KẾ hoạch bám sát chưƠng trình chuẩN: 15 tiếT (LỚP 11A1,4) chưƠng trình tự chọn nâng cao: 35 tiếT (LỚP 11A2) Giáo viên thực hiện: Nguyễn Trọng Đoan



tải về 2.95 Mb.
trang7/33
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.95 Mb.
#18708
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33

Bà bá tước ra đi lúc 5 giờ sáng?

Trước hết phải thấy rằng tiểu thuyết có những lời văn bình thường như lời nói ngoài đời là bình thường. Còn tính nghệ thuật của chúng ở đây là chỗ gọi ra đúng tên, sự việc cần gọi (nghĩa đen) và như vậy là gợi lên hình ảnh hiện thực - đạt được tính hình tượng. Hơn nữa, không thể hiểu hết lời văn đó, khi tách nó ra khỏi văn cảnh.

Tính hình tượng của ngôn từ tồn tại trong bản thân nó mà người ta dễ nhận ra ở loại từ tượng hình, tượng thanh, mô tả cảm giác và tâm trạng. Chẳng hạn:

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc.

  Dọc bờ sông trảng nắng chang chang



- Kẽo cà, kẽo kẹt,

  Kẽo cà, kẽo kẹt

  Tay em đưa đều,

  Ba gian nhà nhỏ

  Ðầy tiếng võûng kêu.

Tính hình tượng của ngôn từ còn thể hiện ở các phương thức chuyển nghĩa: tỷ dụ, ẩn dụ, hoán dụ…



- Nghe như cưa xe, tiếng ve rít dài

- Nghìn tay than chảy rạch máu trời xanh

- Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc Máci tên người Hồ Chí Minh

Lời nói là hình thức tồn tại cụ thể của ngôn ngữ, là hành động cá nhân mang tư tưởng, tình cảm, ý chí nguyện vọng cá nhân. lời nói không bao giờ vô chủ cả, má bao giờ cũng là phát ngôn của một chủ thể. Như thế qua lời nói mà ta nhận ra người nói, ở đây, ngôn từ bộc lộ khả năng nghệ thuật của mình ở giác độ cá thể hóa.

Khả năng nghệ thuật của ngôn từ là cơ sở của ngôn từ nghệ thuật.

    II. ÐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ



        1. Tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ.

TOP

           a. Hình tượng ngôn từ thiếu tính trực quan

            Tính độc đáo của chất liệu xây dựng nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho hình tượng văn chương mang tính phi vật thể.

Người ta vẫn thường đối lập văn chương với nghệ thuật. Ðây không phải là ngẫu nhiên. Có thể phân chia thế giới nghệ thuật của con người ra làm hai loại: một loại chỉ có một ngành là văn chương, còn loại kia là gồm tất cả các ngành nghệ thuật khác. Căn cứ vào chất liệu xây dựng hình tượng thì cách phân chia này hoàn toàn hợp lí. Các ngành nghệ thuật (ngoài văn chương) hình tượng của nó được xây dựng bằng chất liệu vật chất cụ thể của tự nhiên: gỗ, đá, kim loại, sơn màu, thân thể con người v.v… Từ những vật liệu có tính chất vật thể đó, hình tượng các loại hình nghệ thuật được xây dựng nên đều mang tính hữu hình trực tiếp, tính xác thực, tính trực quan. Các hình tượng hữu hình vật thể này có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan, gây nên những ấn tượng, cảm xúc thị giác mạnh mẽ.

Ðược xây dựng từ chất liệu ngôn từ, hình tượng văn chương không tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta, dù là thị giác hay thính giác. Người thưởng thức tác phẩm văn chương được gọi là độc giả còn người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật  thường được gọi là khán giả, mặc dầu cả 2 loại người này đều dùng mắt cả. Chỉ bởi, đối với văn chương không ai trực tiếp nhìn, ngắm hình tượng của nó bằng mắt cả. Các hình tượng văn chương hiện lên trong óc người thưởng thức bằng trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả, nhờ vào trí tưởng tượng mà người đọc dường như tái tạo đối tượng miêu tả màvăn bản chỉ ra. Như thế chúng ta không sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy trực tiếp tượng văn chương. Các hình tượng văn chương thiếu tính trực quan, chúng phi vật thể.

Nghệ thuật là qui luật của tình cảm, mà tình cảm chỉ xuất hiện khi con người tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng cụ thể. Ðứng về phương diện này, văn chương phải nhường chỗ cho các nghệ thuật khác. Tính phi vật thể của hình tượng văn chương đã không thể tạo ra được tri giác cảm tính trực tiếp. Ðây là một khiếm khuyết, nhiều khi không phải là nhỏ của văn chương. Ðể khắc phục tình trạng đó, nghệ sĩ ngôn từ luôn luôn phấn đấu cho các hình tượng vật thể của mình trở nên hữu hình. Vì vậy, mà tính tạo hình là một thuộc tính của hình tượng văn chương. Người xưa thường nói thi trung hữu họa, ngày nay Gorki đã gọi văn chương là nghệ thuật tạo hình bằng phương tiện ngôn ngữ. Chính những biểu tượng hữu hình mà ngôn từ gợi nên đã khiến cho độc giả có cảm giác là có thể cảm thụ nghệ thuật văn chương bằng thị giác.

b.      Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả

Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại có năng tác động  tới người đọc không chỉ ở cơ quan thị giác mà cả thính giác, vị giác và khứu giác. Ðộc giả dường như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương. Những câu thơ sau đây ta phải dùng thị giác để tiếp nhận màu sắc, hình khối của hiện thực:

            - Cỏ non xanh tận chân trời

              Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

            - Long lanh đáy nước in trời

              Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

            - Dưới trăng quyên đã gọi hè

              Ðầu tường lửa lựu lập lòe dăm bông.

Những câu thơ sau đây ta phải dùng thính giác để tiếp nhận âm thanh cuộc sống.

- Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc

  Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên

- Ðùng đùng gió dục mây vần

  Một xe trong cõi hồng trần như bay

Hình tượng ngôn từ còn đem đến cho con người cả hương vị cuộc sống.

-  Em ạ! Cu_ba ngọt lịm đường

   Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

   Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

   Ong lạc đường hoa rộn bốn phương         

-  Thoảng mùi hoa thiên lí ngõ nhà ai

    Một tiếng chim khuya gọi mùa vải đỏ.

Hình tượng văn chương còn đem đến cho con người những cảm giác khác:

- Cảm giác về sự đau đớn:



Cháu buốt ở trong tim này

Nơi tang đeo suốt đêm ngày Bác ơi.

- Cảm giác về buồn chán:



Ðêm mưa làm nhớ không gian

            Lòng run thêm lạnh nổi hàn bao la



Tai nương nước giọt mái nhà

            Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.

Ðó là những cảm giác ngoài cảm giác vì nó không do các giác quan đem lại mà do sự thể nghiệm của độc giả đưa lại khi các hình tượng văn chương tác động tới sự tưởng tượng trí tuệ của chúng ta. Tính hơn hẳn của nghệ thuật ngôn từ không chỉ ở chỗ nó tác động tới nhiều cơ quan cảm giác của người đọc mà còn ở chỗ tác động tới trí tưởng tượng trí tuệ. Thực sự thì nghệ thuật ngôn từ không lấy mục đích tối thượng là khắc họa bản thân các thuộc tính của sự vật để có thể cảm nhận bằng giác quan của người đọc, mà nó lấy việc khắc học những phản ứng của ý thức con người trước hiện thực làm quan trọng. Do đó, điều quan trọng trong hình tượng nghệ thuật ngôn từ là tâm trạng và muốn thưởng thức nó bạn đọc không phải nhìn ngắm mà là thể nghiệm. Ðây là tâm trạng đau đớn vì mất mát quá lớn của Nguyễn Khuyến:

            Bác Dương thôi, đã thôi rồi

            Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta

            c.Tính chủ quan, cá biệt của hình tượng văn chương

Hình tượng nghệ thuật văn chương là phi vật thể nó lại lấy việc khắc họa tâm trạng, thể hiện các môn quan hệ, các phản ứng của ý thức con người- là những cái vô hình - làm chủ yếu, chứ không lấy sự liệt kê các chi tiết có thể thụ cảm bằng thị giác làm cứu cánh. Ðo đó, trong các liên tưởng ở người đọc do hình tượng ngôn từ gợi nên có tính chủ quan cá biệt, thậm chí tùy tiện. Nhưng đây lại là đặc trưng bản chất của văn chương. Không nói những yếu tố vô hình mà ngay những yếu tố hữu hình - ví dụ như ngoại hình nhân vật, phong cảnh thiên nhiên của hình tượng văn chương, biểu tượng của chúng xuất hiện rất khác nhau ở người đọc, khác với biểu tượng xuất hiện của người xem tranh, xem kịch hay xem chiếu bóng. Trong các người đọc khác nhau sẽ xuất hiện những biểu tượng khác nhau về cùng một nhân vật văn chương. Tố Hữu xem Kiều là con người đáng thương:

- Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều

- Tố Như ai, lệ chảy quanh thân Kiều

Còn Tản Ðà xem Kiều là người con gái đáng trách:

  Ðoạn trường cho đáng kiếp tà dâm

  Bán mình trong bấy nhiêu năm

  Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai.       

Không nắm được đặc điểm bản chất này của văn chương, nên có người đã muốn cụ thể hóa các hiện tượng nghệ thuật văn chương bằng bàn tay các họa sĩ. Có thầy giáo làm giáo cụ trực quan để phục vụ giảng văn bài Tùng của Nguyễn Trãi bằng cách thuê họa sĩ vẽ một bức tranh về cây tùng. Cái sai lầm trước hết là biểu tượng về cây tùng xuất hiện ở người thầy nọ và ở ông họa sĩ kia là khác nhau. Hơn nữa, Nguyễn Trãi ca ngợi cây tùng chủ yếu là cốt cách, phẩm chất bằng nét vẽ. Mặt khác, thực sự tùng này không phải là hình ảnh chụp lại một cây tùng nào thật ngoài đời. cây Tùng ở đây là con người. Nó mang tính tượng trưng và ước lệ cao.

Chính đo đặc điểm này của hình tượng văn chương mà người ta xem bạn đọc là một khâu trong quá trình sáng tạo. Việc sáng tác một hình tượng nghệ thuật kết thúc không phải ở trong các trang tác phẩm mà ở chỗ khi nó đã nằm trọn trong tâm trí bạn đọc.

 


        2. Không gian và thời gian trong hình tượng văn chương

TOP

a. Nghệ thuật thời gian và nghệ thuật không gian

Chất liệu ngôn từ của hình tượng văn chương cũng đã làm cho tính chất không gian và thời gian của hình tượng văn chương có đặc trưng riêng.

Người ta phân chia thế giới nghệ thuật ra làm 2 loại chủ yếu - nghệ thuật thời gian và nghệ thuật không gian - là căn cứ hình tượng các loại hình nghệ thuật này đã chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian và thời gian như thế nào. Loại nghệ thuật mà hình tượng của nó chiếm một khoảng không gian và bất động là loại nghệ thuật không gian, đây là loại nghệ thuật chiếm lĩnh đối tượng mà các phần của nó cái này nằm bên cạnh cái kia. Loại nghệ thuật mà hình tượng của nó diễn ra theo thứ tự trước sau và chiếm và chiếm một khoảng thời gian nhất định là nghệ thuật thời gian. Ðây là loại nghệ thuật chiếm lĩnh đối tượng mà bộ phận của nó lần lượt xuất hiện trong thời gian.

b. Tính chất thời gian của nghệ thuật ngôn từ

Ðứng về phương diện thời gian, người ta xếp văn chương vào loại nghệ thuật thời gian. Chính đặc trưng chất liệu ngôn từ đã qui định tính chất thời gian của hình tượng văn chương. Lời nói là âm thanh được phát ra từng tiếng lần lượt theo thời gian. Hình tượng văn chương có khả năng to lớn trong việc chiếm lĩnh đối tượng mà các bộ phận của nó xuất hiện theo thời gian. Văn chương chủ yếu tái hiện các quá trình đời sống, các sự vật và hiện tượng nối tiếp nhau trong thời gian.

Có một loạt các nghệ thuật thời gian, nhưng nghệ thuật thời gian - văn chương là có tính đặc thù. Tính đặc thù đó là ở chỗ, trong văn chương, thời gian được thể hiện uyển chuyển, biến hóa khôn lường nhà văn có thể ép mỏng lại hoặc kéo căng thời gian ra tùy theo yêu cầu nghệ thuật nhất định. thời gian trong văn chương không nhất thiết được thể hiện đúng như thật, trực tiếp như thời gian trên sâu khấu là trùng khít với thời gian được miêu tả. Trong văn chương thời gian nhiều khi chỉ là khoảng khắc nhưng được nhà văn đặc tả tỉ mỉ và có thể có cả lời bình phẩm kéo dài hàng trang sách. Như vậy ở đây thời gian cần để miêu tả nhiều gấp mấy lần thời gian được miêu tả. Hãy so sánh 9 phút cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong phim và truyện Sống như Anh với bài thơ Nguyễn Văn Trỗi, 9 phút đã được miêu tả chỉ trong mấy chục giây trong phim và truyện, nhưng trong thơ Tố Hữu lại được miêu tả mấy chục phút. Thường khi, văn chương dồn nén thời gian từ một khoảng thời gian tự nhiên dài ngoài thực tế lại một vài dòng ngắn gọn.

Ngày qua, ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

Các tác phẩm văn chương có thể mô tả đối tượng chiếm một khoảng khắc thời gian, cũng có thể mô tả đối tượng diễn ra hàng thế kỷ. Bài thơ vịnh pháo sau đây, thời gian thực tế chỉ là tích tắc:



Pháo mới kêu to một tiếng đùng

Hỡi ơi xác pháo đã tan không

Tiếc thay thân pháo không còn nữa

Nhưng đã tan ra vạn sắc hồng.

Nhưng bộ sử thi Chiến tranh và hòa bình của L.Tolstoi là cả một gian đoạn lịch sử dài một thế kỉ.

Về mặt nhịp độ, thời gian trong văn chương có thể trôi nhanh hay chậm; đều đặn êm đềm hay biến động căng thẳng. Thời gian trong bài thơ Nhật ký của Hoàng Nhuận Cầm sau đây trôi rất nhanh:

Sáng: Bình minh ấy là bình minh kỉ niệm

Chiều: Hoàng hôn như lạ lại như quen

Tối: Tắc kè kêu ném lưỡi vào đêm

Có ngủ được đâu

Nằm nghe lá thở

Nằm nghe súng nổ

Thôi, sáng rồi vẫn tiếng gà xóm mẹ

Cuốn võng vào theo hướng súng mà đi

Mối quan hệ thời gian giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong văn chương có thể rất gần nhau nhưng cũng có thể rất xa nhau. liên hệ thời gian ở VIếng bạn của Hoàng Lộc rất gần nhau:

Hôm qua, hôm nay và mai mốt

Hôm qua còn theo anh

Ði ra đường quốc lộ

Sáng nay đã chặt cành

Ðắp cho người dưới mộ

.....................................

Mai mốt bên cửa rừng

Anh có nghe súng nổ

là chúng tôi đang cố

Tiêu diệt kẻ thù chung

Ở bài Quê hương của Giang Nam mối liên hệ thời gian khá xa - từ thuở còn thơ đến cách mạng bùng lên, kháng chiến trường kỳ và hòa bình trở lại.

Thời gian trong văn chương có thể diễn ra cùng chiều với thời gian tự nhiên ngoài đời; cũng có thể có sự ngược lại từ tương lai rồi trở về quá khứ hoặc xen kẽ giữa quá khứ, hiện tại.

Nhưng điều quan trọng là thời gian trong hình tượng văn chương không chỉ đơn thuần là vấn đề tương quan như thế nào giữa thời gian được miêu tả với thời gian khách quan, giữa dòng ngôn từ trần thuật với thời gian khách quan. mà là tương quan trước -sau giữa các lớp, đoạn, cảnh, sự kiện, chi tiết.

Khả năng nghệ thuật thời gian nghệ thuật của văn chương rất lớn nó chẳng những hơn hẳn sân khấu mà còn hơn hẳn điện ảnh, truyền hình.

c. Tính không gian của nghệ thuật ngôn từ

Người ta đã xếp văn chương vào hàng nghệ thuật thời gian, nhưng đứng ở góc độ nào đó mà xét thì văn chương còn là nghệ thuật không gian - loại nghệ thuật không gian đặc biệt. Không gian nghệ thuật của văn chương là có tính đặc thù. Tính đặc thù này cũng là do đặc thù chất liệu xây dựng hình tượng - ngôn từ, quy định. các lời nói trong tác phẩm văn chương không phải được diễn ra cùng một lúc mà theo trật tự trước sau và ngay trong lời nói các từ cũng từ này tiếp sau từ kia. Có lợi thế về mặt thời gian, nhưng quảng tính thời gian của lời nói đã là trở ngại cho văn chương khi miêu tả không gian. Lessing đã viết: Những gì mà con mắt ta nắm bắt được ngay tức khắc thì nhà thơ phải trình bày cho chúng ta chậm rãi, theo từng bộ phận, và thường kết quả là, khi cảm thụ bộ phận sau thì quên mất bộ phận trước ở đây sự đối chiếu vật thể trong không gian đã vấp phải tính liên tục của lời nói trong thời gian.

Ðây là một hạn chế so với các nghệ thuật không gian vật thể. tuy vậy, văn chương đã dùng sở trường để khắc phục sở đoản. Văn chương xem việc miêu tả sự vật tĩnh tại là thứ yếu. Vì nó không có khả năng hấp dẫn độc giả. Văn chương thiên về miêu tả quá trình đời sống, sự vận động, tái hiện các hành động. Ngay miêu tả một sự vật cũng vậy, nhà văn không dừng lại ở chỗ liệt kê, thống kê tỉ mỉ một cách tĩnh tại mà là vẽ chiều sâu lịch sự của sự vật. Còn các bức tranh phong cảnh hoặc hoàn cảnh xung quanh nhân vật thì không phải là phong cảnh tĩnh tại, chết mà là vận động hoặc động. Nguyễn Du trong bức tranh sau đây đã nhìn thấy sự vận động của tạo vật mà con mắt thường không thể thấy được.

Xập xé én liệng tầng không

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Và bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Ðăng Khoa, chẳng hạn, có họa sĩ nào vẽ được:



Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi hôm nay...

 

Hạt gạo làng ta



Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả các cờ

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gàu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao xáp mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quét đất

 


Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy

 

Hạt gạo làng ta



Những năm bom Mĩ

Trút trên mái nhà

Những năm cây súng

Theo nguời đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông...

 

Hạt gạo làng ta



Có công các bạn

Hạt gạo làng ta

Gởi ra tiền tuyến

Gởi về phương xa...

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta.

Không gian trong văn chương có thể rất hẹp cũng có thể rất rộng: một sự vật, một con người, một căn phòng v.v... và có thể là một công trường, một chiến trường. Nói chung, không gian trong văn chương không bị một hạn chế nào. có họa sĩ nào vẽ được không gian của Tây du kí, Tam quốc chí, Chiến tranh và Hòa bình.

Không gian trong văn chương được di chuyển rất dễ dàng. Ðang ở không gian này người đọc có thể được đưa sang một không gian khác một cách dễ dàng và bất kỳ ở đâu. Sự thay đổi không gian trong văn chương cũng không bị hạn chế. Khả năng bao quát của không gian trong văn chương là vô cùng. Không một bức tranh nào so sánh nỗi khả năng này của văn chương.

Có một không gian nghệ thuật của văn chương mà các nghệ thuật khác khó lòng với tới. Ðó là không gian tâm tưởng (thế giới nội tâm - suy tư và mơ ước của con người). Chẳng hạn suy tư của Gamzatov trong bài thơ 8 câu sau đây:

Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên

Từ xưa tới nay vẫn thế

Thuốc độc, lòng tham và tiền

Có thể giết người ta rất dễ

Nhưng tôi không hiểu một điều

Vì sao, tôi không biết:

Rằng nhiều khi sự thật và tình yêu

Cũng có thể làm cho người ta chết.

Không gian và thời gian của văn chương là không gian và thời gian nghệ thuật - nó vừa là sự phản ánh không gian và thời gian hiện thực nhưng vừa mang ý nghĩa khái quát. Nhưng đồng thời không gian và thời gian trong văn chương nhiều khi mang ý nghĩa tượng trưng. Ví dụ trong thơ, văn cách mạng hay dùng đường cách mạng, chẳng hạn.

 

        3. Khả năng phản ánh ngôn ngữ và tư duy của hình tượng văn chương

TOP

a.  Khả năng phản ánh ngôn ngữ

Lời nói trong văn chương nghệ thuật không chỉ như một phương tiện vật liệu để xây dựng hình tượng mà nó còn là đối tượng miêu tả của văn chương. Ðó chính là tính song bình diện độc đáo của hình tượng ngôn từ. Một mặt, nhờ có ngôn từ nghệ thuật (với tư cách là vật liệu xây dựng hình tượng) mà các phương diện khác nhau của hiện thực ngoài lời nói (con người và tồn tại nói chung) được tái hiện. Mặt khác, ngôn từ nghệ thuật còn tái hiện cụ thể mọi mặt của hoạt động lời nói của con người (lời nói ở đây với tư cách là đối tượng miêu tả).

Văn bản tác phẩm văn chương bao giờ cũng là một tổng thể của những lời phát ngôn của những con người nhất định: phát ngôn của người kể chuyện, nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình. Trong tác phẩm văn chương không có lời nói vô chủ - bất kỳ lời nói nào cũng phát ra từ cửa miệng của một người nào đó nhất định. Do đó, con người ở trong văn chương xuất hiện với tư cách là con người mang lời nói, con người biết nói năng.

Xem lời nói là đối tượng miêu tả, văn chương khắc phục hạn chế tính lược đồ, tính không trọn vẹn của hình tượng ngôn từ, tức là những khiếm khuyết do tính phi vật thể của hình tượng sinh ra, tạo ra những ưu thế cho mình so với nhiều nghệ thuật vật thể. Các nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc là nghệ thuật tĩnh không những với nghĩa hình tượng của nó không cử động mà còn với nghĩa đây là những hình tượng im lặng - không có lời nói. Âm nhạc, nghệ thuật của âm thanh, nó tác động Mácnh liệt vào tình cảm của con người nhưng nó vẫn là phạm vi không lời của hiện thực và nó cũng không nói bằng lời nói cho thính giả được.

Lời nói với tư cách là đối tượng miêu tả nó chẳng những tác động vào trí tưởng tượng của độc giả mà còn tác động vào thính giác của độc giả nữa. Văn bản văn chương là hệ thống của những giọng điệu khác nhau của con người. Lời nói là điều kiện tiên quyết để nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, dựng lại bức tranh ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là bằng chứng về văn hóa và văn minh của dân tộc.

b. Khả năng phản ánh tư duy

Lời nói và tư duy gắn chặt với nhau. không thể tư duy mà không có lời nói và lời nói chính là tư duy. Vì vậy, nếu nói văn chương miêu tả ngôn từ thì đồng thời phải nói văn chương miêu tả tư tưởng. Văn chương vừa vẽ lên những bức chân dung về tư tưởng của con người. Văn chương là ngành nghệ thuật duy nhất tái tạo các quá trình tư duy của con người. Mỗi con người trong văn chương là mỗi nhà tư tưởng; họ không những là con người biết suy nghĩ, cảm xúc, có ý thức về mình mà còn có ý thức về người - họ có ý kiến nhất định trước vận mệnh và cuộc đời. đây là một ưu thế đặc thù của văn chương. Nghệ thuật nào cũng gắn liền với tư tưởng. Nhưng các loại hình nghệ thuật khác biểu hiện tư tưởng của con người một cách gián tiếp. Qua một bức tranh, bản nhạc chúng ta không tìm được những tư tưởng cụ thể mà chỉ là đoán định - ngay cả những bức tranh tượng về con người. Các nghệ thuật đó không dựng lên được con người đang tư duy. Trong văn chương, quá trình tư duy của con người được thể hiện một cách trực tiếp. Người đọc tiếp xúc trực tiếp qua các lời thoại của nhân vật hoặc lời nói thầm ... của các nhân vật - những ý tưởng chưa thốt nên lời.

Là nghệ thuật phương tiện tư duy, văn chương về thực chất là lời đề nghị, là cuộc tranh luận, là cuộc đối thoại, nói theo Biélinski, là câu hỏi đặt ra hay câu trả lời. Do vậy, tính tư tưởng của văn chương chúng ta dễ thấy vì nó vừa sâu sắc; vừa nổi bật, vừa phong phú lại trực tiếp.

 


       4. Tính vạn năng và tính phổ thông của văn chương

TOP

 

            a.  Tính vạn năng

Mỗi từ mỗi câu của lời nói là yếu tố tư tưởng, mà tư tưởng là hình ảnh của thế giới khách quan, lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng, văn chương có tính vạn năng trong việc phản ánh đời sống. Tính vạn năng đó, thể hiện:

- Chiều rộng của phạm vi hiện thựcphản ánh: Không có giới hạn về phạm vi hiện thực trong văn chương. Bất cứ phạm vi hiện thực nào văn chương cũng có khả năng với tới.

- Chiều sâu của sự phản ánh: Tính vạn năng còn được biểu hiện ở chỗ khả năng phản ánh chiều sâu của hiện thực. Bức tranh hình tượng văn chương thực sự là bức tranh của không gian 3 chiều: cao, sâu, rộng.

- Phương diện vô hình, tâm tưởng: Tính vạn năng còn ở chỗ bất kỳ phương diện nào của hiện thực văn chương cũng có thể đạt tới. Ðặc biệt là phương diện vô hình - tâm tưởng. Những dòng suy tư của con người, một khó khăn của nghệ thuật tạo hình, thì ở văn chương là một lợi thế. Tính vạn năn của văn chương còn ở chỗ nhà văn tự do xử lí mối quan hệ thời gian thực tế trong miêu tả, có khả năng miêu tả bất cứ nội dung nào dưới hình thức nào.



b. Tính phổ thông

Chất liệu xây dựng hình tượng văn chương ngôn từ - phương tiện giao tiếp của xã hội đã làm cho văn chương có tính phổ thông.

- Về mặt sáng tác: Ðể trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp thì thật là khó, nhưng có thể nói hầu như người nào cũng có thể làm được vài câu thơ. hơn nữa, phương tiện vật chất phục vụ cho sáng tác văn chương đơn giản nhất so với bất cứ nghệ thuật nào: giấy - viết và thậm chí có khi cũng không cần hai thứ đó nữa. (ví dụ văn chương dân gian hay loại ứng tác)

- Về mặt truyền bá: Văn chương truyền bá rất dễ dàng nhưng lại thâm nhập sâu vào bạn đọc. Phương tiện duy nhất cần thiết cho sự truyền bá là ngôn từ - mà ngôn từ thì ai cũng có. điều kiện và phương tiện cần thiết cho sự truyền bá cũng thật là đơn giản là những quyển sách hoặc thậm chí không có sách, và bất kỳ ở đâu, lúc nào. Nó khác hẳn sân khấu, điện ảnh, âm nhạc ... là nhũng nghệ thuật mà điều kiện và phương tiện truyền bá có những đòi hỏi nhất định và nhiều khi rất phức tạp.



- Về mặt tiếp nhận: Yêu cầu quan trọng nhất để tiếp nhận văn chương là ngôn từ, mà ngôn từ thì ai cũng có. vì vậy, ai cũng có thể tiếp nhận được văn chương. Kể cả các em bé mới ra đời. mặt nữa, bạn đọc có thể lựa chọn những cung bậc và nhịp độ tùy thích và thời gian tùy thích.

 

    III. VĂN CHƯƠNG VỚI CÁC LOẠI HÌNH NHỆ THUẬT KHÁC



        1. Vị trí văn chương trong các loại nghệ thuật

TOP

a. Sự phân loại các nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú. Việc yêu cầu nắm bắt cho được bản chất và quy luật của nghệ thuật khiến người ta phải tìm cách phân chia nó thành từng loại nhất định. xuất phát từ những cơ sở nhất định, người ta đã chia ra các loại nghệ thuật cơ bản sau đây:

- Nghệ thuật không gian và nghệ thuật thời gian (điêu khắc, sân khấu v.v... ), xét theo khách thể của việc phản ánh.

- Nghệ thuật tạo hình và biểu hiện (như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, vũ đạo, v.v... ), xét theo chủ thể nhận thức - trực tiếp hay gián tiếp của việc biểu hiện tư tưởng và tình cảm.

- Nghệ thuật động và nghệ thuật tĩnh (kiến trúc, điêu khắc, nhảy múa, âm nhạc v.v... ), xét theo góc độ hình tượng của chúng đứng im hay vận động và đối tượng của chúng.

- Nghệ thuật thị giác và nghệ thuật thính giác (hội họa, điêu khắc - âm nhạc v.v... ), xét theo góc độ những đặc điểm của sự cảm thụ cảm tính, thẩm mĩ.

- Nghệ thuật đơn nhất và nghệ thuật tổng hợp (điêu khắc, hội họa - sân khấu điện ảnh) dựa vào chất liệu xây dựng hình tượng đơn hay đa chất, và vân vân.

Có hàng loạt cách phân chia loại hình nghệ thuật. nhưng nhu đã nói, người ta thật khó xếp văn chương vào loại nghệ thuật nào và thường khi người ta xếp văn chương thành một ô riêng, người ta đặt văn chương bên cạnh nghệ thuật (văn chương và nghệ thuật). phải chăng cách đối lập đó vừa thấy được sự khác biệt vừa thấy được sự hơn hẳn của văn chương đối với các nghệ thuật khác!

Ðánh giá cao vai trò của văn chương, Biélinski coi văn chương là loại nghệ thuật hàng đầu. Thơ ca là loại nghệ thuật tối cao ... vì vậy, thơ ca bao hàm trong bản thân nó tất cả mọi yếu tố của các nghệ thuật khác, dường như nó bất ngờ sử dụng được một cách hữu cơ mọi phương tiện khác nhau của các nghệ thuật khác. Thơ ca chính là toàn bộ chỉnh thể của nghệ thuật...

Tính hình tượng gián tiếp và tính tư duy trực tiếp của hình tượng văn chương do chất liệu ngôn ngữ đưa lại đã làm cho văn chương có những chỗ mạnh nhưng đồng thời so với các nghệ thuật khác, văn chương cũng bộc lộ những chỗ yếu của mình: ý kiến của Biélinski đã đánh giá rất cao chỗ mạnh của văn chương nhưng có phần cực đoan, phiến diện: không thấy được chỗ yếu của văn chương(chẳng hạn tính phi vật thể của hình tượng) và khiến cho người ta nghĩ rằng văn chương có thể thay thế được tất cả.



b.     Văn chương là nghệ thuật tối cao

Nhìn một các tổng quát, văn chương hơn hẳn các nghệ thuật khác trên những mặt sau đây:

- Khả năng bao quát cả chiều rộng lẫn chiều sâu của hiện thực. Văn chương có khả năng rộng lớn để phản ánh toàn diện cuộc sống (không chừa một phạm vi nào). Ðồng thời nó thể hiện một cách đầy đủ và chính xác về hiện thực; đặc biệt là tính xác định cụ thể cao trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc, tình cảm tư tưởng.

- Từ khả năng bao quát hiện thực rộng lớn ấy, văn chương có khả năng to lớn trong việc tác động tới bạn đọc.

- Khả năng xuất bản và lưu hành cũng vô cùng rộng lớn. Người ta có tể xuất bản một số lượng cực kỳ lớn.

- Văn chương tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nghệ thuật khác. Các hình tượng văn chương thường có cuộc sống thứ 2 với nghệ thuật biểu diễn: sân khấu, đọc trên đài phát thanh, trên truyền hình, nhà hát, rạp chiếu bóng, điêu khắc hội họa, âm nhạc, vũ đạo v.v...

- Có nhiều ngành nghệ thuật đã mượn chất liệu ngôn từ của văn chương, ví dụ: hội họa, sân khấu, điện ảnh v.v...

cái yếu của văn chương là thiếu tính cụ thể vật thể - trực tiếp.

Người ta không nghe, nhìn và sờ nắn các hình tượng văn chương được. Cái yếu khác là văn chương lại phải dịch. Ngoài ra văn chương ra, không có nghệ thuật nào phải dịch cả.

Vậy thì, tóm lại, văn chương xếp thứ mấy trong hàng các nghệ thuật? Vấn đề là cần phải xem xét một cách lịch sử trong sự phát triển của nghệ thuật.

- Thời xa xưa, nghệ thuật đang chung đụng với nhau- nghệ thuật nguyên hợp thì vũ đạo và phỏng hình là hàng đầu.

- Thời cổ đại thì tạo hình (chủ yếu kiến trúc và điêu khắc) giữ vị trí chủ đạo.

- Thời phục hưng và chủ nghĩa cổ điển thì hội họa là nghệ thuật hàng đầu.

- Thế kỷ XIX - XX vai trò hàng đầu là văn chương.

- Ngày nay trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều ngành nghệ thuật hiện đại giàu tính đại chúng ra đời: điện ảnh, truyền thanh, văn chương, vẫn giữ vị trí quan trọng nhất nhì của nó.

       


        2. Quan hệ giữa văn chương và các nghệ thuật

TOP

Người ta thường đối lập văn chương với các loại hình nghệ thuật khác. Ðiều này chỉ ra rằng văn chương khác xa với các loại hình nghệ thuật, tuy vậy, văn chương vẫn có những quan hệ nhất định, thậm chí quan hệ gắn bó khăng khít. Ðặc biệt có những ngành nghệ thuật không thể tồn tại được nếu thiếu sự hỗ trợ của văn chương.

a. Văn chương với hội họa

Nghệ thuật tạo hình gồm có hội họa, đồ họa, điêu khắc, nhiếp ảnh nghệ thuật. Ðặc điểm của chúng: phản ảnh hiện thực thông qua sự tái hiện hình tượng các hình thức thấy được của hiện thực, đều thể hiện diện mạo các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, diện mạo con người, thể hiện toàn bộ tính muôn vẻ của các sự kiện và quá trình cuộc sống được cảm nhận bằng thị giác. Nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật thị giác (trong tạo hình, hội họa là ngành tiêu biểu). Việc thể hiện trực tiếp  toàn bộ tính muôn hình muôn vẻ của các hiện tượng được cảm thụ cảm tính: các sự vật, đường nét, màu sắc, hình khối, dáng vẻ của thế giới bên ngoài đã làm cho nghệ thuật tạo hình nói chung và hội họa nói riêng có ưu thế về phía tác động trực tiếp, xác thực, cụ thể đến người tiếp nhận.

Về phương diện này, văn chương có những hạn chế nhất định. nhưng, nhà văn cố phấn đấu làm cho hình tượng của mình đạt được tính tạo hình. Người ta đã xem các hình tượng văn chương là những bức tranh. Bằng ngôn từ, văn chương có thể khắc họa rõ nét những hiện tượng riêng lẻ của thế giới. (Song sự khắc họa này diễn ra thông qua sự liên tưởng, thông qua kinh nghiệm sống của người tiếp nhận). Ở đây cần lưu ý rằng: văn chương không chỉ đơn thuần là vẽ bằng ngôn từ về các sự vật hiện tượng mà người vẽ còn thể hiện trực tiếp cả thái độ của mình về đối tượng, hơn nữa, văn chương không xem yếu tố tạo hình, yếu tố khắc họa là yếu tố tự quyết, tiên quyết.

Văn chương có ưu thế trong việc thể hiện sự vận động, sự phát triển và sự thay đổi đang diễn ra của thế giới, ngay cả những hiện tượng tưởng như đứng im, không vận động của thế giới. Chẳng hạn, miêu tả sắc đẹp của người phụ nữ. nếu như hội họa cố gắng miêu tả tỉ mỉ về sắc đẹp chân dung một phụ nữ thì, văn chương lại không đi theo con đường của hội họa mà kể lại ấn tượng do vẻ đẹp đó dấy lên ở những người xung quanh. Vẻ đẹp ở đây được thể hiện dường như ở trong trạng thái vận động, trong hành động. Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp, tài sắc của chị em Kiều theo kiểu đó:



- Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

- Một hai nghiêng nước, nghiêng thành

Hội họa tìm cách khắc phục mặt tĩnh tại của mình bằng cách thể hiện những tình huống điển hình, khoảng khắc tiêu biểu từ toàn bộ quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng. Hình tượng nghệ thuật tạo hình cũng mang tính thời gian, tính vận động, vì bản thân nó là sự thể hiện một thời điểm nhất định của sự vận động và phát triển của sự vật. nó dừng lại ở một khoảnh khắc nhất định để giúp người tiếp nhận nhìn thấy được kỹ lưỡng hơn cái được miêu tả.

Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn chương và hội họa khá đa dạng. Trước hết là ở chỗ chúng học tập lẫn nhau các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật. Chẳng hạn, văn chương sử dụng biện pháp hài sắc, độ sáng tối, luật cận - viễn. Tác giả dân gian đã dùng các màu sắc các màu sắc để vẽ nên màu sắc của sen:

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Cũng có thể chỉ dùng một thứ màu:



Tổ quố c tôi chưa đẹp thế bao giờ

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng xanh biển

Xanh trời, xanh của giấc mơ.

Cũng có thể phối hợp màu sắc (hài sắc):



Một vùng cỏ mọc xanh rì

Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu.

Phối hợp xa gần (luật viễn cận):



Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Hội họa chịu ảnh hưởng của khả năng nêu vấn đề, tính vạn năng của văn chương. Trước đây chức năng minh họa của hội họa được đề cao, nhưng do tác động của văn chương và nhiều ngành nghệ thuật khác mà trong mấy thế kỷ nay bản chất hội họa có thay đổi, tính minh họa bị đưa xuống hàng thứ yếu, điều cốt yếu của hội họa ngày nay là khả năng khái quát nghệ thuật, tính diễn cảm và năng động.

Ngoài ra, chúng ta thường thấy là hội họa tìm các chủ đề và đề tài cho mình từ các hình tượng văn chương.

b. Văn chương với âm nhạc:

Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Ðây cũng là một hình thức phản ảnh nghệ thuật đặc biệt về hiện thực khách quan. hình tượng của nó được tạo dựng từ chất liệu âm thanh. Nó cũng phi vật thể như hình tượng văn chương. Nhưng do chất liệu hình tượng văn chương là các yếu tố của tư tưởng nên hình tượng văn chương vẫn mang tính cụ thể - xác định. Còn hình tượng âm nhạc bị hạn chế ở phương diện này. Người ta đã thử làm thí nghiệm cho nhiều cho nhiều người cùng nghe một khúc nhạc cổ điển rồi yêu cầu mỗi người nghe, giảng giải nội dung tư tưởng của khúc nhạc đó. Người thì cho đấy là cuộc đời của một cô gái bị hại, người cho đây là truyện một loài hoa bị bão táp quật ngã, người khác cho rằng đó là nói về con bướm nhỏ bị thiêu cháy trong đống than. Như vậy, so với âm nhạc, văn chương, nội dung của nó, không mơ hồ như âm nhạc. Mĩ học tư sản đã xuyên tạc đặc tính này của âm nhạc để đi đến chỗ xem âm nhạc (và kiến trúc) là nghệ thuật không phản ảnh hiện thực, nghĩa là họ phủ nhận nội dung tư tưởng của âm nhạc.

Thực ra âm nhạc vừa có thể thể hiện các mặt vật thể của cuộc sống chẳng hạn âm nhạc có chương trình, thanh nhạc. Dựa vào chất liệu âm thanh, âm nhạc có ưu thế thể hiện nhịp độ, nhịp điệu, tính chất của sự vận động và phát triển cuộc sống. Âm nhạc là loại nghệ thuật tác động trực tiếp tới tình cảm của con người, thống nhất các tình cảm, thông qua cảm xúc mà thể hiện tư tưởng. Văn chương và âm nhạc có sự tác động qua lại lẫn nhau có nguồn gốc sâu xa ngay trong bản thân bản chất của hai loại hình nghệ thuật  này. văn chuơng, mà đặc biệt làthơ ca, chất nhạc là bản chất của nó. Thơ có thể không có vần nhưng không thể không có tính nhạc. còn âm nhạc lại thường sử dụng tính chất phát âm của ngôn từ và ngữ ngôn.

Từ xa xưa và cho tới ngày nay, âm nhạc thường sử dụng các tác phẩm văn chương. Tại sao lại như vậy? trước hết, do âm nhạc luôn luôn vươn tới đạt cho được tính xác định, tính sâu sắc trong nội dung tư tưởng của mình. Do đó, nó kế thừa hiện thực đã được lựa chọn, khái quát và nhào nặn của văn chương để tạo ra sự thuận lợi, dễ dàng cho điển hình âm nhạc. cũng do hạn chế ở chỗ không thể tự mình thể hiện đầy đủ tính cụ thể, tính vật thể của thế giới, nên âm nhạc phải sử dụng tác phẩm văn chương - cái mà người ta đã biết trước rồi. Âm nhạc dựa vào văn chương còn vì lí do, thơ ca là chất liệu cho thanh nhạc. Những bản nhạc bài hát được phổ từ thơ, nhạc sĩ đã lợi dụng 2 điều quan trọng của thơ ca: tính nhạc và ngôn từ.

Âm nhạc ảnh hưởng đến văn chương ở những mặt nào? nếu như tính nhạc của thơ ca đã ảnh hưởng tới âm nhạc, thì ngược lại, việc phối khí của âm nhạc cũng ảnh hưởng tới văn chương.

Nó cung cấp cho văn chương những môtíp đề tài: tiếng đàn Thạch sanh, tiếng đàn Kiều, tiếng hát Trương Chi. Âm nhạc còn cung cấp, gợi ý cho văn chương các tứ thơ, ý thơ.



c. Văn chương với điện ảnh  

TOP

Ðiện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp. Ở nó có sự kết hợp của nghệ thuật biểu diễn: biểu diễn, tạo hình, biểu hiện. Nghệ thuật điện ảnh có khả năng bao quát rộng rãi về thế giới có khả năng tác động mạnh mẽ đến người nhận, tính chất quần chúng rộng rãi, tính hiện thực dường như tiếp cận với sự thực.

Cơ sở tồn tại của điện ảnh là văn chương. Mọi bộ phim đều được dựng nên dựa trên một kịch bản điện ảnh nhất định - mà thực chất đó là những truyện phim hay các tác phẩm văn chương. So với điện ảnh, văn chương có khả năng bao quát hiện thực cả bề rộng, lẫn bề sâu; khả năng này của văn chương là vô địch.

Mọi tác phẩm văn chương khi được chuyển thể sang ngôn ngữ điện ảnh đều không còn giữ được cả bề rộng lẫn bề sâu về sức khái quát cuộc sống. Nguyên do là ở chỗ đặc trưng của điện ảnh. Trước hết là do thời gian điện ảnh, thường một bộ phim xem không quá 3 tiếng đồng hồ. Còn thời gian văn chương thì vô cùng. Nhưng lí do quan trọng là điện ảnh yêu cầu một sự thống nhất cao của hành động làm nổi bật các tuyến nhân vật và diễn biến cốt truyện. Ðiện ảnh phải thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật thông qua hành động xung đột, thông qua hành vi cụ thể, thông qua các tính cách nhân vật  và quan hệ giữa chúng. Ðiện ảnh không thể tác động tới người tiếp nhận bằng các phương tiện biểu hiện trực tiếp các tư tưởng và tình cảm thông qua lời kễ trực tiếp của tác giả như văn chương.

Sự tác động trở lại văn chương của điện ảnh trước hết là đặt ra cho văn chương nhiệm vụ viết các kịch bản phim. Mặt nữa, phim là nơi gợi ý cho văn chương và nhiều khi là nguyên nhân thành công cho văn chương. Tùy bút rất hay ấy chính là lời bình cho của bộ phim Cây tre Việt Nam, và chắc chắn là gợi ý cho bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy.







Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương