngày 12/7/2012, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp và ban hành Thông báo số 177/TB-UBND ngày 17/7/2012 chỉ đạo Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn chỉnh nội dung báo cáo và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản giải quyết khiếu nại theo hướng: chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc thu hồi Quyết định số 2384/QĐ-UBND ngày 26/10/2009, vì theo qui định tại khoản 3 Điều 14, điểm c khoản 2 Điều 147, khoản 4 Điều 589 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì Giấy ủy quyền do ông, bà Hà Đá - Trương Thị Choắt lập, uỷ quyền cho con trai là ông Hà Văn Long đã hết hiệu lực một phần, đồng thời, phát sinh quyền thừa kế di sản của ông Hà Đá để lại. Trường hợp các đồng thừa kế của ông Hà Đá tiếp tục khiếu nại thì gửi đơn đến Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Vụ việc đã được UBND huyện Phú Lộc ban hành văn bản giải quyết theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.



10. Trường hợp bà Hoàng Thị Dư (vợ ông Lê Xuân Thanh đã mất) - trú tại 138 (số cũ 80) Nguyễn Huệ, thành phố Huế:

- Vụ việc phát sinh từ năm 1996; ông Lê Xuân Thanh và vợ là bà Hoàng Thị Dư có đơn xin hợp thức hoá thủ tục mua bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất thuộc khu đất 138 (số cũ 80) Nguyễn Huệ, thành phố Huế. Trong quá trình xem xét, giải quyết, UBND tỉnh đã xin ý kiến của Bộ Tài nguyên & Môi trường để hướng dẫn UBND tỉnh hướng xử lý, giải quyết cụ thể.

- Ngày 10/02/2012, UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp và thống nhất chủ trương cho bà Hoàng Thị Dư cùng các đồng thừa kế của ông Lê Xuân Thanh và các hộ gia đình nhận chuyển nhượng từ gia đình ông, bà Lê Xuân Thanh – Hoàng Thị Dư được lập thủ tục hợp thức hóa quyền sử dụng đất trên cơ sở hợp đồng mua bán, chuyển nhượng giữa Hợp tác xã cao su Phú Xuân với gia đình ông Lê Xuân Thanh – Hoàng Thị Dư đã được UBND phường Vĩnh Lợi, Phòng Công nghiệp xác nhận.

- Ngày 28/3/2012 và ngày 10/9/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức các cuộc họp với UBND thành phố Huế và các phòng, ban liên quan của thành phố, UBND phường Phú Nhuận nhằm phân công trách nhiệm thực hiện các trình tự, thủ tục liên quan để hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho các hộ nêu trên theo ý kiến của Bộ Tài nguyên & Môi trường và chỉ đạo của UBND tỉnh. Tuy nhiên, qua kiểm tra giấy tờ, tài liệu do các hộ gia đình cung cấp chưa đủ cơ sở đánh giá chính xác thời điểm sử dụng đất ổn định của các hộ. Do đó, Sở Tài nguyên & Môi trường và UBND thành phố Huế đã yêu cầu các hộ bổ sung các giấy tờ liên quan để tiếp tục xem xét, giải quyết trong thời gian tới.



Câu 3. Chất vấn của đại biểu Phan Công Tuyên “Dư luận cho rằng, Tỉnh ta chưa phát huy tốt sản phẩm các kỳ Festival Huế, cũng như các điểm tham quan du lịch hấp dẫn như thuyền cung đình, nhà vườn Phú Mộng, làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn… Đề nghị UBND tỉnh cho biết sắp đến tỉnh ta có các giải pháp, cơ chế, chính sách gì để khắc phục những hạn chế nói trên?”.

Về vấn đề này, UBND tỉnh đã tiếp thu và xin giải trình một số kết quả thực hiện như sau:

Trong Festival, một số sản phẩm du lịch được hình thành như: Làng cổ Phước Tích đã được khai thác để tổ chức lễ hội “Hương xưa làng cổ Phước Tích”; Cầu ngói Thanh Toàn được khai thác để tổ chức “Chợ quê ngày hội”. Sau các kỳ Festival Huế, Làng Cổ Phước Tích và Cầu Ngói Thanh Toàn, thuyền Cung Đình tiếp tục được khai thác để phục vụ các tour tuyến du lịch, thu hút nhiều du khách và nhân dân đến tham quan. Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn chưa được duy trì và triển khai tốt; để tiếp tục khai thác, phát huy tốt tiềm năng du lịch tại các địa điểm tham quan hấp dẫn như Nhà vườn Phú Mộng, Cầu ngói Thanh Toàn, Làng cổ Phước Tích... UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành nghiên cứu, đề xuất những giải pháp tối ưu nhất nhằm đảm bảo tính hiệu quả và hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa với khai thác, phát huy các tiềm năng du lịch tại các địa điểm này theo hướng phát triển bền vững, cụ thể:

- Đối với Nhà vườn Phú Mộng:

Hiện nay Hội đồng đánh giá, thẩm định, phân loại nhà vườn Huế (được thành lập tại Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của UBND tỉnh) đang khẩn trương rà soát, khảo sát thực địa đánh giá 136 nhà rường để hoàn chỉnh danh mục các nhà vườn trên địa bàn tỉnh (trong đó có nhà vườn ở khu vực Phú Mộng, Kim Long). Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn 5-10 ngôi nhà rường lập hồ sơ hiện trạng và dự toán kinh phí để hỗ trợ sửa chữa và đưa vào tuyến tham quan, du lịch.



- Đối với Cầu ngói Thanh Toàn và Làng cổ Phước Tích:

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), đã phối hợp triển khai các dự án phát triển du lịch cộng đồng tại những địa điểm này; Đã tiến hành khảo sát, tổ chức tập huấn phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các vấn đề liên quan để nâng cao nhận thức cũng như thu hút người dân địa phương tham gia làm du lịch. Tổ chức lập Đề án di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích; đang triển khai kế hoạch thiết lập văn phòng quản lý du lịch của làng và tổ chức nhóm quản lý du lịch cho cộng đồng tại Cầu ngói Thanh Toàn. Tổ chức khảo sát nhằm tìm hướng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Thủy Thanh. Sau đợt khảo sát này, sẽ lập ra bản đồ cũng như hình thành nên tour du lịch trên cơ sở chọn ra những sản phẩm nổi bật nhất, hấp dẫn nhất để có thể kéo chân du khách về với cầu ngói Thanh Toàn nói riêng và xã Thủy Thanh nói chung.

Đang tiến hành nghiên cứu, xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng (Hương xưa Làng cổ; Chợ quê ngày hội...); xây dựng kế hoạch tổ chức các đoàn Farm trip, Farm Tour để đánh giá sản phẩm của chương trình du lịch sau khi thiết lập và theo dõi thực tế. Trước mắt, nghiên cứu, lựa chọn những sản phẩm du lịch của 02 địa điểm này để có thể giới thiệu, quảng bá trong Festival Nghề truyền thống Huế 2013 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt". Tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại, nghiên cứu, tìm hiểu tại các di tích nói trên, góp phần giáo dục truyền thống, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

- Một số hạn chế, khó khăn:

+ Nhận thức của người dân đối với loại hình du lịch cộng đồng còn chưa cao gây khó khăn cho việc triển khai và phát triển loại hình du lịch này tại làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn, nhà vườn Kim Long và nhiều địa điểm du lịch cộng đồng khác trên địa bàn. Do chưa xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp, chưa có những quy định ràng buộc nên việc phân phối nguồn doanh thu từ hoạt động du lịch nhà vườn không được thực hiện hợp lý dẫn đến tình trạng người dân không mặn mà với hoạt động kinh doanh du lịch này.

+ Chưa thống nhất được nguồn kinh phí để hỗ trợ cho việc trùng tu, tôn tạo hệ thống nhà vườn, điều này gây ra khó khăn cho việc thực hiện chính sách trùng tu và bảo vệ nhà vườn, trong khi hệ thống nhà vườn đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, tác động lớn đến tâm lý người dân.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông công cộng đến các điểm du lịch như làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn chưa hoàn thiện gây ảnh hưởng đến vận chuyển khách du lịch.

+ Sản phẩm dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan du lịch cộng đồng còn mang tính tự phát, nghèo nàn, đơn điệu, chưa được quy hoạch, đầu tư phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển du lịch, cá biệt có những loại hình du lịch chất lượng còn thấp.

- Một số giải pháp:

+ Trong thời gian tới để phát huy được tiềm năng các điểm du lịch, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị thống nhất phương thức, nguyên tắc khai thác, hưởng lợi từ nguồn lợi du lịch phải chú trọng đến quyền lợi của người dân tham gia. Có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cho người dân trong việc trùng tu các ngôi nhà vườn, nhà cổ; ưu đãi, miễn thuế đối với các hộ dân có nhà vườn tham quan; có chính sách phân phối nguồn thu, đưa số lượng khách cho từng nhà đón khách.

+ Chú trọng đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông dẫn đến các điểm du lịch, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách; tăng cường tuần tra, xử lý tình trạng chèo kéo, đeo bám, chèn ép, lợi dụng, lừa đảo du khách; củng cố, hình thành các cơ sở dịch vụ du lịch (ăn uống, giải khát...); khai thác thế mạnh ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương, xây dựng các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng riêng, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách tham quan, đảm bảo uy tín điểm đến.

+ Khi triển khai các hoạt động lễ hội và các chương trình cụ thể trong các kỳ Festival, cần tranh thủ các nguồn lực đầu tư xã hội hóa, trên cơ sở khai thác có hiệu quả không gian văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế (như Đại Nội, Nghênh Lương Đình, Sông Hương, Cầu Trường Tiền...) nhằm hình thành nên những sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh, duy trì hoạt động sau khi kết thúc Festival Huế, để phục vụ nhu cầu của khách tham quan.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua nhiều kênh thông tin để quảng bá, thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch như Cầu ngói Thanh Toàn, Làng cổ Phước Tích, Nhà vườn Huế... Trong đó cần kết hợp với du lịch biển, đầm phá, tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái... để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

+ Chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình du lịch dựa vào cộng đồng, tranh thủ các nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, tôn tạo hệ thống nhà rường cổ, khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống, phát triển các loại hình dịch vụ như lưu trú (homestay), ẩm thực, hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật... Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác du lịch tại các điểm di tích này theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, đảm bảo nguồn lực tại chỗ tham gia vào các hoạt động du lịch và dịch vụ phục vụ khách tham quan, du lịch trong nước và quốc tế đến với Làng cổ Phước Tích và Cầu ngói Thanh Toàn.



Câu 4. Chất vấn của đại biểu Đào Chuẩn: Năm 2012 được xác định là “Năm đô thị”. HĐND tỉnh đã bố trí tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, nhưng đến nay tiến độ, kết quả thực hiện quá chậm, nhất là các công trình, dự án lớn như: Dự án chỉnh trang, mở rộng đường Điện Biên Phủ, đường Đống Đa, đường Cao Bá Quát… Đề nghị UBND tỉnh cho biết nguyên nhân từ đâu? Trách nhiệm thuộc về ai? Khi nào các công trình này mới được khởi công?

UBND tỉnh xin báo cáo tình hình thực hiện các dự án đến nay như sau:



+ Dự án xây dựng đường Cao Bá Quát nối dài: Dự án được UBND thành phố phê duyệt theo Quyết định 469/QĐ-UBND ngày 01/3/2012, với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 28,2 tỷ đồng. Thời gian thực hiện theo dự án: 2012-2013, đến nay đã bố trí được 16 tỷ đồng, giải ngân 12,6 tỷ đồng; đã thực hiện hoàn thành giải phóng mặt bằng 100%, công tác xây dựng đạt 80% khối lượng công việc. Dự án thực hiện thuận lợi sẽ hoàn thành đúng tiến độ.

+ Dự án Chỉnh trang bến xe Nguyễn Hoàng: Kinh phí đầu tư 15tỷ đồng; Khởi công 30/8/2012, Dự kiến hoàn thành 2/2013; Tiến độ triển khai đạt 30%.

+ Dự án Chỉnh trang đường Điện Biên Phủ: Được UBND tỉnh phê duyệt thoe Quyết định 624/QĐ-UBND ngày 13/4/2012 với tổng mức đầu tư 154,7 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 3 năm kể từ ngày khởi công. Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Tổng số hộ giải tỏa của dự án là 408 tổ chức, hộ gia đình, với tổng số tiền là 62,58 tỷ, lũy kế vốn thanh toán đến 31/11/2012 là 28 tỷ. Hiện đang chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp các phường đẩy nhanh tiến độ đền bù GPMB. Năm 2013 sẽ triển khai thi công, phối hợp cùng dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố Huế thi công hạng mục thoát nước.

+ Dự án Chỉnh trang đường Đống Đa: Được UBND tỉnh phê duyệt ngày 13/4/2012 theo Quyết định 625/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư 66,993 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị đền bù được phê duyệt là 35,255 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là 3 năm (2012-2014). Hiện nay đã thực hiện chi trả bồi thường 28,267 tỷ đồng. Một số hộ dân hiện đang kiến nghị về giá đất đền bù, đơn giá vật kiến trúc, chính sách hỗ trợ đất tái định cư... nên chưa nhận đền bù. UBND tỉnh đã yêu cầu Hội đồng bồi thường và hỗ trợ tái định cư làm việc trực tiếp với các hộ dân, đẩy nhanh tiến độ giải tỏa; tiến độ thực hiện dự án đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Năm 2013 sẽ triển khai thi công, phối hợp cùng dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố Huế thi công hạng mục thoát nước.

+ Dự án Chỉnh trang đường Chương Dương: Đã phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư 32 tỷ đồng; đang cân đối nguồn vốn bố trí triển khai.

+ Dự án thoát nước đường Nguyễn Khoa Chiêm: Được phê duyệt theo Quyết định 225/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư 15,056 tỷ đồng, trong đó chi phí đền bù 3,15 tỷ. Đến nay đã bố trí 3,5 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án 2 năm (2012-2013), hiện đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng; đã hoàn tất các thủ tục phê duyệt giá trị đền bù đợt 1; dự kiến tiến hành đền bù trong thnasg 12/2012.

Trong thời gian tới, thực hiện Quyết định 1519/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 của Tỉnh về phê duyệt Đề án Phát triển hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020. UBND tỉnh sẽ giao Thành phố, các Chủ đầu tư có kế hoạch thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ trong công tác giải toả, tái định cư, kế hoạch về nguồn vốn, thực hiện công tác quản lý, cấp phép xây dựng trong phạm vi dự án....

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp sau khi tiếp thu ý kiến tại phiên chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 3, 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, UBND tỉnh kính báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh./.







TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Phan Ngọc Thọ

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương