Đối với súc vật còn sống



tải về 0.95 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.95 Mb.
#19059
1   2   3   4   5   6

Bài 3 BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ


(Paramphistomatidosis)
Bệnh sán lá dạ cỏ do nhiều loài sán lá ký sinh ở dạ cỏ gây ra. Trước đây, người ta chưa xác định rõ tác hại của sán lá dạ cỏ ở gia súc nhai lại. Song những năm gần đây, với những nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, sán lá dạ cỏ ký sinh phổ biến và gây nhiều tác hại đối với vật chủ. Vì vậy, hiện nay bệnh sán lá dạ cỏ được chú ý bởi vai trò gây bệnh đặc biệt nghiêm trọng của sán non và tỷ lệ chết cao ở gia súc bị bệnh.

1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÁN LÁ DẠ CỎ

1.1 Vị trí của sán lá dạ cỏ trong hệ thống phân loại động vật học

Sán lá dạ cỏ nằm trong lớp sán lá (Trematoda Rudolphi, 1808) thuộc ngành sán dẹp (Platheminrhes Schneider, 18731. Năm 1754, Daubenton đã phát hiện sán lá dạ cỏ đầu tiên nhưng chưa định được loài. Sau đó, Falk (1782) đã phân loại sán lá dạ cỏ dựa vào vị trí ký sinh. Năm 1790, Schrank và Zeder đều tìm ra một loài sán lá trong dạ cỏ hươu và đặt tên là Fasciola cervi và Festucaria cervi. Năm 1890, Rudolphi đổi tên thành giống Ampllistoma.

Fischoeder (1901 - 1904) đã phân loại nhiều loài mới , thay tên giống

Amphistoma Rudolphi, 1890 thành giống Paramphistomum, các loài thuộc giống này

được xếp vào họ Paramphistomatidae.

Theo Skrjabin và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), vị trí của những sán lá


dạ cỏ ký sinh ở gia súc nhai lại Việt Nam trong hệ thống phân loại động vật học như
sau:

Ngành Plathelminthes Schneider, 1873 Phân ngành Platodes Leuckart, 1854


Lớp Trematoda Rudolphi, 1808

Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962


Bộ Paramphistomatida Szidat, 1936

Phân bộ Paramphistomatata Skrjabin et Schulz, 1937

Họ Paramph istomatidae Fischoeder, 1901

Phân họ Paramphistomatinae Fischoeder, 1901

Giống Paramphistomum Fischoeder, 1901

Loài Paramphistomum cervi (Zeder, 1970)

Loài Paramphistomum epiclittum (Fischoeder, 1904)
45


Loài Paramphistomum gotoi (Fukui, 1922)

Loài Paramphistomum gracile (Fischoeder, 1901) Loài Paramphistomum ichikawai (Fukui, 1922) Loài Paramphistomum liorchis (Fukui, 1922) Giống Gigantocotyle Nasmark, 1937

Loài Gigantocotyle bathycotyl (Fischoeder, 1901)

Loài Gigantocotyle siamense (Stiles et Goldberger, 1910)

Giống Calicophoron Namark, 1937

Loài Calicophoron calicophorum (Fischoeder, 1901)


Loài Calicophoron cauliorchis (Stiles et Goldberger,
1910)

Loài Calicophoron ijimai (Fukui, 1922)

Loài Calicophoron microbothrioides (Price et

Mcintosh, 1944)

Loài Calicophoron papillosum (Stiles et Goldberger,

1910)


Giống Ceylonocotyle Namark, 1937

Loài Ceylonocotyle scoliocoelium (Fischoeder, 1901 )

Loài Ceytonocotyle dicranocoelillm (Fischoeder,

1901)


Loài Ceylonocotyle dinniki (Eduarko, 1982)

Giống Cotylophoron Stiles et Goldberger, 1910

Loài Cotylophoron cotylophorum (Fischoeder, 1901)
Loài Cotylophoron indicum (Stiles et Goldberger,

1910)


Giống Explanatum Namark, 1937

Loài Exptanatum explanatum (Creplin, 1847) Họ Gastrodiscidae, Stiles và Goldberger, 1910 Giống Homalogaster Poirier, 1882

Loài Homalogasterpaloniae (Poirier, 1882) Giống Gastrodiscoides Leiper, 1913

46



Loài Gastrodiscoides hominis (Leiper, 1913)

Họ Gastrothylacidae Stiles và Goldberger, 1910

Phân họ Gastrothylacinae Stiles và Goldberger, 1910 Giống Gastrothylax Poirier, 1883

Giống Carmyerius Stiles và Goldberger, 1910


Giống Fischoederius Stiles và Goldberger, 1910

1 2. Hình thái và cấu tạo của sán lá dạ cỏ

Các sán lá thuộc phân bộ Paramphistomatata gồm những sán lá có thân hình khối chói, màu đỏ hồng, đặc biệt có giác bụng rất lớn ở cuối thân sán, 2 nhánh ruột phát triển mạnh và kéo dài đến cuối thân, bịt kín ở cuối. Sán có hai tinh hoàn xếp phía trước buồng trứng hoặc có khi ở sau buồng trứng. Sán lá dạ cỏ lưỡng tính, thụ tinh chéo và tự thụ tinh.

Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996), Phan Lục (1997), trên bề mặt cơ thể sán lá dạ cỏ thường có gai phân bố ở phần trước cơ thể, ở mặt bụng gai nhiều hơn và lớn hơn. Hệ tiêu hoá, bài tiết, thần kinh và hệ sinh dục của sán lá dạ cỏ có những đặc điểm sau: Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ lỗ miệng ở đáy giác miệng, hầu, thực quản, ruột. Cặn thức ăn được thải ra ngoài qua lỗ miệng.

Cơ quan bài tiết cấu tạo kiểu nguyên đơn thận, gồm 2 ống chạy dọc cơ thể và nối với nhau tạo thành túi bài tiết chính mở ra ở mút sau cơ thể, mỗi ống bài tiết có nhiều nhánh nhỏ, tận cùng có tế bào ngọn lửa thực hiện chức năng bài tiết.

Hệ thần kinh gồm vòng thần kinh hầu nằm ở phía trước cơ thể, từ đó có các dây thần kinh chạy dọc về mút trước và mút sau cơ thể, nối với nhau bởi các cầu nối ngang. Hệ sinh dục rất phát triển, chiếm phần lớn cơ thể, có cấu tạo phức tạp, có bộ phận sinh dục đực và cái trên mỗi cá thể.

Về cấu trúc vi hình thái của sán lá dạ cỏ, trước năm 1980 chưa có tác giả nào nghiên cứu Eduardo S. L. (1983) đã công bố kết quả nghiên cứu về hình thái và cấu tạo giác miệng, hầu, thực quản, gai sinh dục và bề mặt biểu bì của sán lá dạ cỏ dưới kính hiển vi điện tử: bề mặt biểu bì, trên miệng, phía trong giác bụng và hầu của sán lá dạ cỏ có hàng trăm mấu lồi (gai thịt) có tác dụng hỗ trợ sán lá dạ cỏ bám và lấy dinh dưỡng. Theo Eduardo S. L., cấu trúc vi hình thái của giác bụng, miệng, số lượng và sự phân bố gai thịt là cơ sở bổ sung cho việc phân loại sán lá dạ cỏ.

47


1.3. Thành phần loài sán lá dạ cỏ ở gia súc nhai lại

Sán lá dạ cỏ ký sinh ở động vật nhai lại gồm nhiều loài thuộc lớp Trematoda Rudolphi, 1808. Trong các sán lá ký sinh ở loài nhai lại, các sán lá thuộc họ Paramphistomatidae được coi là quan trọng nhất vì số lượng lớn và vai trò gây bệnh của chúng (Phan Lục, 1997).

Theo Trịnh Văn Thịnh (1963), có 7 loài sán lá ký sinh ở dạ cỏ thuộc họ Paramphistomatidae: Paramphistomum cervi, Ceylonocotyle orthocoelium, Cotylophoron cotylophoron, Gastrothylax crumenifer, Fischoederius elongatus, F. cobboldi, Carmyerius spatiosus.

Điều tra thành phần loài sán lá dạ cỏ ký sinh ở gia súc nhai lại Việt Nam, Drozdz

J.và Malczewski A. (1967) đã phát hiện ra 8 giống gồm 23 loài ký sinh ở trâu, bò, dê,


cừu.

Nguyễn Thị Lê và cs (1996) đã xác định, ngoài các giống, loài mà các tác giả trên phát hiện, gia súc nhai lại ở nước ta còn nhiễm thêm 2 giống: Explanatum Nasmark, 1937 và Homalogaster Poirier, 1882 với 13 loài mới.

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Lục và cs (1999), có 11 loài sán lá dạ cỏ ký sinh ở trâu, bò các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

48


49



1.4. Vật chủ trung gian và vật chủ cuối cùng

1. 4.1. Vật chủ trung gian của các loại sán lá dạ cỏ

Dịch tễ học bệnh sán lá dạ cỏ phụ thuộc vào sự hiện diện của ốc - vật chủ trung gian, lượng mưa, hệ thống hồ, ao, kênh, mương và nhiệt độ thích hợp (l0 - 300C). các loài ốc vật chủ trung gian có thể có mặt thường xuyên hoặc tạm thời, chúng có thể sống ở điều kiện khô hạn trong nhiều tháng và lại thải Cercaria trong các điều kiện sống thích hợp.

Vật chủ trung gian của sán lá dạ cỏ gồm nhiều loài ốc nước ngọt: Planorbis compress, P. planorbis, P. contortus, Buhnus contortus, B. forskali, Sermyla tornatella...

Theo Phan Lục và Trần Ngọc Thắng (1999), có 3 loài ốc nước ngọt là vật chủ trung gian của sán lá dạ cỏ ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam: Bithynia fllcllsiana, Gyraulus convexiusculus và Polypylis hemisphaerula.

1.4.2. Vật chủ cuối cùng của sán lá dạ cỏ

Vật chủ cuối cùng của sán lá dạ cỏ là gia súc nhai lại: trâu, bò, dê, cừu. Ngoài ra, một số động vật hoang dã cũng nhiễm sán lá dạ cỏ.

Loài nhai lại nhiễm sán lá dạ cỏ do ăn phải Adolescaria bám trên cây cỏ thuỷ sinh, hoặc uống nước có Adolescaria lơ lửng trong nước.

1.5. Vòng đời sinh học của sán lá dạ cỏ

Hầu hết các tác giả thống nhất rằng, vòng đời của sán lá dạ cỏ tương tự vòng đời của sán lá gan.

Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân được thải ra ngoài bãi chăn, rơi vào
môi trường nước. âu trùng Miracidium nở ra từ trứng và xâm nhập ốc - vật chủ trung
gian, phát triển thành Sporocyst, Redia và Cercaria. Ce/-caria thoát khỏi ốc, bám vào
cây cỏ thuỷ sinh và hoá thành nang ấu (Adolescaria). Khi động vật nhai lại ăn phải cây
cỏ có Adolescaria, ấu trùng thoát khỏi nang, di chuyển đến dạ cỏ phát triển thành
50


trưởng thành. Vật chủ cuối cùng của sán lá dạ cỏ là trâu, bò, dê, cừu, các động vật hoang dã có dạ dày bốn túi.

Trong các sán lá dạ cỏ, loài Paramphistomum cervi được nhiều tác giả nghiên cứu nhất (Looss, 1896; Szidat, 1936; Odening và cs, 1979; Sey O., 1982...). Vòng đời của P. cervi, theo Sey O. (1982) gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn tiền ký sinh:

Trứng của P. cervi có màu vàng xám hoặc tro nhạt, hình trứng. Ở nhiệt độ 270C trong 4 - 5 ngày đầu trứng không có sự thay đổi rõ rệt mặc dù phôi vẫn phát triển. Ngày thứ 5 - 6, noãn bào xuất hiện, ngày thứ 7 hai lớp tế bào biểu mô hợp lại, tế bào ngọn lửa bắt đầu hoạt động cùng với sự phát triển của phôi, noãn bào giảm dần và thay thế bằng hai không bào lớn. Ngày thứ 8, kích thước phôi đạt 110 - 145 μm và chuẩn bị nở ra. Ở nhiệt độ cố định 270C, Miracidium thường nở vào ngày thứ 8 và tiếp tục phát triển ở 2 - 4 ngày sau.

Miracidium nở ra có hình thoi, bơi lội tự do, toàn thân có lông mao, kích thước thường dài 125 - 200 μm, rộng 40 - 58 μm, phía cuối đầu có ống noãn tự do hình roi. Bên trong Miracidiltm có tuyến đỉnh, tuyến xâm nhập, hệ thần kinh, ống bài tiết, tổ chức phôi bào tương tự các Miracidium của sán lá dạ cỏ khác.

Tuổi thọ của Miracidium trong nước, ở nhiệt độ phòng, là 10 - 12 giờ, song chỉ có khả năng cảm nhiễm vào ốc - vật chủ trung gian ở 4 giờ đầu sau khi nở ra.

- Giai đoạn ấu trùng ở trong ốc - vật chủ trung gian

Sau khi xâm nhập vật chủ trung gian, Miracidium chui sâu vào tổ chức của ốc, mất một số bộ phận bên trong (gai nhú, tuyến đỉnh, tuyến xâm nhập), vỡ các bóng phôi thành các tế bào phôi riêng rẽ. Sporocyst tăng về kích thước, ngày thứ 4 đã dài 160 -


170 μm, rộng 140 - 150 μm, phát triển hoàn thiện sau 10 - 15 ngày. Các Sporocyst trưởng thành nằm dọc theo ống tiêu hoá của ốc và được bao bọc một lớp vỏ mỏng trong suốt. Trong Sporocyst có một cặp tế bào ngọn lửa. Sau đó Sporocyst sinh sản vô tính cho nhiều Redia.

Các Redia đầu tiên thoát ra vào ngày thứ 13 - 15 sau gây nhiễm, kích thước Redia non dài 150 - 230 μm và rộng 75 - 180 μm. Khi kích thước các Redia đạt đến độ dài 700 - 1.100 μm và rộng 200 - 250 μm thì chúng đã có miệng, hầu, thực quản, ruột chưa phân thành hai nhánh. Hệ bài tiết có 3 cặp tế bào ngọn lửa. Các Redia trưởng thành bắt đầu giải phóng Cercaria.

Cercaria được hình thành sau khi ốc nhiễm Miracidium 30 - 37 ngày, dài 250 -
370 μm, có 1 đuôi dài 100 - 120 μm. Có thể thấy mắt của Cercaria khi còn nằm trong
Redia. Từ 44 - 55 ngày Cercaria bắt đầu trưởng thành, bơi nhanh, màu nâu sẫm, dài
300 - 340 μm, rộng 200 - 325 μm; đuôi dài 400 - 500 μm, rộng 65 - 75 μm; có giác
bám, hầu, thực quản, ruột, túi bài tiết, tế bào ngọn lửa, hệ thần kinh và hệ sinh dục

51



nguyên thuỷ. Sau khi thoát khỏi ốc, Cercaria bơi trong nước, bám vào cây cỏ, tiết chất nhầy bao quanh cơ thể, hình thành Adolescaria hình cầu, đường kính 180 - 250 μm. Ở nhiệt độ 4 - 80C, Adolescaria tồn tại ở ngoại cảnh được tối đa là 2 - 3 tháng.

- Giai đoạn phát triển trong vật chủ cuối cùng

Nikitin (1968) đã gây nhiễm Adolescaria cho hoẵng 7 tháng tuổi, xét nghiệm phân thấy trứng sán lá dạ cỏ xuất hiện đầu tiên ở ngày thứ 85, tỷ lệ gây nhiễm đạt 42,3%. Gluzman (1969), Klesov và cs (1973), Kraneburg (1978) cho biết, quá trình hoàn thành vòng đời ở bò là 96 - 130 ngày, tuổi thọ của sán lá dạ cỏ P. cervi ở bò là 4 năm. Theo Astemenko (1969), Bách (1978), thời gian hoàn thành vòng đời của P. cervi ở cừu là 96 - 107 ngày (Olser O. W., 1986).

52


53



2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ

Dịch tễ học của bệnh sán lá dạ cỏ liên quan chặt chẽ đến những yếu tố gắn với sự tồn tại và phát triển của ốc - vật chủ trung gian.

Mùa vụ được xác định bởi yếu tố thời tiết, khí hậu đặc trưng. Mùa mưa là mùa
mà ốc nước ngọt có điều kiện thuận lợi để sống, sinh sản và phát tán. Và vì vậy, tỷ lệ
gia súc nhai lại nhiễm sán lá dạ cỏ trong mùa mưa cũng cao hơn so với mùa khô.

Yếu tố vùng, hay kiểu địa hình thường gắn liền với các đặc điểm sinh thái riêng, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ của gia súc nhai lại. Thực chất, các kiểu địa hình khác nhau thường thể hiện những điều kiện sinh thái khác nhau, thuận lợi hay không thuận lợi cho sự sống của các sinh vật. Thông thường thì vùng đồng bằng gia súc nhai lại nhiễm sán lá dạ cỏ nhiều hơn khu vực trung du và miền núi.

Tuổi của gia súc nhai lại cũng được coi là một yếu tố liên quan đến tình hình cảm nhiễm sán lá dạ cỏ. Người ta đã xác định rằng, gia súc nhai lại tuổi càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ càng tăng lên. Điều này có thể được giải thích, do sán lá dạ cỏ có thời gian sống trong vật chủ cuối cùng dài, do gia súc nhai lại có nhiều thời gian tiếp xúc với môi trường có Adolescaria tồn tại, do cơ thể gia súc nhai lại không có miễn dịch đặc hiệu với sán lá dạ cỏ hoặc có nhưng không rõ ràng...

Theo Rolfe và cs (1991), dịch tễ học bệnh sán lá dạ cỏ còn liên quan tới những yếu tố khác như: công tác quản lý gia súc nhai lại, thói quen chăn thả trâu bò ở những nơi có nước, tiềm năng sinh học của các loài ốc và tập tính của chúng...

Sahay và cs (1989) cho biết, tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu bò của tỉnh Bihar (Ấn Độ) là 49,53%. Theo Szmidt và cs (1991), bò nuôi ở Pháp nhiễm sán lá dạ cỏ 20%, trong khi bò của Italia nhiễm 17%, bò Thổ Nhĩ Kỳ nhiễm 15%.

Theo Lương Tố Thu và cs (1997), kiểm tra trâu bò dưới 6 tháng tuổi chưa thấy sán lá dạ cỏ, tỷ lệ nhiễm ở 6 - 12 tháng là 53,05%, 13 - 18 tháng là 100%; 19 - 36 tháng là 88,9%, trên 36 tháng là 92,3%.

Phan Lục và Trần Ngọc Thắng (1999) cho thấy, trâu bò ở một số huyện phụ cận
Hà Nội nhiễm sán lá dạ cỏ là 71,05%, Quảng Ninh là 86,7%, Tuyên Quang là 40,6%.
Tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ ở đàn bò nuôi tại miền Trung khác nhau giữa các vùng: đồng
bằng (79,4%), ven biển (60,6%), cao nguyên (54,4%) (Lê Đức Quyết và cs (1999)).

3. BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ Ở GIA SÚC NHAI LẠI

3.1. Bệnh lý của bệnh sán lá dạ cỏ

Bệnh gây ra do những nang ấu (Adolescaria) theo nhức ăn, nước uống vào đường


tiêu hoá vật chủ. Đến tá tràng, lớp vỏ của nang ấu bị dịch ruột phân huỷ, sán non được
giải phóng và bắt đầu gây bệnh. Nhờ giác bám khoẻ ở mặt bụng, ấu trùng bám và thâm
54


nhập sâu vào trong vào vách ruột. Niêm mạc ruột bị giác bám gây tổn thương, hoại tử, bong ra, tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm ruột và chảy máu. Vì thế gia súc sất bỏ ăn, ỉa chảy, mất nước nghiêm trọng và dễ dẫn đến chết. Độc tố do sán tiết ra gây sưng, loét, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào, viêm từng đám, ứ đọng mật, thuỷ thững, thiếu máu. Nếu con vật còn sống thì triệu chứng lâm sàng kéo dài trong vài tuần, gây tổn thất lớn về kinh tế.

Tuy nhiên, cho đến tận thời gian gần đây, nhiều nhà ký sinh trùng học vẫn cho


rằng, những sán lá thuộc họ Paramphistomatidae không gây bệnh hoặc ít gây bệnh.
Quan điểm này tồn tại trong một thời gian khá dài và phổ biến đến nỗi những kết quả
nghiên cứu đầu tiên về bệnh lý bệnh sán lá dạ cỏ của Sim son (1926), Noller và
Schmida (1928), Le Rour (1930) đã bị người khác nghi ngờ. Nguyên nhân dẫn đến
nghi ngờ này là do người ta thấy những tổn thương không đáng kể ở dạ cỏ do sán lá dạ
cỏ trưởng thành gây ra (Boray và cs, 1984). Chỉ trong một vài thập kỷ gần đây, người
ta mới nói đến vai trò gây bệnh đặc biệt nghiêm trọng của sán non và tỷ lệ chết cao ở
gia súc bệnh.

Trường hợp gia súc non lần đầu tiên dầu tiên bị nhiễm nặng, ấu trùng xâm nhập vào ruột non gây tổn thương cơ giới nghiêm trọng.

Vai trò gây bệnh của sán lá dạ cỏ trưởng thành thường không rõ rệt, khả năng
tiêu hoá kém cũng có thể thấy ở gia súc nhưng chỉ là những biểu hiện mờ nhạt. Riêng
loài Gigantocotyle explanatum trưởng thành khi ở ống mật có thể gây tổn thương và
xơ gan.

3.2. Triệu chứng lâm sàng

Thể cấp tính gây ra do sán non di hành trong cơ thể. Đường di hành của các loài
sán lá dạ cỏ chưa được xác định, song có thể thấy chúng ở tá tràng, ruột non, ruột già,
các túi dạ dày, trong xoang bụng, trong gan và túi mật... . Triệu chứng lâm sàng thấy

chủ yếu ở bộ máy tiêu hoá.

Trước hết, con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn kém, rồi đi tháo nặng, sau đó lại chuyển
sang táo bón, niêm mạc nhợt nhạt. Vài ngày sau thuỷ thông xuất hiện ở yếm và vùng
xương ức, lông xù, dễ rụng, đi tả ngày càng nhiều, phân có chất nhầy lẫn máu, mùi
thối khắm. Khi cảm nhiễm nặng, súc vật chết sau 4 - 10 ngày kể từ khi phát bệnh, tỷ lệ
chết cao ở gia súc non. Thể bệnh cấp tính thường kéo dài 5 - 10 ngày ở dê, cừu, 2 - 3
tuần ở trâu, bò.

55


Thể mãn tính gây nên bởi sán lá dạ cỏ trưởng thành. Nếu số lượng sán ít, con vật hoàn toàn bình thường và không có triệu chứng lâm sàng. Nếu số lượng sán lá dạ cỏ trưởng thành rất nhiều, có thể gây ra một chứng rối loạn tiêu hoá nhẹ, rồi lại khỏi, đôi khi lại rối loạn tiêu hoá. Tình trạng này kéo dài có thể làm súc vật gầy dần.

3.3. Bệnh tích do sán lá dạ cỏ gây ra

Xác chết gầy còm, niêm mạc nhợt nhạt, có những vết loét nông ở môi, mũi, dạ cỏ có nhiều sán lá. Trong xoang bụng có dịch nhầy màu hồng sáng, đôi khi có sán non. Niêm mạc dạ cỏ, dạ múi khế, tá tràng và ruột bị viêm cataz hay xuất huyết. Trong dịch rỉ viêm có nhiều sán non, có khi thấy sán non ở dưới niêm mạc tá tràng, dạ múi khế, dạ cỏ và cả hệ thống lâm ba ở ruột. Niêm mạc ruột dễ bong ra, có khi bị sùi lên do tác động của giác bám. Tuỳ theo giai đoạn bệnh mà trong vách ruột có thâm nhiễm tế bào (chủ yếu và bạch cầu ái toan), xuất huyết và những biến đổi hoại tử. Tuyến ruột bị biến đổi, đôi khi bị phá huỷ rất nặng. Mạch máu và mạch lâm ba giãn ra. Thành dạ múi khế và tá tràng bị phù. Màng dưới niêm mạc và tương mạc có sự thẩm xuất, hạch lâm ba ruột có những biến đổi thoái hoá.

Bệnh tích đại thể và vi thể do sán lá dạ cỏ gây ra còn thấy rõ ở nhiều cơ quan, tổ chức khác của cơ thể (ruột non, gan và ống dẫn mật... .)

56



Ở thể mãn tính, nơi sán bám, niêm mạc dạ cỏ, dạ múi khế và tá tràng bị thoái hoá


và thẩm xuất tế bào, túi mật to ra, mật màu vàng nhạt. Trong dịch mật thường có sán.
Gan xung huyết, lách khô và cứng. Tim giãn to, vách tâm nhĩ có tế bào thâm nhiễm, cơ
tim nhão.

4. CHẨN ĐOÁN BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ

Để chẩn đoán bệnh sán lá dạ cỏ, có thể kết hợp giữa các phương pháp: chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán phòng thí nghiệm và mổ khám.

4.1. Chẩn đoán lâm sàng:

Chẩn đoán lâm sàng căn cứ vào các triệu chứng chủ yếu của súc vật bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không đặc trưng cho riêng bệnh sán lá dạ cỏ. Vì vậy, cần làm các xét nghiệm phòng thí nghiệm.

4.2. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm

Các phương pháp thường dùng là:

- Phương pháp lắng cặn trứng giun sán Benedek (1943) (phương pháp gạn rửa sa lắng): Nguyên lý của phương pháp này là dùng nước để tách trứng số lượng dạ cỏ ra khỏi phân, tỷ trọng của trứng lớn hơn tỷ trọng của nước nên trứng sán lá sẽ lắng xuống. Phương pháp lọc lắc cải tiến của Norman Anderson:

Lấy 5 gam phân cho vào lọ nhựa dung tích 100 - 150 ml, đổ đầy nước sạch, khuấy tan phân, đậy nắp có lưới (mắt lưới có kích thước 0,05 mm). Sau đó lật úp miệng lọ, vừa lắc vừa hứng nước cuốn theo trứng sán vào cốc thuỷ tinh, để lắng 15 phút, tiếp tục dội rửa 3 lần, lần cuối giữ lại 15 ml có cặn phân và trứng. Dùng micropipet đặt nhẹ vào đáy cốc, hút 0,1 ml cặn lắng, nhỏ từng giọt lên phiến kính, hoặc hút 1 ml nhỏ vào 2 buồng của buồng đếm Mc. Master, soi dưới kính hiển vi để tìm và đếm số lượng trứng sán.

Cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ được tính bằng số trứng sán lá dạ cỏ trong 1 gam phân theo công thức sau:

57


4.3. Phương pháp mổ khám sán lá dạ cỏ

Áp dụng phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hoá của Skrjabin K. I. (1982)

Sau khi tách hệ tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và sinh dục, quan sát kỹ lồng ngực và xoang bụng để tìm sán non. Sau đó, mổ khám dọc theo ống tiêu hoá, thu thập sán lá dạ cỏ ở chất chứa, thu thập sán bám ở niêm mạc dạ cỏ, các túi dạ dày khác, ruột non, ruột già, gan và túi mật.

Bảo quản sán đã thu thập được trong cồn 700, làm tiêu bản sán lá cố định trên phiến kính, nhuộm Carmine. Định loại sán lá dạ cỏ theo khoá định loại của Nguyễn Thị Lê (1996) căn cứ vào hình thái, cấu tạo của sán lá dạ cỏ.

5. PHÒNG TRỊ BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ

5.1. Dùng thuốc tẩy sán lá dạ cỏ

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh sán lá là tìm ra những loại thuốc mới, có khả năng tẩy nhiều loài sán lá cùng một lúc, đồng thời tác dụng cả với sán non và sán trưởng thành, hạn chế được khả năng kháng thuốc của chúng.

Các hoá dược đã được sử dụng tẩy sán lá dạ cỏ gồm:


- Oxyclozanide: liều 10 - 15 mg/kgTT, cho uống.

Oxyclozanide là một trong số ít các thuốc có hiệu lực với sán lá dạ cỏ non và rất tốt cho tẩy sán lá gan.

Rolfe và Boray (1993) khi sử dụng kết hợp Oxyclozanide liều 18,7 mg/kgTT và Levamisole liều 0,4 mg/kgTT đã làm giảm số lượng sán lá ở dạ cỏ 56,5 - 98,1%, ở dạ múi khế 50 - 92,2% và ở ruột non là 61 - 96,1%. áp dụng 2 liều điều trị cách nhau 3 ngày, các tác giả cho biết: tỷ lệ hiệu lực đạt 99 - 100%.

Hexachlorophene: liều 20 mg/kgTT, cho uống một liều đơn cũng có tác dụng tẩy


sán lá dạ cỏ, song có thể có phản ứng phụ ở hệ thần kinh (Rolfe và Boray, 1993)
Niclosamide: liều 160 mg/kgTT, dùng 1 lần hoặc 2 lần, cách nhau 3 ngày, đạt hiệu lực
khá cao. Thuốc không có biểu hiện độc ở gia súc được dùng thuốc (Rolfe và Boray,
1993)

- Benzimidazole: liều 10 mg/kgTT, cho uống. Thuốc có tác dụng tôtt trong tẩy sán lá dạ cỏ.

Ở Việt Nam, Lương Tố Thu và cs (1999), đã nghiên cứu so sánh hiệu lực của các
thuốc tẩy sán lá dạ cỏ và cho biết, thuốc Okazan (Oxyclozanide) liều 10 mg/kgTT có
tác dụng tẩy sán lá dạ cỏ nhưng tỷ lệ sạch sán chỉ đạt 30,23%. Khi kết hợp thuốc
58


Okazan liều 10 mg/kgTT với Levamisole liều 7,5 mg/kgTT thì hiệu lực sạch sán tăng
đến 62,5%. Thuốc Fasinex liều 10 mg/kgTT hoàn toàn không có tác dụng tẩy sán lá dạ
cỏ. Thuốc Closantel và Vermitan có hiệu lực tẩy sán lá dạ cỏ rất thấp (23 - 28,57%).

Phan Lục và cs (1999) đã so sánh hiệu lực của thuốc Dovenix và Okazan thấy, dùng Dovenix liều 10 mg/kgTT đạt hiệu lực tẩy sán lá gan cho bò là 100%, nhưng không tẩy được sán lá dạ cỏ. Okazan liều 12,5 mg/kgTT có hiệu lực tẩy sạch sán lá gan là 92,6% nhưng tẩy sạch sán lá dạ cỏ chỉ đạt 35,71%.

Trần Ngọc Thắng (2004) đã báo cáo kết quả thử nghiệm thuốc Benzimidazole
liều 10 mg/kgTT tẩy sán lá dạ cỏ cho trâu bò, hiệu lực tẩy sạch đạt 92,3% ở trâu và
96,9% ở bò. Theo tác giả, sử dụng hỗn hợp thuốc Okazan (liều 15 mg/kgTT) và
Levamisole (liều 8 mg/kgTT) có hiệu lực tẩy sạch sán lá dạ cỏ là 79,3% ở trâu và
78,1% ở bò.

5.2. Phòng bệnh

Theo các nhà khoa học, để phòng bệnh sán lá dạ cỏ cho gia súc nhai lại, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm: định kỳ tẩy sán lá dạ cỏ cho gia súc nhai lại, ủ phân diệt trứng sán lá dạ cỏ, diệt ký chủ trung gian, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng gia súc để nâng cao sức đề kháng.

- Tẩy sán lá dạ cỏ cho gia súc nhai lại

Gia súc nhai lại nhiễm sán lá dạ cỏ với tỷ lệ cao, phổ biến ở các vùng, nhiễm quanh năm và ở mọi lứa tuổi. Do đó, phải định kỳ tẩy sán lá dạ cỏ cho gia súc nhai lại ở các lứa tuổi

Theo Trần Ngọc Thắng (2004), trâu, bò cái sinh sản và bê, nghé làm giống cần


tẩy sán lá dạ cỏ 2 lần/năm (tháng 4 - 5 và tháng 10 - 1l), trâu, bò thịt tẩy 1 lần/năm vào
tháng 11 -12. Đặc biệt, khi trâu, bò ỉa chảy kéo dài, kiểm tra phân thấy có 50
trứng/gam phân cần dùng thuốc tẩy ngay. Tác giả cũng khuyến cáo rằng, nên dùng
Benzimidazole liều 10 mg/kgTT hoặc hỗn hợp Okazan - Levamisole liều cao (Okazan:
15 mg/kgTT, Levamisole: 8 mg/kgTT) để tẩy sán lá dạ định kỳ cho trâu, bò.

- Diệt trứng sán lá dạ cỏ trong phân bằng phương pháp ủ nhiệt sinh học.

Để hạn chế trứng sán lá dạ cỏ phát tán ra môi trường, các trang trại và các hộ chăn nuôi gia súc nhai lại cần có hố ủ phân trong khu vực chuồng nuôi. Trộn phân với tro bếp, lá xanh, vôi bột rồi ủ trong hố có thể tích lớn (trên 1 m3), trên bề mặt trát bùn dầy tối thiểu 5 cm để đảm bảo sự sinh nhiệt trong hố ủ. Có thể ủ nổi trên mặt đất, song dung tích đống ủ phải đủ lớn (đáy đống ủ có đường kính tối thiểu là 1,5 m, đống ủ hình chóp, cao tối thiểu 1 m).

- Diệt vật chủ trung gian của sán lá dạ cỏ

Thiết kế hệ thống tưới tiêu hợp lý nhằm đảm bảo đồng cỏ luôn khô ráo, san lấp
vũng nước để các loài ốc không có điều kiện tồn tại và phát triển. Trên những cánh

59



đồng có ruộng nước, có thể nuôi vịt, ngan, ngỗng và thả cá để diệt ốc - vật chủ trung gian của sán lá dạ cỏ.

- Tăng cường biện pháp quản lý chăn thả, vệ sinh chuồng trại và chăm sóc nuôi dưỡng gia súc nhai lại.

Những trang trại chăn nuôi gia súc nhai lại ở các địa phương có bãi chăn rộng cần áp dụng biện pháp chăn thả luân phiên.

Các hộ chăn nuôi phải được tuyên truyền, tập huấn kiến thức về bệnh sán lá dạ cỏ để lựa chọn và biết cách áp dụng biện pháp phòng bệnh phù hợp.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại, chú ý khẩu phần và chế độ dinh dưỡng cho gia
súc nhai lại, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, động dục và cho con bú nhằm nâng
cao sức đề kháng của chúng với bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán lá dạ cỏ nói
riêng.

60


TÀI LIỆU THAM KHẢO (BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ)


* Tiếng Việt

1. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà

2. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 90 - 1 34.

3. Phan Lục, Trần Ngọc Thắng (1999), tình hình nhiễm sát lá dạ cỏ

Paramphistomatata ký sinh ở trâu một sôi tỉnh phía Bách. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VI, số 1 . Tr. 57 - 62.

4. Phan Lục, Trần Ngọc Thắng (1999), “Tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ Pa ram


histomatata ở trâu thuộc các tỉnh phía Bắc và quy trình phòng trừ", Báo các
khoa học Chăn nuôi thú y (1998 - 1999), Trường ĐH Nông nghiệp 1 - Hà Nội.

5. Phan Lục, Trần Ngọc Thắng, Phan Tuấn Dũng (1999), "Những đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá dạ cỏ Paramphistomatata ký sinh ở trâu thuộc các tỉnh phía Bắc và hiệu lực tẩy của Okazan và Benzimidazole", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1996 - 1998), Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường ĐH Nông nghiệp 1 . Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Đức Quyết và Phan Lục (1999), Những ký sinh .trùng chủ yếu, dịch tễ học và
biện pháp phòng trừ bệnh sán lá dạ cỏ của bò ở một số địa điểm thuộc Nam
Trung Bộ. Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường ĐH nống nghiệp 1 ,
Hà Nội.

7. Skrjabin K. I. và Petrov A. M (1977), Nguyên lý môn giun tròn thú y (Bùi Lập và Đoàn Thị Băng Tâm dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà

8. Trần Ngọc Thắng (2004), Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò một số tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị. Luận án Tiến sỹ nống nghiệp, Hà Nội.

9. Lương Tố Thu, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Lê, Phạm Ngọc Doanh (1998), Kết quả điều tra phân loại sán lá dạ cỏ họ Paramphistomatidae và thử nghiệm các loại thuốc điều trị sán lá dạ cỏ trên cơ sở sản xuất. Báo cáo khoa học, Viện Thú y.

10. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 153 - 168.

* Tiếng Anh

11. Boray J. C and Habil M. V. (1984), Paramphistomosis, Australian Veterinary Joumal.

61



12. Eduardo S. L. (1983), "The taxonomy of the family Paramphistomidea

Fischoeder, 1901 with special reference to the morphology of species occuring in ruminant", Di. Junk, W. Publishers, the Hague, Printed in the Netherlands.

13. Olsen O. W. (1986), Animal Parasites, then 11fe cycle and ecology. Duyệt Publication, lúc, New York.

14. Rolfe P. F., Boray J. C. (1987), Chemotherapy ofparamphistomosis in cattle, Australian Veterinary Journal, 64 (11 ) .

15. Rolfe P. F., Boray J. C., Nichols P. (1991), Epidemiotogy ofparamphistomosis in cattle, Parasitology, 2 1 (7), Australia.

16. Sey O. (1982), The morphology, 11fe - cycle and geographical distribution of Paramphistomum cervi Zeder, 1790, Miscellanea Zoologia Hungaria 1.

17. Spenc S. A., Fraser G. C. (1992), Productioll respollses to illternalparasite colltrol in dai cattte, Australian Veterinary Journal 69 (9).

18. Sumakovich E. E. (1968), Helminthiasis of ruminant animals, Rice - car, Moscow, Russian.

19. Szmidt - Adjide V., Abraus M. (1991), Prevalence of Paramphistomum

daubneyi infection in cattle in Central France, Veterinary Parasitology 87.

62




tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương